Viện Nghiên Cứu Phật Học

15. PHẨM MƯỜI NIỆM1

 

 

1.NIỆM PHẬT2


Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Hãy tu hành một pháp, truyền bá rộng rãi một pháp, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn,3 tự đến Niết-bàn.4 Một pháp đó là gì? Đó là niệm Phật. Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi pháp này, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các Tỳ-kheo! Hãy tu hành một pháp, truyền bá rộng rãi một pháp.

Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.

***

2.NIỆM PHÁP5


Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Một pháp đó là gì? Đó là niệm Pháp. Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi pháp này, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các Tỳ-kheo! Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp.

Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.

***

3.NIỆM TĂNG6


Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Một pháp đó là gì? Đó là niệm Tăng. Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi pháp này, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các Tỳ-kheo! Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp.

Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.

***

4.NIỆM GIỚI7


Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Một pháp đó là gì? Đó là niệm giới. Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi pháp này, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các Tỳ-kheo! Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp.

Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.

***

5.NIỆM THÍ8
 

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Một pháp đó là gì? Đó là niệm thí. Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi pháp này, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các Tỳ-kheo! Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp.

Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.

***

6.NIỆM THIÊN9


Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Một pháp đó là gì? Đó là niệm thiên. Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi pháp này, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các Tỳ-kheo! Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp.

Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.

***

7.NIỆM TỊCH LẶNG10


Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Một pháp đó là gì? Đó là niệm tịch lặng. Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi pháp này, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các Tỳ-kheo! Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp.

Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.

***

8.NIỆM HƠI THỞ11


Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Một pháp đó là gì? Đó là niệm hơi thở ra vào. Hãy khéo tu hành, truyền bá rộng rãi pháp này, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các Tỳ-kheo! Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp.

Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.

***

9.NIỆM THÂN VÔ THƯỜNG12


Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Một pháp đó là gì? Đó là niệm thân vô thường. Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi pháp này, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các Tỳ-kheo! Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp.

Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.

***

10.NIỆM SỰ CHẾT13


Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Một pháp đó là gì? Đó là niệm sự chết. Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi pháp này, các thầy sẽ thành tựu thần thông, dứt các loạn tưởng, đạt quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, này các Tỳ-kheo! Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp.

Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.

***

Kệ tóm tắt:14

Phật, Pháp, Thánh chúng niệm,
Giới, Thí cập Thiên niệm,
Hưu tức, An-ban niệm,   
Thân, Tử niệm tại hậu.15

***

Chú thích

1 Nguyên tác: Thập niệm phẩm 十念品 (T.02. 0125.2. 0552c08). Tham chiếu: A. 1.485/494 - I. 39.
2 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.2.1. 0552c09).
3 Sa-môn quả (沙門果). Theo DĀ. 9, bốn Thánh quả Sa-môn là Tu-đà-hoàn quả (須陀洹果, Sotāpannaphala), Tư-đà-hàm quả (斯陀含, Sakadāgāmiphala), A-na-hàm quả (阿那含果, Anāgāmiphala), A-la-hán quả (阿羅漢果, Arahattaphala).
4 Niết-bàn (涅槃). SĀ. 490 định nghĩa: Niết-bàn nghĩa là tham dục đã đoạn sạch vĩnh viễn, sân hận đã đoạn sạch vĩnh viễn, ngu si đã đoạn sạch vĩnh viễn, hết thảy mọi phiền não đã đoạn sạch vĩnh viễn, đó gọi là Niết-bàn (涅槃者, 貪欲永盡, 瞋恚永盡永盡, 一切諸煩惱永盡, 是名涅槃).
5 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.2.2. 0552c17).
6 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.2.3. 0552c25).
7 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.2.4. 0553a04).
8 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.2.5. 0553a12).
9 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.2.6. 0553a20).
10 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.2.7. 0553a28).
11 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.2.8. 0553b07).
12 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.2.9. 0553b15).
13 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.2.10. 0553b23).
14 Nguyên tác Nhiếp tụng: 佛, 法, 聖眾念; 戒, 施及天念; 休息, 安般念; 身, 死念在後. Do đặt lại tựa đề nên Nhiếp tụng không trùng với tên kinh.
15 Bản Hán, hết quyển 1.

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.