Tam tạng Thánh điển PGVN 18 » Tam tạng Phật giáo Bộ phái 02 »
Dịch tiếng Việt: VIỆN CAO ĐẲNG PHẬT HỌC HẢI ĐỨC - NHA TRANG
Hiệu đính: Hòa Thượng THÍCH THIỆN SIÊU
1. Tựa đề kinh và mã số trong Đại Chánh
Kinh Trung A-hàm (S. Madhyama Āgama, 中阿含經)1 gồm 222 bài kinh có độ dài trung bình (P. majjhimappamāṇāni suttāni) là tuyển tập trong bốn tuyển tập kinh A-hàm (S. catvāri-āgama, 四部阿含經, tứ A-cấp-ma, 四阿笈摩) thuộc Kinh tạng Phật giáo Bộ phái (部派佛教). Trong Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh(大正新脩大藏經),2 Kinh Trung A-hàm thuộc A-hàm bộ (阿含部) là bản văn thứ 26 trong tập 1. Mã số KinhTrung A-hàm trong ấn bản CBETA tức ấn bản điện tử của Hiệp hội Phật điển điện tử Trung Hoa (中華電子佛典恊會, Chinese Buddhist Electronic Text Association)3 viết tắt là T01n0026, trong khi mã số tựa đề Đại Chánh của SAT4 là T0001_26.5
Trong tựa đề Sanskrit, “Madhyama Āgama” được tạo thành bởi chữ “madhyama” có nghĩa là “trung bình” hay “vừa” (中), “không ngắn cũng không dài” và chữ “āgama” thường được người Trung Quốc phiên âm là “A-cấp-ma” (阿笈摩), có nghĩa là “tuyển tập Thánh giáo” (聖教集) hay “tuyển tập các bài kinh” (經集). Về số lượng văn tự, kinh điển Pāli và A-hàm thường được phân nhóm theo độ dài (P. pamāṇa) của kinh. Tuy nhiên, tính từ “trung bình” trong tuyển tập kinh này chỉ mang ý nghĩa tương đối. Trên thực tế, một số bài kinh trong Trung A-hàm có số lượng chữ ít hơn một số bài kinh trong Tăng nhất A-hàm (S. Ekottara Āgama, 增一阿含經)6 và Tạp A-hàm (S. Saṃyukta Āgama, 雜阿含經),7 một số bài kinh trong Trung A-hàm có số trang nhiều hơn so với bên Trường A-hàm (S. Dīrgha Āgama, 長阿含經).
Về phương diện văn học Phật giáo, “A-hàm” (S. āgama, 阿含) trong Hán ngữ là tuyển tập hàng ngàn bài kinh của Phật giáo Bộ phái, tương ứng với “Pāli Nikāya” tức tuyển tập hơn 17.000 bài kinh Pāli của Thượng Tọa bộ (S. Sthaviravāda, P. Theravāda, 上座部). Trong khi các bộ Kinh Trường bộ (Dīgha Nikāya), Kinh Trung bộ (Majjhima Nikāya), Kinh Tương ưng bộ (Saṃyutta Nikāya), Kinh Tăng chi bộ (Aṅguttara Nikāya) và Kinh Tiểu bộ (Khuddaka Nikāya) đã được dịch sang Anh ngữ từ lâu, bốn bộ kinh A-hàm mới được các giới học giả quan tâm, được dịch ra tiếng Anh chưa bao lâu.8
Kinh Trung A-hàm chỉ có 98/222 bài kinh tương ứng9 với 152 bài Kinh Trung bộ (P. Majjhima Nikāya, 南傳中部經典, Nam truyền Trung bộ kinh điển) của Phật giáo Thượng Tọa bộ trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy (原始佛教, Sơ kỳ Phật giáo, 初期佛教, Early Buddhism) với cấu trúc và vị trí khác nhau.
2. Hai bản dịch chữ Hán của Kinh Trung A-hàm
Trong lịch sử phiên dịch Hán tạng, Kinh Trung A-hàm được phiên dịch hai lần. Theo ngài Tăng Hựu (僧祐, 445-518), tác giả của Xuất Tam tạng ký tập (出三藏記集, Chu sanzang jiji),10 ở quyển 13, cho rằng có hai bản dịch chữ Hán về Kinh Trung A-hàm được ấn hành vào cuối thế kỷ IV, cách nhau 14 năm.
i. Kinh Trung A-hàm 59 quyển (五十九卷中阿含經), bản dịch chữ Hán đầu tiên, cũng là bản dịch đãthất truyền, còn gọi là Kinh Trung A-hàm bản đời Tần (秦本中阿含經), hay gọi tắt là “Bản 59 quyển” (五十九卷本) được Tôn giả Đàm-ma-nan-đề (S. Dharmanandi, 曇摩難提, Pháp Hỷ, 法喜)11 đọc thuộc lòng,12 Tôn giả Trúc Phật Niệm (竺佛念)13 dịch sang chữ Hán vào năm 384 (nhằm niên hiệu Kiến Nguyên建元 thứ 20) thuộc triều đại Tiền Tần (前秦, 351-394), còn gọi là Phù Tần (苻秦).14
Thông tin trên chủ yếu dựa vào “Lời tựa” của Kinh Tăng nhất A-hàm (Ekottarika Āgama) do ngài Đạo An(道安, 312-385) viết. Lời tựa này cung cấp thông tin rằng Tôn giả Đàm-ma-nan-đề đến Trường An vào năm 384 và là người học thuộc lòng Kinh Trung A-hàm và Kinh Tăng nhất A-hàm. Trong khi ngài Đạo An gắn kết công việc tổ chức các nhóm phiên dịch kinh điển thì ngài Trúc Phật Niệm, một vị giỏi song ngữ Ấn - Hoa đang hành đạo tại Trường An trong giai đoạn Tôn giả Đàm-ma-nan-đề đến đây. Do nhân duyên này, ngài Đàm-ma-nan-đề được thỉnh cầu tuyên đọc Kinh Trung A-hàm, ngài Trúc Phật Niệm trực tiếp dịch sang Hán ngữ và ngàiTuệ Tung (慧嵩), học trò của ngài Trúc Phật Niệm nhuận văn. Năm 385 (nhằm năm Kiến Nguyên thứ 21), ngài Đạo An đã viết lời tựa cho Kinh Trung A-hàm mà hiện nay bản này đã thất lạc.15 Dựa vào cấu trúc thống nhất của các bản văn, nghiên cứu của Kōgen Mizuno16 khẳng định rằng 24/30 bài kinh Trung A-hàm của nhóm Tôn giả Đàm-ma-nan-đề vẫn còn tồn tại, được bảo tồn dưới hình thức các bài kinh biệt dịch và được ghi trong Đại Chánh là “không rõ tác giả.”17 Quyển Xuất Tam tạng ký tập (出三藏記集) xuất bản năm 515, liệt kê 23 bài kinh Trung A-hàm vào nhóm “không rõ tác giả.” Vào năm597, quyển Lịch đại Tam bảo ký (歷代三寳紀) cung cấp tên dịch giả cho một số bài kinh này.18
ii. Kinh Trung A-hàm 60 quyển (六十卷中阿含經)19 là bản dịch chữ Hán thứ hai, còn gọi là KinhTrung A-hàm bản đời Tấn (晉本中阿含經) hay “Bản 60 quyển” (六十卷本). Kinh Trung A-hàm này là công trình phiên dịch của nhóm dịch giả Ấn - Hoa, do Sa-môn Tăng-già-la-xoa (S. Saṃgharakṣa, 沙門僧伽羅叉, Chúng Hộ, 眾護),20 người Kashmir (罽賓, Kế-tân)21 đọc bằng tiếng “Hồ” (胡)22 có thể là tiếng Prākrit23 hoặc Sanskrit, Tôn giả Cù-đàm Tăng- già-đề-bà (S. Gautam Saṃghadeva, 瞿曇僧伽提婆)24 phiên dịch bằng miệngtừ tiếng Prākrit hoặc Sanskrit sang tiếng Hán của nhà Tần,25 Sa-môn Đạo Từ (沙門道慈) ở Dự Châu (豫州)ghi chép (筆受).26 Bản dịch chữ Hán với hai cộng sự “cùng làm thư ký” (共書)27 là Lý Bảo (李寶) và Khang Hóa (康化)28 vào năm 39829 (nhằm niên hiệu Long An 隆安 thứ hai) thuộc triều đại Đông Tấn (東晉, 317-420).30 Nói cách khác, Tôn giả Tăng-già-đề-bà là vị chủ dịch (譯主) Kinh Trung A-hàm.
Bản dịch Hán ngữ thứ hai của Kinh Trung A-hàm của nhóm Tôn giả Tăng- già-la-xoa và Tôn giả Tăng-già-đề-bà tiến hành sau 14 năm kể từ bản dịch của nhóm Tôn giả Đàm-ma-nan-đề được ấn hành. Đề cập đến lý do dịch lại Kinh Trung A-hàm, nhóm Tôn giả Tăng-già-đề-bà cho rằng bản dịch trước không trung thành với nguyên tác, mất đi nguyên nghĩa, có nhiều đoạn tối nghĩa, khó hiểu đối với người Trung Quốc.31 Thực ra, TrúcPhật Niệm là dịch giả Phật giáo nổi tiếng lão thông tiếng Prākrit, Sanskrit, bên cạnh tiếng Hán của ngài.32
Sau khi chiến tranh kết thúc, nhóm dịch giả Phật giáo này bắt đầu công việc dịch kinh tại Trường An và được sựbảo trợ của nhà thư pháp nổi tiếng Vương Tuân (王珣, 349-400), vốn thâm tín Phật pháp, xây dựng tinh xá, cung thỉnh các bậc dịch giả khắp nơi quy tụ cùng lo Phật sự.33 Kết quả là bản dịch Kinh Trung A-hàm có mã số T01n0026trong Đại Chánh này được hoàn tất và phổ biến rộng rãi.
3. Các bản dịch Bạch thoại, Nhật ngữ và Anh ngữ
Bên cạnh hai bản dịch chữ Hán nêu trên, Kinh Trung A-hàm còn có các bản dịch Bạch thoại, tiếng Nhật và Tây Tạng. Dưới sự đàn áp Phật giáo của Vua Glang-dar-ma (838-842), toàn bộ bản dịch Kinh Trung A-hàm tiếng Tây Tạng bị tiêu hủy.
1. Trung A-hàm kinh tân dịch (中阿含經新譯)34 do Hòa thượng Ngộ Từ (悟慈和尚) dịch và chú thích bằng Bạch thoại, xuất bản tại Đài Nam, Đài Loan, 1997.
2. “Kinh Trung A-hàm” trong Hiện đại ngữ dịch A-hàm kinh điển Trung A-hàm kinh (現代語譯「阿含經典」中阿含經), NXB. Bình Hà (平河出版社), Đông Kinh Đô (東京都), 2001.
3. Trung A-hàm kinh (中阿含經)35 do cư sĩ Trang Xuân Giang (莊春江) dịch Bạch thoại, 2010. Đây là bản dịch Bạch thoại có nhiều chú thích tự động rất hữu ích. Chỉ cần đặt chuột vào các từ, cụm từ có gạch dưới thì phần giải thích được hiển thị, giúp người đọc nhanh chóng hiểu được ngữ cảnh của từ, cụm từ đó. Ngoài ra, trên trang web của Trang Xuân Giang còn có Hán dịch A-hàm kinh từ điển (漢譯阿含經辭典)36 trực tuyến giúp độc giả tra cứu các khái niệm, nhân danh, địa danh xuất hiện trong bốn bộ kinh A-hàm.
4. “Kinh Trung A-hàm” (中阿含經) trong Quốc dịch nhất thiết kinh: A-hàm bộ (國譯一切經: 阿含部) do Nham Dã Chân Hùng (岩野真雄, Shin-Ô Iwano) và Liên Trạch Thành Thuần (蓮澤成淳, Seijun Hasuzawa) dịch tiếng Nhật, NXB. Đại Đông (大東出版社), Tokyo, 1929. Đây là bản dịch tiếng Nhật đầu tiên có nhiều chú thích hữu ích và tài liệu đối chiếu bản văn rất phong phú. Bản dịch này còn là tài liệu tham khảo quý giá đối với cácnghiên cứu về Kinh Trung A-hàm, văn học A-hàm cũng như việc chuyển dịch từ Hán cổ sang Bạch thoại của các họcgiả Trung Quốc và Đài Loan như được nêu ở bản dịch (i), (ii) và (iii) của mục này.
5. The Madhyama Agama: Middle-length Discourses (Kinh Trung A-hàm: Những bài kinh có độ dài trung bình),37 2 vols, co-edited by Bhikkhu Anālayo, Marcus Bingenheimer, Rodney S. Bucknell (Berkeley, California: Bukkyo Dendo Kyokai America, BDK English Tripitaka, 2013). Bản dịch Anh ngữ duy nhất này mới hoàn tất 2 tập, tập 1 gồm kinh 1-71 và tập 2 gồm kinh 72-131, do Marcus Bingenheimer làm Tổng Biên tập, Bhikkhu Anālayo và Roderick S. Bucknell đồng biên tập. Các dịch giả từ Hán ngữ sang Anh ngữ gồm Kin-Tung Yit, William Chu, Teng Weijen, Shi Chunyin, Kuan Tse-fu, Anālayo và Roderick.
6. Về tài liệu đối chiếu bằng Anh ngữ và Việt ngữ về Kinh Trung A-hàm và Kinh Trung bộ có Luận án Tiến sĩ của Hòa thượng Thích Minh Châu, So sánh Trung A-hàm kinh chữ Hán và Kinh Trung bộ chữ Pāli (A Comparative Study of the Chinese Madhyama Āgama and the Pāli Majjhima Nikāya) trình tại Đại học Nālandānăm 1961, được Ni sư Thích Nữ Trí Hải dịch ra tiếng Việt và xuất bản năm 1998. Đây là tác phẩm nghiên cứu Kinh Trung A-hàm và Kinh Trung bộ có cấu trúc và nội dung rất công phu. Một tác phẩm nghiên cứu được đánh giá cao trong giới học thuật quốc tế,38 giới thiệu các khác biệt về nội dung và học thuyết chính giữa hai bản kinh.
