Tam tạng Thánh điển PGVN 23 » Kinh Tam tạng Thượng tọa bộ 07 »
Dịch tiếng Việt: TRUNG TÂM DỊCH THUẬT TRÍ TỊNH
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.
Vào lúc giữa đêm,3 thiên tử Mã Huyết4 đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lạy sát chân Phật rồi ngồi sang một bên.
Bấy giờ, thiên tử bạch Phật:
- Vừa rồi, con suy nghĩ như vầy: “Ở cõi đất này, bằng đôi chân có thể đi đến chỗ tận cùng của thế giới chăng?” Nay con xin kính hỏi Thế Tôn, bằng đôi chân có thể đi đến chỗ tận cùng của thế giới hay không?
Đức Phật hỏi:
– Vì nghĩa lý gì mà hôm nay ông hỏi điều này?
Thiên tử bạch Phật:
– Thuở xưa, có một lần con đến chỗ Phạm thiên Bà-già. Khi ấy, thấy con từ xa đến, Phạm thiên liền bảo: “Lành thay, thiên tử Mã Huyết! Nơi đây là cảnh giới giải thoát,5 không sanh, không già, không bệnh, không chết, không có kết thúc, cũng chẳng khởi đầu, không ưu sầu, không khổ não.”
Lúc ấy, con lại nghĩ rằng: “Đây là cảnh giới Niết-bàn chăng? Vì sao như vậy? Bởi vì trong cõi Niết-bàn thì không sanh, không già, không bệnh, không chết, không ưu sầu, không khổ não. Phải chăng đây là nơi tột cùng của thế giới? Nếu như đây là chỗ tột cùng của thế giới thì phải chăng có thể bằng đôi chân mà vượt khỏi thế gian?”
Thế Tôn hỏi:
– Thần túc của ông thuộc vào loại nào?
Thiên tử bạch Phật:
– Ví như lực sĩ giỏi bắn cung thì mũi tên bay đi không hề bị ngăn ngại. Khả năng thần túc của con cũng như thế, không hề bị ngăn ngại.
Thế Tôn bảo:
– Nay Ta hỏi, ông hãy tùy ý mà trả lời. Như có bốn thanh niên giỏi bắn cung, bốn người bắn về bốn hướng. Giả sử có một người khác muốn bắt lấy những mũi tên đã bắn đi bốn hướng, không cho rơi xuống đất. Thế nào, này thiên tử! Có phải người này cực kỳ nhanh nhẹn mới có khả năng không để những mũi tên rơi xuống đất?
Thiên tử nên biết! Trước đây ở cung điện Mặt trời và cung điện Mặt trăng có vị thiên tử bước đi nhanh nhẹn, đi lại hay tiến dừng đều nhanh nhẹn hơn người, đã bắt lấy những mũi tên kia. Thế nhưng, sự vận hành của cung điện Mặt trời, Mặt trăng còn đi nhanh hơn thế.6 Gom chung sự nhanh nhẹn của người bắt lấy mũi tên kia, của vị thiên tử và cả cung điện Mặt trời, Mặt trăng thì không thể sánh với sự nhanh nhẹn của chư thiên cõi trời Ba Mươi Ba. Sự nhanh nhẹn của chư thiên cõi trời Ba Mươi Ba không bằng sự nhanh nhẹn của chư thiên cõi trời Diệm-ma.7 Thần túc của chư thiên như thế, mỗi cõi đều không tương đồng. Giả sử trong hiện tại, nếu ông có thần lực như chư thiên kia thì dù có đi từ kiếp này sang kiếp khác, cho đến trăm kiếp cũng không thể đến chỗ tận cùng của thế giới được. Vì sao như vậy? Bởi vì phạm vi của cõi đất không thể tính kể được.
[0756b05] Thiên tử nên biết! Vào thuở quá khứ lâu xa, Ta từng là một vị Tiên nhân tên là Mã Huyết, trùng tên với ông. Ta đã dứt sạch luyến ái nơi cõi dục, bay giữa không trung không hề ngăn ngại. Bấy giờ, thần túc của Ta khác biệt với loài người. Chỉ trong khoảnh khắc khảy móng tay, Ta có thể bắt được hết những mũi tên từ bốn phía mà không để chúng rơi xuống. Khi ấy, do có thần túc nên Ta suy nghĩ: “Ta có thể dùng thần túc này để đi đến tận cùng giới hạn của cõi đất chăng?” Ta liền đi khắp thế giới nhưng không thể nào đến tận cùng bờ cõi ấy được. Sau khi mạng chung, Ta siêng năng tu tập, vun bồi công đức rồi thành tựu quả vị Phật. Ngồi bên cội Bồ-đề, Ta tư duy về những việc đã từng trải qua trong quá khứ: “Ta vốn là một vị Tiên, đã vận năng lực thần thông nhưng không thể đi đến tận cùng bờ cõi kia, thế thì phải dùng thần lực nào mới đến được tận cùng bờ cõi ấy?” Ta lại suy nghĩ như vầy: “Cần phải nương vào con đường tám phẩm Hiền thánh, mới mong vượt thoát khỏi bờ cõi của sanh tử.”
Thế nào gọi là nương vào con đường tám phẩm Hiền thánh? Ðó là chánh kiến, chánh tư duy,8 chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn,9 chánh niệm và chánh định.10
Này thiên tử! Nên biết rằng, đó gọi là con đường tám phẩm Hiền thánh dẫn đến chỗ tận cùng bờ cõi của thế giới. Hằng sa chư Phật thuở quá khứ đã đến chỗ tận cùng của thế giới, do vận dụng con đường tám phẩm Hiền thánh này mà đạt đến chỗ tận cùng của thế giới.
Giả sử trong đời tương lai, các đức Phật, Thế Tôn xuất hiện ở đời thì chư vị cũng sẽ vận dụng con đường Hiền thánh này mà đạt đến tận cùng của bờ cõi ấy.
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:
Bước đi, không thể đến,
Nơi thế giới tận cùng,
Vì cõi đất không lường,
Thần túc không thể vượt.
Tâm phàm phu dấy tưởng,
Khởi nghi hoặc, mê lầm,
Không hiểu pháp chân chánh,
Nên xoay chuyển năm đường.
Lấy tám đạo Hiền thánh,
Làm thuyền bè đi qua,
Bởi vậy chư Phật-đà,
Đến tận cùng thế giới.
Giả sử Phật tương lai,
Di-lặc và hết thảy,
Nương tám Thánh đạo này,
Đến tận cùng thế giới.
Thế nên người có trí,
Tu đạo Hiền thánh này,
Ngày đêm mãi hành trì,
Sẽ đến nơi giải thoát.
[0756c04] Lúc ấy, nghe đức Phật giảng nói về con đường tám phẩm Hiền thánh xong, thiên tử Mã Huyết ngay tại chỗ ngồi liền dứt sạch phiền não, đạt được Pháp nhãn thanh tịnh.
Bấy giờ, thiên tử liền cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, nhiễu quanh Phật ba vòng rồi ra về. Ngay trong ngày hôm ấy, thiên tử kia liền dùng đủ loại hoa đẹp của cõi trời cúng dường lên thân Như Lai rồi nói kệ này:
Mãi trôi lăn sanh tử,
Muốn vượt thế gian này,
Tám đạo Hiền thánh đây,
Lại không biết, không thấy.
Con đã thấy chánh lý,
Tám đạo phẩm được nghe,
Liền đến tận bờ mé,
Nơi chư Phật từng đi.
Lúc ấy, Thế Tôn liền ấn chứng những điều thiên tử kia nói. Thấy Phật đã ấn chứng, thiên tử liền đảnh lễ sát chân Phật rồi ra về.
Bấy giờ, thiên tử Mã Huyết nghe Phật dạy xong liền hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Ta sẽ giảng nói về tám pháp trai giới12 của Hiền thánh, các thầy khéo suy nghĩ và ghi nhớ, tùy hỷ phụng hành!
Lúc ấy, các Tỳ-kheo vâng lời lắng nghe. Đức Thế Tôn dạy:
– Những gì gọi là tám pháp trai giới? Đó là: Một là, không sát sanh. Hai là, không lấy của không cho. Ba là, không dâm dục. Bốn là, không nói dối. Năm là, không uống rượu. Sáu là, không ăn trái thời. Bảy là, không nằm giường cao rộng lớn. Tám là, không ca múa hát xướng và xoa hương thơm vào thân.
Này Tỳ-kheo! Ðó là tám pháp trai giới của Hiền thánh.
Khi ấy, Ưu-ba-ly bạch Phật:
– Làm thế nào để tu tập theo tám pháp trai giới?
Ðức Phật dạy:
– Này Ưu-ba-ly! Nếu người thiện nam hay người thiện nữ nào, vào các ngày mùng tám, ngày mười bốn, ngày rằm mà đi đến trú xứ của các Sa-môn hoặc các Tỳ-kheo trưởng lão, rồi ở đó suốt từ sáng đến chiều, sống như một vị A-la-hán. Vị ấy phải giữ tâm kiên định, không lay chuyển, không dùng dao gậy với chúng sanh, lòng từ bao trùm tất cả, rồi tự xưng tên mình: “Hôm nay, con xin lãnh thọ tám pháp trai giới, không trái phạm một điều nào, không khởi tâm giết hại, tu tập theo lời dạy của bậc Chân nhân: Không trộm cướp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu, không ăn trái thời, không nằm giường cao rộng lớn, không đàn ca múa hát và xoa hương hoa vào thân.”
Với người đã biết thì hãy tự nói như thế. Những ai chưa biết thì nên dạy họ nói theo như vậy.
Lại nữa, vị Tỳ-kheo kia nên chỉ dạy thật cặn kẽ từng điều một, chớ để thiếu sót, cũng đừng vượt thứ lớp, cũng nên dạy cho họ phát lời thệ nguyện.
[0757a06] Tôn giả Ưu-ba-ly bạch Phật:
– Nên phát nguyện như thế nào?
Đức Phật dạy:
– Nên phát nguyện rằng: “Nay con nương nhờ tám pháp trai giới này mà không bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, cũng không bị đọa vào tám nạn, không ở nơi biên địa, không đọa vào chỗ hung ác, không theo bè bạn xấu ác, có cha mẹ thuần thiện, không theo tà kiến, sanh vào cõi nước phồn vinh, được nghe pháp lành, tu tập thiền định, thành tựu pháp và tùy pháp. Nguyện đem công đức thọ trì giới pháp này giữ gìn pháp lành cho tất cả chúng sanh. Nguyện đem công đức này, bố thí cho chúng sanh, khiến được thành tựu đạo Vô thượng Chánh chân. Xin đem phước thí của thệ nguyện này để mong thành tựu Ba thừa,13 khiến không thoái lui giữa chừng.
Lại nữa, nguyện đem tám pháp trai giới này, dùng để tu tập theo con đường của Phật, con đường của bậc Độc giác,14 con đường của bậc A-la-hán. Các cõi nước khác tu tập theo Chánh pháp cũng đều tu theo hạnh nguyện này. Giả sử vào đời tương lai, khi đức Phật Di-lặc là bậc Như Lai, Chí Chân, Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời thì cũng gặp được pháp hội của Ngài và được hóa độ trong thời Chánh pháp.
Lúc đức Phật Di-lặc xuất hiện ở đời, chúng đệ tử có ba hội. Hội thứ nhất có chín mươi sáu ức chúng Tỳ-kheo, hội thứ hai có chín mươi bốn ức chúng Tỳ- kheo và hội thứ ba có chín mươi hai ức chúng Tỳ-kheo, thảy đều là bậc A-la- hán, đã trừ sạch tất cả phiền não, lại được gặp nhà vua và các bậc thầy giáo thọ của quốc gia ấy.”
Phải nên phát nguyện những lời như thế, không để thiếu sót. Khi ấy, Tôn giả Ưu-ba-ly bạch Phật:
– Nếu người thiện nam hoặc người thiện nữ kia, trong lúc giữ gìn tám pháp trai giới nhưng lại không phát nguyện, lẽ nào không có được công đức lớn?
Ðức Phật dạy:
– Mặc dù được phước, nhưng chẳng bao nhiêu. Vì sao như vậy? Nay Ta sẽ giảng nói ý nghĩa này!
Vào đời quá khứ có vị vua tên Bảo Nhạc, dùng pháp để cai trị và hóa độ dân chúng, thống lãnh toàn cõi Diêm-phù-đề này. Bấy giờ, có đức Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai, bậc Chí Chân, Ðẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc,15 Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu,16 Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn17 xuất hiện ở thế gian. Nhà vua có một công chúa tên là Mâu-ni, nhờ đời trước cúng dường chư Phật nên có dung mạo đặc biệt thù thắng, sắc mặt đẹp tựa hoa đào.
Lúc ấy, đức Phật Bảo Tạng cũng có ba hội chúng đệ tử. Hội đầu tiên có một ức sáu vạn tám ngàn chúng, hội thứ hai có một ức sáu vạn chúng và hội thứ ba có một ức ba vạn chúng, đều là bậc A-la-hán, hết sạch mọi phiền não.
