Tam tạng Thánh điển PGVN 23 » Kinh Tam tạng Thượng tọa bộ 07 »
Dịch tiếng Việt: TRUNG TÂM DỊCH THUẬT TRÍ TỊNH
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn dạy các Tỳ-kheo:
– Có một lối vào đạo3 làm thanh tịnh các hành của chúng sanh, diệt trừ buồn lo, không còn phiền não, được trí tuệ lớn, chứng đắc Niết-bàn. Ðó là phải diệt trừ năm sự ngăn che4 và tu tập bốn niệm xứ.5
Một lối vào là gì? Đó là tâm chuyên nhất. Thế nào là đạo? Đó là tám đạo phẩm của Hiền thánh, gồm chánh kiến, chánh tư duy,6 chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn,7 chánh ngữ, chánh niệm và chánh định. Ðó gọi là đạo. Ðó gọi là một lối vào đạo.
Thế nào là diệt trừ năm sự ngăn che? Nghĩa là phải diệt trừ sự ngăn che của tham dục, sân hận, trạo cử, thụy miên và nghi ngờ. Ðó gọi là diệt trừ năm sự ngăn che.
Thế nào là tu tập8 bốn niệm xứ? Ở đây, vị Tỳ-kheo quán thân nơi9 nội thân,10 diệt trừ niệm ác, không có buồn lo; quán thân nơi ngoại thân,11 diệt trừ niệm ác, không có buồn lo; quán thân nơi nội, ngoại thân,12 diệt trừ niệm ác, không có buồn lo. Kế đến, quán thọ nơi nội thọ,13 quán thọ nơi ngoại thọ,14 quán thọ nơi nội, ngoại thọ15 để tự an trú.16 Tiếp đó, quán tâm nơi nội tâm,17 quán tâm nơi ngoại tâm,18 quán tâm nơi nội, ngoại tâm19 để tự an trú. Cuối cùng quán pháp nơi nội pháp,20 quán pháp nơi ngoại pháp,21 quán pháp nơi nội, ngoại pháp22 để tự an trú.
Thế nào là Tỳ-kheo quán thân nơi thân23 để tự an trú? Ở đây Tỳ-kheo quán thân này tùy theo tính chất và sở hành của nó, quán từ trên đầu xuống đến chân, từ dưới chân lên đến đầu; quán bên trong thân này tất cả đều nhơ uế, không có gì đáng tham đắm.
Lại quán thân này có các thứ lông, tóc, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, não, mỡ cao, ruột, bao tử, tim, gan, tỳ, thận, đều phải quán biết rõ ràng; nào là phẩn, tiểu, sanh tạng, thục tạng, nước mắt, đờm dãi, huyết mạch, mỡ, mật, đều nên quán biết, không có gì đáng tham đắm. Như vậy, này các Tỳ-kheo, luôn phải quán thân để tự an trú, diệt trừ niệm ác, không có buồn lo.
Lại nữa Tỳ-kheo, hãy tường tận quán sát thân này có yếu tố đất chăng? Có yếu tố nước, lửa, gió chăng? Như vậy, Tỳ-kheo quán sát thân này.
Lại nữa Tỳ-kheo, hãy quán sát thân này, phân biệt các chủng loại, thân này có bốn yếu tố. Giống như người đồ tể khéo giết mổ bò, hoặc học trò của người này mổ xẻ con bò ra từng phần để tự thấy rõ đây là chân, đây là tim, đây là đốt xương, đây là đầu. Cũng vậy, Tỳ-kheo kia phân biệt các chủng loại này để tự quán sát thân này có yếu tố đất, nước, lửa, gió. Như vậy, Tỳ-kheo quán thân để tự an trú.
[0568b01] Lại nữa Tỳ-kheo, hãy quán thân này có các lỗ thường tiết ra những chất nhơ bẩn. Giống như người nọ quán sát vườn trúc hay quán sát bụi lau, cũng vậy, Tỳ-kheo quán thân này có các lỗ thường tiết ra những chất nhơ bẩn.
Lại nữa Tỳ-kheo, hãy quán tử thi chết đã một ngày, hoặc chết đã hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, sáu ngày, bảy ngày; thân thể sình trướng, hôi thối dơ bẩn. Tỳ-kheo lại quán thân mình và tử thi kia không khác nhau, thân ta rồi cũng không tránh khỏi nạn này.
Hoặc Tỳ-kheo quán tử thi đã bị loài quạ, chim thước, diều hâu đến ăn thịt; hoặc bị cọp, sói, chó hoang, các loài trùng thú đến ăn thịt. Tỳ-kheo lại tự quán thân mình và tử thi kia không khác, thân ta rồi cũng không tránh khỏi nạn này. Đó gọi là Tỳ-kheo quán thân để tự an trú.
Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi đã bị ăn thịt hết phân nửa, rơi vãi trên đất, hôi thối dơ bẩn. Tỳ-kheo lại tự quán thân mình và tử thi kia không khác, thân ta rồi cũng không tránh khỏi nạn này.
Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi đã bị ăn hết thịt, chỉ còn bộ xương bê bết máu. Tỳ-kheo lại quán thân này của ta với thân tử thi kia cũng không khác biệt. Như vậy, Tỳ-kheo quán sát thân này.
Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi có những sợi gân ràng rịt như buộc củi. Tỳ- kheo lại quán tự thân và tử thi kia không khác. Như vậy, Tỳ-kheo quán sát thân này.
Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi từng đốt xương rời rạc vương vãi khắp nơi; nào là xương tay, xương chân, mỗi thứ rơi một nơi; nào là xương đùi, xương hông, xương cùng, xương cánh tay; nào là xương vai, xương sườn, xương sống, xương cổ, xương sọ. Lại quán thân này của ta cũng như thế kia, sẽ không tránh khỏi quy luật này, thân ta rồi cũng sẽ hư hoại. Như vậy, Tỳ-kheo quán thân để tự an trú.
Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi còn xương màu trắng, như màu ngọc trắng. Tỳ-kheo lại tự quán thân mình và tử thi kia không khác, ta rồi cũng không tránh khỏi lẽ thật này. Đó gọi là Tỳ-kheo tự quán thân.