4. Ba bản dịch chữ Việt
Kinh Trung A-hàm 60 quyển, bản dịch chữ Hán của nhóm Tôn giả Sa-môn Tăng-già-la-xoa (S. Saṃgharakṣa, 沙門僧伽羅叉, Chúng Hộ, 眾護) và Tôn giả Tăng-già-đề-bà (S. Saṃghadeva, 僧伽提婆) là bản văn có 3 bản dịch chữ Việt hiện đang lưu hành trong và ngoài nước. Mặc dù rất muốn in tất cả 3 bản dịch trong ấn bản Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam nhằm tôn vinh đóng góp của các dịch giả Việt Nam, nhưng do những trở ngại về tác quyền, Ban Biên tập chỉ có thể sử dụng bản dịch (i) và (iii) trong ấn bản của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
1. Kinh Trung A-hàm do Tăng sinh Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức, Nha Trang, dịch trước năm 1975, được Hòa thượng Thích Thiện Siêu hiệu đính, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam biên tập 1991, do Cục Xuất bản cấp giấy phép, in năm 1991-92.
2. Kinh Trung A-hàm39 do Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ dịch và chú thích, NXB. Tôn giáo, Hà Nội cấp giấyphép, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam in năm 2008, nhằm chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2008. Ấn bản này được Thư quán Hương Tích tái bản năm 2013 bởi NXB. Hồng Đức, Hà Nội.
3. Kinh Trung A-hàm do nhóm phiên dịch của Trung tâm Dịch thuật Trí Tịnh thuộc Viện Nghiên cứu Phật học ViệtNam dịch từ tháng 12-2018 đến tháng 05-2020.
5. Niên đại và hình thức truyền thừa
Trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy (原始佛教) và thời kỳ Phật giáo Bộ phái (部派佛教), Tam tạng Phậtgiáo chủ yếu được truyền thừa bằng phương thức “khẩu truyền” (師弟口口相傳) từ thầy sang trò, cho đến thế kỷ I TTL mới chính thức truyền thừa bằng bản văn (寫經傳承). Trong hai giai đoạn này, Kinh Trung A-hàm đượcxem là bản kinh tương đương với Kinh Trung bộ (P. Majjhima Nikāya, 中部經典) được truyền miệng từ thời kỳbiên tập kinh điển lần thứ nhất (第一次结集) với sự tham dự của 500 vị A-la-hán (五百結集)40 tại động ThấtDiệp (S. Sapta-parni-guha, P. Sattapaṇṇaguhā, 七葉窟) thuộc thành Vương Xá (S. Rajgir, P. Rājagaha, 王舍城) cho đến thời kỳ biên tập kinh điển lần thứ hai (第二次集結) với sự tham dự của 700 vị Tỳ-kheo (七百結集)41 tại thànhTỳ-xá-ly (S. Vaiśālī, P. Vesāli, 毘舍離城), khoảng 100 năm sau khi đức Phật nhập Niết-bàn.
Về tổng số các bài kinh tương đương, có 98/222 bài kinh Trung A-hàm có nội dung tương đương với 152 bàikinh Trung bộ. Trong giai đoạn Phật giáo Bộ phái, dĩ nhiên, tất cả Kinh tạng của các trường phái Phật giáo chủ yếu là khẩu truyền. Kinh Trung A-hàm chứa đựng 12 thể loại văn học42 tiếp tục được truyền thừa cho đến đầu kỷ nguyên Tây lịch, khi Tam tạng Phật giáo Nguyên thủy và Tam tạng Phật giáo Bộ phái được biên tập thành văn. Như vậy, thời điểm biên tập thành văn sớm nhất của Kinh Trung A-hàm có thể là đầu kỷ nguyên Tây lịch.
6. Kinh Trung A-hàm là tụng bản của Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ
Có sự khác biệt căn bản về tính đại diện bộ phái giữa Kinh tạng Pāli và Kinh điển A-hàm. Nếu năm bộ kinhPāli như Kinh Trường bộ (Dīgha Nikāya), Kinh Trung bộ (Majjhima Nikāya), Kinh Tương ưng bộ (Saṃyutta Nikāya), Kinh Tăng chi bộ (Aṅguttara Nikāya) và Kinh Tiểu bộ (Khuddaka Nikāya) hình thành nên Kinh tạng của Thượng Tọa bộ từ thế kỷ I TTL đến thế kỷ V tại các nước Nam truyền thì bốn bộ kinh A-hàm (S. catvāri-āgama, 四部阿含) đại diện cho các bộ phái Phật giáo Bắc truyền (Northern Schools of Buddhism) được truyền thừa bằng một số phương ngữ Ấn Độ như Prākrit (S. Prākṛta), Sanskrit (S. Saṃskṛta), truyền đến Trung Á quaCon đường Tơ lụa (Silk Road).
Về phạm vi địa lý truyền bá, Kinh Trung A-hàm và Kinh Trung bộ đều khởi nguyên tại Trung Ấn Độ (中印度). Đến thời đại của Đại đế A-dục (S. Aśoka Maurya, 阿育王時代) thế kỷ III TTL mới bắt đầu được truyềnbá phân hóa. Kinh Trung A-hàm và ba bộ kinh A-hàm còn lại được truyền bá tại quốc gia Ca-thấp-di-la (S.Kaśmira, 迦濕彌羅), từ đó được truyền bá sang các nước Đại thừa gồm Trung Quốc, Việt Nam, Cao Ly, Nhật Bản. Đang khi Kinh Trung bộ và bốn bộ kinh Pāli còn lại được truyền bá sang nước Tích Lan (Sri Lanka, 錫蘭) và từ đây được truyền sang các nước Phật giáo Nam truyền gồm Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào.
Nhóm dịch giả của Trung tâm Dịch thuật Trí Tịnh dựa vào thảo luận ngắn của ngài Huyền Trang (602-664) trong Thành duy thức luận (S. Vijñāpti-mātratā- siddhi, 成唯識論) cho rằng Kinh Trung A-hàm là tụng bản của Đại Chúng bộ (S. Mahāsāṅghika, 大眾部). Quan điểm này khá mới mẻ và đi ngược lại truyền thống đồng thuận lâu đời rằng Kinh Trung A-hàm là một phần của văn học Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ (S. Sarvāstivāda, P. Sabbatthivāda, 說一切有部) hay Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ (S. Mūlasarvāstivāda, 根本說一切有部).
Trên thực tế, dựa vào lịch sử truyền thừa của các bộ phái Phật giáo, Kinh Trung A-hàm (S. MadhyamaĀgama, 中阿含經) được xem là tụng bản (誦本) quan trọng của Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ. Theo Câu-xá luận kêcổ lục (俱舍論稽古錄), ngài Pháp Tràng (法幢), tại Nhật Bản cho rằng “Kinh Trung A-hàm và Kinh Tạp A-hàm làtụng bản của Tát-bà-đa bộ (薩婆多部)”43 mà Tát-bà-đa bộ là từ phiên âm của chữ Sanskrit “Sarvāstivāda”, có nghĩa là Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ. Vào thế kỷ XVIII, Tôn giả Pháp Đạo (法道, Hōdō, 1740-1770) được xem lànhà sớ giải đầu tiên giới thiệu các đoạn trích dẫn trong A-tỳ-đạt-ma Câu- xá luận (S. Abhidharmakośabhāsya, 阿毗達磨俱舍論), qua đó chứng minh rằng các bộ A-hàm trở thành tụng bản của các bộ phái Phật giáo khác nhau. Trong lời tựa cho Luận Câu-xá, ngài Pháp Đạo viết rằng: “Kinh Trung A-hàm và Kinh Tạp A-hàm đều thuộc Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ.”44 Không chỉ có cùng quan điểm tương tự với Pháp Đạo, hai học giả MarcusBingenheimer45 và Mizuno46 còn cho rằng cả hai bản dịch của Kinh Trung A-hàm đều thuộc Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ. Cụ thể hơn, Shōkū Bando và Fumio Enomoto47 còn chứng minh rằng Kinh Trung A-hàm thuộc truyền thống Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ ở Kashmir (Kashmiri Sarvāstivādin tradition).48 Kết luận này sở dĩ được nhiều học giả hiện đại chấp nhận là do Tôn giả Saṅgharakṣa là cư dân Kashmir, mà Kashmir là mảnh đất phátnguyên của Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ.49
Cho đến ngày nay, chúng ta không thể tìm thấy50 toàn bộ Kinh Trung A-hàm bằng tiếng Sanskrit, Prākrit hayGandharī. Các học giả đã phát hiện gần đầy đủ 30 bài kinh Trường A-hàm bằng tiếng Ấn Độ,51 đang khi chỉ có rấtít “các mảnh bản thảo” (manuscript fragments) về các bài kinh trong Trung A-hàm được phát hiện. Trong các côngtrình nghiên cứu có giá trị về các mảnh bản thảo của Kinh Trung A-hàm, Jin-il Chung và Takamichi Fukita đã cócông hệ thống hóa các mảnh bản thảo Sanskrit trong bài nghiên cứu “Khảo sát các mảnh tiếng Sanskrit tương ứng với Kinh Trung A-hàmbản dịch Hán ngữ”,52 cung cấp nhiều dữ liệu đối chiếu, trích dẫn, phân loại pháp số và các cụm từ Phật học khúcchiết.
Về ngôn ngữ sử dụng trong bản nguyên tác của Kinh Trung A-hàm, có hai giả thuyết chính. Một số học giả như Oskar von Hinüber53 và Seishi Karashima54 cho rằng Kinh Trung A-hàm được viết bằng chữ Sanskrit đang khi các học giả khác cho rằng tiếng Prākrit chính là ngôn ngữ của Kinh Trung A-hàm. Giáo sư
P. V. Bapat qua phân tích văn bản Kinh Trung A-hàm trong sự so sánh với Kinh Trung bộ đi đến kết luận rằng Kinh Trung A-hàm không được viết bằng tiếng Pāli, lại càng không bằng chữ Sanskrit mà bằng tiếng Prākrit.55
Vì bản nguyên tác bằng tiếng Ấn Độ (original Indic language) của Kinh Trung A-hàm đã bị thất lạc, các giả thuyết về ngôn ngữ của kinh này dựa vào một số mảnh bảo thảo Sanskrit hay Prākrit chưa đủ sức thuyết phục rằng Kinh Trung A-hàm được viết bằng ngôn ngữ Sanskrit hay Prākrit.
Hơn nữa, dựa vào quyển Hậu xuất Trung A hàm kinh ký (後出中阿含經記),56 chữ “Hồ” (胡) được người TrungQuốc sử dụng trong ngôn ngữ dịch kinh thường ám chỉ cho chữ Prākrit, cũng có khi chỉ cho chữ Sanskrit, nóichung là “phương ngữ Ấn Độ.” Do đó có thể dịch đoạn văn trong Lời tựa Kinh Trung A-hàm như sau: “Sa-môn Tăng-già-la-xoa (S. Saṃgharakṣa) người Kashmir (Kế-tân) thuyết giảng bản văn trong phương ngữ Ấn Độ (胡本, Hồ bản), ngài Tăng-già-đề-bà (Saṃghadeva) dịch từ tiếng Ấn Độ sang tiếng Hán và Sa-môn Đạo Từ (道慈)chấp bút chữ Hán, Lý Bảo (李寶) và Khang Hóa (康化) cùng làm thư ký gồm 60 quyển.”57 Do khái niệm “Hồbản” (胡本) tức bản Ấn Độ là từ chung chung nên có thể hiểu là chữ Prākrit hay Sanskrit đều có thể chấp nhận được.
7. Hai bộ kinh tương đương: Cấu trúc và số lượng bài kinh
Có ít nhất hai ấn bản tương đương về tuyển tập Kinh có độ dài trung bình58 thuộc Phật giáo Thượng Tọa bộ và Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ như sau:
1. Kinh Trung bộ của Nam truyền (P. Dīgha Nikāya, 南傳中部經典, Nam truyền Trung bộ kinh điển) gồm152 kinh, chia thành 3 phần (paṇṇāsa, 聚), 15 phẩm (vagga, 品). Hai phần đầu, mỗi phần gồm có 50 kinh, riêng phần cuối có 52 kinh. Trong mỗi phần lại chia ra 5 phẩm, mỗi phẩm có 10 kinh, riêng phẩm thứ 15 gồm 12 kinh.59
2. Kinh Trung A-hàm của Bắc truyền (北傳中阿含經, Bắc truyền Trung A-hàm kinh) do nhóm Tôn giả Tăng-già-la-xoa (S. Saṃgharakṣa, 僧伽羅叉) và Tôn giả Cù-đàm Tăng-già-đề-bà (S. Gautama Saṃghadeva, 瞿曇僧伽提婆) dịch được phân làm 5 tụng, 18 phần, 222 kinh, 60 quyển,60 là bản văn thứ 26 của tập 1 ĐạiChánh tân tu Đại tạng kinh với mã số CBETA là T01n0026.
So sánh về phân loại chương, cả hai bản Kinh Trung A-hàm và Kinh Trung bộ đều có 4 phẩm (vagga, 品) có cùng tựa đề và nội dung tương đồng, gồm phẩm Vua (王相應品, Vương tương ưng phẩm) có 2 kinh, phẩm Phạm chí (梵志品, Phạm chí phẩm) có 4 kinh, phẩm Giải thích (根本分別品, căn bản phân biệt phẩm) có 9 kinh và phẩm Song đối (雙品, song phẩm) có 4 kinh như bảng đối chiếu sau đây.61
|
Phẩm Vua (王相應品) |
Phẩm Phạm chí (梵志品) |
Phẩm Giải thích (根本分別品) |
Phẩm Song đối (雙品) |
Kinh tương đương |
|
|
MĀ. 162 = M. 140 |
|
|
|
MĀ. 163 = M. 137 |
|
|
|
MĀ. 150 = M. 96 |
MĀ. 164 = M. 138 |
MĀ. 182 = M. 39 |
|
MĀ. 63 = M. 81 |
MĀ. 151 = M. 93 |
MĀ. 165 = M. 133 |
MĀ. 183 = M. 40 |
|
MĀ. 67 = M. 83 |
MĀ. 152 = M. 99 |
MĀ. 166 = M. 134 |
MĀ. 184 = M. 32 |
|
|
MĀ. 161 = M. 91 |
MĀ. 167 = M. 132 |
MĀ. 185 = M. 31 |
|
|
|
MĀ. 169 = M. 139 |
|
|
|
|
MĀ. 170 = M. 135 |
|
|
|
|
MĀ. 171 = M. 136 |
|
Trong bảng đối chiếu dưới đây, Kinh Trung A-hàm có 10 kinh cùng tựa đề và nội dung tương đương với Kinh Trường bộ; 10 kinh tương đương với Kinh Tương ưng bộ và 77 kinh tương đương với Kinh Tăng chi bộ.62 Cũng cần ghi nhận rằng có 14/222 bài Kinh Trung A-hàm không tương đương với kinh nào trong văn học Pāli.
