Tam tạng Thánh điển PGVN 23 » Kinh Tam tạng Thượng tọa bộ 07 »
Dịch tiếng Việt: TRUNG TÂM DỊCH THUẬT TRÍ TỊNH
Cư sĩ bậc nhất trong chúng đệ tử của Như Lai vừa nghe Diệu pháp liền chứng quả Hiền thánh là thương khách Tam Quả.
Trí tuệ bậc nhất là trưởng giả Chất-đa.4
Phẩm đức thanh cao là Kiền-đề-a-lam.
Hàng phục ngoại đạo là trưởng giả Quật-đa.
Giảng sâu giáo pháp là trưởng giả Ưu-ba-quật.
Siêng năng tọa thiền là Ha-xỉ A-la-bà.5
Hàng phục quân ma là trưởng giả Dũng Kiện.
Phước đức tràn đầy là trưởng giả Xà-lợi.
Bậc đại thí chủ là trưởng giả Tu-đạt.6
Hóa độ quyến thuộc là trưởng giả Mẫn-dật.*
Tam Quả, Chất, Kiền-đề,
Quật, Ba và La-bà,
Dũng, Xà-lợi, Tu-đạt,
Mẫn-dật tức là mười.
***
Cư sĩ bậc nhất trong chúng đệ tử của Như Lai khéo hỏi nghĩa thú là Phạm chí Sanh Lậu.
Căn tánh lanh lợi là Phạm-ma-du.8 Sứ giả chư Phật là Ngự-mã-ma-nạp.
Biết thân vô ngã là Bà-la-môn Hỷ Văn Cầm. Có tài nghị luận là Bà-la-môn Tỳ-cừu.
Giỏi làm kệ tụng là trưởng giả Ưu-bà-ly.9 Nói năng trôi chảy cũng là trưởng giả Ưu-bà-ly.
Thích cho báu tốt, lòng không hối tiếc là trưởng giả Thù-đề. Tạo dựng thiện căn là Ưu-ca Tỳ-xá-ly.10
Giỏi nói Diệu pháp là Tối Thượng Vô Úy.
Nói không sợ hãi, giỏi quán căn cơ là Đại tướng Ðầu-ma ở thành Tỳ-xá-ly.*
Sanh Lậu, Phạm-ma-du,
Ngự-mã và Văn Cầm,
Tỳ-cừu, Ưu-bà-ly,
Thù-đề, Ưu, Úy, Ma.
***
Cư sĩ bậc nhất trong chúng đệ tử của Như Lai, hoan hỷ bố thí là Vua Tỳ-sa.12 Bố thí có hạn là Vua Quang Minh.13
Tạo dựng thiện căn là Vua Ba-tư-nặc.14
Khởi lòng hoan hỷ, đạt được tín tâm dù vô thiện căn15 là Vua A-xà-thế.16
Thành tâm hướng Phật, lòng không thay đổi là Vua Ưu-điền.17 Thừa sự Chánh pháp là Vương tử Nguyệt Quang.
Phụng sự Thánh chúng với tâm bình đẳng là Vương tử Kỳ Hoàn.18 Thường thích giúp người hơn vì mình là Vương tử Sư Tử.
Khéo tiếp đãi người không phân cao thấp là Vương tử Vô Úy.19 Tướng mạo đoan chánh, sắc đẹp hơn người là Vương tử Kê-đầu.*
Bình-sa vương, Quang Minh,
Ba-tư-nặc, Xà vương,
Nguyệt, Kỳ Hoàn, Ưu-điền,
Sư Tử, Úy, Kê-đầu.
***
Cư sĩ bậc nhất trong chúng đệ tử của Như Lai, thường hành tâm từ là trưởng giả Bất-ni.
Tâm luôn thương tưởng tất cả mọi loài là Thích chủng Ma-ha-nạp.21 Tâm thường hoan hỷ là Thích chủng Bạt-đà.
Tâm hành hạnh xả, không quên hạnh lành là Tỳ-xà-tiên. Khéo hành nhẫn nhục là Đại tướng Sư Tử.22
Có tài luận biện, trí tuệ rộng sâu là Tỳ-xá-khư. Yên lặng như Thánh là Nan-đề-bà.
Siêng tu hạnh lành, không muốn dừng nghỉ là Ưu-đa-la. Các căn tịch tĩnh là Thiên-ma.
Cư sĩ cuối cùng trong chúng đệ tử của Như Lai được chứng ngộ, chính là Câu-di Na-ma-la.*
Bất-ni, Ma-ha-nạp,
Bạt-đà, Tỳ-xà-tiên,
Sư Tử, Tỳ-xá, Nan,
Ưu-đa, Thiên, Ma-la.
***
Bốn mươi cư sĩ này cần được diễn nói rộng rãi như phẩm trước.
***
Chú thích
1 Nguyên tác : Thanh tín sĩ phẩm 清信士品 (T.02. 0125.6. 0559c08). Thanh tín sĩ (清信士): Ưu-bà-tắc, cũng gọi là cận sự nam, cư sĩ nam.