[0757b05] Bấy giờ, đức Phật Bảo Tạng thuyết pháp cho các đệ tử như vầy: “Này các Tỳ-kheo! Nên nhớ hành thiền, chớ có biếng nhác, lại phải tìm cầu phương tiện trì tụng kinh điển, giữ gìn giới pháp.”
Vị thị giả của đức Phật ấy tên là Mãn Nguyện, bậc nhất về nghe nhiều cũng giống như Tỳ-kheo A-nan của Ta trong hiện tại, cũng là vị nghe nhiều bậc nhất.
Khi ấy, Tỳ-kheo Mãn Nguyện thưa với đức Phật Bảo Tạng:
“Đối với những vị Tỳ-kheo các căn không nhạy bén, không siêng năng tu tập thiền định, cũng chẳng tụng kinh, tu tập. Hôm nay, Thế Tôn sẽ xếp những vị ấy vào nhóm nào?”
Ðức Phật Bảo Tạng dạy rằng:
“Những Tỳ-kheo nào các căn không nhạy bén, không thể nào thực hành pháp tu thiền định thì nên tu tập theo ba pháp hành của bậc Thượng nhân. Là ba pháp nào? Đó là tọa thiền, tụng kinh và làm các việc lành.”18
Đức Phật Bảo Tạng giảng nói pháp vi diệu cho các đệ tử như thế.
Bấy giờ, có một Tỳ-kheo trưởng lão không thể kham nổi phương pháp thực hành thiền định. Vị ấy liền nghĩ: “Ta tuổi cao sức yếu, không thể nào tu tập theo phương pháp thiền định, nay ta nên tìm cách làm các việc lành.” Thế rồi, Tỳ- kheo trưởng lão kia đi vào thành Dã Mã xin đèn đuốc, dầu mè rồi ngay trong ngày cúng dường lên đức Phật Bảo Tạng, giữ sáng mãi không để tắt.
Bấy giờ, nhìn thấy Tỳ-kheo trưởng lão đi xin dầu, đèn khắp các nẻo đường, Công chúa Mâu-ni liền hỏi:<
“Thưa thầy! Hôm nay, thầy cần những gì?”
Tỳ-kheo đáp:
“Công chúa nên biết! Tôi đã già yếu nên không thể kham nổi pháp tu thiền định, cho nên mới cầu xin các loại dầu để cúng dường đức Phật, luôn thắp sáng Thế Tôn.”
Khi ấy, nghe nhắc đến danh hiệu Phật, công chúa thân tâm hoan hỷ, phấn khởi tột cùng, liền thưa với Tỳ-kheo trưởng lão:
“Thưa thầy! Từ nay thầy đừng xin ở những nơi khác nữa, con sẽ cung cấp đầy đủ tất cả các loại dầu, đèn không để thiếu sót.”
Bấy giờ, biết tâm niệm của thầy Tỳ-kheo ấy, đức Phật Bảo Tạng liền mỉm cười, từ miệng Ngài phát ra ánh sáng năm sắc. Ngài dạy:
“Này Tỳ-kheo! Trải qua vô số kiếp ở đời tương lai, thầy sẽ được thành Phật hiệu là Ðăng Quang Như Lai, Chí Chân, Ðẳng Chánh Giác.”
Khi ấy, Tỳ-kheo trưởng lão thân tâm hoan hỷ, phấn khởi tột cùng, thân tâm kiên định, không còn thoái chuyển, dung mạo thù thắng, khác hẳn thường ngày. [0757c08] Nhìn thấy Tỳ-kheo với dung mạo thù thắng khác thường, công chúa Mâu-ni liền hỏi:
“Thưa thầy! Hôm nay, sắc diện của thầy rất mực thù thắng, không giống thường ngày. Thầy có niềm vui gì chăng?”
Tỳ-kheo đáp:
“Công chúa nên biết, vừa rồi đức Như Lai dùng cam lộ rưới lên đỉnh đầu của tôi.”
Công chúa Mâu-ni hỏi:
“Đức Như Lai dùng cam lộ rưới lên đỉnh đầu của thầy như thế nào?”
Tỳ-kheo đáp:
“Tôi được đức Như Lai Bảo Tạng thọ ký rằng, vào thời tương lai, trải qua vô số kiếp không thể tính kể, tôi sẽ được thành Phật hiệu là Ðăng Quang Như Lai, Chí Chân, Ðẳng Chánh Giác, nên thân tâm của tôi kiên định, không còn thoái chuyển. Thật vậy, này Công chúa! Tôi đã được đức Như Lai thọ ký rồi.”
Công chúa hỏi:
“Ðức Phật lẽ nào không thọ ký cho con ư?”
Tỳ-kheo trưởng lão đáp:
“Tôi cũng không biết đức Như Lai có thọ ký cho Công chúa hay không nữa!”
Nghe thầy Tỳ-kheo nói xong, công chúa liền lên xe gắn lông chim quý đi đến chỗ đức Phật Bảo Tạng, rồi cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật xong, ngồi sang một bên rồi thưa:
“Con chính là đàn-việt thí chủ mà hằng ngày đã cúng dường các loại dầu, đèn, nhưng sao Thế Tôn chỉ thọ ký riêng cho thầy Tỳ-kheo mà không thọ ký cho con?”
Ðức Phật Bảo Tạng đáp:
“Phát tâm cầu nguyện, phước báu ấy đã khó đo lường, huống hồ là dùng tài vật để bố thí.”
Công chúa Mâu-ni thưa:
“Nếu đức Như Lai không thọ ký cho riêng con thì con sẽ tự kết liễu đời mình.”
Ðức Phật Bảo Tạng đáp:
“Làm thân nữ thì không thể mong cầu làm Chuyển Luân Thánh vương, không thể mong cầu làm Ðế-thích, không thể mong cầu làm Phạm thiên vương, không thể mong cầu làm Ma vương, cũng không thể mong cầu làm Phật.”
Công chúa thưa:
“Vậy nhất định là con không thể thành tựu đạo Vô thượng được sao?”
Đức Phật Bảo Tạng dạy:
“Có thể được! Công chúa Mâu-ni sẽ được thành tựu đạo Vô thượng Chánh chân. Tuy nhiên, Công chúa nên biết, phải trải qua vô số kiếp không thể tính kể trong tương lai sẽ có đức Phật ra đời, Ngài là vị thiện tri thức và sẽ thọ ký cho Công chúa.”
[0758a03] Khi ấy, công chúa bạch Phật:
“Phải chăng người nhận thì thanh tịnh, còn thí chủ thì cấu nhiễm?”
Đức Phật Bảo Tạng đáp:
“Như Ta vừa nói, phải phát nguyện kiên cố với tâm ý thanh tịnh.”
Công chúa thưa như thế xong, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lễ sát chân Phật, nhiễu quanh Phật ba vòng rồi ra về.
Ưu-ba-ly nên biết! Trải qua vô số kiếp không thể tính kể, đức Phật Ðăng Quang xuất hiện ở đời cùng đại chúng Tỳ-kheo mười sáu vạn tám ngàn vị. Ngài hóa độ ở cõi nước rộng lớn tên là Bát-đầu-ma. Nhà vua và dân chúng cõi nước ấy đều đến cúng dường Ngài. Quốc vương của cõi nước đó tên Ðề-bà-diên-na, dùng pháp để trị dân, thống lãnh toàn cõi Diêm-phù-đề.
Bấy giờ, nhà vua thỉnh Phật và chúng Tỳ-kheo thọ thực. Nhân đó, vào sáng sớm, đức Phật Ðăng Quang đắp y, ôm bát rồi cùng chúng Tỳ-kheo đi vào thành.
Khi ấy, có một Phạm chí tên là Di-lặc, dung mạo đoan chánh, hơn hẳn mọi người, trông giống như Phạm thiên, thông thạo kinh điển thế gian, không gì là không biết, kinh thư, chú thuật đều hiểu rõ ràng, thiên văn, địa lý không gì không biết rõ.
Từ xa, nhìn thấy đức Phật Ðăng Quang đi đến với dung mạo đặc biệt thù thắng, khác biệt người thường, các căn định tĩnh, thân trang nghiêm với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, Phạm chí vô cùng hoan hỷ, phát khởi tâm
Thế rồi, Phạm chí cầm năm cành hoa đến chỗ Thế Tôn và nghĩ: “Ai có ba mươi hai tướng, được gọi là Phật đã thành.” Phạm chí liền đem năm cành hoa rải lên Như Lai và mong ước được thấy ba mươi hai tướng tốt của Ngài. Tuy nhiên, ông ta chỉ nhìn thấy được ba mươi tướng, còn hai tướng kia không thể nhìn thấy được, liền hoài nghi: “Ta quan sát đức Thế Tôn nhưng không thấy được tướng lưỡi rộng dài và tướng mã âm tàng.”19
Thế rồi, Phạm chí liền nói kệ này:
Nghe nói bậc Đại nhân,
Có ba mươi hai tướng,
Nay chưa thấy hai tướng,
Ngài đủ tướng hảo chăng?
Có phải tướng mã âm,
Do trinh khiết, không dâm?
Phải chăng lưỡi dài rộng,
Phủ mặt, liếm đến tai?
Xin hiển bày tướng ấy,
Ðể dứt sự nghi ngờ,
Mong ước được nhìn thấy,
Mã âm, lưỡi rộng dài.
[0758b03] Khi ấy, đức Phật Ðăng Quang liền nhập chánh định khiến cho Phạm chí nhìn thấy được hai tướng ấy. Ngài lại hiện bày tướng lưỡi rộng dài, che trùm khắp khuôn mặt rồi phóng ra ánh sáng lớn. Ánh sáng ấy trở lại nơi đỉnh đầu. Nhìn thấy đức Phật có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, Phạm chí thân tâm hoan hỷ, phấn khởi tột cùng, liền thưa:
“Cúi xin Thế Tôn chứng minh cho con! Hôm nay, con xin dâng lên Như Lai năm cành hoa và nguyện đem thân này cúng dường bậc Thánh Tôn.”
Khi Phạm chí phát ra thệ nguyện này, năm cành hoa liền hóa thành đài báu ở giữa hư không, có bốn trụ và bốn cổng rất mực thù thắng. Lúc ấy, nhìn thấy đài báu, Phạm chí thân tâm hoan hỷ, phấn khởi tột cùng và phát lời nguyện như vầy: “Xin cho con đời sau được làm Phật như đức Phật Ðăng Quang, đệ tử đồ chúng thảy đều như thế.”
Khi ấy, biết được tâm niệm của Phạm chí, đức Phật Ðăng Quang liền mỉm cười. Theo cách thức xưa nay của chư Phật, khi thọ ký thì Thế Tôn liền mỉm cười, từ miệng Ngài sẽ phát ra ánh sáng năm sắc, chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới. Khi ánh sáng chiếu khắp cả ba ngàn đại thiên thế giới thì che khuất tất cả ánh sáng của mặt trời và mặt trăng rồi trở về lại nơi đỉnh đầu của Phật. Nếu đức Như Lai thọ ký thành Phật thì ánh sáng từ miệng Ngài sẽ đi vào đỉnh đầu của người được thọ ký. Nếu khi thọ ký thành Độc giác20 thì ánh sáng phát ra từ miệng Ngài rồi đi vào tai của người được thọ ký. Nếu khi thọ ký riêng thành Thanh văn thì ánh sáng đi vào vai. Nếu thọ ký sanh lên cõi trời thì ánh sáng đi vào nơi cánh tay. Nếu thọ ký sanh trong loài người thì ánh sáng đi vào hai bên hông. Nếu thọ ký sanh trong loài ngạ quỷ thì ánh sáng đi vào nách. Nếu thọ ký sanh trong loài súc sanh thì ánh sáng đi vào đầu gối. Nếu thọ ký đọa vào địa ngục thì ánh sáng sẽ đi vào gót chân.21
Khi nhìn thấy ánh sáng đi vào từ đỉnh đầu, Phạm chí thân tâm hoan hỷ, phấn khởi tột cùng, liền trải tóc lên mặt đất và thưa:
“Nếu không được đức Như Lai thọ ký thì con sẽ tự hủy hoại các căn ngay tại nơi này.”
Khi ấy, biết được suy nghĩ trong tâm của Phạm chí, đức Phật Ðăng Quang liền bảo:
“Hãy mau đứng dậy! Vào đời tương lai, ông sẽ được thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni22 Như Lai, Chí Chân, Ðẳng Chánh Giác.”
Nghe Phật thọ ký xong, Phạm chí trẻ tuổi23 thân tâm hoan hỷ, phấn khởi tột cùng, lập tức đạt được chánh định, biến hiện ngay tại nơi ấy, liền bay lên hư không cách mặt đất bảy nhận,24 rồi chắp tay hướng về đức Phật Ðăng Quang.
[0758c02] Này Ưu-ba-ly! Thầy chớ nghĩ điều gì khác. Thầy Tỳ-kheo trưởng lão vào thời đức Phật Bảo Tạng, đâu phải người nào khác mà chính là đức Phật Ðăng Quang, còn công chúa Mâu-ni lúc ấy, chính là Ta hiện nay. Lúc ấy, đức Phật Bảo Tạng đặt danh hiệu cho Ta là Thích-ca. Do nhân duyên ấy nên nay Ta mới giảng nói tám pháp trai giới này. Phải nên phát nguyện, bởi vì không phát nguyện thì không có kết quả. Vì sao như vậy? Bởi vì, nếu công chúa phát nguyện như vậy thì ngay trong kiếp ấy sở nguyện đã được thành tựu. Nếu Tỳ-kheo trưởng lão không phát nguyện thì không bao giờ thành tựu Phật đạo. Phước báu của sự phát nguyện không thể tính kể, sẽ đạt đến cõi diệt tận, bất tử.25
Thật vậy, này Ưu-ba-ly! Nên học tập như thế.