Nếu lấy Kinh Trung bộ làm quy chiếu so sánh, có 54 bài Kinh Trung bộ không có kinh tương đương trong Kinh Trung A-hàm gồm M. 4, M. 9, M. 12, M. 23, M. 29, M. 30, M. 33, M. 34, M. 35, M. 36, M. 37, M. 41, M. 42, M. 48,
M. 51, M. 53, M. 55, M. 57, M. 58, M. 59, M. 60, M. 62, M. 67, M. 71, M. 72,
M. 73, M. 74, M. 76, M. 84, M. 85, M. 86, M. 92, M. 94, M. 95, M. 98, M. 100,
M. 102, M. 103, M. 105, M. 109, M. 110, M. 111, M. 114, M. 116, M. 118, M. 131,
M. 144, M. 145, M. 146, M. 147, M. 149, M. 150, M. 151, M. 152.
Một số bài kinh trong Kinh Trung A-hàm có nội dung tương đương với Kinh Trường bộ được Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ đưa vào, cho thấy chịu ảnh hưởng nhất định của Thượng Tọa bộ về Kinh tạng và quan điểm Phật học.63
Kinh Trung A-hàm và 77 Kinh Tăng chi bộ |
Kinh Trung A-hàm và 77 Kinh Tăng chi bộ |
Kinh Trung A-hàm và 10 Kinh Trường bộ |
MĀ. 1 = A. 7.64 |
MĀ. 84 = A. 10.72 |
MĀ. 59 = D. 30 |
MĀ. 2 = A. 7.65 |
MĀ. 90 = A. 10.24 |
MĀ. 68 = D. 17 |
MĀ. 3 = A. 7.63 |
MĀ. 94 = A. 10.87 |
MĀ. 70 = D. 26 |
MĀ. 4 = A. 7.15 |
MĀ. 95 = A. 10.53 |
MĀ. 71 = D. 23 |
MĀ. 5 = A. 7.68 |
MĀ. 96 = A. 10.55 |
MĀ. 97 = D. 15 |
MĀ. 8 = A. 7.62 |
MĀ. 105 = A. 10.71 |
MĀ. 98 = D. 22 |
MĀ. 11 = A. 3.99 |
MĀ. 109 = A. 10.54 |
MĀ. 104 = D. 25 |
MĀ. 12 = A. 4.195 |
MĀ. 110 = A. 10.51 |
MĀ. 134 = D. 21 |
MĀ. 13 = A. 3.63 |
MĀ. 111 = A. 6.63 |
MĀ. 135 = D. 31 |
MĀ. 15 = A.10.217-18 |
MĀ. 112 = A. 6.62 |
MĀ. 154 = D. 27 |
MĀ. 16 = A. 3.65 |
MĀ. 113 = A. 8.83, A. 10.58 |
Kinh Trung A-hàm và Kinh Tương ưng bộ |
MĀ. 18 = A. 8.12 |
MĀ. 116 = A. 8.51 |
MĀ. 17 = S. 42.6 |
MĀ. 21 = A. 2.4.5-6 |
MĀ. 117 = A. 3.38-39 |
MĀ. 20 = S. 42.13 |
MĀ. 22 = A. 5.166 |
MĀ. 118 = A. 6.43 |
MĀ. 23 = S. 55.26 |
MĀ. 24 = A. 9.11 |
MĀ. 119 = A. 3.67 |
MĀ. 28 = S. 55.26 |
MĀ. 25 = A. 5.162 |
MĀ. 122 = A. 8.10, A. 8.20 |
MĀ. 58 = S. 46.42 |
MĀ. 35 = A. 8.19 |
MĀ. 123 = A. 6.55 |
MĀ. 61 = S. 22.96 |
MĀ. 36 = A. 8.70 |
MĀ. 124 = A. 8.29 |
MĀ. 114 = S. 35.103 |
MĀ. 37 = A. 8.20 |
MĀ. 126 = A. 10.91 |
MĀ. 116 = S. 42.12 |
MĀ. 38 = A. 8.21 |
MĀ. 127 = A. 2.4.4 |
MĀ. 120 = S. 22.76 |
MĀ. 40 = A. 8.24 |
MĀ. 128 = A. 5.179 |
MĀ. 121 = S. 8.7 |
MĀ. 41 = A. 8.23 |
MĀ. 129 = A. 7.60 |
Kinh Trung A-hàm và Trưởng lão Tăng kệ |
MĀ. 42 = A. 10.1 |
MĀ. 130 = A. 6.54 |
|
MĀ. 43 = A. 10.2 |
MĀ. 137 = A. 4.23 |
|
MĀ. 45 = A. 7.65 |
MĀ. 138 = A. 7.58 |
MĀ. 21 = Thag. 1234-37 |
MĀ. 46 = A. 7.65 |
MĀ. 142 = A. 7.20 |
MĀ. 33 = Thag. 1018-50 |
MĀ. 47 = A. 10.3 |
MĀ. 143 = A. 3.60 |
MĀ. 66 = Thag. 910-19 |
MĀ. 48 = A. 10.4-5 |
MĀ. 149 = A. 5.62 |
MĀ. 83 = Thag. 1146-49 |
MĀ. 49 = A. 5.21-22 |
MĀ. 155 = A. 9.20 |
MĀ. 118 = Thag. 689-704 |
MĀ. 50 = A. 5.21-22 |
MĀ. 157 = A. 8.11 |
|
MĀ. 51 = A. 10.61-62 |
MĀ. 158 = A. 5.192 |
|
MĀ. 52 = A. 10.61-62 |
MĀ. 160 = A. 7.69-70 |
|
MĀ. 53 = A. 10.61-62 |
MĀ. 172 = A. 4.186 |
|
MĀ. 56 = A. 9.3 |
MĀ. 188 = A. 10.115-6 |
|
MĀ. 57 = A. 9.1 |
MĀ. 202 = A. 8.43, A. 3.70 |
|
MĀ. 73 = A. 8.64 |
MĀ. 206 = A. 10.14 |
|
MĀ. 74 = A. 8.30 |
MĀ. 215 = A. 10.29 |
|
MĀ. 82 = A. 6.60 |
MĀ. 220 = A. 7.51 |
|
MĀ. 83 = A. 7.58 |
|
|
II. NỘI DUNG KINH TRUNG A-HÀM
Kinh Trung A-hàm do nhóm Tôn giả Tăng-già-la-xoa (S. Saṃgharakṣa, 僧伽羅叉) và Tôn giả Cù-đàm Tăng-già-đề-bà (S. Gautama Saṃghadeva, 瞿曇僧伽提婆) dịch sang chữ Hán gồm có 222 kinh, chia làm 18 phẩm, tổng cộng 60 quyển. Nhìn chung, cách đặt tựa đề của 18 phẩm cũng như của 222 bài kinh Trung A-hàm chủ yếu dựa vào nội dung của từng bài kinh.
Phẩm thứ nhất giới thiệu 10 bài kinh về 7 pháp số (七法). Phẩm thứ 2 gồm 10 kinh về nghiệp (業). Phẩm thứ 3 gồm 11 kinh do Tôn giả Sāriputta (Xá-lê Tử 舍梨子, Xá-lợi-phất 舍利弗) nói. Phẩm thứ 4 gồm 10 kinh về những điều hy hữu (未曾有法). Phẩm thứ 5 gồm 16 kinh về các pháp tương ưng (習相應) về nhân-duyên-quả. Phẩm thứ 6 gồm 14 kinh về quốc vương (王). Phẩm thứ 7 gồm 15 kinh về truyện tích của Vua Trường Thọ (長壽王). Phẩm thứ 8 gồm 10 kinh về cấu uế (穢) của tâm. Phẩm thứ 9 gồm 10 kinh về quán nhân duyên (因). Phẩm thứ10 gồm 10 kinh về sinh hoạt trong rừng (林). Phẩm thứ 11 gồm 25 kinh về các loại thuyết pháp nên gọi là lớn (大). Phẩm thứ 12 có 20 kinh với phần đầu gồm 10 kinh và phần sau gồm 10 kinh về tiêu chuẩn Bà-la-môn (梵志). Phẩm thứ 13 gồm 10 kinh giải thích về những điều nền tảng (根本分別) như sáu cõi giới (六界), v.v... Phẩm thứ 14 gồm 10 kinh nói về tâm (心). Phẩm thứ 15 gồm 10 kinh song đối (雙) theo chủ đề. Phẩm thứ 16 gồm 10kinh tiếp tục thảo luận về chủ đề “lớn” (大) tức các loại thuyết pháp tiếp theo phẩm thứ 11. Phẩm thứ 17 gồm 10 kinh lấy tên kinh đầu tiên là kinh “Bô-lợi-đa” (晡利多) làm chủ đề chung. Phẩm thứ 18 gồm 11 kinh về dẫn chứng (例, lệ).
2. Các chủ đề nội dung của Kinh Trung A-hàm
Về nội dung, Kinh Trung A-hàm có chủ đề chính (a) Giới thiệu đức Phật lịch sử từ lúc đản sinh đến lúc nhập Niết-bàn, (b) Triết học trọng tâm của đức Phật, (c) Đối thoại liên tôn giáo và triết học. Triết học của đứcPhật trong Kinh Trung A-hàm tương đồng với các học thuyết quan trọng trong Thượng Tọa bộ và nhiều bộ phái Phật giáo. Trong phần này, tôi khái lược các chủ đề nội dung của Kinh Trung A-hàm.
(i) Về thế giới quan Phật giáo
Đức Phật phủ định 3 học thuyết về nguyên nhân đầu tiên hình thành thế giới, con người và vạn vật gồm thuyết duy thần, thuyết duy vật và thuyết duy tâm. Đức Phật giới thiệu thuyết tương quan (S. pratītya-samutpāda, P. paṭicca- samuppāda, 緣起, duyên khởi) theo công thức thuận: “Do cái này có nên cái kia có. Do cái này sinh nên cái kia sinh. Do cái này không có nên cái khác không có. Do cái này hoại diệt nên cái kia hoạidiệt.” Về chiều nghịch: “Do cái này có nên cái khác không có. Do cái này sinh nên cái khác không sinh. Do cái này không có nên cái khác có. Do cái này hoại diệt nên cái khác phát sinh.”
(ii) Về nhân sinh quan Phật giáo
Đức Phật khẳng định con người không phải là vật thụ tạo của Thượng đế sáng thế, mà do cha mẹ sanh ra dưới hình thức năm tổ hợp tâm vật lý, chịu sự chi phối của luật vô thường và về bản chất là phi ngã. Chết không phải là hết. Sau khi chết, tâm thức tiếp tục đầu thai, mang theo tổng thể nghiệp chung, nghiệp riêng. Dưới đây là hai trong một số khái niệm quan trọng hình thành nhân sinh quan Phật giáo.
Năm tổ hợp tâm vật lý (S. pañca skandha, P. pañca khandha, 五蕴) gồm thân thể (色), cảm giác (受), trigiác (想), tâm tư (行), nhận thức (識). Trong đó, tổ hợp thân thể được hình thành bởi bốn yếu tố phổ quát gồm đất (地), nước (水), lửa (火), gió (风); trong khi, tổ hợp tâm gồm bốn yếu tố còn lại.
Mười hai mắc xích sự sống (十二因緣): Lý giải ba chiều thời gian của cuộc sống con người và hữu tình khác. Sự sống không có điểm bắt đầu, tức lâu xa vô thủy. Sự sống không có kết thúc. Các kiếp quá khứ đượcbiết qua:
(iii) Về tâm lý học Phật giáo
Sáu giác quan (S. saḍāyatana, P. saḷāyatana, lục xứ 六處, lục nhập 六入, lục nội xứ 六内處) gồm: mắt (眼),tai (耳), mũi (鼻), lưỡi (舌), thân (身), ý (意).
Sáu trần cảnh (lục trần 六塵, lục cảnh 六境, lục ngoại xứ 六外處) gồm: hình thái (色), âm thanh (声), mùi (香), vị (味), tiếp xúc (觸), sự vật (法).
Sáu tiếp xúc (lục xúc 六觸, lục xúc thân 六觸身) gồm: tiếp xúc mắt (眼觸), tiếp xúc tai (耳觸), tiếp xúc mũi (鼻觸), tiếp xúc lưỡi (舌觸), tiếp xúc thân (身觸), tiếp xúc ý (意觸).
Sáu thức (lục thức 六識, lục thức thân 六識身, lục thức giới 六識界) gồm: thị giác (nhãn thức 眼識), thínhgiác (nhĩ thức 耳識), khứu giác (tỷ thức 鼻識), vị giác (thiệt thức 舌識), xúc giác (thân thức 身識), ý thức (意識).
Sáu tri giác (lục tưởng 六想, lục tưởng thân 六想身) gồm: tri giác mắt (眼想), tri giác tai (耳想), trigiác mũi (鼻想), tri giác lưỡi (舌想), tri giác thân (身想), tri giác ý hay ý tưởng (意想).
Sáu tư duy (lục tư 六思, lục tư thân 六思身) gồm: tư duy mắt (眼思), tư duy tai (耳思), tư duy mũi (鼻思), tư duy lưỡi (舌思), tư duy thân (身思), ý tư (意思).
Sáu ái (lục ái 六爱, lục ái thân 六爱身) gồm: ái của mắt (眼爱), ái của tai (耳爱), ái của mũi (鼻爱), ái của lưỡi (舌爱), ái của thân (身爱), ái của ý (意爱).
Sáu yếu tố (lục giới 六 界) gồm: đất (地), nước (水), lửa (火), gió (风), hư không (空), nhận thức (識).