2 Tam Quả (三果) chỉ cho hai thương khách Tapussa và Bhallika.
3 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.6.1. 0559c09). Tham chiếu: Phật thuyết A-la-hán cụ đức kinh 佛說阿羅漢具德經 (T.02. 0126. 831a03); A. 1.248/257 - I. 25.
4 Chất-đa (質多, Citta). Tên đầy đủ là Citta Macchikāsaṇḍika.
5 Ha-xỉ A-la-bà (呵侈阿羅婆, Hatthaka Ālavaka).
6 Tu-đạt (須達, Sudatta): Trưởng giả Cấp Cô Độc.
7 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.6.2. 0559c19). Tham chiếu: Phật thuyết A-la-hán cụ đức kinh 佛說阿羅漢具德經 (T.02. 0126. 0831a03); A. 1.248/257 - I. 25.
8 Phạm-ma-du (梵摩俞, Brahmāyu).
9 Ưu-bà-ly (優婆離, Upāli).
10 Ưu-ca Tỳ-xá-ly (優迦毘舍離, Ugga Vesālika).
11 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.6.3. 0560a05). Tham chiếu: Phật thuyết A-la- hán cụ đức kinh 佛說阿羅漢具德經 (T.02. 0126. 0831a03); A. 1.248/257 - I. 25.
12 Tỳ-sa (毘沙) còn gọi là Bình-sa (瓶沙, Bimbisāra) hay Tần-bà-sa-la (頻婆娑羅), vua cai trị nước Magadha ở thời Phật. Theo Sn. 72, trước khi thành đạo, giữa đức Phật và Vua Bimbisāra đã có cuộc hội kiến hy hữu. Ngay trong lần gặp này, nhà vua đã phát khởi thiện tâm với đức Phật, làm nhân duyên để sau này Vua Bimbisāra hiến cúng tinh xá Trúc Lâm (Veḷuvana) cho đức Phật và chúng Tăng.
13 Quang Minh (光明) có khả năng chỉ cho Vua Canda Pajjota, vì Canda Pajjota nghĩa là sáng tỏ như trăng, là vị vua của nước A-bàn-đề (Avantī) với thủ đô là Ujjenī. Theo Mv. 8.134, ngự y Jīvaka Komārabhacca đã từng chữa bệnh cho vị vua này. Theo DhA. 2.1, Vua Canda Pajjota đã gả con gái tên là Vāsuladattā làm vợ Vua Udena (優陀延那, Ưu-đà-diên-na) nên giữa hai vị này có mối giao tình thân thiết.
14 Ba-tư-nặc (波斯匿, Pasenadi), vua nước Kosala trong thời đức Phật, là con của Mahākosala. Vua Pasenadi có những liên hệ gần gũi và sâu sắc đối với đức Phật và giáo pháp. Đặc biệt, Kinh Tương ưng bộ còn dành nguyên một chương tổng hợp những pháp thoại của đức Phật có nội dung liên hệ đến ông, gọi là Tương ưng Kosala (S. 1.3). Nhà vua có một người con trai tên là Brahmadatta, xuất gia và chứng quả A-la-hán.
15 Đắc vô căn thiện tín (得無根善信), Vua A-xà-thế do giết cha, đã đoạn thiện căn, nhưng về sau tin Phật nên nói là thành tựu niềm tin vô căn (得無根信). Theo DĀ. 27; Kinh không có tín căn, số 7, phẩm 43, tr. 773 trong tập này; Tăng 增 (T.02. 0125.43.7. 0764b04).
16 A-xà-thế (阿闍世, Ajātasattu): Thái tử con Vua Tần-bà-sa-la (Bimbisāra).
17 Ưu-điền (優填). Đại Đường Tây Vức ký (T.51. 2087.5. 0898a07) gọi là Ô-đà-diễn-na (鄔陀衍那). Kinh năm vua, số 1, phẩm 33, tr. 493 trong tập này; Tăng. 增 (T.02. 0125.33.1. 0681c19) gọi là Ưu-đà- diên (優陀延). SĀ. 1165 gọi là Ưu-đà-diên-na (優陀延那, Udena/Udayna), vị vua nước Bà-sa (婆蹉, Vamsā) với thủ đô là Kosambī, là một trong 16 quốc gia hùng mạnh thời Phật. Nhà vua thâm tín Phật pháp, từng tham vấn với Tôn giả Ānanda, Tôn giả Pindola Bhāradvāja và cúng dường nhiều y phục quý đến hai vị Tôn giả này.
18 Nguyên tác: Sở vị tạo Kỳ Hoàn vương tử thị (所謂造祇洹王子是). Kỳ Hoàn (Jeta) là tên vị thái tử chủ khu vườn, sau đó thương chủ Cấp Cô Độc mua lại khu vườn này rồi xây tinh xá cúng dường đức Phật.
19 Vô Úy (無畏, Abhaya).
20 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tăng. 增 (T.02. 0125.6.4. 0560a16). Tham chiếu: Phật thuyết A-la- hán cụ đức kinh 佛說阿羅漢具德經 (T.02. 0126. 0831a03); A. 1.248/257 - I. 25.
21 Thích chủng Ma-ha-nạp (摩訶納釋種, Mahānāma Sakka).
22 Sư Tử đại tướng (師子大將, Sīhasenapati).
Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.
Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.