Bấy giờ, Tôn giả Ưu-ba-ly nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật cùng với đại chúng năm trăm vị Tỳ-kheo ngụ ở biên giới nước Ma-kiệt, rồi dần du hóa đến bên bờ sông.
Bấy giờ, Thế Tôn nhìn thấy giữa dòng sông có một khúc gỗ lớn đang bị nước cuốn trôi, Ngài liền ngồi xuống bên một cội cây gần bờ sông rồi hỏi các Tỳ-kheo:
– Các thầy có thấy khúc gỗ kia đang bị nước cuốn trôi không?
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Chúng con nhìn thấy.
Đức Phật dạy:
– Nếu như khúc gỗ ấy không bị vướng vào bờ bên này, chẳng vướng vào bờ bên kia, cũng không bị chìm giữa dòng hay trôi tấp lên bờ, không bị loài người vớt, lại không bị loài phi nhân27 vớt lên, không bị nước xoáy cuốn, cũng chẳng bị mục nát thì nó sẽ dần dần trôi ra biển cả. Vì sao như vậy? Bởi vì biển cả là cội nguồn của muôn sông.
Các thầy cũng giống như vậy. Nếu như các thầy không bị vướng vào bờ bên này, cũng chẳng vướng vào bờ bên kia, không bị chìm giữa dòng, cũng không ở trên bờ, không bị loài người hay loài phi nhân bắt giữ, cũng không bị nước xoáy cuốn, cũng chẳng bị mục nát thì các thầy sẽ dần dần tiến đến cõi Niết-bàn. Vì sao như vậy? Bởi vì Niết-bàn là nguồn cội của chánh kiến, chánh tư duy,28 chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn,29 chánh niệm và chánh định.
Bấy giờ, có người chăn bò tên Nan-đà đang đứng chống gậy, từ xa nghe được lời như thế, liền dần đi đến chỗ đức Thế Tôn rồi đứng yên tại đó.
Lúc ấy, người chăn bò bạch Phật:
– Con cũng không vướng vào bờ bên này, cũng không vướng vào bờ bên kia, không bị chìm giữa dòng hay trôi tấp vào bờ, không bị người bắt giữ, lại chẳng bị phi nhân bắt giữ, không bị nước xoáy cuốn, cũng chẳng bị mục nát thì dần dần sẽ đạt đến Niết-bàn. Cúi xin Thế Tôn cho phép con được làm Sa-môn ở trong đạo của Ngài!
[0759a04] Đức Phật dạy:
– Ông hãy đem bò về trả cho chủ, rồi sau mới được làm Sa-môn.
Người chăn bò Nan-đà thưa:
Những con bò này vì nhớ bò nghé nên chúng sẽ tự trở về nhà, cúi xin Thế Tôn cho phép con vào đạo!
Đức Phật dạy:
– Tuy những con bò này tự trở về nhà, nhưng ông cũng phải đi theo để giao lại cho chủ của chúng.
Thế rồi, vâng lời Phật dạy, người chăn bò trở về giao bò cho chủ xong, liền trở lại chỗ Phật và thưa:
– Con đã giao bò xong, cúi xin Thế Tôn cho phép con được làm Sa-môn! Khi ấy, đức Thế Tôn liền cho phép Nan-đà xuất gia làm Sa-môn và thọ giới Cụ túc.
Có vị Tỳ-kheo khác bạch Phật:
– Thế nào là bờ bên này? Thế nào là bờ bên kia? Thế nào là chìm giữa dòng? Thế nào là ở trên bờ? Thế nào là không bị người bắt giữ? Thế nào là không bị phi nhân bắt giữ? Thế nào là không bị nước xoáy cuốn trôi? Thế nào là không bị mục nát?
Phật dạy Tỳ-kheo ấy rằng:
– Bờ bên này chỉ cho chấp ngã. Bờ bên kia chỉ cho chấp ngã bị diệt trừ.30 Chìm giữa dòng chỉ cho dục ái.31 Tấp lên bờ là bị năm dục chi phối. Bị người bắt giữ là, như có người thiện nam phát thệ nguyện rằng: “Nguyện đem công đức phước báu này để cầu mong được làm vị vua nước lớn hoặc làm đại thần.” Bị phi nhân bắt giữ là, như có Tỳ-kheo phát nguyện như vầy: “Mong cầu được sanh trong cõi trời Tứ Thiên Vương và các cõi trời32 để tu hành Phạm hạnh. Nay ta đem công đức này để mong cầu sanh vào cõi trời.” Ðây gọi là bị phi nhân bắt giữ. Bị nước xoáy cuốn trôi chính là những nghi ngờ tà vạy. Mục nát chính là tà kiến, tà tư duy,33 tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn,34 tà niệm và tà định. Ðó gọi là mục nát vậy.
Lúc ấy, Tỳ-kheo Nan-đà liền ở nơi thanh vắng, siêng năng tu tập. Bởi lẽ một người thiện nam, sở dĩ cạo bỏ râu tóc, xuất gia học đạo, tu tập Phạm hạnh vô thượng vì mong đạt đến: “Sanh tử đã chấm dứt, Phạm hạnh đã thành tựu, việc cần làm đã xong, không còn tái sanh nữa.” Tỳ-kheo Nan-đà liền chứng đắc quả vị A-la-hán ngay tại chỗ ngồi.
Bấy giờ, Tôn giả Nan-đà nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật cùng với đại chúng năm trăm vị Tỳ-kheo ngụ tại Trúc Lâm, vườn Ca-lan-đà, thuộc thành La-duyệt.
[0759b01] Bấy giờ, Ðề-bà-đạt-đa36 tuy đã mất thần túc nhưng hằng ngày vẫn được Thái tử A-xà-thế đem năm trăm giỏ thức ăn đến cúng dường.
Nghe tin Ðề-bà-đạt-đa tuy đã mất thần túc nhưng vẫn được Thái tử A-xà- thế cúng dường, nghe rồi, các Tỳ-kheo liền cùng nhau đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật rồi ngồi sang một bên.
Khi ấy, các Tỳ-kheo bạch Phật:
– Oai thần của Ðề-bà-đạt-đa rất lớn nên hằng ngày được Vua A-xà-thế cúng dường năm trăm giỏ thức ăn.
Bấy giờ, sau khi nghe như vậy, đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
– Các thầy chớ sanh tâm tham đắm về lợi dưỡng của Tỳ-kheo Ðề-bà-đạt-đa như thế. Do lợi dưỡng này mà kẻ ngu kia sẽ tự diệt vong. Sở dĩ như vậy là vì, này các Tỳ-kheo, Ðề-bà-đạt-đa đã không thể thành tựu ước nguyện và mục tiêu của một người xuất gia học đạo.
Tỳ-kheo nên biết! Ví như có người ra khỏi thôn xóm, tay cầm búa bén tìm đến cây to. Lòng mong mỏi ban đầu là muốn tìm cây to, nhưng khi đã gặp cây to thì chỉ nhặt lấy cành lá rồi trở về nhà.
Tỳ-kheo nào tham đắm lợi dưỡng cũng lại như thế. Do vì lợi dưỡng này mà ở trước mặt mọi người luôn tự khen mình, chê bai kẻ khác, do vậy mà sự tu hành của một Tỳ-kheo chắc chắn không thể thành tựu ước nguyện. Do vì lợi dưỡng này nên vị ấy không tìm cầu phương tiện để phát tâm dũng mãnh, cũng như người kia không tìm được lõi cây,37 bị người trí vứt bỏ.
Như có Tỳ-kheo đạt được lợi dưỡng rồi, tuy không tự khoe khoang, cũng chẳng chê bai người khác nhưng lại tự xưng với người khác rằng: “Ta là người trì giới, còn kẻ kia là người phạm giới”, thì sở nguyện của Tỳ-kheo ấy cũng không đạt được kết quả. Như người bỏ gốc cây mà chỉ đem cành lá về nhà, người trí thấy vậy liền nói: “Người này chỉ đem cành lá về nhà mà không biết gốc cây.” Ở đây, Tỳ-kheo cũng lại như vậy, vì muốn được lợi dưỡng mà vâng giữ giới luật, tu tập Phạm hạnh, vui tu chánh định. Khi đạt được chánh định rồi, vị Tỳ-kheo ấy liền khoe khoang với người khác: “Ta đã đạt thiền định, người khác không đạt thiền định.” Đối với những pháp mà Tỳ-kheo ấy thực hành thì cũng chẳng đạt được kết quả gì.
Cũng như có người đi tìm lõi cây, liền đến bên thân cây lớn, do muốn lấy lõi cây nên bỏ hết nhánh lá, chỉ lấy gốc cây đem về. Người trí thấy rồi liền nói như vầy: “Người này phân biệt được gốc cây.” Tỳ-kheo này cũng lại như thế, có được lợi dưỡng, vâng giữ giới luật, cũng không tự khoe khoang, lại chẳng chê bai người khác, siêng năng tu tập thiền định rồi dần dần đạt được trí tuệ. Trong giáo pháp của Ta thì trí tuệ là bậc nhất. Tỳ-kheo Ðề-bà-đạt-đa tuy tu tập theo giáo pháp của Ta nhưng chẳng đạt được thiền định và trí tuệ, giới luật và phép tắc cũng chẳng trọn vẹn.
[0759c03] Có một Tỳ-kheo bạch Phật:
– Vì sao thầy Ðề-bà-đạt-đa không hiểu những phép tắc của giới luật? Thầy ấy có thần túc, cũng thành tựu các hạnh nguyện, cũng có trí tuệ như thế thì tại sao lại không hiểu những phép tắc của giới luật? Bởi vì có trí tuệ thì có chánh định, có chánh định thì có giới luật.
Đức Phật dạy:
– Phép tắc của giới luật là lẽ thường của thế tục. Thành tựu thiền định cũng là lẽ thường của thế tục. Thần túc biến hóa cũng là lẽ thường của thế tục. Chỉ có thành tựu trí tuệ mới là ý nghĩa bậc nhất.
Khi ấy, Thế Tôn liền nói kệ này:
Thiền định được thần túc,
Lên cao, chưa rốt ráo,
Chưa đạt quả giải thoát,
Lại rơi vào năm dục.
Trí tuệ là tối thượng,
Không lo, chẳng ưu phiền,
Rốt ráo được chánh kiến,38
Lìa hẳn chốn tử sanh.
Tỳ-kheo nên biết! Nhờ điều này nên biết được Ðề-bà-đạt-đa không hiểu phép tắc của giới luật, cũng không hiểu rõ về trí tuệ và các bậc thiền định.
Này các Tỳ-kheo! Các thầy không nên tham đắm lợi dưỡng giống như Ðề- bà-đạt-đa. Những ai tham đắm lợi dưỡng đều rơi vào cõi ác, không thể sanh vào cõi thiện lành. Nếu tham đắm lợi dưỡng thì sẽ huân tập tà kiến, xa lìa chánh kiến. Do huân tập tà tư duy nên xa lìa chánh tư duy. Do huân tập tà ngữ nên xa lìa chánh ngữ. Do huân tập tà nghiệp nên xa lìa chánh nghiệp. Do huân tập tà mạng nên xa lìa chánh mạng. Do huân tập tà tinh tấn nên xa lìa chánh tinh tấn. Do huân tập tà niệm nên xa lìa chánh niệm. Do huân tập tà định nên xa lìa chánh định.
Thế nên, này Tỳ-kheo! Chớ khởi tâm lợi dưỡng, phải chế ngự khiến đừng khởi tâm này. Nếu tâm lợi dưỡng đã sanh khởi thì phải tìm cách diệt trừ chúng.
Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Nên học tập điều này.
Khi đức Phật giảng nói pháp vi diệu này, có hơn sáu mươi Tỳ-kheo xả bỏ pháp y, trở lại đời sống cư sĩ. Lại có sáu mươi Tỳ-kheo khác tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, dứt sạch các trần cấu, đạt được Pháp nhãn thanh tịnh.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Ta sẽ giảng nói ví dụ về chiếc bè, các thầy hãy khéo suy nghĩ và ghi nhớ trong tâm!
[0760a01] Các Tỳ-kheo thưa:
– Xin vâng, bạch đức Thế Tôn!