Mười hai yếu tố (thập nhị xứ 十二處) gồm: sáu giác quan và sáu đối tượng giác quan.
Mười tám yếu tố (thập bát giới 十八界) gồm: sáu giác quan, sáu đối tượng giác quan và sáu nhận thức giác quan.
(iv) Về đạo đức quan Phật giáo
Đức Phật nhấn mạnh vai trò đạo đức trong việc hoàn thiện con người nhân bản. Về đạo đức tại gia có năm điều đạo đức, tám điều đạo đức và mười điều thiện.
Năm điều đạo đức (S. pañca-śīla, P. pañca-sīla, 五戒) gồm: (i) không giết hại (不殺生), (ii) không trộmcắp (不偷盜), (iii) không ngoại tình (不邪婬), (iv) không nói láo (不妄語), (v) không uống rượu (不飲酒).
Tám điều đạo đức (S. aṣṭāṇga-śīla, aṣṭā-sīla, P. aṭṭhaṅga-sīla, aṭṭha-sīla, 八關齋戒) gồm: (i), (ii) giốngnăm điều đạo đức, (iii) không dâm dục (不淫欲) trong 24 giờ, (iv), (v) giống năm điều đạo đức, (vi) không sử dụng giường cao, rộng, sang (不坐高大廣華麗之床), (vii) không sử dụng trang sức mỹ phẩm (不香油涂身) và không xem hát múa (不觀聽歌舞), (viii) không ăn sau 12 giờ (不非时食).
Mười điều thiện (S. daśa-kuśala-karmāni, P. dasakusalakammapathā, 十善業道) gồm: (i) (ii) (iii) và (iv) giống năm điều đạo đức, (v) không nói chia rẽ (不两舌), (vi) không văng tục (不惡口), (vii) không thêu dệt (不綺語), (viii) không tham dục (不貪欲), (ix) không sân hận (不瞋恚), (x) không tà kiến (不邪見).
Về đạo đức xuất gia có 10 điều đạo đức Sa-di64 (nam giới), hoặc Sa-di-ni65 (nữ giới), sáu điều tu học của Thức-xoa66 (nữ giới), 250 điều đạo đức của Tỳ- kheo67 để làm Thầy và 348 điều đạo đức của Tỳ-kheo-ni68 để làm Sư cô. Về đạo đức Bồ-tát có đạo đức Bồ-tát xuất gia69 và Bồ-tát tại gia.70
(iv) Về xã hội quan và chính trị quan
Ngoài việc chủ trương xóa bỏ bốn giai cấp, xây dựng xã hội bình đẳng, không phân biệt trọng nam khinhnữ, đề cao dân chủ, nhân quyền và tự do, đức Phật trong Kinh Trung A-hàm còn giới thiệu các học thuyết quan trọng sau đây:
Chuyển Luân Thánh Vương (S. Cakravarti-rāja, P. Cakkavattin, 轉輪聖王): Mô hình vị vua lý tưởng, quản trị đất nước theo chủ nghĩa pháp quyền, được hỗ trợ bởi đạo đức và chân lý.
Chủ nghĩa pháp quyền của Chuyển Luân Thánh Vương (轉輪聖王正法): Điều hành đất nước dựa vào luật pháp (依於法), lập pháp (立法), đầy đủ hành pháp (具法). Tôn trọng, cung kính luật pháp, luật pháp làtrên hết (以法為首) và tôn trọng Chánh pháp (以法為首).71
Bảy yếu tố đặc thù hỗ trợ cho Chuyển Luân Thánh Vương (七寶具足) gồm: (i) bánh xe vàng báu (金輪寶), (ii) voi trắng báu (白象寶), (iii) ngựa tía báu (紺馬寶), (iv) thần châu báu (神珠寶), (v) ngọc nữ báu (玉女寶), (vi) cư sĩ báu (居士寶), (vii) chủ binh báu (主兵寶).
(v) Về tu tập quan và giải thoát quan
Con đường chân chánh gồm tám yếu tố hướng đến giác ngộ và giải thoát của đức Phật chủ yếu giúp con người hoàn thiện trí tuệ, đạo đức và thiền định. Dưới đây là một số phương pháp tu căn bản trong Kinh Trung A-hàm, giúp con người kết thúc khổ đau, giác ngộ, giải thoát bây giờ và tại đây.
Bốn sự thật cao quý (S. catvāri āryasatyāni, P. cattāri ariyasaccāni, 四聖諦) gồm các sự thật về: (i) thực trạng khổ đau (苦), (ii) nguyên nhân khổ đau (苦集), (iii) sự chấm dứt khổ đau (苦滅), (iv) con đườngdẫn đến chấm dứt khổ đau (苦滅道).
Đạo Thánh tám nhánh (八正道) gồm: (i) tầm nhìn chân chánh (正見), (ii) tư duy chân chánh (正志),72 (iii) ngôn ngữ chân chánh (正語), (iv) hành động chân chánh (正業), (v) mưu sinh chân chánh (正命), (vi) nỗ lực chân chánh (正方便),73, (vii) ghi nhớ chân chánh (正念), (viii) định tâm chân chánh (正定).
Bốn nền tảng chánh niệm (四念處) gồm: (i) quán thân như thân (觀身如身), (ii) quán cảm giác như cảm giác (觀受如受), (iii) quán tâm như tâm (觀心如心), (iv) quán pháp như pháp (觀法如法).
Bốn thiền (四禅) gồm: (i) hỷ lạc do lìa tham ái (離欲生喜樂), (ii) hỷ lạc do định sanh (定生喜樂), (iii) anlạc sâu do lìa hỷ lạc (離喜妙樂), (iv) buông xả mọi ý niệm (捨念), đạt thanh tịnh tuyệt đối (清淨).
Năm sức mạnh (五力) gồm: (i) niềm tin (信), (ii) tinh tấn (精進), (iii) chánh niệm (念), (iv) thiền định (定), (v) trí tuệ (慧).
Bảy yếu tố giác ngộ (七覺支) gồm: (i) chánh niệm (念), (ii) trạch pháp (擇法), (iii) tinh tấn (精進), (iv) hoan hỷ (喜), (v) khinh an (輕安), (vi) định (定),
(vii) buông xả (舍).
Bảy tài sản Thánh (七聖 財) gồm: (i) niềm tin (信), (ii) đạo đức (戒), (iii) tự thẹn với mình (慚), (iv) xấu hổ với người (愧), (v) học rộng Phật pháp (闻),
(vi) bố thí (施), (vii) trí tuệ (慧).
Bốn quả Thánh (四果): (i) Thánh quả Tu-đà-hoàn (須陀恒果), (ii) Thánh quả Tư-đà-hàm (斯陀含果), (iii) Thánh quả A-na-hàm (阿那含果), (iv) Thánh quả A-la-hán (阿羅漢果).
3. Bảng đối chiếu Kinh Trung A-hàm và Kinh Trung bộ
Kinh Trung A-hàm |
Kinh Trung bộ |
1. Kinh Thiện pháp (善法經) |
không tương đương Trung bộ |
2. Kinh Trú Độ thọ (晝度樹經) |
không tương đương Trung bộ |
3. Kinh Thành dụ (城喻經) |
không tương đương Trung bộ |
4. Kinh Thủy dụ (水喻經) |
không tương đương Trung bộ |
5. Kinh Mộc tích dụ (木積喻經) |
không tương đương Trung bộ |
6. Kinh Thiện nhân vãng (善人往經) |
không tương đương Trung bộ |
7. Kinh Thế gian phước (世間福經) |
không tương đương Trung bộ |
8. Kinh Thất nhật (七日經) |
không tương đương Trung bộ |
9. Kinh Thất xa (七車經)74 |
24. Kinh Trạm xe (P. Rathavinītasuttaṃ, 傳車經) |
10. Kinh Lậu tận (漏盡經)75 |
2. Kinh Tất cả lậu hoặc (P. Sabbāsavasuttaṃ, 一切漏經) |
11. Kinh Diêm dụ (鹽喻經) |
không tương đương Trung bộ |
12. Kinh Hòa-phá (惒破經) |
không tương đương Trung bộ |
13. Kinh Độ (度經) |
không tương đương Trung bộ |
14. Kinh La-vân (羅云經)76 |
61. Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Am-bà-la (P. Ambalaṭṭhikārāhulovādasuttaṃ, 菴婆孽林教誡羅睺羅經) |
15. Kinh Tư (思經) |
không tương đương Trung bộ |
16. Kinh Già-lam (伽藍經) |
không tương đương Trung bộ |
39. Kinh Úc-già trưởng giả (郁伽長者經) (B) |
không tương đương Trung bộ |
40. Kinh Thủ trưởng giả (手長者經) (A) |
không tương đương Trung bộ |
41. Kinh Thủ trưởng giả (手長者經) (B) |
không tương đương Trung bộ |
42. Kinh Hà nghĩa (何義經) |
không tương đương Trung bộ |
43. Kinh Bất tư (不思經) |
không tương đương Trung bộ |
44. Kinh Niệm (念經) |
không tương đương Trung bộ |
45. Kinh Tàm quý (慚愧經) (A) |
không tương đương Trung bộ |
46. Kinh Tàm quý (慚愧經) (B) |
không tương đương Trung bộ |
47. Kinh Giới (戒經) (A) |
không tương đương Trung bộ |
48. Kinh Giới (戒經) (B) |
không tương đương Trung bộ |
49. Kinh Cung kính (恭敬經) (A) |
không tương đương Trung bộ |
50. Kinh Cung kính (恭敬經) (B) |
không tương đương Trung bộ |
51. Kinh Bổn tế (本際經) |
không tương đương Trung bộ |
52. Kinh Thực (食經) (A) |
không tương đương Trung bộ |
53. Kinh Thực (食經) (B) |
không tương đương Trung bộ |
54. Kinh Tận trí (盡智經) |
không tương đương Trung bộ |
55. Kinh Niết-bàn (涅槃經) |
không tương đương Trung bộ |
56. Kinh Di-hê (彌醯經) |
không tương đương Trung bộ |
57. Kinh Tức vị Tỳ-kheo thuyết (即為比丘說經) |
không tương đương Trung bộ |
58. Kinh Thất bảo (七寶經) |
không tương đương Trung bộ |
59. Kinh Tam thập nhị tướng (三十二相經) |
không tương đương Trung bộ |
60. Kinh Tứ châu (四洲經) |
không tương đương Trung bộ |
61. Kinh Ngưu phấn dụ (牛糞喻經) |
không tương đương Trung bộ |
62. Kinh Tần-tỳ-sa-la vương ngưỡng Phật (頻鞞娑邏王迎佛經) |
không tương đương Trung bộ |
63. Kinh Bệ-bà-lăng-kỳ (鞞婆陵耆經) |
81. Kinh Ghaṭikāra (P. Ghaṭikārasuttaṃ, 陶師經) |
64. Kinh Thiên sứ (天使經) 85 |
130. Kinh Thiên sứ (P. Devadūtasuttaṃ, 天使經) |
65. Kinh Ô điểu dụ (烏鳥喻經) |
không tương đương Trung bộ |
66. Kinh Thuyết bổn (說本經) |
không tương đương Trung bộ |
67. Kinh Đại Thiên nại lâm (大天奈林經)86 |
83. Kinh Makhādeva (P. Makhādevasuttaṃ, 大天奈林經) |
68. Kinh Đại Thiện Kiến vương (大善見王經) |
không tương đương Trung bộ |
69. Kinh Tam thập dụ (三十喻經) |
không tương đương Trung bộ |
70. Kinh Chuyển Luân Vương (轉輪王經) |
không tương đương Trung bộ |
71. Kinh Tỳ-tứ (蜱肆經)87 |
không tương đương Trung bộ |
72. Kinh Trường Thọ vương bổn khởi (長壽王本起經)88 |
128. Kinh Tùy phiền não (P. Upakkilesasuttaṃ, 隨煩惱經) |
73. Kinh Thiên (天經) |
không tương đương Trung bộ |
74. Kinh Bát niệm (八念經) |
không tương đương Trung bộ |
75. Kinh Tịnh bất động đạo (淨不動道經)89 |
106. Kinh Bất động lợi ích (P. Āneñjasappāyasuttaṃ, 不動利益經) |
76. Kinh Úc-già-chi-la (郁伽支羅經) |
không tương đương Trung bộ |
77. Kinh Sa-kê-đế tam tộc tánh tử (娑雞帝三族姓子經)90 |
68. Kinh Naḷakapāna (P. Naḷakapānasuttaṃ, 那羅伽波寧村經) |
78. Kinh Phạm thiên thỉnh Phật (梵天請佛經)91 |
49. Kinh Phạm thiên cầu thỉnh (P. Brahmanimantanikasuttaṃ, 梵天請經) |
79. Kinh Hữu Thắng Thiên (有勝天經)92 |
127. Kinh A-na-luật (P. Anuruddhasuttaṃ, 阿那律經) |
80. Kinh Ca-hy-na 迦絺那經 |
không tương đương Trung bộ |
81. Kinh Niệm thân (念身經)93 |
119. Kinh Thân hành niệm (P. Kāyagatāsatisuttaṃ, 身行念經) |
82. Kinh Chi-ly-di-lê (支離彌梨經) |
không tương đương Trung bộ |
83. Kinh Trưởng lão thượng tôn thụy miên (長老上尊睡眠經) |
không tương đương Trung bộ |
84. Kinh Vô thích (無刺經) |
không tương đương Trung bộ |
85. Kinh Chân nhân (真人經)94 |
113. Kinh Chân nhân (P. Sappurisasuttaṃ, 善士經) |
86. Kinh Thuyết xứ (說處經)95 |