Lại nữa, Tỳ-kheo hoặc quán tưởng tử thi còn bộ xương màu xanh bầm, không có gì đáng tham đắm; hoặc xương đồng màu với tro đất, không thể phân biệt. Như vậy, Tỳ-kheo tự quán thân để trừ niệm ác, không có buồn lo, thân này vô thường, sẽ bị phân tán. Cũng vậy, Tỳ-kheo quán thân nơi nội thân; quán thân nơi ngoại thân; quán thân nơi nội, ngoại thân, thấy rõ thân này không gì thật có.
Thế nào là Tỳ-kheo quán thọ nơi nội thọ? Nghĩa là Tỳ-kheo khi có cảm thọ lạc, liền tự nhận biết rõ ta đang cảm thọ lạc; khi có cảm thọ khổ, liền tự biết rõ ta đang cảm thọ khổ; khi có cảm thọ không khổ không lạc, tự biết rõ rằng ta đang cảm thọ không khổ không lạc.
Hoặc khi có cảm thọ lạc bởi vật dục, liền tự biết rõ ta đang cảm thọ lạc bởi vật dục; hoặc khi có cảm thọ khổ bởi vật dục, liền tự biết rõ ta đang cảm thọ khổ bởi vật dục; hoặc khi có cảm thọ không khổ không lạc bởi vật dục, liền tự biết rõ ta đang cảm thọ không khổ không lạc bởi vật dục.
Hoặc khi có cảm thọ lạc phi vật dục, liền tự biết rõ ta đang cảm thọ lạc phi vật dục; hoặc có cảm thọ khổ phi vật dục, liền tự biết rõ ta đang cảm thọ khổ phi vật dục; hoặc khi có cảm thọ không khổ không lạc phi vật dục, liền tự biết rõ ta đang cảm thọ không khổ không lạc phi vật dục. Như vậy, Tỳ-kheo quán thọ nơi nội thọ.
[0568c09] Lại nữa, hoặc lúc Tỳ-kheo có cảm thọ lạc, bấy giờ không có cảm thọ khổ, lúc đó tự biết rõ ta đang cảm thọ lạc. Hoặc lúc có cảm thọ khổ, bấy giờ không có cảm thọ lạc, liền tự biết rõ ta đang cảm thọ khổ. Hoặc lúc có cảm thọ không khổ không lạc, bấy giờ không khổ không lạc, lúc đó tự biết rõ ta đang cảm thọ không khổ không lạc. Vị đó quán pháp tập khởi nơi các thọ để tự an trú, cũng quán pháp diệt tận, lại quán pháp tập khởi và diệt tận nơi các thọ để tự an trú. Hoặc lại có cảm thọ xuất hiện ở trước, có thể biết rõ, có thể nhận thấy; vị ấy tư duy nguồn gốc của nó, không nương tựa vào gì cả mà tự an trú, không khởi niệm tưởng về thế gian, cũng không kinh sợ đối diện với những cảm thọ ấy. Nhờ không kinh sợ mà đạt đến Niết-bàn, vị ấy như thật biết rằng: “Sanh tử đã chấm dứt, Phạm hạnh đã thành tựu, việc cần làm đã xong, không còn tái sanh nữa.” Như vậy, Tỳ-kheo quán thọ nơi nội thọ, trừ bỏ loạn niệm, không có buồn lo; quán thọ nơi ngoại thọ; quán thọ nơi nội, ngoại thọ, trừ bỏ loạn niệm, không có buồn lo. Như thế, Tỳ-kheo quán thọ nơi nội, ngoại thọ.
Thế nào là quán tâm nơi tâm24 để tự an trú? Nghĩa là Tỳ-kheo có tâm ái dục, liền tự nhận biết có tâm ái dục; không có tâm ái dục cũng tự nhận biết không có tâm ái dục. Có tâm sân hận, liền tự nhận biết có tâm sân hận; không có tâm sân hận, cũng tự nhận biết không có tâm sân hận. Hoặc có tâm ngu si, liền tự nhận biết có tâm ngu si; không có tâm ngu si, liền tự nhận biết không có tâm ngu si. Nếu có tâm thương nhớ, liền tự nhận biết có tâm thương nhớ; không có tâm thương nhớ, cũng tự nhận biết không có tâm thương nhớ. Có tâm thọ nhập,25 liền tự nhận biết có tâm thọ nhập; không có tâm thọ nhập, cũng tự nhận biết không có tâm thọ nhập. Nếu có tâm loạn niệm, liền tự nhận biết có tâm loạn niệm; không có tâm loạn niệm, cũng tự nhận biết không có tâm loạn niệm. Có tâm phóng dật,26 liền tự nhận biết có tâm phóng dật; không có tâm phóng dật, liền tự nhận biết không có tâm phóng dật. Có tâm rộng khắp,27 liền tự nhận biết có tâm rộng khắp; không có tâm rộng khắp, cũng tự nhận biết không có tâm rộng khắp. Có tâm vô thượng,28 liền tự nhận biết có tâm vô thượng; không có tâm vô thượng, cũng tự nhận biết không có tâm vô thượng. Có tâm vô lượng, liền tự nhận biết có tâm vô lượng; không có tâm vô lượng, cũng tự nhận biết không có tâm vô lượng. Có tâm định tĩnh,29 liền tự nhận biết có tâm định tĩnh; không có tâm định tĩnh, cũng tự nhận biết không có tâm định tĩnh. Tâm chưa giải thoát, liền tự nhận biết tâm chưa giải thoát; tâm đã giải thoát, cũng tự nhận biết tâm đã giải thoát. Như vậy, Tỳ-kheo quán sát tâm nơi tâm niệm xứ.30
Vị đó quán pháp tập khởi, quán pháp diệt tận, đồng thời quán pháp tập khởi và diệt tận; tu tập quán pháp để tự an trú, có thể biết rõ, có thể nhận thấy, có thể tư duy, không thể tư duy; vị ấy không nương tựa vào gì cả mà tự mình an trú, không khởi niệm tưởng thế gian. Đã không khởi tưởng thì không sợ hãi, đã không sợ hãi liền được vô dư, đã được vô dư liền đạt Niết-bàn. Vị ấy như thật biết rằng: “Sanh tử đã chấm dứt, Phạm hạnh đã thành tựu, việc cần làm đã xong, không còn tái sanh nữa.” Như vậy, Tỳ-kheo tu tập quán tâm nơi nội tâm niệm xứ,31 diệt trừ loạn tưởng, không có buồn lo; quán tâm nơi ngoại tâm;32 quán tâm nơi nội, ngoại tâm niệm xứ,33 trừ bỏ loạn niệm, không có buồn lo. Như vậy, Tỳ-kheo tu tập quán tâm nơi tâm niệm xứ.