Các Tỳ-kheo vâng lời lắng nghe. Đức Phật dạy:
– Thế nào gọi là ví dụ về chiếc bè? Nếu các thầy đang đi trên đường mà bị giặc bắt giữ thì nên giữ gìn tâm ý, đừng khởi niệm ác. Nên khởi tâm từ, tâm bi, tâm hỷ và tâm xả40 bao trùm khắp muôn phương, không giới hạn, không thể tính kể. Phải giữ tâm như đất. Như mặt đất này, thọ nhận vật sạch và cũng thọ nhận vật không sạch, phẩn, tiểu, nhơ uế thảy đều nhận hết. Tuy vậy, đất không hề khởi tâm dao động.41 Đất cũng không nói rằng, cái này tốt hay cái này xấu. Sự tu tập của các thầy cũng nên như vậy. Giả sử bị giặc bắt giữ giam cầm thì các thầy chớ sanh khởi niệm ác, cũng không khởi tâm dao động. Phải như đất, nước, lửa, gió, xấu hay tốt thảy đều thu nhận, hoàn toàn không có tâm dao động, phải khởi tâm từ, tâm bi, tâm hỷ và tâm xả42 đối với tất cả chúng sanh. Vì sao như vậy? Bởi vì tu tập pháp lành mà còn phải bỏ, huống gì pháp ác mà phải đọc tụng hay sao?43
Như có người đi đến một nơi nguy hiểm và sợ hãi, muốn vượt qua khỏi chốn hiểm nạn đó để đến nơi an ổn, liền rảo bước tìm kiếm một nơi an ổn cho mình. Người ấy gặp một con sông lớn, cực kỳ sâu rộng nhưng không có cầu hay thuyền để có thể sang bờ bên kia. Đứng ở chỗ này thì nguy hiểm và sợ hãi, qua được bờ bên kia thì hết thảy an lành.
Bấy giờ, người kia suy nghĩ: “Sông này vừa sâu vừa rộng, ta có thể thu gom cành cây, cỏ lá kết lại làm bè để qua sông. Nhờ chiếc bè này, ta đi từ bờ bên này sang bờ bên kia.” Thế rồi, người ấy liền thu gom cành cây, cỏ lá rồi kết thành chiếc bè để vượt từ bờ sông này sang bờ sông bên kia. Khi đã sang bờ bên kia, người ấy liền nghĩ: “Chiếc bè này thật nhiều lợi ích, nhờ nó mà ta vượt qua chốn ách nạn, đưa ta từ chỗ sợ hãi đến chốn an lành. Ta không thể bỏ chiếc bè này, đi đâu cũng nên mang theo.”
Thế nào, này Tỳ-kheo! Người kia đã đến nơi rồi, có nên vác chiếc bè theo chăng? Hay không nên vác theo?
Các Tỳ-kheo thưa:
– Bạch Thế Tôn! Không nên vác theo. Vì người ấy đã đạt được kết quả như ý nguyện, còn vác chiếc bè theo làm gì.
Phật dạy các Tỳ-kheo:
Pháp lành còn phải bỏ, huống gì phi pháp.
Bấy giờ, có một Tỳ-kheo bạch Phật:
Thế nào gọi là pháp lành còn phải bỏ, huống gì phi pháp? Lẽ nào chẳng phải chúng con cần nương vào pháp để học đạo hay sao?
Đức Phật dạy:
– Nương vào kiêu mạn để diệt trừ kiêu mạn, mạn mạn, tăng thượng mạn, tự mạn, tà kiến mạn, mạn trung mạn, tăng thượng mạn. Dùng vô mạn để diệt trừ mạn mạn, vô mạn. Dùng chánh mạn để diệt trừ tà mạn, tăng thượng mạn, diệt trừ sạch bốn mạn.44
Thuở xưa, khi chưa thành tựu quả vị Phật, Ta ngồi bên cội Bồ-đề45 rồi suy nghĩ như vầy: “Trong cõi dục này, ai là bậc hào quý nhất để Ta hàng phục? Ta cũng sẽ hàng phục hết thảy chư thiên và loài người trong cõi dục này.” Lúc ấy, Ta lại nghĩ thế này: “Nghe có Tệ ma Ba-tuần, Ta sẽ chiến đấu với chúng, bởi vì hàng phục được Ma Ba-tuần thì tất cả chư thiên cao quý kiêu mạn thảy đều bị hàng phục.”
Thế rồi, này Tỳ-kheo! Ta ngồi trên tòa rồi mỉm cười, khiến cho cảnh giới Ma Ba-tuần thảy đều chấn động.
[0760b08] Bỗng nghe có tiếng kệ giữa hư không:
Xả bỏ ngôi Tịnh vương,
Xuất gia tu giải thoát,
Nếu phát thệ rộng sâu,
Không đọa ba đường ác.
Ta dẫn hết chúng ma,
Đến Sa-môn diện kiến,
Nếu không thần phục ta,
Nắm chân quăng ra biển.46
Khi ấy, Tệ ma Ba-tuần nổi cơn thịnh nộ, liền truyền lệnh cho Đại tướng Sư Tử:
“Mau tập hợp bốn bộ binh chủng, cùng đi chinh phạt Sa-môn! Để thử xem ông ta có thế lực gì mà dám chiến đấu với ta?”
Khi ấy, Ta lại suy nghĩ: “Giao chiến với người thường còn không thể im lặng huống hồ là giao chiến với người hào quý của cõi dục. Ta cũng nên tranh đấu ít nhiều với ông ta.”
Này Tỳ-kheo! Bấy giờ, Ta mặc áo giáp nhân từ, tay cầm cung chánh định, dùng tên trí tuệ rồi đợi binh chủng kia đến. Khi đó, Tệ ma cùng đại tướng và mười tám ức binh chủng, bộ dạng kỳ quái, cùng với vượn, khỉ, sư tử đều kéo đến chỗ Ta.
Lúc ấy, binh chủng la-sát hoặc một thân có ngàn đầu, hoặc mấy mươi thân nhưng chỉ có một đầu, hoặc hai vai có ba đầu; hoặc miệng ở ngay tim; hoặc chỉ một tay, hoặc có hai tay, hoặc có bốn tay, hoặc hai tay nâng đầu, miệng ngậm thây rắn; hoặc trên đầu bốc lửa, miệng phun ra lửa; hoặc hai tay vạch miệng muốn nuốt chửng phía trước; hoặc phanh bụng đi tới, tay cầm đao kiếm, mang vác mâu giáo; hoặc cầm chày cối, hoặc gánh núi vác đá, gánh vác cây lớn; hoặc hai chân chổng lên trời, đầu chúi xuống đất; hoặc cỡi voi, cỡi sư tử, cỡi cọp, cỡi sói, đem theo trùng độc; hoặc đi bộ đến, hoặc bay giữa hư không.
Khi ấy, Tệ ma dẫn theo bấy nhiêu binh chủng như thế, đến vây quanh cội Bồ-đề.47
[0760c07] Ma Ba-tuần đứng phía bên trái rồi bảo Ta: “Này Sa-môn! Hãy đứng lên ngay.”
Này Tỳ-kheo! Khi ấy, Ta im lặng không trả lời. Ma Ba-tuần lặp lại ba lần như thế rồi hỏi Ta: “Sa-môn sợ ta không?”
Ta đáp:
“Ta đang nhiếp tâm nên không kinh sợ.”
Ma Ba-tuần nói:
“Này Sa-môn! Ông có thấy bốn bộ binh chủng của ta chăng? Trong khi ông chỉ một thân một mình, không có vũ khí, chẳng có gậy gộc binh đao, đầu thì cạo trọc, thân khoác ba y không đủ kín mà dám bảo rằng: ‘Ta không sợ hãi!”’
Bấy giờ, Ta nói kệ cho Ba-tuần:
Mũi tên tuệ, cung định,
Với áo giáp nhân từ,
Phước quả là bốn binh,
Quân ngươi Ta sẽ phá.
Ma Ba-tuần lại bảo Ta:
“Ta sẽ dành cho Sa-môn nhiều điều thuận lợi. Nếu như không nghe lời, ta sẽ lập tức bắt ông rồi đốt thành tro. Lại nữa, này Sa-môn! Dung mạo của ông thật đoan chánh, tuổi trẻ đẹp đẽ, lại xuất thân từ dòng dõi Sát-lợi Chuyển Luân Thánh vương. Hãy mau rời khỏi chỗ này mà hưởng thụ năm dục. Ta sẽ giúp ông được làm Chuyển Luân Thánh vương.”
Ta trả lời Ba-tuần:
“Những điều ngươi vừa nói đều là vô thường biến đổi, chẳng thể tồn tại lâu, rồi cũng phải lìa bỏ, nên chẳng phải là điều mà Ta ưa thích.”
Thế rồi, Tệ ma Ba-tuần lại hỏi Ta:
“Này Sa-môn! Hôm nay, ông mong muốn điều gì? Ước nguyện việc gì?”
Ta đáp:
“Điều Ta ước nguyện là ở nơi không còn lo lắng, sợ hãi, được an ổn vắng lặng trong thành Niết-bàn, dẫn dắt các chúng sanh đang trôi lăn trong sanh tử, chìm đắm trong đau khổ phiền não, đưa họ đến con đường chân chánh.”
Tệ ma bảo Ta:
“Nếu Sa-môn không mau rời khỏi tòa, ta sẽ nắm chân ông rồi quăng xuống biển.”
Ta trả lời Ba-tuần:
“Ta quan sát từ trên cõi trời cho đến khắp nhân gian, từ ma hay thiên ma, dù loài người hay loài phi nhân và cả bốn bộ binh chủng của ngươi, không ai có thể khiến Ta dao động, dù chỉ là một mảy lông.”
Tệ ma bảo:
“Này Sa-môn! Hôm nay, ông muốn giao chiến với ta chăng?”
Ta đáp:
“Ta đang nghĩ đến sự giao chiến.”
Tệ ma hỏi:
“Ai là kẻ thù của ông?”
Ta trả lời:
“Kẻ thù của Ta là những kiêu mạn, tăng thượng mạn, tự mạn, tà mạn, mạn trung mạn.”
Tệ ma hỏi:
“Ông dùng giáo pháp gì để diệt trừ những kiêu mạn đó?”
Ta trả lời:
“Ba-tuần nên biết! Ta dùng Từ chánh định,48 Bi chánh định, Hỷ chánh định, Xả chánh định,49 Không chánh định, Vô nguyện chánh định, Vô tướng chánh định. Do Từ chánh định mà thành tựu Bi chánh định, do Bi chánh định mà thành tựu Hỷ chánh định, do Hỷ chánh định mà thành tựu Xả chánh định, do Không chánh định mà thành tựu Vô nguyện chánh định, do Vô nguyện chánh định mà thành tựu Vô tướng chánh định. Ta sử dụng năng lực của những chánh định này để chiến đấu với ngươi. Hành diệt tức khổ diệt, khổ diệt tức phiền não diệt, phiền não diệt thì đạt đến Niết-bàn.”
[0761a10] Tệ ma lại hỏi:
“Này Sa-môn! Có thể dùng pháp để diệt pháp được chăng?”
Ta trả lời:
“Có thể dùng pháp để diệt pháp.”
Tệ ma lại hỏi Ta:
“Thế nào là dùng pháp để diệt pháp?”
Bấy giờ, Ta bảo Tệ ma:
“Dùng chánh kiến để diệt tà kiến, tà kiến diệt chánh kiến. Dùng chánh tư duy diệt tà tư duy, tà tư duy diệt chánh tư duy. Dùng chánh ngữ diệt tà ngữ, tà ngữ diệt chánh ngữ. Dùng chánh nghiệp diệt tà nghiệp, tà nghiệp diệt chánh nghiệp. Dùng chánh mạng diệt tà mạng, tà mạng diệt chánh mạng. Dùng chánh tinh tấn50 diệt tà tinh tấn, tà tinh tấn diệt chánh tinh tấn. Dùng chánh niệm diệt tà niệm, tà niệm diệt chánh niệm. Dùng chánh định diệt tà định, tà định diệt chánh định.”
Tệ ma nói với Ta:
“Này Sa-môn! Những điều ông nói hôm nay thật khó chấp nhận. Ông hãy mau đứng lên, đừng để ta quăng ông ra biển.”
Lúc ấy, Ta lại bảo Ba-tuần:
“Ngươi chỉ tạo phước một lần mà nay được làm Ma vương của cõi dục, còn Ta thuở xưa đã tạo lập công đức không thể tính kể. Lời ngươi vừa nói mới thật là khó chấp nhận.”
Ba-tuần đáp:
“Phước đức mà ông đã tạo thì chỉ một mình ông biết rõ. Ông tự cho là mình đã tạo vô số phước đức, vậy ai có thể làm chứng cho điều này?”
Này Tỳ-kheo! Lúc ấy, Ta duỗi cánh tay phải rồi chỉ xuống đất, bảo Ba- tuần rằng:
“Công đức Ta đã tạo, có thổ thần minh chứng.”
Lúc Ta đang nói lời này thì thổ thần liền từ mặt đất vọt lên rồi chắp tay thưa: “Thưa Bồ-tát!51 Con sẽ minh chứng điều ấy.”
Thổ thần vừa dứt lời, Ba-tuần liền buồn rầu, đau khổ, lập tức biến mất.