148. Kinh Sáu sáu (P. Chachakkasuttaṃ, 六六經) |
87. Kinh Uế phẩm (穢品經)96 |
5. Kinh Không uế nhiễm (P. Anaṅgaṇasuttaṃ, 無穢經) |
88. Kinh Cầu pháp (求法經)97 |
3. Kinh Thừa tự pháp (P. Dhammadāyādasuttaṃ, 法嗣經) |
89. Kinh Tỷ-kheo thỉnh (比丘講經)98 |
15. Kinh Tư lượng (P. Anumānasuttaṃ, 思量經) |
90. Kinh Tri pháp (知法經) |
không tương đương Trung bộ |
91. Kinh Châu-na vấn kiến (周那問見經)99 |
8. Kinh Ðoạn giảm (P. Sallekhasuttaṃ, 斷減經) |
92. Kinh Thanh bạch liên hoa dụ (青白蓮華喻經) |
không tương đương Trung bộ |
93. Kinh Thủy Tịnh Phạm chí (水淨梵志經)100 |
7. Kinh Ví dụ tấm vải (P. Vatthūpamasuttaṃ, 布喻經) |
94. Kinh Hắc Tỳ-kheo (黑比丘經) |
không tương đương Trung bộ |
95. Kinh Trụ pháp (住法經) |
không tương đương Trung bộ |
96. Kinh Vô (無經) |
không tương đương Trung bộ |
97. Kinh Đại nhân (大因經) |
không tương đương Trung bộ |
98. Kinh Niệm xứ (念處經)101 |
10. Kinh Niệm xứ (P. Satipaṭṭhānasuttaṃ, 念處經) |
99. Kinh Khổ ấm (苦陰經)102 (A) |
13. Đại kinh Khổ uẩn (P. Mahādukkhakkhandhasuttaṃ, 苦蘊大經) |
100. Kinh Khổ ấm (苦陰經)103 (B) |
14. Tiểu kinh Khổ uẩn (P. Cūḷadukkhakkhandhasuttaṃ, 苦蘊小經) |
101. Kinh Tăng thượng tâm (增上心經)104 |
20. Kinh An trú tầm (P. Vitakkasaṇṭhānasuttaṃ, 想念止息經) |
102. Kinh Niệm (念經)105 |
19. Kinh Song tầm (P. Dvedhāvitakkasuttaṃ, 雙想經) |
103. Kinh Sư tử hống (師子吼經)106 |
11. Tiểu kinh Sư tử hống (P. Cūḷasīhanādasuttaṃ, 狮子吼小經) |
104. Kinh Ưu-đàm-bà-la (優曇婆邏經) |
không tương đương Trung bộ |
105. Kinh Nguyện (願經)107 |
6. Kinh Ước nguyện (P. Ākaṅkheyyasuttaṃ, 願經) |
106. Kinh Tưởng (想經)108 |
1. Kinh Pháp môn căn bản (P. Mūlapariyāyasuttaṃ, 根本法門經) |
107. Kinh Lâm (林經)109 (A) |
17. Kinh Khu rừng (P. Vanapatthasuttaṃ, 林藪經) |
108. Kinh Lâm (林經)110 (B) |
17. Kinh Khu rừng (P. Vanapatthasuttaṃ, 林藪經) |
109. Kinh Tự quán tâm (自觀心經) (A) |
không tương đương Trung bộ |
110. Kinh Tự quán tâm (自觀心經) (B) |
không tương đương Trung bộ |
111. Kinh Đạt Phạm hạnh (達梵行經) |
không tương đương Trung bộ |
112. Kinh A-nô-ba (阿奴波經) |
không tương đương Trung bộ |
113. Kinh Chư pháp bổn (諸法本經) |
không tương đương Trung bộ |
114. Kinh Ưu-đà-la (優陀羅經) |
không tương đương Trung bộ |
115. Kinh Mật hoàn dụ (蜜丸經)111 |
18. Kinh Mật hoàn (P. Madhupiṇḍikasuttaṃ, 蜜丸經) |
116. Kinh Cù-đàm-di (瞿曇彌經) |
không tương đương Trung bộ |
117. Kinh Nhu nhuyến (柔軟經) |
không tương đương Trung bộ |
118. Kinh Long tượng (龍象經) |
không tương đương Trung bộ |
119. Kinh Thuyết xứ (說處經) |
không tương đương Trung bộ |
120. Kinh Thuyết vô thường (說無常經) |
không tương đương Trung bộ |
121. Kinh Thỉnh thỉnh (請請經) |
không tương đương Trung bộ |
122. Kinh Chiêm-ba (瞻波經) |
không tương đương Trung bộ |
123. Kinh Sa-môn Nhị Thập Ức (沙門二十億經) |
không tương đương Trung bộ |
124. Kinh Bát nạn (八難經) |
không tương đương Trung bộ |
125. Kinh Bần cùng (貧窮經) |
không tương đương Trung bộ |
126. Kinh Hành dục (行欲經) |
không tương đương Trung bộ |
127. Kinh Phước điền (福田經) |
không tương đương Trung bộ |
128. Kinh Ưu-bà-tắc (優婆塞經) |
không tương đương Trung bộ |
129. Kinh Oán gia (怨家經) |
không tương đương Trung bộ |
130. Kinh Giáo-đàm-di (教曇彌經) |
không tương đương Trung bộ |
131. Kinh Hàng ma (降魔經)112 |
50. Kinh Hàng ma (P. Māratajjanīyasuttaṃ, 魔訶責經) |
132. Kinh Lại-tra-hòa-la (賴吒惒羅經)113 |
82. Kinh Raṭṭhapāla (P. Raṭṭhapālasuttaṃ, 賴吒恕羅經) |
133. Kinh Ưu-bà-ly (優婆離經) |
56. Kinh Ưu-ba-ly (P. Upālisuttaṃ, 優婆離經) |
134. Kinh Thích vấn (釋問經) |
không tương đương Trung bộ |
135. Kinh Thiện Sanh (善生經) |
không tương đương Trung bộ |
136. Kinh Thương nhân cầu tài (商人求財經) |
không tương đương Trung bộ |
137. Kinh Thế gian (世間經) |
không tương đương Trung bộ |
138. Kinh Phước (福經) |
không tương đương Trung bộ |
139. Kinh Tức chỉ đạo (息止道經) |
không tương đương Trung bộ |
140. Kinh Chí biên (至邊經) |
không tương đương Trung bộ |
141. Kinh Dụ (喻經) |
không tương đương Trung bộ |
142. Kinh Vũ-thế (雨勢經) |
không tương đương Trung bộ |
143. Kinh Thương-ca-la (傷歌邏經) |
không tương đương Trung bộ |
144. Kinh Toán số Mục-kiền-liên (算數目犍連經)114 |
107. Kinh Gaṇaka Moggallāna (P. Gaṇakamoggallānasuttaṃ, 算數家目犍連經) |
145. Kinh Cù-mặc Mục-kiền-liên (瞿默目犍連經)115 |
108. Kinh Gopaka Moggallāna (P. Gopakamoggallānasuttaṃ, 瞿默目犍連經) |
146. Kinh Tượng tích dụ (象跡喻經)116 |
27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (P. Cūḷahatthipadopamasuttaṃ, 象跡喻小經) |
147. Kinh Văn đức (聞德經) |
không tương đương Trung bộ |
148. Kinh Hà khổ (何苦經) |
không tương đương Trung bộ |
149. Kinh Hà dục (何欲經) |
không tương đương Trung bộ |
150. Kinh Uất-sấu-ca-la (鬱瘦歌邏經)117 |
96. Kinh Esukārī (P. Esukārīsuttaṃ, 鬱瘦歌邏經) |
151. Kinh Phạm chí A-nhiếp-hòa (阿攝惒經)118 |
93. Kinh Assalāyana (P. Assalāyanasuttaṃ, 阿攝惒經) |
152. Kinh Anh vũ (鸚鵡經)119 |
99. Kinh Subha (P. Subhasuttaṃ, 須婆經) |
153. Kinh Tu-nhàn-đề (鬚閑提經)120 |
75. Kinh Māgaṇḍiya (P. Māgaṇḍiyasuttaṃ, 摩犍提經) |
154. Kinh Bà-la-bà-đường (婆羅婆堂經) |
không tương đương Trung bộ |
155. Kinh Tu-đạt-đa (須達哆經) |
không tương đương Trung bộ |
156. Kinh Phạm-ba-la-diên (梵波羅延經) |
không tương đương Trung bộ |
157. Kinh Hoàng Lô viên (黃蘆園經) |
không tương đương Trung bộ |
158. Kinh Đầu-na (頭那經) |
không tương đương Trung bộ |
159. Kinh A-già-la-ha-na (阿伽羅訶那經) |
không tương đương Trung bộ |
160. Kinh A-lan-na (阿蘭那經) |
không tương đương Trung bộ |
161. Kinh Phạm-ma (梵摩經)121 |
91. Kinh Brahmāyu (P. Brahmāyusuttaṃ, 梵摩經) |
162. Kinh Phân biệt lục giới (分別六界經)122 |
140. Kinh Giới phân biệt (P. Dhātuvibhaṅgasuttaṃ, 界分別經) |
163. Kinh Phân biệt lục xứ (分別六處經)123 |
137. Kinh Phân biệt sáu xứ (P. Saḷāyatanavibhaṅgasuttaṃ, 六處分別經) |
164. Kinh Phân biệt quán pháp (分別觀法經)124 |
138. Kinh Tổng thuyết và biệt thuyết (P. Uddesavibhaṅgasuttaṃ, 總說分別經) |
165. Kinh Ôn Tuyền lâm thiên (溫泉林天經)125 |
133. Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhứt dạ Hiền giả (P. Mahākaccānabhaddekarattasuttaṃ, 大迦旃延一夜賢者經) |
166. Kinh Thích trung thiền thất tôn (釋中禪室尊經)126 |
134. Kinh Lomasakaṅgiya Nhứt dạ Hiền giả (P. Lomasakaṅgiyabhaddekarattasuttaṃ, 盧夷強耆一夜賢者經) |
167. Kinh A-nan thuyết (阿難說經)127 |
132. Kinh A-nan Nhứt dạ Hiền giả (P. Ānandabhaddekarattasuttaṃ, 阿難一夜賢者經) |
168. Kinh Ý hành (意行經)128 |
120. Kinh Hành sanh (P. Saṅkhārupapattisuttaṃ, 行生經) |
169. Kinh Câu-lâu-sấu vô tránh (拘樓瘦無諍經)129 |
139. Kinh Vô tránh phân biệt (P. Araṇavibhaṅgasuttaṃ, 無諍分別經) |
170. Kinh Anh vũ (鸚鵡經)130 |
135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (P. Cūḷakammavibhaṅgasuttaṃ, 小業分別經) |
171. Kinh Phân biệt đại nghiệp (分別大業經)131 |
136. Đại kinh Nghiệp phân biệt (P. Mahākammavibhaṅgasuttaṃ, 大業分別經) |
172. Kinh Tâm (心經) |
không tương đương Trung bộ |
173. Kinh Phù-di (浮彌經)132 |
126. Kinh Phù-di (P. Bhūmijasuttaṃ, 浮彌經) |
174. Kinh Thọ pháp (受法經)133 (A) |
45. Tiểu kinh Pháp hành (P. Cūḷadhammasamādānasuttaṃ, 得法小經) |
175. Kinh Thọ pháp (受法經)134 (B) |
46. Đại kinh Pháp hành (P. Mahādhammasamādānasuttaṃ, 得法大經) |
176. Kinh Hành thiền (行禪經) |
không tương đương Trung bộ |
177. Kinh Thuyết (說經) |
không tương đương Trung bộ |
178. Kinh Lạp sư (獵師經)135 |
25. Kinh Bẫy mồi (P. Nivāpasuttaṃ, 撒餌經) |
179. Kinh Ngũ chi vật chủ (五支物主經)136 |
78. Kinh Samaṇamuṇḍika (P. Samaṇamuṇḍikasuttaṃ, 沙門文祁子經) |
180. Kinh Cù-đàm-di (瞿曇彌經)137 |
142. Kinh Phân biệt cúng dường (P. Dakkhiṇāvibhaṅgasuttaṃ, 施分別經) |
181. Kinh Đa giới (多界經)138 |
115. Kinh Đa giới (P. Bahudhātukasuttaṃ, 多界經) |
182. Kinh Mã Ấp (馬邑經)139 (A) |
39. Đại kinh Xóm Ngựa (P. Mahāassapurasuttaṃ, 馬邑大經) |
183. Kinh Mã Ấp (馬邑經)140 (B) |
40. Tiểu kinh Xóm Ngựa (P. Cūḷaassapurasuttaṃ, 馬邑小經) |
184. Kinh Ngưu Giác Sa-la lâm (牛角婆羅林經)141 (A) |
32. Đại kinh Rừng Sừng Bò (P. Mahāgosiṅgasuttaṃ, 牛角林大經) |
185. Kinh Ngưu Giác Sa-la lâm (牛角林經)142 (B) |
31. Tiểu kinh Rừng Sừng Bò (P. Cūḷagosiṅgasuttaṃ, 牛角林小經) |
186. Kinh Cầu giải (求解經)143 |
47. Kinh Tư sát (P. Vīmaṃsakasuttaṃ, 思察經) |
187. Kinh Thuyết trí (說智經) |
112. Kinh Sáu thanh tịnh (P. Chabbisodhanasuttaṃ, 六淨經) |
188. Kinh A-di-na (阿夷那經) |
không tương đương Trung bộ |
189. Kinh Thánh đạo ( 聖道經) |
117. Đại kinh Bốn mươi (P. Mahācattārīsakasuttaṃ, 大四十經) |
190. Kinh Tiểu không (小空經) |
121. Kinh Tiểu không (P. Cūḷasuññatasuttaṃ, 空小經) |
191. Kinh Đại không (大空經) |
122. Kinh Đại không (P. Mahāsuññatasuttaṃ, 空大經) |
192. Kinh Ca-lâu-ô-đà-di (迦樓烏陀夷經)144 |
66. Kinh Ví dụ con chim cáy (P. Laṭukikopamasuttaṃ, 鶉喻經) |
193. Kinh Mâu-lê-phá-quần-na (牟犁破群那經)145 |
21. Kinh Ví dụ cái cưa (P. Kakacūpamasuttaṃ, 鋸喻經) |
194. Kinh Bạt-đà-hòa-lợi (跋陀和利經)146 |
65. Kinh Bhaddāli (P. Bhaddālisuttaṃ, 跋陀利經) |
195. Kinh A-thấp-bối (阿濕貝經)147 |
70. Kinh Kīṭāgiri (P. Kīṭāgirisuttaṃ, 枳吒山邑經) |
196. Kinh Châu-na (周那經)148 |
104. Kinh Làng Sāma (P. Sāmagāmasuttaṃ, 舍彌村經) |
197. Kinh Ưu-bà-ly (優婆離經) |
không tương đương Trung bộ |
198. Kinh Điều ngự địa (調御地經)149 |
125. Kinh Ðiều ngự địa (P. Dantabhūmisuttaṃ, 調御地經) |