Thế nào là Tỳ-kheo quán niệm xứ34 pháp nơi pháp? Nghĩa là Tỳ-kheo tu niệm giác chi,35 nương vào quán tưởng, nương vào vô dục, nương vào diệt tận, trừ bỏ các pháp xấu ác; tu trạch pháp giác chi,36 tu tinh tấn giác chi, tu hỷ giác chi,37 tu khinh an giác chi,38 tu định giác chi,39 tu xả giác chi,40 nương vào quán tưởng, nương vào vô dục, nương vào diệt tận, trừ bỏ các pháp xấu ác.41 Như vậy, Tỳ-kheo quán niệm xứ pháp nơi pháp.
Lại nữa, Tỳ-kheo đã thoát khỏi ái dục, trừ bỏ các pháp xấu, bất thiện, có giác có quán,42 có hỷ và lạc do viễn ly sanh,43 chứng nhập và an trú Thiền thứ nhất. Như vậy, Tỳ-kheo quán niệm xứ pháp nơi pháp.
Lại nữa, Tỳ-kheo xả giác, xả quán, tâm sanh hoan hỷ, ý niệm chuyên nhất, không còn giác và quán, có hỷ có lạc do định sanh,44 chứng nhập và an trú Thiền thứ hai. Như vậy, Tỳ-kheo quán niệm xứ pháp nơi pháp.
Lại nữa, Tỳ-kheo ly hỷ, trú xả, luôn tự biết rõ thân trụ tịch tĩnh, điều mà các bậc Hiền thánh mong cầu, xả niệm thanh tịnh, chứng nhập và an trú Thiền thứ ba. Như vậy, Tỳ-kheo quán niệm xứ pháp nơi pháp.
Lại nữa, Tỳ-kheo xả lạc, xả khổ, không còn buồn vui, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh, an trú Thiền thứ tư. Như vậy, Tỳ-kheo quán niệm xứ pháp nơi pháp.
Vị đó quán45 pháp tập khởi, quán pháp diệt tận, đồng thời quán pháp tập khởi và diệt tận để tự an trú, liền được pháp niệm xứ ở ngay hiện tiền, có thể nhận biết, có thể thấy rõ; vị ấy diệt trừ loạn tưởng, không nương tựa gì cả, không khởi tưởng thế gian. Đã không khởi tưởng liền không sợ hãi, đã không sợ hãi liền như thật biết rằng: “Sanh tử đã chấm dứt, Phạm hạnh đã thành tựu, việc cần làm đã xong, không còn tái sanh nữa.”
Này các Tỳ-kheo, nương theo một lối vào đạo, giúp chúng sanh được thanh tịnh, xa lìa sầu lo, không còn niệm tưởng buồn vui, đạt được trí tuệ, chứng ngộ Niết-bàn. Đó chính là diệt trừ năm sự ngăn che và tu tập bốn niệm xứ vậy.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Trong đời này, Như Lai không thấy một pháp nào nhanh chóng đưa đến hoại diệt như là việc ganh ghét, đố kỵ người đồng Phạm hạnh.47 Thế nên, này các Tỳ-kheo! Phải tu tập từ bi và nhẫn nhục, thân hành từ, miệng hành từ, ý hành từ.
Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Nếu có một người mà khi xuất hiện ở thế gian thì tôn quý bậc nhất, cao cả bậc nhất, vượt trên chư thiên, loài người, chúng ma, Thiên ma, Sa-môn, Bà-la- môn, không ai sánh bằng, đó là bậc phước điền đứng đầu, đáng thừa sự, đáng tôn kính. Người ấy là ai? Đó là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác. Đó gọi là một người mà khi xuất hiện ở thế gian thì tôn quý bậc nhất, cao cả bậc nhất, không ai sánh bằng, vượt hơn chư thiên, loài người, a-tu-la, chúng ma, Thiên ma, Sa-môn, Bà-la-môn, đó là bậc phước điền đứng đầu, đáng cúng dường, đáng tôn kính. Cho nên, này các Tỳ-kheo! Phải nên tôn kính thừa sự Như Lai.
Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Người nào chăm sóc người bệnh, tức là đã chăm sóc Như Lai. Người nào thăm hỏi người bệnh, tức là đã thăm hỏi Như Lai. Vì sao như vậy? Vì Như Lai luôn muốn đích thân chăm sóc người bệnh tật.
Này các Tỳ-kheo, Như Lai không thấy một người nào mà khi bố thí cho vị ấy thì sự bố thí này tối thượng, vượt hơn cả bố thí cho chư thiên, thế gian, Sa- môn, Bà-la-môn. Hành thí như đây mới đích thật là thí, được quả báo lớn, được công đức lớn, tiếng tốt vang khắp, được pháp vị giải thoát. Đó chính là bố thí cúng dường đến Như Lai, bậc Chí Chân, Đẳng Chánh Giác. Nên biết, trong các bố thí, đây là bố thí tối thượng hơn cả. Hành thí như đây mới đích thật là thí, được quả báo lớn, được công đức lớn. Nay Như Lai vì nhân duyên này mà nói rằng: “Chăm sóc người bệnh thì không khác gì như được chăm sóc Như Lai. Việc đó sẽ đem lại phước lợi lâu dài và to lớn cho các thầy.”
Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Nếu người nào khen ngợi vị tu hạnh A-lan-nhã51 tức là đã khen ngợi Như Lai. Vì sao vậy? Vì Như Lai nay thường tự khen ngợi hạnh A-lan-nhã. Người nào chê bai hạnh A-lan-nhã tức là đã chê bai Như Lai.