Này Tỳ-kheo! Nhờ đó mới biết rằng, Chánh pháp còn phải bỏ huống hồ là phi pháp. Trong khoảng thời gian dài, Ta đã giảng nói Kinh ví dụ duyên khởi52 cho các thầy nhưng không ghi chép thành văn nên cũng khó mà giải thích ý nghĩa. Vì sao như vậy? Vì pháp này rất sâu xa huyền diệu, các hàng Thanh văn, Độc giác53 tu theo pháp này đều thành tựu công đức lớn, đạt được pháp giải thoát,54 chứng đắc Niết-bàn.55
Vì sao pháp này có tên gọi là “Ví dụ nương vào chiếc bè”? Nghĩa là nương vào ngã mạn để diệt trừ ngã mạn. Diệt trừ hết ngã mạn thì không còn phải lo lắng về phiền não loạn tưởng. Giống như da chồn đã được thuộc kỹ, khi dùng tay cuộn lại thì không còn nghe âm thanh gì, cũng chẳng còn sự cộm cứng. Điều này cũng như thế, nếu Tỳ-kheo đã dứt trừ sạch kiêu mạn thì không còn dao động. Thế nên, hôm nay Ta dạy các thầy rằng: “Giả sử có bị giặc bắt giữ, giam cầm thì cũng đừng khởi tâm xấu ác, nên rải lòng từ ra khắp muôn phương, mềm mại uyển chuyển giống như da chồn kia thì về lâu dài sẽ đạt được giải thoát.”
Thật vậy, này Tỳ-kheo! Nên khởi tâm như thế.
[0761b10] Khi đức Phật giảng pháp này, có ba ngàn thiên tử dứt sạch hết thảy phiền não ngay tại chỗ ngồi, đạt được Pháp nhãn thanh tịnh. Hơn sáu mươi Tỳ-kheo xả bỏ pháp phục, trở lại sống đời cư sĩ. Hơn sáu mươi Tỳ-kheo dứt sạch lậu hoặc, được tâm giải thoát, đạt được Pháp nhãn thanh tịnh.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật cùng với năm trăm vị Tỳ-kheo ngụ bên bờ sông Hằng linh thiêng, thuộc nước Ma-kiệt.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Ví như có người chăn bò ngu muội ở nước Ma-kiệt, muốn đưa bò từ bờ bên này sông Hằng sang bờ bên kia, nhưng không chịu dò xem hai bên bờ chỗ nào cạn chỗ nào sâu, liền xua bò xuống nước. Trước tiên, người ấy cho những con bò gầy yếu và bò nghé còn nhỏ lội qua sông, nhưng khi chúng đến giữa dòng, do quá gầy yếu nên không thể qua đến bờ bên kia. Kế đến, người ấy cho những con bò trung bình, không mập cũng không ốm vượt sông, nhưng cũng không qua được bờ bên kia, lại phải ở giữa dòng nước mà nhận chịu đau khổ. Cuối cùng, người ấy cho những con bò mạnh khỏe vượt sông, nhưng khi đến giữa dòng thì cũng phải chịu sự nguy khốn.
Trong chúng của Ta hôm nay cũng có những Tỳ-kheo như thế. Do vì tâm ý mê mờ, không có trí tuệ sáng suốt nên không biết đường đi của sanh tử, không biết cầu, thuyền của ma. Dẫu rằng lòng rất muốn vượt thoát dòng sanh tử, nhưng không tu tập theo các pháp cấm giới, liền bị Ma Ba-tuần chi phối, theo con đường tà mà tìm cầu Niết-bàn, cầu mong được Diệt độ thì không thể nào đạt được kết quả. Tự mình gây nên tội chướng, lại còn khiến cho người khác chìm sâu trong tội lỗi.
Ví như trong nước Ma-kiệt có người chăn bò thông minh nhiều trí, muốn đưa bò từ bờ bên này sang bờ bên kia. Trước hết, người ấy phải dò xem chỗ nào cạn, chỗ nào sâu, rồi đưa những con bò mạnh khỏe sang bờ bên kia trước. Kế đến là đưa những con bò trung bình không mập không ốm sang bờ bên kia. Cuối cùng, người ấy đưa những con bò cực kỳ gầy yếu vượt sông mà không hề hấn gì. Bò nghé nhờ đi theo sau những con bò khỏe mạnh mà đến bờ an ổn.
[0761c03] Này Tỳ-kheo! Như Lai cũng như thế. Ta khéo quán sát đời này và đời sau, quán sát biển sanh tử và con đường của ma rồi tự mình thực hành con đường tám phẩm Hiền thánh để vượt qua nạn sanh tử, lại cứu độ người chưa được cứu độ bằng con đường này. Cũng giống như con bò đầu đàn dẫn đường, nếu một con đi đúng đường thì những con khác đều theo sau.
Ðệ tử của Ta cũng như vậy, dứt sạch hữu lậu, thành tựu tâm vô lậu giải thoát, trí tuệ giải thoát, ngay trong đời này tự thân tác chứng rồi tự an trú, vượt thoát cảnh giới của ma, đạt đến cõi Niết-bàn, như những con bò có sức mạnh vượt qua sông Hằng để sang bờ bên kia.
Hàng Thanh văn của Ta cũng lại như thế, khi đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử57 liền chứng đắc quả vị A-na-hàm rồi nhập Niết-bàn ngay trong đời này, không tái sanh vào cõi này nữa. Vị ấy đã vượt thoát cảnh giới của ma, đạt đến cõi Niết-bàn, như những con bò trung bình không mập, không ốm thì vượt qua sông Hằng mà chẳng gặp khó khăn gì.
Ðệ tử của Ta cũng lại như thế, khi đoạn trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân, si, chứng quả Tư-đà-hàm, trở lại cõi này một lần nữa rồi dứt sạch khổ đau, vượt thoát cảnh giới của ma, đạt đến chốn giải thoát, như những con bò gầy yếu dẫn theo các bò nghé vượt qua sông Hằng.
Đệ tử của Ta cũng lại như thế, khi đoạn dứt ba kiết sử, chứng quả Tu-đà- hoàn, chắc chắn được giải thoát, vượt khỏi cảnh giới của ma, thoát ra khỏi nạn sanh tử, như bò nghé mới sanh theo mẹ để vượt sông.
Đệ tử của Ta cũng lại như vậy, luôn vững lòng tin,58 vâng giữ Chánh pháp,59 đoạn trừ mọi sự trói buộc của ma, đạt đến giải thoát.
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:
Bị Ma vương bắt giữ,
Không thoát bờ tử sanh,
Như Lai đã cứu cánh,
Ánh tuệ sáng soi đời.
Giác ngộ của chư Phật,
Phạm chí chẳng hiểu ra,
Bước qua bờ sanh tử,
Lại đưa người chưa qua.
Năm hạng người như vậy,60
Cùng vô lượng chúng sanh,
Muốn thoát nạn tử sanh,
Ta vận uy thần cứu.
Thế nên, này Tỳ-kheo! Phải giữ gìn tâm ý tinh chuyên, không buông lung tu tập và cũng nên tìm cầu phương tiện thành tựu con đường tám phẩm Hiền thánh. Nương vào con đường Hiền thánh thì có thể tự mình vượt qua biển sanh tử. Vì sao như vậy?
Như người chăn bò ngu muội kia, là hàng ngoại đạo Phạm chí, tự dìm mình trong dòng sanh tử, lại khiến người khác đọa lạc trong tội lỗi. Nước sông Hằng ở đây tức là biển sanh tử vậy.
Người chăn bò thông minh trí tuệ chính là Như Lai, đã nương vào con đường tám phẩm Hiền thánh mà vượt qua nạn sanh tử.
Thế nên, này các Tỳ-kheo! Phải tìm cầu phương tiện để thành tựu con đường tám phẩm Hiền thánh.
Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Phải học tập điều này.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật cùng với đại chúng một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ- kheo, đều là bậc A-la-hán, đã diệt sạch phiền não, đạt sáu thần thông vi diệu, chỉ trừ một người, đó là Tỳ-kheo A-nan, cùng ngụ trong vườn lê của Kỳ-bà-già62 thuộc thành La-duyệt.
Bấy giờ, ngày rằm tháng Bảy, ngày Tăng thọ tuế,63 vào lúc nửa đêm, khi sao Mai vừa ló dạng, Vua A-xà-thế hỏi phu nhân Nguyệt Quang:
– Hôm nay là ngày rằm, trăng sáng tròn đầy, trẫm nên làm việc gì?
Phu nhân thưa:
– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
Bấy giờ, nghe những lời như thế, vua không hài lòng nên hỏi Thái tử Ưu- đà-da:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Ðêm nay trời quá sáng trong, trẫm nên làm việc gì?
Thái tử Ưu-đà-da tâu:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Trăng sáng tỏ như đêm nay thì Phụ vương nên tập hợp bốn bộ binh chủng để đi chinh phạt các ngoại bang nào chưa hàng phục.
Khi ấy, nghe những lời như thế, Vua A-xà-thế cũng chưa hài lòng, liền hỏi Thái tử Vô Uý:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Đêm trăng sáng trong như thế này, trẫm nên làm việc gì?
Thái tử Vô Úy tâu:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Có Phạm chí Bất-lan Ca-diếp64 am tường toán số, lại hiểu rõ địa lý, thiên văn, mọi người đều tôn sùng kính ngưỡng, Phụ vương có thể đến đó hỏi về sự nghi hoặc này. Phạm chí ấy sẽ vì Phụ vương mà giảng nói nghĩa lý rất nhiệm mầu, dứt hết mối nghi.
Nghe những lời như thế, nhà vua cũng chưa vừa ý, liền hỏi Đại thần Tu-ni-ma:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Đêm trăng sáng trong như thế này, trẫm nên làm việc gì?
Tu-ni-ma tâu vua:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Trăng sáng tỏ như đêm nay, cách đây không xa có A-di-chuyên,65 vị ấy hiểu rộng biết nhiều. Cúi xin Đại vương đến đó để thưa hỏi nên làm việc gì cho thích hợp!
Nghe như thế rồi, nhà vua cũng chưa hài lòng, liền hỏi Bà-la-môn Bà-sa:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Trăng sáng tỏ như đêm nay, trẫm nên làm việc gì?
Bà-la-môn Bà-sa thưa:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Vào ngày rằm, trăng sáng tỏ như đêm nay, cách đây không xa có ngài Cù- da-lâu,66 cúi xin Đại vương đến đó để thưa hỏi về nghĩa lý!
[0762b02] Bấy giờ, nghe những lời như vậy rồi nhưng cũng chưa hài lòng, nhà vua liền hỏi Phạm chí Ma-đặc:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Trăng sáng tỏ như đêm nay, trẫm nên làm việc gì?
Phạm chí thưa:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Ðại vương nên biết! Cách đây không xa, có ngài Bỉ-hưu Ca-chiên,67 cúi xin Đại vương đến đó để hỏi cho rõ ràng!
Nhà vua nghe như thế rồi, cũng chưa hài lòng nên hỏi điển binh Sách-ma:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Trăng sáng tỏ như đêm nay, trẫm nên làm việc gì?
Sách-ma tâu:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Cách đây không xa, có ngài Tiên-tất Lô-trì68 rành rẽ nhiều loại toán số, Đại vương nên đến đó để hỏi về nghĩa lý.
Nhà vua nghe như thế rồi, cũng chưa hài lòng nên hỏi Đại thần Tối Thắng:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Trăng sáng tỏ như đêm nay, trẫm nên làm việc gì?
Tối Thắng thưa:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Có ngài Ni-kiền tử69 uyên thâm kinh điển, là vị tối thượng trong những bậc thầy, cúi xin Đại vương đến đó để hỏi về nghĩa lý này!
Nghe như vậy rồi, nhà vua cũng chưa hài lòng, liền nghĩ như vầy: “Những người này đều là ngu muội, không phân biệt được đâu là chánh, đâu là tà, không có phương tiện khéo léo.”
Bấy giờ, Vương tử Kỳ-bà-già đang đứng hầu phía bên trái. Nhà vua ngoái lại nhìn Kỳ-bà-già và hỏi:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Trăng sáng tỏ như đêm nay, trẫm nên làm việc gì? Kỳ-bà-già liền tiến đến phía trước, quỳ xuống rồi tâu:
Hôm nay, đức Như Lai cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị đệ tử du hóa ở gần đây, hiện đang ngụ trong vườn của thần, cúi xin Đại vương đến đó để thưa hỏi về ý nghĩa này! Bởi vì đức Như Lai là bậc sáng suốt, là bậc trí tuệ nên không bị ngăn ngại bởi điều gì, mọi việc trong ba đời Ngài đều thấu rõ. Ngài sẽ giảng nói mọi việc cho Đại vương. Nếu Đại vương có những điều nghi ngờ gì thì sẽ được soi sáng để rồi tự mình tỏ ngộ.
Khi ấy, nghe lời Kỳ-bà-già nói xong, Vua A-xà-thế thân tâm hoan hỷ, sanh khởi tâm lành, liền khen ngợi Kỳ-bà-già:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Lành thay, lành thay! Này Vương tử, trẫm rất hài lòng với lời khanh vừa nói. Vì sao như vậy? Nay thân tâm của trẫm như bị thiêu đốt, bởi vì đã vô cớ giết hại Phụ vương nên lâu nay trẫm thường suy nghĩ: “Có ai thấu hiểu được tâm ý của ta?” Những điều khanh vừa nói thật là hợp ý trẫm. Thật là kỳ diệu! Thật là đặc thù! Vì khi nghe đến tên “Như Lai” thì bỗng nhiên trẫm liền tỉnh ngộ.