199. Kinh Si tuệ địa (癡慧地經)150 |
129. Kinh Hiền ngu (P. Bālapaṇḍitasuttaṃ, 賢愚經) |
200. Kinh A-lê-tra (阿黎吒經)151 |
22. Kinh Ví dụ con rắn (P. Alagaddūpamasuttaṃ, 蛇喻經) |
201. Kinh Trà-đế (嗏帝經)152 |
38. Đại kinh Đoạn tận ái (P. Mahātaṇhāsaṅkhayasuttaṃ, 愛盡大經) |
202. Kinh Trì trai (持齋經) |
không tương đương Trung bộ |
203. Kinh Bô-lợi-đa (哺利多經)153 |
54. Kinh Potaliya (P. Potaliyasuttaṃ, 哺多利經) |
204. Kinh La-ma (羅摩經)154 |
26. Kinh Thánh cầu (P. Ariyapariyesanāsuttaṃ, 聖求經) |
205. Kinh Ngũ hạ phần kiết (五下分結經)155 |
64. Đại kinh Māluṅkya (P. Mahāmāluṅkyasuttaṃ, 摩羅迦大經) |
206. Kinh Tâm uế (心穢經)156 |
16. Kinh Tâm hoang vu (P. Cetokhilasuttaṃ, 心荒蕪經) |
207. Kinh Tiễn mao (箭毛經)157 (A) |
77. Ðại kinh Sakuludāyi (P. Mahāsakuludāyisuttaṃ, 善生優陀夷大經) |
208. Kinh Tiễn mao (箭毛經)158 (B) |
79. Tiểu kinh Sakuludāyi (P. Cūḷasakuludāyisuttaṃ, 善生優陀夷小經) |
209. Kinh Bệ-ma-na-tu (鞞摩那修經)159 |
80. Kinh Vekhanassa (P. Vekhanassasuttaṃ, 鞞摩那修經) |
210. Kinh Pháp Lạc Tỳ-kheo-ni (法樂比丘尼經)160 |
44. Tiểu kinh Phương quảng (P. Cūḷavedallasuttaṃ, 有明小經) |
211. Kinh Đại Câu-hy-la (大拘稀羅經)161 |
43. Ðại kinh Phương quảng (P. Mahāvedallasuttaṃ, 有明大經) |
212. Kinh Nhất thiết trí (一切智經) 162 |
90. Kinh Kaṇṇakatthala (P. Kaṇṇakatthalasuttaṃ, 普棘刺林經) |
213. Kinh Pháp trang nghiêm (法莊嚴經)163 |
89. Kinh Pháp trang nghiêm (P. Dhammacetiyasuttaṃ, 法莊嚴經) |
214. Kinh Bệ-ha-đề (鞞訶提經)164 |
88. Kinh Bāhitika (P. Bāhitikasuttaṃ, 鞞訶提經) |
215. Kinh Đệ nhất đắc (第一得經) |
không tương đương Trung bộ |
216. Kinh Ái sanh (愛生經)165 |
87. Kinh Ái sanh (P. Piyajātikasuttaṃ, 愛生經) |
217. Kinh Bát thành (八城經)166 |
52. Kinh Bát thành (P. Aṭṭhakanāgarasuttaṃ, 八城經) |
218. Kinh A-na-luật-đà (阿那律陀經) (A) |
không tương đương Trung bộ |
219. Kinh A-na-luật-đà (阿那律陀經) (B) |
không tương đương Trung bộ |
220. Kinh Kiến (見經) |
không tương đương Trung bộ |
221. Kinh Tiễn dụ (箭喻經)167 |
63. Tiểu kinh Māluṅkya (P. Cūḷamāluṅkyasuttaṃ, 摩羅迦小經) |
222. Kinh Lệ (例經) |
không tương đương Trung bộ |
***
Kết luận
Dựa vào các bảng đối chiếu tựa đề Kinh Trung A-hàm và Kinh Trung bộ trong bài này, chúng ta cần ghi nhận rằng Kinh Trung A-hàm bản chữ Hán của Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ (Sarvāstivāda Dīrgha Āgama) có 10bài kinh tương đương với Kinh Trường bộ (Dīgha Nikāya), 77 bài tương đương với Kinh Tăng chi bộ và 10 bài tương đương với Kinh Tương ưng bộ của Thượng Tọa bộ. Ngoài ra, phần lớn nội dung các chủ đề Phật họccủa Kinh Trung A-hàm chia sẻ cùng các phạm trù triết học Phật giáo trong Thượng Tọa bộ.
Về nội dung, ngoài những chủ đề về đức Phật lịch sử, vai trò đạo sư của đức Phật và các học thuyết quan trọng của triết học Phật giáo, Kinh Trung A-hàm còn là nguồn dữ liệu phong phú về đối thoại liên tôn giáo vàđối thoại liên triết học giữa đức Phật với các bậc đạo sư Ấn Độ.
Quan trọng hơn hết, trong phương diện ứng dụng, vì Kinh Trung A-hàm tổng hợp những bài kinh căn bảnnhất của Thượng Tọa bộ, gần nhất với lời dạy của đức Phật, nên nội dung của kinh này có khả năng trị liệu khổ đau rất hiệu quả, giúp người thực tập giải phóng các xiềng xích trói buộc tâm, đạt được giải thoát tâm, giảithoát bằng trí tuệ, đạt được các quả Thánh ngay trong kiếp sống hiện tại này.
Hướng về ngày Phật thành đạo
Chùa Giác Ngộ, ngày 04-01-2022
TT.TS. THÍCH NHẬT TỪ
(Đồng Tổng Biên tập Tam tạng Thánh điển PGVN)
Chú thích :
1 Trung A-hàm của ấn bản CBETA tại địa chỉ: https://tripitaka.cbeta.org/ T 01n0026 (truy cập ngày 01-12-2021).
2 Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (Taishō Shinshu Daizōkyō, 大正新修大藏經) do Junjirō Takakusu (高楠順次郎) và Watanabe Kaikyoku (渡邊海旭) chủ biên, gồm 85 tập chữ Hán, lần đầu được Công ty Cổ phần xuất bản Đại tạng xuất bản tại Tokyo vào năm 1924-34, nhanh chóng sau đó trở thành nguồn tài liệu gốc của các nghiên cứu và trích dẫn về văn học Phật giáo Trung Quốc quan trọng nhất trên thế giới.
3 CBETA được thành lập vào ngày 15-02-1999, do Thượng tọa Huệ Mẫn (惠敏法師) làm Tổng Biên tập. Các cơ quan tham gia thực hiện có Viện Nghiên cứu Phật học Trung Hoa Pháp Cổ Sơn, Đại học Trung ương, Đại học Huyền Trang, Học viện Phật học Hương Quang, Học viện Phật họcViên Quang, Học viện Phật học Phước Nghiêm và Hoa Nghiêm Liên Xã. CBETA là kho tư liệu điện tử bằng chữ Hán của ấn bản Đại Chánh đầy đủ nhất từ trước đến giờ. Đến ngày 18-02-2006, CBETA đã hoàn tất các tập 1-55 và 85 gồm 7.877 vạn chữ. Đến năm 2007, CBETA hoàn tất Vạntân tục tạng (卍新續藏) gồm 7.122 vạn chữ. Ấn bản offline có thể download tại: http://www.cbeta.org/download/cbreader.php
4 SAT có nghĩa là “Cơ sở dữ liệu văn bản Đại tạng kinh” (Saṁgaṇikīkṛtaṁ Taiśhotripiṭakaṃ) thường gọi là ấn bản SAT, có trụ sở tại Tokyo, NhậtBản, hoàn thành điện tử hóa các tập 56-84 của Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh, cũng là tổ chức giữ tác quyền và cho phép CBETA thực hiện điện tử hóa các tập 1-55 và 85 của Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh.
5 Trung A-hàm của ấn bản SAT: https://21dzk.l.u-tokyo.ac.jp/SAT2012/ddb-sat2.php?s=&mode=detai l&useid=0001_26 (truy cập ngày 01-12-2021).
6 Tương đương với Kinh Tăng chi bộ (P. Aṅguttara Nikāya, 增支部, Tăng nhất Ni-ca-da 增一尼迦耶) trong Phật giáo Thượng Tọa bộ (S.Sthaviravāda, P. Theravāda, 上座部).
7 Tương đương với hai bộ Kinh Tương ưng bộ (P. Saṃyutta Nikāya, 相應部, Tương ưng Ni-ca-da 相應尼迦耶) và Kinh Tiểu bộ (P. Khuddaka Nikāya, 小部, Tiểu Ni-ca-da 小尼柯耶) trong Phật giáo Thượng Tọa bộ.
8 https://bdkamerica.org/?s=madhyama (truy cập ngày 17-01-2021).
9 Akanuma Chizen là học giả Nhật Bản đầu tiên đối chiếu các kinh tương đương giữa Kinh Trung A-hàm và Kinh Trung bộ, đánh dấu bước ngoặt nghiên cứu so sánh về 4 bộ A-hàm và 5 bộ Pāli. Xem Akanuma Chizen, Kanpa shibu shiagon goshōroku: The Comparative Catalogue of Chinese Āgamas and Pāli Nikāyas (Nagoya: Hajinkakushobō, 1929).
10 Xuất Tam tạng ký tập (出三藏記集) của ngài Tăng Hựu (僧祐) còn gọi là Tăng Hựu lục (僧祐錄) hoặc Hựu lục (祐錄) gồm 15 quyển,biên soạn vào đầu thế kỷ VI thuộc triều đại nhà Lương (梁朝), Nam Lương (南梁) hay Nam triều Lương (南朝梁, 502-57). Đây là bản vănđầu tiên trong tập 24 (bộ Mục lục) có mã số trong ấn bản Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh và CBETA là T55n2145: http://tripitaka.cbeta.org/T55n2145 (truy cập ngày 01-01-2022).
11 Đàm-ma-nan-đề (S. Dharmanandi, 曇摩難提) thường được dịch là Pháp Hỷ (法喜) là công dân nước Tukhāra (吐火羅國, Thổ-hỏa-la quốc),nổi tiếng đọc thuộc lòng Kinh Tăng nhất A-hàm (S. Ekottara Āgama, 增一阿含經) và Kinh Trung A-hàm (S. Madhyama Āgama, 中阿含經), có công lớn trong việc truyền bá bốn bộ kinh A-hàm (阿含經).
12 Được hiểu là “miệng đọc bản Sanskrit” (口誦梵文), tức học thuộc lòng, không cần văn bản kinh.
13 Sa-môn Trúc Phật Niệm (竺佛念) còn gọi là Phật Niệm (佛念), người Kinh Châu (涼州), là nhà phiên dịch kinh điển nổi tiếng của triều Tấn (晉代), qua đời tại Trường An (長安) vào đầu thế kỷ IV. Trúc Phật Niệm chép bản Sanskrit và dịch truyện của Thập tụng Tỳ-kheo Giới bổn(十誦比丘戒本) cùng với Đàm-ma-trì (曇摩持) và Tuệ Thường (慧常) dịch Giới bổn trên. Năm 413, ngài Phật-đà-da- xá tụng đọc Kinh Trường A-hàm, ngài Trúc Phật Niệm dịch sang tiếng Hán. Ngài Trúc Phật Niệm còn hợp tác với Đàm-ma-tỳ (S. Dharmaprīya, 曇摩蜱) dịch Ma-ha-bát-la-nhã Ba-la-mật kinh sao (摩訶鉢羅若波羅蜜經抄), hợp tác với Cưu-ma-la Phật-đề (S. Kumāra Buddhi, 鳩摩羅佛提) dịch Tứ A-hàm mộsao giải (四阿鋡暮抄解)… Các bộ kinh do Trúc Phật Niệm dịch gồm: (i) Bồ-tát Anh lạc kinh (菩薩瓔珞經), (ii) Thập trụ đoạn kiết kinh (十住斷結經), (iii) Xuất diệu kinh (出曜經), (iv) Bồ-tát xử thai kinh (菩薩處胎經), (v) Trung ấm kinh (中陰經), (vi) Vương tử pháp ích hoạimục nhân duyên kinh (王子法益壞目因緣經) và nhiều tác phẩm quan trọng khác.
14 Các thông tin này được giới thiệu trong Xuất Tam tạng ký tập (出三藏記集), quyển 13; Khai Nguyên Thích giáo lục (開元釋教錄), quyển3; Cao Tăng truyện (高僧傳), quyển 1, dù có một số thông tin dị biệt nhỏ.
15 Hán văn: “Bản phiên dịch thứ nhất này đã thất truyền” (此第一次的翻譯本已遺失). Thông tin chi tiết về ấn bản bị mất xem Lời tựa của Tăngnhất A-hàm kinh (增一阿含經) tại Xuất Tam tạng ký tập 出三藏記集 (T.55. 2145. 064b01) và Chúng kinh mục lục 衆經目録 (T.55. 2146. 0147b27).
16 Kōgen Mizuno, “Kanyaku Chūagonkyō to Zōichiagonkyō no yakushutsu ni tsuite” in Okurayama gakuin kiyō 2 (1956): 41-90; “Chūagonkyō kaidai” in Kokuyaku issai-gyō (Agon bu) (Tokyo: Taitō, 1969, revised ed.), vol. 6, pp. 403-11.
17 Xem Xuất Tam tạng ký tập 出三藏記集 (T.55. 2145. 0021b17).
18 Xem thảo luận chi tiết trong Jen-Jou Hung, Marcus Bingenheimer and Simon Wiles, “Quantitative Evidence for a Hypothesis regarding the Attribution of Early Buddhist Translations” in Literary and Linguistic Computing, 2009. DOI: 10.1093/llc/fqp036.