Người nào khen ngợi vị tu hạnh khất thực52 tức là đã khen ngợi Như Lai. Vì sao vậy? Vì Như Lai luôn khen ngợi người hành hạnh khất thực. Người nào chê bai hạnh khất thực nghĩa là đã chê bai Như Lai.
Người nào khen ngợi vị tu hạnh độc cư thiền định53 tức là đã khen ngợi Như Lai. Vì sao vậy? Vì Như Lai thường khen ngợi người hành độc cư thiền định. Ai chê bai người tu hạnh độc cư thiền định nghĩa là đã chê bai Như Lai.
Người nào khen ngợi vị tu hạnh ngồi một lần ăn một bữa54 tức là đã khen ngợi Như Lai. Vì sao vậy? Vì Như Lai thường khen ngợi người ngồi một lần ăn một bữa. Ai chê bai người này tức là đã chê bai Như Lai.
Người nào khen ngợi người tu hạnh ngồi bên gốc cây55 tức là đã khen ngợi Như Lai. Vì sao vậy? Vì Như Lai thường khen ngợi người tu hạnh ngồi bên gốc cây. Nếu ai chê bai người ngồi bên gốc cây nghĩa là đã chê bai Như Lai.
Ai khen ngợi người tu hạnh ngồi nơi đất trống56 tức là đã khen ngợi Như Lai. Vì sao vậy? Vì Như Lai thường khen ngợi người tu hạnh ngồi nơi đất trống. Ai chê bai người ngồi nơi đất trống nghĩa là đã chê bai Như Lai.
Ai khen ngợi người tu hạnh ở chốn núi rừng yên tĩnh là đã khen ngợi Như Lai. Vì sao vậy? Vì Như Lai thường khen ngợi người ở chốn núi rừng yên tĩnh. Ai chê bai người ở chốn núi rừng yên tĩnh nghĩa là đã chê bai Như Lai.
Ai khen ngợi người tu hạnh khoác y năm mảnh57 tức là đã khen ngợi Như Lai. Vì sao vậy? Vì Như Lai thường khen ngợi người khoác y năm mảnh. Ai chê bai người khoác y năm mảnh tức là đã chê bai Như Lai.
Ai khen ngợi người tu hạnh trì ba y58 tức là đã khen ngợi Như Lai. Vì sao vậy? Vì Như Lai thường khen ngợi người trì ba y. Ai chê bai người trì ba y tức là đã chê bai Như Lai.
Ai khen ngợi người tu hạnh sống nơi bãi tha ma59 tức là đã khen ngợi Như Lai. Vì sao vậy? Vì Như Lai luôn khen ngợi người sống nơi bãi tha ma. Ai chê bai người sống nơi bãi tha ma tức là đã chê bai Như Lai.
Ai khen ngợi người tu hạnh ăn đúng lượng một bát60 tức là đã khen ngợi Như Lai. Vì sao vậy? Vì Như Lai thường khen ngợi người ăn đúng lượng một bát. Ai chê bai người ăn đúng lượng một bát tức là đã chê bai Như Lai.
Ai khen ngợi người tu hạnh ăn một bữa ngọ tức là đã khen ngợi Như Lai. Vì sao vậy? Vì Như Lai thường khen ngợi người ăn một bữa ngọ. Ai chê bai người ăn một bữa ngọ tức là chê bai Như Lai.
Ai khen ngợi người tu các hạnh Đầu-đà61 tức là đã khen ngợi Như Lai. Vì sao vậy? Vì Như Lai thường khen ngợi người tu các hạnh Đầu-đà. Ai chê bai người tu các hạnh Đầu-đà tức là đã chê bai Như Lai.
Nay Như Lai dạy các Tỳ-kheo hãy học theo hạnh tu của Ðại Ca-diếp, không để sót mất. Vì sao vậy? Vì Tỳ-kheo Đại Ca-diếp có đầy đủ các hạnh này. Thế nên, này các Tỳ-kheo! Việc tu học của các thầy phải giống như Ðại Ca-diếp.
Như vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật cùng với đại chúng năm trăm vị Tỳ-kheo ngụ tại Trúc Lâm, vườn Ca-lan-đà, thuộc thành La-duyệt.
Bấy giờ, Tôn giả Đại Ca-diếp sống ở a-lan-nhã, đến giờ thì đi khất thực, không phân biệt giàu nghèo, chỉ ngồi một chỗ trong khi ăn, không thích dời đổi. Tôn giả thường ngồi bên gốc cây, hoặc chỗ đất trống, hoặc nơi yên vắng; khoác y năm mảnh, hoặc trì ba y; hoặc ở bãi tha ma; hoặc ăn đúng lượng một bát, hoặc ăn đúng ngọ. Ngài ấy tu hạnh Đầu-đà dù tuổi cao già cả.
Bấy giờ, sau khi thọ thực xong, Tôn giả Đại Ca-diếp liền đến bên gốc cây thiền định. Thiền định xong, Tôn giả từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa sang y phục, đến chỗ Thế Tôn. Lúc ấy, Thế Tôn từ xa nhìn thấy Tôn giả Đại Ca-diếp đến, liền nói:
– Lành thay, Đại Ca-diếp!
Tôn giả Đại Ca-diếp đến chỗ Thế Tôn đảnh lễ sát chân rồi ngồi qua một bên. Thế Tôn bảo:
– Này Đại Ca-diếp! Nay thầy cũng đã già rồi, thân sức yếu, hãy thôi hành pháp khất thực và các hạnh Đầu-đà. Thầy cũng nên nhận lời mời thỉnh từ các gia chủ và nhận cúng dường y mới.
Tôn giả Đại Ca-diếp thưa: – Này Đại Ca-diếp! Nay thầy cũng đã già rồi, thân sức yếu, hãy thôi hành pháp khất thực và các hạnh Đầu-đà. Thầy cũng nên nhận lời mời thỉnh từ các gia chủ và nhận cúng dường y mới.