Thế rồi, nhà vua hướng về Kỳ-bà-già và nói kệ này:
Ðêm nay trăng sáng tỏ,
Lòng trẫm nặng ưu phiền,
Mỗi người mỗi ý riêng,
Biết gặp ai bày tỏ.
Bất-lan, A-di-chuyên,
Ðệ tử Phạm, Ni-kiền,
Không thể nhờ cậy họ
Giúp ta hết muộn phiền.
Ðêm nay trời quang đãng,
Trăng vành vạnh sáng soi,
Kỳ-bà-già, ta hỏi,
Gặp ai để tỏ lòng?
[0762c06] Khi ấy, Kỳ-bà-già cũng dùng kệ đáp lời vua:
Chỉ nghe Phạm âm Phật,
Liền thoát Ma-kiệt ngư,70
Xin đúng thời gặp Phật,
Chốn vô úy mãi nương.
Vua lại dùng kệ đáp:
Nhớ thuở xưa ta đã
Tổn hại đức Phật-đà,
Giết Phật tử chân chánh,
Phụ vương Tần-bà-sa.
Nay thật quá hổ thẹn,
Không dám gặp Thế Tôn,
Vì sao khanh vẫn còn
Khuyên ta đến gặp Phật?
Kỳ-bà-già lại dùng kệ đáp:
Chư Phật không phân biệt,
Phiền não hết khiến sai,
Tâm bình đẳng không hai,
Ðó là nghĩa Phật pháp.
Nếu dùng hương chiên-đàn,
Xoa lên tay phải Ngài,
Dùng dao chặt tay trái,
Tâm Phật vẫn an nhiên.71
Như thương con La-vân,
Một lòng, không gì khác,
Cũng thế với Điều-đạt,
Không phân biệt oán, thân.
Thần khẩn thiết mong ngài,
Ðến gặp đức Như Lai,
Sẽ dứt mọi nghi ngờ,
Xin chớ nên ngần ngại.
Khi ấy, Vua A-xà-thế bảo Vương tử Kỳ-bà-già:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Hãy mau chuẩn bị năm trăm con voi đực, năm trăm con voi cái và đốt lên năm trăm ngọn đèn!
Kỳ-bà-già thưa:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Xin vâng, tâu Đại vương!
Vương tử Kỳ-bà-già lập tức sửa soạn một ngàn con voi, đốt năm trăm ngọn đèn rồi đến tâu vua:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Xe cộ đã chuẩn bị xong, xin Đại vương đi cho kịp lúc!
Bấy giờ, Vua A-xà-thế dẫn theo các quần thần đi đến vườn lê. Đi được nửa đường, nhà vua bỗng nhiên vô cùng kinh sợ, toàn thân sởn gai ốc rồi quay lại nhìn Vương tử Kỳ-bà-già và hỏi:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Trẫm không bị khanh dối gạt chứ? Khanh không đưa ta đến nạp cho kẻ thù chứ?
[0763a01] Kỳ-bà-già tâu:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Thật không bao giờ có việc ấy, cúi xin Đại vương đi thêm chút nữa, Như Lai đang ngụ cách đây không bao xa!
Vua A-xà-thế trong lòng vẫn còn kinh sợ, lại bảo Kỳ-bà-già:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Chẳng lẽ trẫm bị khanh dối gạt? Ta nghe nói Như Lai dẫn theo một ngàn hai trăm năm mươi đệ tử, sao chẳng nghe một tiếng động nào?
Kỳ-bà-già thưa:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Ðệ tử của đức Như Lai thường nhập định, không có loạn tưởng. Xin Đại vương cứ tiến về phía trước thêm một đoạn nữa!
Khi ấy, Vua A-xà-thế liền xuống xe rồi đi bộ qua cổng. Khi đến trước giảng đường, nhà vua đứng im lặng quan sát khắp Thánh chúng và quay lại hỏi Kỳ- bà-già:– Hôm nay ngày rằm, là ngày thuyết giới, ta nên ca múa hát xướng, vui hưởng năm dục.
– Đức Như Lai đang ngụ nơi nào?
Bấy giờ, tất cả Thánh chúng đều nhập vào chánh định Diệm quang,72 ánh sáng chiếu khắp cả giảng đường.
Lúc ấy, Kỳ-bà-già lập tức quỳ xuống, đưa tay phải chỉ về hướng đức Như Lai rồi tâu vua:
– Đức Như Lai đang ngồi ở chính giữa, như ánh mặt trời xuyên qua áng mây.
Vua A-xà-thế hỏi Kỳ-bà-già:
– Thật là kỳ diệu! Thật là đặc thù! Thánh chúng đang định tâm như thế, nhưng do nhân duyên gì mà có ánh sáng này?
Kỳ-bà-già tâu vua:
– Do năng lực của chánh định nên phóng ra ánh sáng.
Nhà vua lại bảo:
– Trẫm quan sát thấy Thánh chúng cực kỳ yên lặng, mong sao Thái tử Ưu- đà-da của trẫm cũng được yên lặng giải thoát như thế!
Thế rồi, Vua A-xà-thế liền chắp tay, tự xưng tên của mình rồi thưa:
– Cúi xin Thế Tôn hãy thương tưởng đến con!
Ðức Phật bảo:
– Lành thay, Đại vương!
Nghe được âm thanh của Như Lai, nhà vua rất đỗi vui mừng, liền đến gặp đức Phật và xưng danh hiệu.
Lúc ấy, Vua A-xà-thế liền đến trước Phật, năm vóc gieo sát đất, dùng hai tay chạm vào bàn chân của Phật và thưa:
– Cúi xin Thế Tôn rủ lòng thương tưởng chấp thuận sự sám hối của con! Phụ vương của con vô tội mà bị con giết hại. Cúi xin Ngài nhận sự sám hối này, con nguyện về sau không dám tái phạm, tự mình sửa đổi lỗi xưa, tương lai gắng công tu tập!
Ðức Phật dạy:
– Nay đã đúng lúc và hợp thời nghi để sám hối lỗi lầm, đừng bỏ mất cơ hội. Sống ở trong đời, nếu có lầm lỗi mà biết tự sửa đổi, đó gọi là bậc thượng nhân. Giáo pháp của Ta rất mực bao dung nên tùy thời mà sám hối.
Khi ấy, nhà vua liền đảnh lễ sát chân Phật xong, ngồi sang một bên rồi thưa:
– Bạch đức Thế Tôn! Con có điều muốn thưa hỏi, nếu Thế Tôn cho phép thì con mới dám thưa.
Đức Phật bảo:
– Đại vương có điều gì nghi ngờ thì đã đúng thời để hỏi!
Vua bạch Phật:
– Nếu như tạo phước ở trong đời này thì có nhận được phước báu ngay trong hiện tại không?
Đức Phật hỏi:
– Từ trước đến nay, Đại vương đã từng hỏi ai về điều này chưa?
[0763b01] Vua bạch Phật:
– Trước đây, con đã từng hỏi những người khác về điều này. Con từng hỏi ngài Bất-lan Ca-diếp: “Thưa ngài Bất-lan Ca-diếp! Nếu như tạo phước ở trong đời này thì có nhận được phước báu ngay trong hiện tại không?” Bất-lan Ca- diếp đáp rằng: “Không có phước báu, không có bố thí, cũng chẳng có quả báo thiện hay ác ở trong đời này và cả đời sau. Thế gian này chẳng có ai thành tựu quả vị A-la-hán.” Trong khi con hỏi về sự thọ nhận quả báo, vị ấy trả lời là “không có.” Giống như có người hỏi về ý nghĩa quả dưa mà lại trả lời bằng lý lẽ của quả mận. Ngài Bất-lan Ca-diếp này cũng như thế.
Khi ấy, con suy nghĩ: “Vị Phạm chí này không thể giải thích được ý nghĩa câu hỏi của bậc hào tộc dòng dõi vua chúa. Ông ta tìm cách dẫn giải sang việc khác để trả lời.” Bạch đức Thế Tôn! Lúc ấy, con muốn chém đầu vị ấy. Không thể chấp nhận những lời như thế, nên ngay tức khắc, con liền sai người đuổi đi.
Khi ấy, con lại đến chỗ ngài A-di-chuyên để hỏi về nghĩa lý này. Thầy A-di- chuyên đáp: “Nếu ở bờ Đông sông Hằng73 mà giết hại chúng sanh, tạo vô lượng tội lỗi thì cũng không có tội, cũng chẳng có quả báo ác.”
Bạch đức Thế Tôn! Lúc ấy con lại nghĩ: “Ta đang hỏi về ý nghĩa thọ nhận quả báo trong đời hiện tại, nhưng ông ấy lại đem sự giết hại để trả lời ta thì chẳng khác nào như người hỏi ý nghĩa quả lê, lại trả lời bằng lý lẽ quả mận.” Con liền bỏ đi.
Con lại đến chỗ Phạm chí Cù-da-lâu để hỏi về ý nghĩa này. Ông ta đáp: “Nếu ở bờ Tây sông Hằng74 mà tạo lập các công đức không thể tính kể thì cũng chẳng có quả báo thiện lành.” Bấy giờ, con lại nghĩ: “Điều ta vừa hỏi, rốt cuộc không được trả lời rõ ràng.” Con lại bỏ đi.
Con lại đến chỗ Phạm chí Bỉ-hưu Ca-chiên hỏi về ý nghĩa này. Ông ấy đáp: “Chỉ có một người sanh ra ở đời, chỉ một người chết đi và cũng chỉ một người trở lại để nhận chịu sự khổ, vui mà thôi.” Khi ấy, con lại nghĩ: “Ta đang hỏi về quả báo trong đời hiện tại nhưng ông ấy lại trả lời về sự sanh tử trong tương lai.” Con lại bỏ đi.
Con đến chỗ Phạm chí Tiên-tỷ Lô-trì để hỏi về ý nghĩa này. Ông ấy đáp: “Quá khứ đã đoạn diệt nên không thể sanh trở lại. Tương lai thì chưa đến nên cũng chẳng có. Hiện tại thì không dừng trụ mà trụ lại thì biến đổi.” Khi ấy, con lại nghĩ: “Ta đang hỏi về quả báo trong đời hiện tại nhưng ông ấy lại giải thích về ba đời, điều này không phải là nghĩa lý chân chánh.” Con lại bỏ đi.
Con lại đến chỗ Phạm chí Ni-kiền tử để hỏi về ý nghĩa này: “Này Ni-kiền tử! Nếu như tạo phước ở trong đời này thì có nhận được phước báu ngay trong hiện tại không?”
Ni-kiền tử đáp: “Không có nhân cũng chẳng có duyên trói buộc chúng sanh. Không có nhân cũng chẳng có duyên dính mắc vào sự trói buộc chúng sanh. Không có nhân cũng chẳng có duyên làm cho chúng sanh thanh tịnh.”
Khi ấy, con lại nghĩ: “Những người Phạm chí này đều ngu si, không phân biệt đâu là chân chánh, đâu là tà vạy, như người mù không có mắt, cho nên những điều ta hỏi rốt cuộc họ đều không trả lời tương xứng, như đang đùa cợt với dòng dõi Vua Chuyển Luân.” Ngay tức khắc con lại bỏ đi.
Bạch đức Thế Tôn! Hôm nay, con xin thưa hỏi về ý nghĩa ấy: “Ở trong đời này làm phước thì có nhận được phước báu ngay trong hiện tại không?” Cúi xin Thế Tôn giảng nói về ý nghĩa này!
[0763c07] Bấy giờ, đức Phật bảo:
– Này Đại vương! Ta sẽ hỏi Đại vương, hãy tùy theo sự hiểu biết mà trả lời. Này Đại vương! Đại vương có quan trông coi tế tự,75 người nấu ăn trong cung,76 người giữ gìn, cung cấp tài vật và tôi tớ hầu cận chăng?
Vua bạch Phật:
– Thưa có!
Phật lại hỏi:
– Những người phục dịch ấy làm việc trải qua thời gian lâu dài, nhà vua có ban thưởng cho họ chăng?
Vua bạch Phật:
– Tùy theo công lao của họ mà ban thưởng các vật dụng, không để họ oán trách.
Đức Phật bảo nhà vua:
– Do điều này mà biết rằng, đời này làm phước thì được thọ nhận phước báu ngay trong hiện tại. Này Đại vương! Nếu một người ở địa vị cao quý, theo lễ mà giúp dân thì nhà vua có ban thưởng cho họ không?
Vua thưa:
– Thưa vâng, bạch đức Thế Tôn! Con sẽ ban cho họ thực phẩm ngon ngọt như loại con dùng, không để họ oán trách.
Phật bảo nhà vua:
– Do điều này mà biết rằng, người kia thuở xưa xuất thân từ hạng hạ tiện, dần dần tích lũy công lao nên được hưởng thụ lạc thú cùng vua. Nhờ đây mà biết rằng, đời này làm phước thì được thọ nhận phước báu ngay hiện tại.
Phật bảo nhà vua:
– Trải qua thời gian dài, người có công lao ấy đến tâu với vua rằng: “Hạ thần đã lập công lao, mong Bệ hạ biết rõ và có việc muốn cầu xin Đại vương.” Khi ấy, Đại vương có ban thưởng hay không?