19 Các ấn bản internet về Kinh Trung A-hàm thường ghi nhầm dịch giả chữ Hán là Phật-đà-da-xá và Trúc Phật Niệm, thay vì phải là nhóm Tôn giảTăng-già-la-xoa và Tăng-già-đề-bà. Chẳng hạn trên trang Buddhasasana: https://www.budsas.org/uni/u-kinh-ahamtrung/trungaham_idx.htm (truy cập ngày 01- 01-2022) hay Thư viện Hoa Sen: https://thuvienhoasen.org/images/file/8sN5q51G0QgQAF1J/Kinh-giao-hoa-nguoi-binh-thich-tue-sy-dich.pdf (truy cập ngày 01-01-2022) và Thế giới Phật giáo: https://thegioiphatgiao.org/kinh/bo-kinh-bac-truyen-a-ham-sanskrit-phan/kinh-trung-a-ham-thich-tue-sy-dich.html (truy cập ngày 01-01-2022) và nhiều trang khác.
20 Tôn giả Tăng-già-la-xoa (S. Saṃgharakṣa, 沙門僧伽羅叉, Chúng Hộ, 眾護) còn được phiên âm là Tăng-già-la-sát (僧伽羅剎) là công dânnước Saurāṣṭra, thường được phiên âm là Tu-lại quốc (須賴國) hoặc Tô-lạt-đà quốc (蘇剌佗國), là thầy của Vua Kaniṣka (迦膩色迦王, Ca-nị-sắc-ca vương, 127- 151). Ngài là Thí dụ sư (S. Dārṣṭāntika, 譬喻師) lỗi lạc của Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ (S. Sarvāstivāda, 說一切有部). Các dịch phẩm tiêu biểu của ngài gồm: (i) Tu hành đạo địa kinh (S. Yoga-cārya-bhūmi, 修行道地經) được Trúc Pháp Hộ (S. Dharmarakṣa, 竺法護) dịchchữ Hán vào năm 284, có mã số Đại Chánh và CBETA là T15n0606: http://tripitaka.cbeta.org/T15n0606 (truy cập ngày 01-01-2022); (ii) Tăng-già-la-sát sở tập kinh (僧伽羅剎所集經) được ngài Tăng-già-bạt-trừng (S. Saṅghabhūti, 僧伽跋澄) dịch năm 385, có mã số Đại Chánh và CBETA là T15n0194: http://tripitaka.cbeta.org/T04n0194 (truy cập ngày 01-01-2022).
21 Kế-tân (罽賓 hay 𦋺賓) tiếng Sanskrit là Kāśmīra còn được phiên âm là Kiếp-tân (劫賓), Kiết-tân (羯賓). Trong Đại Đường Tây Vức ký (大唐西域記),Huyền Trang phiên âm là Ca-thấp-di-la quốc (迦濕彌羅國). Tiếng Anh viết là Kashmir.
22 Chữ “Hồ” (胡) trong ngữ cảnh này viết đủ là “Hồ văn” (胡文). Về việc lý giải chữ “Hồ” (胡) hay “Hồ văn” (胡文) mà người TrungQuốc gọi là “Phạn văn” (梵文), cũng chính là chữ “Prākrit” trong Kinh Trung A-hàm nói riêng và trong văn học Phật giáo Trung Quốc nóichung. Tham khảo P. V. Bapat, “Chinese Madhyamāgama and the Language of Its Basic Text” in Dr. Satkari Mookerji Felicitation Volume, B. P. Sinha (ed.)(Varanasi: Chowkhamba Publications, 1969), pp. 1-6; cũng như Fumio Enomoto, “On the Formation of the Original Texts of the Chinese Āgamas”in Buddhist Studies Review, vol. 3, 1986, pp. 19-30. Tuy nhiên, trên thực tế, chữ “Hồ” hay “Hồ văn” (胡文) được người Trung Quốc sử dụng cókhi chỉ cho chữ Sanskrit, mà không phải lúc nào cũng là chữ Prākrit.
23 Prākrit có chữ Devanagari là Prākṛta (प्राकृत) vốn là ngôn ngữ Trung Ấn - Aryan. Prākrit hay Prākṛta được sử dụng tại đại lục Ấn Độ vào thế kỷ IIITTL cho đến thế kỷ VIII. Về từ nguyên, Prākrit có nghĩa đen là “tự nhiên” (natural), đối lập với chữ “Saṃskṛta” tức chữ Sanskrit, ngôn ngữ Ấn - Aryan được sử dụng ở Nam Á, có nghĩa đen là “được cấu trúc” (constructed). Prākrit là loại phương ngữ được quần chúng sử dụng rộng rãi, trong khi Sanskrit là ngôn ngữ tiêu chuẩn được sử dụng trong giới trí thức và văn bản hành chánh.
24 Tăng-già-đề-bà (S. Saṃghadeva, 僧伽提婆) còn được phiên âm là Tăng-già-đề-hòa (僧伽提和), hay Tăng-già-đế-bà (僧迦禘婆) và dịch ý là“Chúng Thiên” (眾天), người Kasmir (S. Kāśmīra, 罽賓, Kế- tân), là cao Tăng nổi trội trong triều đại nhà Tấn (晉朝), được người Trung Quốcxem là thủy tổ của tông Tỳ-đàm (毗曇宗) hay học phái Tỳ-đàm (毗昙学派).
25 Trong ngữ cảnh của Xuất Tam tạng ký tập (出三藏記集) gọi là “bản đời Tấn” (晉本), tức là “Tấn ngữ” (晉語) hay “Tấn văn” (晉文) là một ngôn ngữ độc lập, thuộc hệ “Hán ngữ tộc” (系漢語族). Nói nôm na, đó là bản chữ Hán được viết theo phong cách của triều đại nhà Tấn (晉朝, 265-420).
26 Chữ “bút thọ” (筆受) trong ngữ cảnh này đồng nghĩa với “bút lục” (筆錄), có nghĩa là ghi chép hoặc ghi lại.
27 Cộng thư (共書) viết đủ là “cộng vi thư ký” (共為書記) có nghĩa là “cả hai cùng làm thư ký” cho công trình phiên dịch Kinh Trung A-hàmnày.
28 Quyển Cao Tăng truyện (高僧傳) không đề cập đến sự đóng góp của Đạo Từ (道慈), Lý Bảo (李寶) và Khang Hóa (康化). Xem T.50. 2059.0361b25-26 và 0329a22. Cũng trong Cao Tăng truyện, Đạo Từ được đề cập là Tôn giả sanh sau giai đoạn này khoảng 100 năm (T.50. 2059. 0374c23).
29 Nguyên tác chữ Hán: 請罽賓沙門僧伽羅叉令誦胡本, 請僧伽提和轉胡為晉, 豫州沙門道慈筆受, 吳國李寶, 康化共書 (T.01. 0026. 0809b26).
30 http://tripitaka.cbeta.org/T01n0026_060#0809b29 (truy cập ngày 01-01-2022).
31 Xem chi tiết trong Cao Tăng truyện 高僧傳 (T.50. 2059. 0328b12).
32 Xem mô tả về năng lực song ngữ của Trúc Phật Niệm tại Hậu xuất Trung A hàm kinh ký 後出中阿含經記 (T.01. 0026. 0809b06-08).
33 Cao Tăng truyện 高僧傳 (T.50. 2059. 0329a13).
34 Trung A-hàm kinh tân dịch của Hòa thượng Ngộ Từ: http://www.swastika.org.tw/contents/4tika/333-0.html (truy cập ngày 01-12-2021) hoặc http://www.fjdh.cn/wumin/2013/02/213248209320.html (truy cập ngày 08-02-2013).
39 Ấn bản pdf của Kinh Trung A-hàm do Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ dịch: https://hoangphap.org/tue-sy- dich-viet-Kinh-trung-a-ham/ (truy cập ngày 01-12-2021).
40 Còn gọi là “Biên tập kinh điển tại thành Vương Xá” (王舍城结集), diễn ra trong mùa an cư vào năm đức Phật Niết-bàn nhằm thống nhất hóa về Kinh tạng và Luật tạng.
41 Còn gọi là “Biên tập kinh điển tại thành Tỳ-xá-ly” (毘舍離集結), diễn ra khoảng 100 năm sau Phật Niết-bàn. Ngoài bất đồng chính yếu là 10việc (十事) hoặc 10 điều trái với giới luật (十事違反戒律), về nội dung, đại hội này trên căn bản thống nhất cao về Kinh tạng và Luật tạng. Mười điều tranh chấp bao gồm các quy định thanh tịnh về: (i) Tích chứa muối (角鹽淨), (ii) Ăn sau ngọ quá 2 ngón tay (二指淨), (iii) Ăn một lần rồiđến làng khác khất thực (他聚落淨), (iv) Tỳ-kheo ở một trú xứ được phép tổ chức các pháp yết-ma Tăng sự độc lập (住處淨), (v) Túc số Tăngkhông đủ vẫn tổ chức các pháp yết-ma vì cho rằng Tăng chúng sẽ tùy thuận (隨意淨), (vi) Làm theo tiền lệ hoặc các vị thầy trước đã làm (所習淨); (vii) Sau giờ ngọ vẫn được dùng sữa chua (生和合淨), (viii) Được phép uống nước lên men (飲闍樓㘈淨), (ix) Tọa cụ không cần viền (無緣坐具淨), (x) Được phép giữ vàng, bạc (金銀淨).
42 Mười hai thể loại văn học còn gọi là “thập nhị phần giáo” (十二分教) hay “thập nhị bộ kinh” (十二部經) gồm: (i) Khế kinh (S. Sūtra, 修多羅, Tu-đa-la), (ii) Trùng tụng (S. Geya, 重頌, 祇夜, Kỳ-dạ),(iii) Thọ ký (S. Vyākaraṇa, 授記), (iv) Kệ tụng (S. Gāthā, 偈頌; 諷頌, Phúng tụng; 伽陀, Già-đà),(v) Tự thuyết (S. Udāṇa,自說; 優陀那, Ưu-đà-na), (vi) Như thị ngữ (S. Itivṛttaka, 如是語), (vii) Bổn sanh (S. Jātaka, 本生), (viii) Phương quảng(S. Vaipulya, 方廣), (ix) Vị tằng hữu (S. Adbhūtadharma, 未曾有) (x) Nhân duyên (S. Nidāna, 因緣; 尼 陀那, Ni-đà-na), (xi) Thí dụ (S. Avadāna,譬喻; 阿波陀那, A-ba-đà-na) và (xii) Luận nghị (S. Upadeśa, 論議, 廣演 Quảng diễn; 優婆提舍, Ưu-bà-đề-xá). Xem Thiện pháp kinh 善法經 (T.01. 0026.1. 0421a12); Tâm kinh 心經 (T.01. 0026.172. 0709a12); A-lê-tra kinh 阿梨吒經 (T.01. 0026.200. 0763b01).
43 Nguyên tác Hán văn: 俱舍論稽古錄卷首云 “中, 雜二阿含為薩婆多部之所誦本.” Đọc chi tiết tại A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận kê cổ 阿毗達磨俱舍論稽古 (T.64. 2252. 0440c).
44 Xem chi tiết tại A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận kê cổ 阿毗達磨俱舍論稽古 (T.64. 2252. 0440c).
45 Xem thảo luận chi tiết trong Marcus Bingenheimer, Studies in Āgama Literature with Special Reference to the Shorter ChineseSaṃyuktāgama (Taipei: Xinwenfeng, 2011), pp. 23-32.
46 Mizuno, “Kanyaku no Chūagonkyō to Zōichiagonkyō”, p. 6.
47 Fumio Enomoto, “On the Formation of the Original Texts of the Chinese Āgamas” in Buddhist Studies Review 3/1 [1986], p. 21f.
48 Shōkū Bando, “Kanyakuzōagon-gyōkō” in Journal of Indian and Buddhist Studies 30/2 [1982], tr. 856f.
49 Oskar von Hinüber, “Upāli’s Verses in the Majjhimanikāya and the Madhyamāgama” in L.A. Hercus, ed., Indological and Buddhist Studies, Volume in Honour of Professor J. W. de Jong on His 60th Birthday (Canberra: Faculty of Asian Studies, 1982), p. 251.
50 Không thể tìm thấy có thể do chất liệu ghi chép không giữ được lâu, do tác động của thời gian hay do chiến tranh tàn phá…
51 Các nghiên cứu đầy đủ và rất thuyết phục về bản thảo của Kinh Trường A-hàm bằng Sanskrit Phật giáo, xem Oskar von Hinüber, “Origin and Varieties of Buddhist Sanskrit” in Colette Caillat, ed., Dialectes dans les Littératures Indo-aryennes (Paris: De Boccard, 1989), pp. 341-67; hoặc Seishi Karashima, Chōagonkyō no gengo no kenkyū (A Study of the Original Language of the Chinese Dīrghaāgama) (Tokyo: Hirakawa shuppan,1994).
52 Jin-il Chung and Takamichi Fukita, Survey of the Sanskrit Fragments Corresponding to the Chinese Madhyamagama: Including References to Sanskrit Parallels, Citations, Numerical Categories of Doctrinal Concepts and Stock Phrases (Tokyo: Sankibo Press, 2011).
53 Oskar von Hinüber, “Upāli’s Verses in the Majjhimanikāya and the Madhyamāgama” in L. A. Hercus, ed., Indological and Buddhist Studies, Volume in Honour of Professor J. W. de Jong on His 60th Birthday (Canberra: Faculty of Asian Studies, 1982), pp. 250f.
54 Xem bài nghiên cứu Seishi Karashima, “The Underlying Language of the Chinese Translation of the Madhyama-āgama” trong quyển Researchon the Madhyama-Āgama, edited by Dhammadinnā (Taipei: Dharma Drum Publishing Co., 2017), p. 205.
55 P. V. Bapat, “Chinese Madhyamāgama and the Language of Its Basic Text” in B. P. Sinha, ed., Dr. Satkari Mookerji Felicitation Volume(Varanasi: Chowkhamba Publications, 1969), pp. 1-6.
56 Xem chi tiết tại Hậu xuất Trung A-hàm kinh ký 後出中阿含經記 (T.01. 0026.60. 0809b29-c03).
57 Nguyên tác trong Hậu xuất Trung A-hàm kinh ký 後出中阿含經記 (T.01. 0026.60. 0809b29-c03):罽賓沙門僧伽羅叉講胡本,僧伽提婆轉胡為晉,豫州沙門道慈筆受,李寶,康化共書,60卷本.