– Nay con không dám thuận theo lời dạy của Như Lai. Vì sao vậy? Vì nếu Như Lai không thành tựu đạo Vô thượng Chánh chân thì con sẽ thành bậc Độc giác. Nhưng bậc Độc giác ấy dốc lòng hành hạnh A-lan-nhã, đến giờ đi khất thực, không phân biệt giàu nghèo; ngồi một chỗ ăn một bữa, không thích dời đổi; thường ngồi bên gốc cây, hoặc chỗ đất trống, hoặc nơi yên vắng; luôn khoác y năm mảnh, hoặc trì ba y; hoặc ở bãi tha ma; hoặc ăn đúng lượng một bát, hoặc ăn đúng ngọ, hành hạnh Đầu-đà. Thật sự con nay không dám từ bỏ nếp sống cũ để tu học những hạnh khác.
Thế Tôn liền khen: – Này Đại Ca-diếp! Nay thầy cũng đã già rồi, thân sức yếu, hãy thôi hành pháp khất thực và các hạnh Đầu-đà. Thầy cũng nên nhận lời mời thỉnh từ các gia chủ và nhận cúng dường y mới.
– Lành thay, lành thay, Đại Ca-diếp! Thầy đã tạo nhiều điều lợi ích, độ người vô lượng, tất cả trời, người đều được độ thoát. Vì sao như vậy? Này Đại Ca-diếp, hạnh Đầu-đà còn ở thế gian thì giáo pháp của Như Lai cũng tồn tại lâu dài ở đó. Nếu giáo pháp tồn tại ở đời thì chúng sanh cõi trời sẽ tăng, chúng sanh nơi ba đường dữ liền giảm. Đồng thời, người thành tựu quả vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và Tam thừa63 đều còn nơi thế gian.
Này các Tỳ-kheo! Các thầy nên tu tập giống như Đại Ca-diếp tu tập. Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: – Này Đại Ca-diếp! Nay thầy cũng đã già rồi, thân sức yếu, hãy thôi hành pháp khất thực và các hạnh Đầu-đà. Thầy cũng nên nhận lời mời thỉnh từ các gia chủ và nhận cúng dường y mới.
– Tâm tham lợi dưỡng quá nặng sẽ khiến con người không đến được đạo Vô thượng Chánh chân. Vì sao như vậy? Này các Tỳ-kheo, Ðề-bà-đạt-đa65 mê muội kia thọ nhận năm trăm mâm thức ăn của Vương tử A-xà-thế66 cúng dường. Nếu Vương tử kia không dâng cúng thì kẻ mê muội Ðề-bà-đạt-đa sẽ không bao giờ tạo việc ác này. Vì Vương tử A-xà-thế ngày nào cũng đem năm trăm mâm thức ăn đến cúng dường nên Đề-bà-đạt-đa mới sanh khởi ác ngũ nghịch, khiến sau khi qua đời đọa vào đại địa ngục A-tỳ.67 Vì nguyên do này nên biết, tâm tham lợi dưỡng quá nặng, sẽ khiến con người không đến được đạo Vô thượng Chánh chân. Nếu tâm tham đắm lợi dưỡng chưa sanh thì chớ để sanh khởi, nếu đã sanh khởi thì hãy trừ diệt.
Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật cùng với đại chúng năm trăm vị Tỳ-kheo ngụ trong núi Kỳ-xà quật, thuộc thành La-duyệt.
Lúc bấy giờ, Đề-bà-đạt-đa loạn phá chúng Tăng, đả thương chân Như Lai, xúi giục Thái tử A-xà-thế sát hại vua cha, lại còn giết vị Tỳ-kheo-ni đã chứng đắc A-la-hán. Hơn nữa, ở giữa đại chúng, ông ta còn tuyên bố: “Nơi nào có điều ác? Cái ác từ đâu sanh ra? Ai làm điều ác này để rồi phải chịu quả báo đó?69 Ta đâu có làm điều ác này mà phải chịu quả báo đó?”
Bấy giờ, có các Tỳ-kheo vào thành La-duyệt khất thực, nghe nói kẻ mê muội Đề-bà-đạt-đa ở giữa đại chúng đã tuyên bố: “Nơi nào có điều ác? Cái ác từ đâu sanh ra? Ai làm điều ác này để rồi phải chịu quả báo đó?” Nên sau khi ăn xong, các Tỳ-kheo liền thu xếp y bát, vắt tọa cụ70 lên vai phải, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân Phật rồi ngồi qua một bên. Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch với Thế Tôn: – Này Đại Ca-diếp! Nay thầy cũng đã già rồi, thân sức yếu, hãy thôi hành pháp khất thực và các hạnh Đầu-đà. Thầy cũng nên nhận lời mời thỉnh từ các gia chủ và nhận cúng dường y mới.
– Đề-bà-đạt-đa u mê đã tuyên bố giữa đại chúng rằng: “Vì sao làm ác không bị tai ương, làm lành không được phước báu? Đó là vì không có quả báo thiện ác để lãnh chịu.”
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Này Đại Ca-diếp! Nay thầy cũng đã già rồi, thân sức yếu, hãy thôi hành pháp khất thực và các hạnh Đầu-đà. Thầy cũng nên nhận lời mời thỉnh từ các gia chủ và nhận cúng dường y mới.
– Có làm việc ác ắt phải lãnh tội. Nghiệp thiện, nghiệp ác đều có báo ứng cả. Nếu kẻ mê muội Đề-bà-đạt-đa kia biết có quả báo thiện ác thì sẽ hao gầy, buồn rầu, không vui, máu trào ra đầy mặt. Do kẻ mê muội Đề-bà-đạt-đa kia không biết có quả báo thiện ác, cho nên mới tuyên bố giữa đại chúng: “Không có quả báo thiện ác, làm ác không bị tai ương, làm lành không được phước báu.”
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:
Kẻ ngu mới tự cho
Làm ác không báo ứng,
Như Lai vốn biết rõ
Thiện ác đều báo ứng.
Thế nên, này các Tỳ-kheo! Hãy xa lìa việc ác, tạo phước không mệt mỏi. Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn dạy các Tỳ-kheo:
– Thọ nhận lợi dưỡng của thí chủ cúng dường thật sự rất nặng, không dễ chút nào, khiến con người không đến được cảnh giới vô vi. Vì sao như vậy? Vì quả báo của việc tham đắm lợi dưỡng sẽ cắt vào da người, cắt hết lớp da rồi qua lớp thịt, cắt hết lớp thịt rồi đến lớp xương, cắt hết lớp xương liền thấu đến tủy.