Vua bạch Phật:– Trải qua thời gian dài, người có công lao ấy đến tâu với vua rằng: “Hạ thần đã lập công lao, mong Bệ hạ biết rõ và có việc muốn cầu xin Đại vương.” Khi ấy, Đại vương có ban thưởng hay không?
– Con sẽ tùy thuận theo sở nguyện của người ấy.
Đức Phật hỏi:– Trải qua thời gian dài, người có công lao ấy đến tâu với vua rằng: “Hạ thần đã lập công lao, mong Bệ hạ biết rõ và có việc muốn cầu xin Đại vương.” Khi ấy, Đại vương có ban thưởng hay không?
– Người có công lao ấy lại muốn từ giã Đại vương để cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia học đạo, tu hạnh thanh tịnh, vậy Đại vương có cho phép không?
Vua bạch Phật:
– Bạch đức Thế Tôn! Con sẽ cho phép.
Phật lại hỏi vua:
– Giả sử Đại vương thấy người ấy đã cạo bỏ râu tóc, xuất gia học đạo đang ở bên cạnh Ta thì nhà vua sẽ làm gì?
Vua bạch Phật:<
– Con sẽ cung kính cúng dường, tùy thời lễ bái.
Đức Phật bảo nhà vua:
– Do điều này mà biết rằng, đời này tạo phước thì sẽ thọ nhận phước báu ngay trong hiện tại. Giả sử người có công ấy giữ giới trọn vẹn, không hề sai phạm thì Đại vương sẽ làm gì?
Vua bạch Phật:
– Con sẽ cúng dường suốt đời y phục, thực phẩm, giường đệm, tọa cụ và thuốc thang trị bệnh không để thiếu thốn.
Đức Phật dạy:
– Do điều này mà biết rằng, nếu đời này làm phước thì sẽ nhận lãnh phước báu ngay hiện tại. Giả sử người ấy xuất gia làm Sa-môn, dứt sạch phiền não, thành tựu vô lậu, tâm được giải thoát, trí tuệ giải thoát, tự thân chứng ngộ rồi tự an trú và biết rõ như thật rằng: “Sanh tử đã chấm dứt, Phạm hạnh đã thành tựu, việc cần làm đã xong, không còn tái sanh nữa.” Lúc ấy, Đại vương sẽ làm gì?
[0764a05] Vua bạch Phật:
– Con sẽ cúng dường suốt đời, cúng dường y phục, thực phẩm, giường đệm, tọa cụ và thuốc men trị bệnh, không để thiếu thốn.
Đức Phật dạy:
– Do điều này mà biết, đời này làm phước thì sẽ thọ nhận phước báu ngay trong hiện tại. Giả sử vị ấy thọ mạng đã hết, liền Diệt độ nơi cảnh giới Niết-bàn Vô dư thì Đại vương sẽ làm gì?
Vua bạch Phật:
– Con sẽ xây tháp lớn ở ngã tư đường và dùng hương hoa cúng dường, treo tràng phan bảo cái, cung kính lễ lạy. Vì sao như vậy? Bởi vì vị ấy là thân cõi trời, không phải thân người.
Đức Phật dạy:
– Do điều này mà biết, đời này làm phước thì sẽ thọ nhận phước báu ngay trong hiện tại.
Vua liền bạch Phật:
– Nhờ những ví dụ như thế mà con được hiểu rõ. Hôm nay, Thế Tôn lại giảng nói rõ ràng về ý nghĩa này. Từ nay về sau, con xin tin nhận lời Phật dạy. Cúi xin Thế Tôn chấp thuận cho con làm đệ tử, cho con được quy y Phật, quy y Pháp và quy y chúng Tỳ-kheo! Hôm nay, cho con xin sám hối một lần nữa. Con đã ngu si, con đã mê muội, Phụ vương không có lỗi gì lại bị con giết hại. Nay con đem thân mạng này xin tự quy y. Cúi xin Thế Tôn diệt trừ tội lỗi ấy và giảng nói giáo pháp vi diệu để con được an ổn lâu dài! Con tự biết rằng, đã gây ra tội lỗi thì không còn căn lành nữa.
Đức Phật bảo nhà vua:
– Ở đời có hai hạng người, có tội và không có tội, sau khi qua đời đều được sanh lên cõi trời nhanh như khoảnh khắc co duỗi cánh tay. Là hai hạng người nào? Một là, hạng người vốn không tạo tội, chỉ tu tập pháp lành. Hai là, hạng người tuy đã tạo tội, nhưng biết sửa đổi những tội lỗi đã gây ra. Ðó là hai hạng người mà sau khi qua đời đều được sanh lên cõi trời, không hề bị ngăn ngại.
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:
Người làm điều cực ác,
Sám hối, thành tội nhẹ,
Phải dốc lòng sám hối,
Mới nhổ sạch gốc tội.
Thế nên, này Đại vương! Nên dùng Chánh pháp để trị dân, chớ dùng phi pháp để trị. Nếu dùng Chánh pháp để trị dân thì khi qua đời, sẽ được sanh lên cõi trời. Tuy đã mất đi nhưng danh tiếng sẽ mãi lan truyền, vang khắp bốn phương. Người đời sau sẽ ca tụng rằng: “Thuở xưa, có vị vua dùng Chánh pháp để trị dân, không hề sai lệch.” Người nào ca ngợi và truyền tụng về nơi vị ấy sanh về thì tuổi thọ cũng được tăng thêm, không bị chết yểu. Thế nên, này Đại vương! Nên phát tâm hoan hỷ hướng về ba ngôi báu là Phật, Pháp và Thánh chúng.
Thật vậy, này Đại vương! Nên học tập điều này.
[0764b04] Bấy giờ, Vua A-xà-thế liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lễ sát chân Phật rồi ra về.
Nhà vua vừa rời đi, đức Phật bảo các thầy Tỳ-kheo:
– Nếu Vua A-xà-thế không giết hại Phụ vương thì hôm nay ông ta sẽ chứng đắc Sơ quả77 của bậc Sa-môn, được dự vào hàng bốn đôi tám bậc,78 cũng sẽ thành tựu con đường tám phẩm Hiền thánh, diệt trừ khát ái,79 vượt qua tám nạn.80 Tuy vậy, hôm nay ông ấy cũng đạt được phước lớn, thành tựu lòng tin vô căn.81 Thế nên, này các Tỳ-kheo! Người đã tạo tội thì nên tìm cầu phương tiện để thành tựu lòng tin vô căn. Trong hàng đệ tử ưu-bà-tắc của Ta, người đạt được lòng tin vô căn chính là Vua A-xà-thế.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Có tám pháp ở đời làm xoay chuyển thế gian.83 Là những pháp nào? Một là, lợi lộc. Hai là, hư hoại. Ba là, chê bai. Bốn là, khen ngợi. Năm là, danh dự. Sáu là, gièm pha. Bảy là, đau khổ. Tám là, an vui.
Thế nên, này Tỳ-kheo! Có tám pháp làm xoay chuyển thế gian.
Này các Tỳ-kheo! Nên tìm cầu phương tiện để diệt trừ tám pháp này. Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Như Lai xuất hiện ở thế gian, thành tựu quả vị Phật cũng tại thế gian. Tuy nhiên, Như Lai không những không bị đắm nhiễm bởi tám pháp của thế gian mà còn điều phục được chúng. Như hoa sen mọc lên từ bùn nhưng cực kỳ tinh khiết, tươi đẹp, không dính bùn nhơ, luôn được chư thiên ưa thích, ai nhìn thấy cũng hoan hỷ. Như Lai cũng như thế, tuy được nuôi dưỡng và sanh ra từ bào thai nhưng lại thành tựu thân Phật. Cũng như ngọc báu lưu ly, là loại ngọc báu khiến cho nước trong, nên không bị bụi nhơ làm cáu bẩn. Như Lai cũng như thế, tuy sanh ra từ thế gian nhưng không bị tám pháp của thế gian làm cáu bẩn.
Thế nên, này các Tỳ-kheo! Hãy siêng năng tu tập tám pháp này. Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Có tám hạng người tuy lưu chuyển trong sanh tử nhưng không vướng mắc vào sanh tử. Là những hạng nào? Đó là hạng người hướng Tu-đà-hoàn, đắc Tu- đà-hoàn; hướng Tư-đà-hàm, đắc Tư-đà-hàm; hướng A-na-hàm, đắc A-na-hàm; hướng A-la-hán, đắc A-la-hán.
Này Tỳ-kheo! Có tám hạng người tuy lưu chuyển trong sanh tử nhưng không vướng mắc vào sanh tử.
Cho nên, này các Tỳ-kheo! Hãy tìm cầu phương tiện để vượt qua khổ nạn sanh tử, chớ vướng mắc trong sanh tử.
Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.86
***
Kệ tóm tắt:
Mã Huyết, Trai, Nan-đà,
Đề-bà-đạt, Thuyền phiệt,
Mục ngưu, Vô căn tín,
Thế pháp, Thiện, Bát nhân.87
***
Chú thích
1 Nguyên tác: Mã Huyết thiên tử vấn bát chánh phẩm 馬血天子問八政品 (T.02. 0125.43. 0756a06).
2 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.43.1. 0756a07). Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.1307. 0359a10); Biệt Tạp. 別雜 (T.02. 0100.306. 0477b24); S. 2.26 - I. 61; A. 4.45 - II. 47; A. 4.46 - II. 49.
3 Phi nhân chi thời (非★之時). Theo lịch sử, vào lúc giữa đêm (majjhimayāma), đức Phật thuyết pháp cho các hàng phi nhân mà ở đây chỉ cho chư thiên nói chung.
4 Mã Huyết (馬血, Rohitassa).
5 Vô vi chi cảnh (無為之境).
6 Tham chiếu: Thế ký kinh 世記經 (T.01. 0001.30.12. 0145a04).
7 Diễm thiên (豔天, Yāma) còn gọi là Dạ-ma thiên (夜摩天) hoặc Diệm-ma thiên (焰摩天).
8 Nguyên tác: Chánh trị (正治).
9 Nguyên tác: Chánh phương tiện (正方便).
10 Nguyên tác: Chánh tam-muội (正三昧).
11 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.43.2. 0756c16). Tham chiếu: A. 8.41 - IV. 248; A. 9.18 - IV. 388.
12 Nguyên tác: Bát quan trai pháp (八關齋法). Pāli ghi là aṭṭhaṅga Uposatha, nghĩa là trai giới có 8 chi. Truyền thống trai giới có mặt tại Ấn Độ trước khi Phật giáo ra đời. Đức Phật đã định nghĩa lại thuật ngữ Uposatha tùy theo mỗi giới, loại. Với hàng xuất gia, đó là ngày tụng đọc Giới bổn và thực hiện các nghi tắc về giới luật. Với hàng tại gia thì chỉ cho ngày trai giới gồm 8 chi (aṭṭhaṅga). Bản Hán bổ nghĩa thêm với chữ “quan” (關), mang nghĩa là “phòng hộ”, cũng có nghĩa là “giới vức.” Và cả hai nghĩa vừa nêu đều có thể hiểu là “giới.”
13 Nguyên tác: Tam thừa (三乘). Ba cỗ xe đưa đến Niết-bàn, gồm có Thanh văn thừa (聲聞乘), Duyên giác thừa (緣覺乘) và Bồ-tát thừa (菩薩乘).
14 Nguyên tác: Bích-chi Phật (辟支佛, Paccekabuddha). Xem chú thích 23, phẩm Tựa, tr. 9.
15 Nguyên tác: Minh Hạnh Thành Vi (明行成為).
16 Nguyên tác: Đạo Pháp Ngự (道法御).
17 Nguyên tác: Chúng Hựu (眾祐).
18 Tá khuyến chúng sự (佐勸眾事).
19 Nguyên tác: Âm mã tàng (陰馬藏), một trong 32 tướng tốt của đức Phật. Theo PQĐTĐ, tướng này còn được gọi là mã âm tàng (馬陰藏), âm tàng tướng (陰藏相), mã vương ẩn tàng tướng (馬王隱藏相), thế phong tàng mật tướng (勢峰藏密相), nghĩa là nam căn ẩn kín không lộ ra ngoài.
20 Nguyên tác: Bích-chi Phật (辟支佛). Xem chú thích 58, trang 689.
21 Đoạn kinh này khá đặc dị, vì có nhiều điểm tương đồng về nội dung so với tác phẩm Bṛihadāraṇyaka Upaniṣhad (4.2) của Ấn giáo.
22 Nguyên tác: Thích-ca-văn (釋迦文) được phiên âm từ Sākyamuni (Thích-ca Mâu-ni, 釋迦牟尼).
23 Ma-nạp (摩納): Thanh niên, thiếu niên Bà-la-môn. A-ma-trú kinh 阿摩晝經 (T.01. 0001.020. 0082a16) ghi là ma-nạp (摩納); Tỳ-bà-lăng-kỳ kinh 鞞婆陵耆經 (T.01. 0026.63. 0499a29) ghi là ma-nạp (摩納); A-lan-na kinh 阿蘭那經 (T.01. 0026.160. 0682c24) ghi là ma-nạp-ma (摩納磨); Tạp. 雜 (T.02. 0099.88. 0022b21) ghi là niên thiếu Bà-la-môn (年少婆羅門).
24 Nhận (刃): Đơn vị đo chiều dài của Ấn Độ thuở xưa.
25 Cam lộ (甘露).
26 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.43.3. 0758c12). Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.1174. 0314c07); S. 35.241 - IV. 179.
27 Phi nhân (非★). Theo Phật học đại từ điển (佛學大辭典), “phi nhân” là gọi chung cho 8 bộ chúng như trời, rồng, dạ-xoa...
28 Nguyên tác: Chánh trị (正治).
29 Nguyên tác: Chánh phương tiện (正方便).
30 Bản Tống, Nguyên, Minh đều ghi là “thân tà” (身邪), cách viết khác của tát-ca-da kiến, hữu thân kiến, thân kiến, ngã kiến (薩迦耶見, 有身見, 身見, 我見), chỉ cho sự chấp ngã. Xem thêm Kinh ba kiết sử, số 9, phẩm 24, tr. 318; Tăng. 增 (T.02. 0125.24.9. 0630a25-27): Thế nào gọi là bờ bên này? Thế nào gọi là bờ bên kia? Bờ này là chỉ cho sự chấp ngã. Bờ bên kia chỉ cho chấp ngã bị diệt trừ (云何此岸?云何彼岸? 所謂此岸者身邪是, 彼岸者所謂身邪滅是). Kinh khổ hạnh của Thế Tôn, số 8, phẩm 31, tr. 454 trong tập này; Tăng. 增 (T.02. 0125.31.8. 0670c02) cũng ghi nhận như vậy.
31 Dục ái (欲愛, kāmataṇhā), theo S. 45.170 - V. 57, là một trong 3 ái, gồm dục ái (欲愛, kāmataṇhā), hữu ái (有愛, bhavataṇhā) và phi hữu ái (非有愛, vibhavataṇhā).
32 Bản Tống, Nguyên, Minh bổ sung “trung cập chư thiên trung” (中及諸天中).
33 Nguyên tác: Tà trị (邪治).
34 Nguyên tác: Tà phương tiện (邪方便).
35 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.43.4. 0759a29). Tham chiếu: M. 29, Mahāsāropama Sutta (Ðại kinh ví dụ lõi cây); M. 30, Cūḷasāropama Sutta (Tiểu kinh ví dụ lõi cây).
36 Nguyên tác: Đề-bà-đạt-đâu (提婆達兜, Devadatta), thường gọi là Đề-bà-đạt-đa (提婆達多).
37 Nguyên tác: Cầu bảo bất đắc (求寶不得).
38 Cửu tất hoạch đẳng kiến (久畢獲等見). Đẳng kiến (等見) tức chánh kiến (正見, sammādiṭṭhi).
39 Tựa đề đức Phật dạy trong nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.43.5. 0759c29). Tham chiếu: A-lê-tra kinh 阿梨吒經 (T.01. 0026.200. 0763b01); M. 2, Sabbāsava Sutta (Kinh tất cả các lậu hoặc).
40 Theo bản Tống, Nguyên, Minh.
41 Tăng giảm chi tâm (增減之心). Tương đương Pāli: udayabbaya (興衰), chỉ cho sự hưng suy, thăng trầm, ở đây mang nghĩa là dao động. Tham chiếu: M. 62: seyyathāpi, rāhula, pathaviyā sucimpi nikkhipanti, asucimpi nikkhipanti, gūthagatampi nikkhipanti, muttagatampi nikkhipanti, kheḷagatampi nikkhipanti, pubbagatampi nikkhipanti, lohitagatampi nikkhipanti, na ca tena pathavī aṭṭīyati vā harāyati vā jigucchati vā; evameva kho tvaṃ, rāhula, pathavīsamaṃ bhāvanaṃ bhāvehi (Này Rāhula, ví như trên đất người ta quăng đồ tịnh, quăng đồ không tịnh, quăng phân uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và quăng máu; tuy vậy, đất không lo âu, không dao động, hay không nhàm chán; cũng vậy, này Rāhula, hãy tu tập như đất), HT. Thích Minh Châu dịch.
42 Nguyên tác: Hộ (護).
43 Nguyên tác: 行善之法猶可捨之, 何況惡法而可翫習. Tham chiếu A-lê-tra kinh 阿梨吒經 (T.01. 0026. 200. 0764c13): Như các thầy biết Ta thường nói pháp ví dụ về chiếc bè. Với pháp chân thật còn phải xả bỏ, huống là phi pháp? (若汝等知我長夜說栰喻法者, 當以捨是法, 況非法耶).
44 Lời dạy này giống như ý kinh Tạp. 雜 (T.02. 0099.564. 0148b12): Nương vào mạn để đoạn trừ mạn (依慢斷慢). Thân này được nuôi dưỡng và tác thành từ nhiều yếu tố và các loại mạn. Muốn hành đạo thì phải nương thân này, tức là phải nương các loại mạn. Khi đã giải thoát thân này cũng tức là giải thoát các loại mạn. Lời dạy của ngài A-nan trong A. II. 144 cũng bổ trợ cho ý kinh này: “Này chị, thân này do kiêu mạn được tác thành, y cứ vào kiêu mạn; kiêu mạn cần phải đoạn tận” HT. Thích Minh Châu dịch. Phần cuối bài kinh giải thích rõ hơn về ý này.
45 Nguyên tác: Thọ vương (樹王).
46 Bản Hán, hết quyển 38.
47 Nguyên tác: Đạo thọ (道樹).
48 Nguyên tác: Tam-muội (三昧).
49 Nguyên tác: Hộ tam-muội (護三昧).
50 Nguyên tác: Chánh phương tiện (正方便).
51 Nguyên tác: Thế Tôn (世尊). Theo ngữ cảnh, lúc này Ngài vẫn chưa thành Phật nên hiểu là ở giai vị Bồ-tát.
52 Bản Tống, Nguyên, Minh ghi: Duyên nhất giác dụ kinh (緣一覺喻經). Theo Nhất thiết kinh âm nghĩa 一切經音義 (T.54. 2128.10. 0364b15), Duyên nhất giác (緣一覺) là cách dịch âm không đúng từ nguyên ngữ Paccekabuddha. PED đã định nghĩa Paccekabuddha là bậc tự mình giác ngộ. Do vậy, Duyên nhất giác (緣一覺) chính là Duyên giác hoặc Độc giác. Thế nhưng, căn cứ vào ngữ cảnh kinh văn, căn cứ vào cứ liệu lịch sử thì Duyên nhất giác dụ kinh (緣一覺喻經) gần với nghĩa Ví dụ duyên khởi kinh.
53 Nguyên tác: Bích-chi Phật (辟支佛).
54 Nguyên tác: Cam lộ (甘露).
55 Nguyên tác: Vô vi (無為).
56 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.43.6. 0761b14). Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.1248. 0342a22); M. 34, Cūlagopālaka Sutta (Tiểu kinh người chăn bò).
57 Nguyên tác: Ngũ hạ kiết (五下結, pañca orambhāgiya saṃyojana), gồm tham dục (貪欲, kāmarāga), sân khuể (瞋恚, vyāpāda), thân kiến (身見, sakkāyadiṭṭhi), giới cấm thủ (戒禁取, sīlabbataparāmāsa), nghi (疑, vicikicchā).
58 Nguyên tác: Trì tín (持信). Tạp. 雜(T.02. 0099.61. 0016a06) ghi: Tùy tín hành (隨信行, Saddhānusārī).
59 Nguyên tác: Phụng pháp (奉法). Tạp. 雜 (T.02. 0099.61. 0016a09) ghi: Tùy pháp hành (隨法行, Dhammānusārī).
60 Chỉ cho năm hạng đệ tử nêu trên.
61 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.43.7. 0762a07). Tham chiếu: Sa-môn quả kinh 沙門果經 (T.01. 0001.27. 0107a20); Tạp. 雜 (T.02. 0099.154. 0043c21); Tạp. 雜 (T.02. 0099.163.0044c12); D. 2, Sāmaññaphala Sutta (Kinh Sa-môn quả).
62 Kỳ-bà-già (耆婆伽, Jīvaka) còn gọi là Kỳ-bà (耆婆) hoặc Kỳ-vực (耆域), là vị danh y thời Phật còn tại thế.
63 Thọ tuế (受歲) còn gọi là ngày tự tứ, ngày mãn 3 tháng an cư tu học của chúng Tăng, được thêm một tuổi hạ, nên gọi là thọ tuế.
64 Bất-lan Ca-Diếp (不蘭迦葉, Pūraṇa Kassapa).
65 A-di-chuyên (阿夷耑, Ajita Kesakambala).
66 Cù-da-lâu (瞿耶樓, Makkhali Gosāla).
67 Bỉ-hưu Ca-chiên (彼休迦旃, Pakudha Kaccāyana).
68 Tiên-tất Lô-trì (先畢盧持, Sañjaya Belaṭṭhiputta).
69 Ni-kiền tử (尼揵子, Nigaṇṭha Nātaputta).
70 Ma-kiệt ngư (摩竭魚, Makara), một con quái vật biển, là linh vật thần thoại trong các tranh tượng Hindu giáo, phát sanh từ loại cá heo sông Hằng nhưng hình tướng phổ biến có nhiều đặc điểm giống cá sấu. 71 Nguyên tác: Tăng giảm (增減). Tiếng Pāli tương đương: Udayabbaya (興衰), chỉ cho sự hưng suy, thăng trầm, ở đây mang nghĩa là dao động.
72 Nguyên tác: Diễm quang tam-muội (炎光三昧), cũng được viết là Diệm quang tam-muội (焰光三昧).
73 Nguyên tác: Giang tả (江左). Tham chiếu: D. 2, Sāmaññaphala Sutta (Kinh Sa-môn quả) để bổ chính.
74 Nguyên tác: Giang hữu (江右).
75 Điển tửu (典酒).
76 Trù tể (厨宰): Chưởng quản thiện thực chi tiểu lại (掌管膳食之小吏), nghĩa là người phụ trách bữa ăn.
77 Sơ Sa-môn quả (初沙門果): Quả vị đầu tiên trong bốn quả vị của hàng Thanh văn, tức quả vị Tu-đà- hoàn (須陀洹果, Sotāpannaphala) hay Dự lưu quả (預流果).
78 Tứ song bát bối (四雙八輩). Trì trai kinh 持齋經 (T.01. 0026.55. 0771c07) ghi là Tứ song nhân bát bối Thánh sĩ (四雙★八輩聖士), tức Tứ quả và Tứ quả hướng, gọi là 8 quả vị của bậc Thánh (四果與四果向者, 合為八種聖者之★).
79 Bát ái (八愛). Ái là chi thứ 8 trong 12 nhân duyên nên được viết như vậy.
80 Bát nạn (八難): (i) Địa ngục (地獄), (ii) Súc sanh (畜生), (iii) Ngạ quỷ (餓鬼), (iv) Trường Thọ thiên (長壽天), (v) Sanh tại biên địa (在邊地生), (vi) Sáu căn thiếu khuyết (六情不完具), (vii) Được gặp Phật pháp nhưng tâm tà kiến (彼眾生心識邪見), (viii) Không được gặp Phật pháp (如來不出現世). 81 Vô căn chi tín (無根之信). A-tỳ-đạt-ma Đại-tỳ-bà-sa luận 阿毘達磨大毘婆沙論 (T.27. 1545.103.0536b12) giải thích: Thành tựu niềm tin không phải nương vào kiến đạo, gọi là “vô căn tín.” (成就信不依見道故名無根).
82 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.43.8. 0764b13). Tham chiếu: A. 8.5 - IV. 156.
83 Nguyên tác: Hữu thế bát pháp tùy thế hồi chuyển (有世八法隨世迴轉). Đại thừa bổn sanh tâm địa quán kinh 大乘本生心地觀經 (T.03. 0159.2. 0300b14) gọi là “bát phong” (八風). Xem thêm Kinh ý nghĩa của mười pháp, số 6, phẩm 46, tr. 836 trong tập này; Tăng. 增 (T.02. 0125.46.8. 0779c10): Tám pháp thế gian, theo thế gian mà xoay chuyển. Là những pháp nào? Ðó là được, mất, nhục, vinh, khen, chê, khổ, vui. Đó là 8 pháp thế gian, theo thế gian mà xoay chuyển (所謂世間八法是隨世迴轉. 云何為八? 利, 衰, 毀, 譽, 稱, 譏, 苦, 樂, 是謂世間八法隨世迴轉); Thập tụng luật 十誦律 (T.23. 1435.50. 0367c27): Có 8 pháp xoay chuyển thế gian: Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc, đó là 8 pháp xoay chuyển thế gian (有八隨世法: 利, 衰, 毀, 譽, 稱, 譏,苦, 樂, 是名隨世八法).
84 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.43.9. 0764b20).
85 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.43.10. 0764c02).
86 Bản Hán, hết quyển 39.
87 Nguyên tác Nhiếp tụng: 馬血, 齋, 難陀; 提婆達, 船筏; 牧牛, 無根信; 世法, 善, 八★. Do đặt lại tựa đề nên Nhiếp tụng không trùng với tên kinh.
Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.
Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.