Thế nên, này các Tỳ-kheo! Hãy quán sát việc này để biết rõ thọ nhận lợi dưỡng vốn dĩ rất nặng. Nếu tâm tham đắm lợi dưỡng chưa sanh thì chớ để sanh khởi, nếu đã sanh khởi thì tìm cách trừ diệt.
Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Thọ nhận lợi dưỡng của thí chủ cúng dường quả thật không dễ, khiến cho con người không đến được cảnh giới vô vi. Vì sao như vậy? Vì nếu không tham lợi dưỡng thì Tỳ-kheo Sư-lợi-la kia không giết hại vô lượng chúng sanh như thế, khiến sau khi qua đời phải rơi vào địa ngục.
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:
Nhận quá nhiều lợi dưỡng,
Sẽ phá hạnh thanh cao,
Tâm mình, luôn gắng giữ,
Lợi dưỡng, chớ đắm vào.
Lợi-sư nhờ đắc định,
Lên đến Ðế-thích cung,
Rồi mất dần thần thông,
Đọa vào nơi chém giết.
Này các Tỳ-kheo! Hãy quán sát điều này, ắt sẽ biết rõ thọ nhận lợi dưỡng của tín thí quả thật không dễ. Nếu tâm tham lợi dưỡng chưa sanh thì phải điều phục không để sanh khởi, nếu đã sanh khởi tâm này thì phải tìm cách trừ diệt.
Thật vậy, này các Tỳ-kheo! Hãy học tập điều này.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong đều hoan hỷ phụng hành.73
***
Chú thích
1 Nguyên tác: Nhất nhập đạo phẩm 壹入道品 (T.02. 0125.12. 0567c29).
2 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.12.1. 0568a01). Tham chiếu: Tứ đế kinh 四諦經 (T.14. 0032. 0814b08); Phân biệt Thánh đế kinh 分別聖諦經 (T.01. 0026.31. 0467a28); Niệm thân kinh 念身經 (T.01. 0026.81. 0554c10); Niệm xứ kinh 念處經 (T.01. 0026.98. 0582b07); D. 22, Mahāsatipaṭṭhāna Sutta (Kinh đại niệm xứ); M. 10, Satipaṭṭhāna Sutta (Kinh niệm xứ); M. 119, Kāyagatāsati Sutta (Kinh thân hành niệm).
3 Nguyên tác: Nhất nhập đạo (一入道). Tham chiếu: SĀ. 535: Nhất thừa đạo (一乘道); MĀ. 98, 189: Nhất đạo (一道); A-tỳ-đạt-ma Pháp uẩn túc luận 阿毘達磨法蘊足論 (T.26. 1537.02. 0463b04) gọi là nhất thú đạo (一趣道); A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa luận 阿毘達磨大毘婆沙論 (T.27. 1545.188. 943a19-c14) giải thích 21 nghĩa của nhất thú đạo
4 Nguyên tác: Ngũ cái (五蓋, pañca nīvaraṇā). Theo DĀ. 9; SĀ. 611, 5 thứ phiền não che lấp tâm tánh, làm cho pháp lành không phát sanh, đó là tham dục (貪欲, kāmarāga), sân khuể (瞋恚, vyāpāda), hôn trầm thụy miên (惛沈睡眠, thinamiddha), trạo cử (掉舉, uddhacca) và nghi (疑, vicikicchā).
5 Nguyên tác: Tứ ý chỉ (四意止), theo giải thích của bản kinh này ở đoạn sau, chỉ cho bốn niệm xứ.
6 Nguyên tác: Chánh trị (正治) còn gọi là chánh tư duy (正思惟).
7 Nguyên tác: Chánh phương tiện (正方便) còn gọi là chánh tinh tấn (正精進).
8 Nguyên tác: Tư duy (思惟), dùng trong nghĩa tu tập (修習).
9 Nguyên tác không có giới từ. Tham chiếu chữ “như” (如) trong 觀身如身 ở MĀ. 98 và tiếp đầu ngữ anu trong M. 10 nên bản dịch đã bổ sung.
10 Nguyên tác: Nội tự quán thân (內自觀身). Tham chiếu: M. 10: Ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī (quán thân trên nội thân).
11 Nguyên tác: Ngoại tự quán thân (外自觀身). Tham chiếu: M. 10: Bahiddhā vā kāye kāyānupassī (quán thân trên ngoại thân).
12 Nguyên tác: Nội ngoại quán thân (內外觀身). Tham chiếu: M. 10: Ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī (quán thân trên nội, ngoại thân).
13 Nguyên tác: Nội quán thống thống (內觀痛痛). Tham chiếu: M. 10: Ajjhattaṃ vā vedanāsu vedanānupassī (quán thọ trên các nội thọ).
14 Nguyên tác: Ngoại quán thống thống (外觀痛痛). Tham chiếu: M. 10: Bahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī (quán thọ trên các ngoại thọ).
15 Nguyên tác: Nội ngoại quán thống thống (內外觀痛痛). Tham chiếu: M. 10: Ajjhattabahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī (quán thọ trên các nội, ngoại thọ).
16 Nguyên tác: Nhi tự ngô lạc (而自娛樂): Tự an trú. Hoặc tùy ngữ cảnh có thể dịch là “chứng đạt rồi an trú.” Trong Tăng nhất A-hàm, cú ngữ này còn được sử dụng với các dạng thức như “tự du hý” (自遊戲), “nhi đắc khoái lạc” (而得歡樂), hoặc “du ư” (遊於),... Cú ngữ này ở Trường A-hàm gọi là “nhi tự ngô lạc” (而自娛樂); Trung A-hàm gọi là “thành tựu du” (成就遊); Tạp A-hàm gọi là “cụ túc trụ” (具足住), đều xuất phát từ hợp ngữ Pāli: Upasampajja viharati (chứng đạt và an trú). 17 Nguyên tác: Nội quán tâm (內觀心). Tham chiếu: M. 10: Ajjhattaṃ vā citte cittānupassī (quán tâm trên nội tâm).
18 Nguyên tác: Ngoại quán tâm (外觀心). Tham chiếu: M. 10: Bahiddhā vā citte cittānupassī (quán tâm trên ngoại tâm).
19 Nguyên tác: Nội, ngoại quán tâm (內外觀心). Tham chiếu: M. 10: Ajjhattabahiddhā vā citte cittānupassī (quán tâm trên nội, ngoại tâm).
20 Nguyên tác: Nội quán pháp (內觀法). Tham chiếu: M. 10: Ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī (quán pháp trên nội pháp).
21 Nguyên tác: Ngoại quán pháp (外觀法). Tham chiếu: M. 10: Bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī (quán pháp trên ngoại pháp).
22 Nguyên tác: Nội, ngoại quán pháp (內外觀法). Tham chiếu: M. 10: Ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī (quán pháp trên nội, ngoại pháp).
23 Nguyên tác: Nội quán thân (內觀身). Tham chiếu: M. 10: Kāye kāyānupassī (quán thân trên thân).
24 Nguyên tác: Quán tâm tâm pháp (觀心心法).
25 Nguyên tác: Thọ nhập tâm (受入心). A-tỳ-đàm Bát-kiền-độ luận 阿毘曇八犍度論 (T.26. 1543.6. 0796a28-b01) giải thích là tâm dung nạp, tâm thâu nhiếp; M. 10 gọi là saṅkhittaṃ citta (tâm thâu nhiếp).
26 Nguyên tác: Tán lạc tâm (散落心, vikkhittaṃ citta): Tâm lan man, thiếu tập trung, cũng gọi là tâm phóng dật.
27 Nguyên tác: Phổ biến tâm (普遍心, mahāggataṃ citta): Tâm rộng khắp.
28 Nguyên tác: Đại tâm (大心, anuttaraṃ citta): Tâm nguyện rộng lớn, cầu đại Bồ-đề.
29 Nguyên tác: Tam-muội tâm (三昧心, samāhitaṃ citta): Tâm định tĩnh, tập trung.
30 Bản Tống, Nguyên, Minh: Tâm tâm tương quán ý chỉ (心心相觀意止). Tương quán (相觀) dùng như “quán sát” (觀察).
31 Nguyên tác: Nội tự quán tâm tâm ý chỉ (內自觀心心意止). Tham chiếu: M. 10: Ajjhattaṃ vā citte cittānupassī.
32 Nguyên tác: Ngoại quán tâm (外觀心). Xem chú thích 18, phẩm 12, tr. 88.
33 Nguyên tác: Nội, ngoại quán tâm tâm ý chỉ (內外觀心心意止).
34 Nguyên tác: Pháp pháp tương quán ý chỉ (法法相觀意止).
35 Nguyên tác: Niệm giác ý (念覺意, satisambojjhaṅga): Niệm giác chi.
36 Nguyên tác: Pháp giác ý (法覺意, dhammavicayasambojjhaṅga): Trạch pháp giác chi.
37 Bản chữ Hán ghi là “tu niệm giác ý” (修念覺意), hẳn là có nhầm lẫn, vì niệm giác ý đã trình bày ở trên.
38 Nguyên tác: Ỷ giác ý (猗覺意, passaddhisambojjhaṅga): Khinh an giác chi.
39 Nguyên tác: Tam-muội giác ý (三昧覺意, 定覺意, samādhisambojjhaṅga): Định giác chi.
40 Nguyên tác: Hộ giác ý (護覺意, upekkhāsambojjhaṅga): Xả giác chi.
41 Tham chiếu: MĀ. 10: Này Tỳ-kheo, hãy tư duy niệm giác chi, y viễn ly, y ly dục, y diệt tận, hướng đến xả ly; tư duy trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định và giác chi thứ bảy là xả giác chi, y viễn ly, y ly dục, y diệt tận, hướng đến xả ly (比丘! 思惟初念覺支, 依離, 依無欲, 依於滅盡, 趣至出要, 法精進喜息定, 思惟第七捨覺支, 依離, 依無欲, 依於滅盡, 趣至出要).
42 Nguyên tác: Hữu giác hữu quán (有覺有觀, savitakkaṃ savicāraṃ): Có tầm có tứ.
43 Tham chiếu: DĀ. 2: Tư duy xa lìa tham dục và các pháp xấu bất thiện, có tầm có tứ, có hỷ có lạc do viễn ly sanh, chứng đắc Sơ thiền (思惟貪婬欲, 惡不善, 有覺, 有觀, 離生喜, 樂, 得第一禪).
44 Tham chiếu: DĀ. 2: Xả tầm, xả tứ, tâm sanh hoan hỷ, tinh chuyên nhất ý, dẫn đến không tầm không tứ, có hỷ có lạc do định sanh, chứng nhập và an trú Nhị thiền (除滅覺, 觀, 內信歡悅, 撿心專一, 無覺,無觀, 定生喜, 樂, 得第二禪).
45 Nguyên tác: Hành (行), chỉ cho hành động, tạo tác, từ dùng thay thế từ “tương quán” (相觀) ở trên.
46 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.12.2. 0569b13).
47 Phạm hạnh (梵行, Brahmacariya): Hạnh thanh tịnh. Tham khảo: Kinh Phạm chí Sanh Lậu (2), số 9, phẩm 37, tr. 604 trong tập này; Tăng. 增 (T.02. 0125.37.9. 0714c15-0715a14).
48 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.12.3. 0569b19). Tham chiếu: A. 1.13 - I. 22.
49 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.12.4. 0569b29). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.44.7. 0766b22); S. 35.74 - IV. 46.
50 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.12.5. 0569c13).
51 A-lan-nhã (阿蘭若, ārañña) còn gọi là “A-luyện-nhã”, là chốn núi rừng nhàn tĩnh. Đây chỉ cho Tỳ-kheo A-lan-nhã (āraññaka), một trong 13 hạnh Đầu-đà, thường sống ở trong rừng.
52 Vị tu hạnh khất thực (乞食, piṇḍapātika) ở đây chỉ cho Tỳ-kheo tu hạnh Đầu-đà, thường hành khất thực, không ăn tại nhà tín thí mời.
53 Nguyên tác: Độc tọa (獨坐). Tham chiếu: S. 22.6 - III. 15: Paṭisallīṇa (tĩnh mặc). Trang Xuân Giang dịch sang Hán ngữ là “tĩnh tọa thiền tu” (靜坐禪修).
54 Nguyên tác: Nhất tọa nhất thực (一坐一食, ekāsanika), còn gọi “nhất tọa thực” (一坐食), là “tác nhất thực pháp” (ekāsanika), là một trong 13 hạnh Đầu-đà. Một ngày chỉ ăn một bữa và chỉ ngồi xuống ăn một lần, nếu đã đứng lên thì không ngồi xuống ăn trở lại.
55 Nguyên tác: Tọa thọ hạ (坐樹下, rukkhamūlika): Thường ngồi bên gốc cây.
56 Nguyên tác: Lộ tọa (露坐, abbhokāsika): Thường ngồi ngoài trời, giữa nơi đất trống.
57 Nguyên tác: Ngũ nạp y (五納衣, paṃsukūlika) ở đây chỉ cho Tỳ-kheo trì y phấn tảo, lượm vải từ đống rác làm y.
58 Nguyên tác: Trì ba y (持三衣, tecīvarika) tức luôn mang theo 3 y bên mình, ngay cả khi ăn và lúc ngủ nghỉ. Ba y gồm có: Y Tăng-già-lê (僧伽梨, Saṅghāṭi); Uất-đa-la-tăng (鬱多羅僧, Uttarāsaṅga); An-đà-hội (安陀會, Antaravāsaka).
59 Nguyên tác: Trủng gian tọa (塚間坐, sosānika): Thường ngồi tại các bãi tha ma.
60 Nguyên tác: Nhất thực (一食) tức chỉ cho ăn lượng vừa phải, tức khoảng một bát, nghĩa là biết tiết chế việc ăn uống. Phật thuyết thập nhị hạnh Đầu-đà kinh 佛說十二頭陀經 (T.17. 0783. 0721a14-25) ghi: Tiết lượng thực (節量食).
61 Hạnh Đầu-đà (頭陀行, Dhutaṅga). Xem chú thích 18, phẩm 4, tr. 34; Tăng. 增 (T.02. 0125.4.2. 0557b04).
62 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.12.6. 0570a23). Tham chiếu: Kinh phó chúc Pháp bảo, số 5, phẩm 41, tr. 715 trong tập này; Tăng. 增 (T.02. 0125.41.5. 0746a21); Tạp. 雜 (T.02. 0099.1141. 0301c07); Biệt Tạp. 別雜 (T.02. 0100.114. 0416b08); S. 16.5 - II. 202.
63 Tam thừa (三乘). Bất thối chuyển pháp luân kinh 不退轉法輪經 (T.09. 0267. 0226c25-26) định nghĩa: Thế nào gọi là Tam thừa? Phật dạy: Đó là Thanh văn thừa, Độc giác thừa và Phật thừa. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thường dạy như thế về pháp Tam thừa (云何名為三乘? 佛言: 所謂聲聞乘, 辟支佛乘, 佛乘, 釋迦牟尼佛常作如是說三乘法).
64 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.12.7. 0570b20). Tham chiếu: Kinh lợi dưỡng, số 7, phẩm 23, tr. 263 trong tập này; Tăng. 增 (T.02. 0125.23.7. 0614a18); Tạp. 雜 (T.02. 0099.1064. 0276b20); Biệt Tạp. 別雜 (T.02. 0100.003. 0374b09); S. 17.35 - II. 241; S. 17.36 - II. 242; A. 4.68 - II. 73.
65 Nguyên tác: Ðề-bà-đạt-đâu (提婆達兜).
66 Nguyên tác: Bà-la-lưu-chi (婆羅留支, S. Balaruci). P. Kuṇika, Ajātasattu. Nghĩa của tên này là gãy một ngón tay (折指). Đại Bát-niết-bàn kinh 大般涅槃經 (T.12. 0374.034. 0565c09-14), thuật lại lời của Đề-bà-đạt-đa, ông ta cho rằng, trước khi được sanh ra, các thầy tướng đoán tướng A-xà-thế sau khi sanh ra sẽ giết phụ vương, thế nên mọi người gọi thái tử là “Vị Sanh Oán” (未生怨). Hoàng hậu Vi-đề-hy biết được điều đó nên vừa sanh thái tử ở trên lầu cao liền ném xuống đất, làm bị thương một ngón tay của thái tử. Vì nhân duyên đó nên mọi người gọi thái tử là Bà-la-lưu-chi (婆羅留支).
67 A-tỳ địa ngục (阿鼻地獄, Avīci): Địa ngục Vô Gián, một trong 8 địa ngục cực nóng. “A” là lửa lớn, “tỳ” là nóng bức. Lửa mạnh đốt tâm nên gọi là địa ngục A-tỳ. Theo Phật thuyết quán Phật tam-muội hải kinh 佛說觀佛三昧海經 (T.15. 0643.5. 0668b28).
68 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.12.8. 0570c02).
69 Nguyên tác: Thùy tác thử ác nhi thọ kỳ báo? (誰作此惡而受其報?). Tham chiếu: DĀ. 21: Việc thiện ác có quả báo hay không có quả báo? (善惡有報耶無報耶). Xem thêm A. 1: Atthi sukatadukkatānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipāko? (Có quả dị thục của nghiệp thiện và bất thiện chăng?) Đây cũng là quan điểm của ngoại đạo Pūrana Kassapa được ghi nhận ở D. 2.
70 Ni-sư-đàn (尼師壇): Tấm tọa cụ, tấm vải hình vuông dùng để trải trên mặt đất, hoặc trên ngọa cụ khi ngồi hoặc nằm. Mục đích của tọa cụ là để bảo hộ thân thể trước cỏ cây và côn trùng trên mặt đất. Theo Tứ phần luật 四分律 (T.22. 1428.19. 0694a25).
71 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.12.9. 0570c06). Tham chiếu: S. 17.28 - II. 237.
72 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.12.10. 0571a05).
73 Bản Hán, hết quyển 5.
Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.
Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.