58 Về những bài kinh tương đồng và dị biệt của hai ấn bản tương đương này, tham khảo Thích Nhật Từ,Sổ tay mục lục Tam tạng Pāḷi (Hà Nội: NXB. Hồng Đức, 2021).
59 Thông tin chi tiết về cách cấu tạo 152 bài Kinh Trung bộ của Thượng Tọa bộ, xem Thích Nhật Từ, Sổ tay Tam tạng Pāḷi (Hà Nội: NXB. Hồng Đức, 2021), tr. 163-202.
60 Trung A-hàm kinh, Tự 中阿含經, 序: 此 “中阿含” 凡有五誦, 都十八品, 有二百二十二經, 合五十一萬四千八百二十五字, 分為六十卷 (T.01. 0026. 0809b29-c03).
61 Xem chi tiết trong Chizen Akanuma, The Comparative Catalogue of Chinese Āgamas & Pāli Nikāyas (Delhi: Sri Satguru Publications, 1990, 1st edn. 1929). Về cách so sánh các bài kinh tương đương khác với Akanuma, xem Bhikkhu Anālayo, Comparative Notes on the Madhyama-āgama, 2006, pp. 32-33; http://enlight.lib.ntu.edu.tw/FULLTEXT/JR-AN/an148786.pdf (truy cập ngày 01-01-2022).
62 Tùy theo cách định nghĩa cũng như tiêu chí đánh giá “nội dung tương đương”, các tác giả hiện đại đưa ra các con số bất đồng. Đây là điều hiểnnhiên, mang tính tương đối. Theo Akanuma Chizen trong quyển sách mang tựa đề “Kanpa Shibu Shiagon Goshōroku: The Comparative Catalogue of Chinese Āgamas and Pāli Nikāyas” (Nagoya: Hajinkakushobō, 1929), nêu ra rằng Kinh Trung A-hàm có 14 bài tương đương với Kinh Trường bộ, 17 bài tương đương với Kinh Tương ưng bộ và 87 bài tương đương với Kinh Tăng chi bộ. Một trong các nguyên nhân đếm khác biệt là do mộtbài kinh trong Trung A-hàm tương đương với một số bài kinh trong các bộ khác và ngược lại. Bhikkhu Anālayo trong nghiên cứu của mình, AComparative Study of the Majjhima-nikāya (Taipei: Dharma Drum, 2011), p. 9 cho rằng chỉ có 96 bài kinh Trung A-hàm tương đương với KinhTrung bộ.
63 Xem các khảo cứu đối chiếu các điểm dị biệt trong ba nghiên cứu sau đây, Jens-Uwe Hartmann, “Zueiner Neuen Handschrift des Dīrghāgama”in Vividharatnakarandaka: Festgabe für Adelheid Mette, Chojnacki et al (ed.) (Swisttal-Odendorf, Germany: Indica et Tibetica Verlag, 2000), pp. 359-67; Bhikkhu Anālayo, Comparative Notes on the Madhyama-āgama, 2006 và Bhikkhu Anālayo, Madhyama-āgama Studies (Taipei: Dharma DrumPublishing, 2012).
64 Xem chi tiết trong Thích Nhật Từ dịch và chú thích, Giới Sa-di, oai nghi, tỳ-ni và cảnh sách (Hà Nội: NXB. Hồng Đức, 2021). Tương tự, xem chú thích trong Thích Quảng Hóa, Giải thích giới luật và oai nghi của Sa-di, Thích Nhật Từ dịch (Hà Nội: NXB. Hồng Đức, 2021).
65 Xem chi tiết trong Thích Nhật Từ dịch và chú thích, Giới Sa-di-ni, oai nghi, tỳ-ni và cảnh sách (Hà Nội: NXB. Hồng Đức, 2021).
66 Xem chi tiết trong Thích Nhật Từ dịch và chú thích, Giới bổn Thức-xoa của Luật tứ phần (Hà Nội: NXB. Hồng Đức, 2021).
67 Xem chi tiết trong Thích Nhật Từ dịch và chú thích, Giới bổn Tỳ-kheo của Luật tứ phần (Hà Nội: NXB. Hồng Đức, 2021). Để biết các điểm dịbiệt trong các trường phái Luật Phật giáo, xem Lý Phụng My, Nghiên cứu Giới Tỳ-kheo của Thượng Tọa bộ (đối chiếu với năm phái Luật Phật giáo),Thích Nhật Từ dịch (Hà Nội: NXB. Hồng Đức, 2021).
68 Xem chi tiết trong Thích Nhật Từ dịch và chú thích, Giới bổn Tỳ-kheo-ni của Luật tứ phần (Hà Nội: NXB. Hồng Đức, 2021).
69 Xem chi tiết trong Thích Nhật Từ dịch và chú thích, Giới Bồ-tát cho người xuất gia (Hà Nội: NXB. Hồng Đức, 2021).
70 Xem chi tiết trong Thích Nhật Từ dịch và chú thích, Giới Bồ-tát cho người tại gia (Hà Nội: NXB. Hồng Đức, 2021).
71 “Kinh Chuyển Luân Thánh Vương tu hành” trong Trường A-hàm: https://suttacentral.net/da6/lzh/ taisho (truy cập ngày 01-02-2022).
72 Trong Kinh Trung A-hàm, “chánh chí” (正志) chỉ cho “chánh tư duy” (正思惟).
73 Trong Kinh Trung A-hàm, “chánh phương tiện” (正方便) chỉ cho “chánh tinh tấn” (正精進).
74 Thất xa kinh 七車經 (T.01. 0026.9. 0429c28). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.39.10. 0733c28).
75 Lậu tận kinh 漏盡經 (T.01. 0026.10. 0431c13). Tham chiếu: Nhất thiết lưu nhiếp thủ nhân kinh 一切流攝守因經 (T.01. 0031. 0813a05);Tăng. 增 (T.02. 0125.40.6. 0740a25).
76 La-vân kinh 羅云經 (T.01. 0026.14. 0436a12). Tham chiếu: Pháp cú thí dụ kinh “Tượng phẩm” 法句譬喻經象品 (T.04. 0211.31.0599c20); Xuất diệu kinh “Lợi dưỡng phẩm” 出曜經利養品 (T.04. 0212.14. 0678b05); Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ Tỳ-nại-da 根本說一切有部毘奈耶 (T.23. 1442.24. 0760b16); Đại trí độ luận 大智度論 (T.25. 1509.13. 0158a29).
77 Ni-kiền kinh 尼乾經 (T.01. 0026.19. 0442b29) có phần tương đồng với
M. 27, Cūḷahatthipadopamasuttaṃ (Tiểu kinh Dụ dấu chân voi).
78 Cù-ni-sư kinh 瞿尼師經 (T.01. 0026.26. 0454c24).
79 Phạm chí Đà-nhiên kinh 梵志陀然經 (T.01. 0026.27. 0456a22).
80 Giáo hóa bệnh kinh 教化病經 (T.01. 0026.28. 0458b28). Tham chiếu: S. 55.26; Tạp. 雜 (T.02. 0099.1032. 0269c08); Tăng. 增 (T.02. 0125.51.8. 0819b11).
81 Tượng tích dụ kinh 象跡喻經 (T.01. 0026.30. 0464b17).
82 Phân biệt Thánh đế kinh 分別聖諦經 (T.01. 0026.31. 0467a28). Tham chiếu: Tứ đế kinh 四諦經
(T.01. 0032. 0814b08); Tăng. 增 (T.02. 0125.27.1. 0643a26).
83 Vị tằng hữu pháp kinh 未曾有法經 (T.01. 0026.32. 0469c20).
84 Bạc-câu-la kinh 薄拘羅經 (T.01. 0026.34. 0475a11).
85 Thiên sứ kinh 天使經 (T.01. 0026.64. 0503a21). Tham chiếu: Thiết thành Nê-lê kinh 鐵城泥梨經 (T.01. 0042. 0826c26); Diêm-la vươngngũ thiên sứ giả kinh 閻羅王五天使者經 (T.01. 0043. 0828b12); Tăng. 增 (T.02. 0125.32.4. 0674b16).
86 Đại Thiên nại lâm kinh 大天奈林經(T.01. 0026.67. 0511c21). Tham chiếu: Tăng. 增(T.02. 0125.50.4. 0806c21); Ma-điều vương kinh 摩調王經(T.03. 0152.87. 0048b25).
87 Tỳ-tứ, 肆, 悉漬切, 音四. Tham chiếu: Tệ-túc kinh 弊宿經 (T.01. 0001.07. 042b24).
88 Trường Thọ vương bổn khởi kinh 長壽王本起經 (T.01. 0026.72. 0532c09). Tham chiếu: Tăng. 增(T.02. 0125.24.8. 0626b11)
89 Tịnh bất động đạo kinh 淨不動道經 (T.01. 0026.75. 0542b03).
90 Sa-kê-đế tam tộc tánh tử kinh 娑雞帝三族姓子經 (T.01. 0026.77. 0544b21).
91 Phạm thiên thỉnh Phật kinh 梵天請佛經 (T.01. 0026.78. 0547a09).
92 Hữu Thắng Thiên kinh 有勝天經 (T.01. 0026.79. 0549b03).
93 Niệm thân kinh 念身經 (T.01. 0026.81. 0554c10). Tham chiếu: Niệm xứ kinh 念處經 (T.01. 0026.98. 0582b07); Tăng. 增 (T.02. 0125.12.1. 0568a01).
94 Chân nhân kinh 真人經 (T.01. 0026.85. 0561a20). Tham chiếu: Thị pháp phi pháp kinh 是法非法經(T.01. 0048. 0837c21); Tăng. 增 (T.02. 0125.17.9. 0585a18).
95 Thuyết xứ kinh 說處經 (T.01. 0026.86. 0562a19). Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.304. 0086c23).
96 Uế phẩm kinh 穢品經 (T.01. 0026.87. 0566a13). Tham chiếu: Cầu dục kinh 求欲經 (T.01. 0049. 0839a05); Tăng. 增 (T.02. 0125.25.6. 0632a20).
97 Cầu pháp kinh 求法經 (T.01. 0026.88. 0569c23). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.18.3. 0587c16). 98 Tỷ-kheo thỉnh kinh 比丘請經 (T.01.0026.89. 0571b29). Tham chiếu: Thọ tuế kinh 受歲經 (T.01. 0050. 0842b03).
99 Châu-na vấn kiến kinh 周那問見經(T.01. 0026.91. 0573b13). Tham chiếu: Tăng. 增(T.02. 0125.47.9. 0784a06).
100 Thủy Tịnh Phạm chí kinh 水淨梵志經 (T.01. 0026.93. 0575a19). Tham chiếu: Phạm chí Kế Thủy Tịnh kinh 梵志計水淨經 (T.01. 0051.0843c13); Tạp. 雜 (T.02. 0099.1185. 0321a24); Biệt Tạp. 別雜(T.02. 0100.98. 0408b25); Tăng. 增 (T.02. 0125.13.5. 0573c01).
101 Niệm xứ kinh 念處經 (T.01. 0026.98. 0582b07). Tham chiếu: D. 22, Mahāsatipaṭṭhāna Sutta (Kinh Đại Niệm xứ); Tham chiếu: Phân biệtThánh đế kinh 分別聖諦經 (T.01. 0026.31. 0467a28); Niệm thân kinh 念身經 (T.01. 0026.81. 0554c10); Tứ đế kinh 四諦經 (T.01. 0032.0814b08); Tăng. 增 (T.02. 0125.12.1. 0568a01).
102 Khổ ấm kinh 苦陰經 (T.01. 0026.99. 0584c08). Tham chiếu: Khổ ấm kinh 苦陰經 (T.01. 0053. 0846c05); Tăng. 增 (T.02. 0125.21.9. 0604c07).
103 Khổ ấm kinh 苦陰經 (T.01. 0026.100. 0586b02). Tham chiếu: Thích Ma-nam bổn tứ tử kinh 釋摩男本四子經 (T.01. 0054. 0848b03); Khổấm nhân sự kinh 苦陰因事經 (T.01. 0055. 0849b23); Tăng. 增(T.02. 0125.41.1. 0744a02).
104 Tăng thượng tâm kinh 增上心經 (T.01. 0026.101. 0588a03)
105 Niệm kinh 念經 (T.01. 0026.102. 0589a11).
106 Sư tử hống kinh 狮子吼經 (T.01. 0026.103. 0590b05). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.27.2. 0643c02).
107 Nguyện kinh 願經 (T.01. 0026.105. 0595c11).
108 Tưởng kinh 想經 (T.01. 0026.106. 0596b09). Tham chiếu: Lạc tưởng kinh 樂想經 (T.01. 0056. 0851a23); Tăng. 增 (T.02. 0125.44.6. 0766a04).
109 Lâm kinh 林經 (T.01. 0026.107. 0596c25). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.45.3. 0771c17).
110 Như trên.
111 Mật hoàn dụ kinh 蜜丸喻經 (T.01. 0026.115. 0603b09). Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.304. 0086c23); Tăng. 增 (T.02. 0125.40.10. 0743a04).
112 Hàng ma kinh 降魔經 (T.01. 0026.131. 0620b07). Tham chiếu: Phật thuyết Ma nhiễu loạn kinh 佛說魔嬈亂經 (T.01. 0066. 0864b02); Tệ ma thíMục-liên kinh 弊魔試目連經 (T.01. 0067. 0867a02).
113 Lại-tra-hòa-la kinh 賴吒和羅經 (T.01. 0026.132. 0623a11). Tham chiếu: Lại-tra-hòa-la kinh 賴吒和惒經 (T.01. 0068. 0868c23); HộQuốc kinh 護國經 (T.01. 0069. 0872a18); Lại-tra-hòa-la kinh 賴吒和惒經 (T.04. 0199.18. 0196b01).
114 Toán số Mục-kiền-liên kinh 算數目犍連經 (T.01. 0026.144. 0652a07). Tham chiếu: Số kinh 數經(T.01. 0070. 0875a11).
115 Cù-mặc Mục-kiền-liên kinh 瞿默目犍連經 (T.01. 0026.145. 0653c20).
116 Tượng tích dụ kinh 象跡喻經 (T.01. 0026.146. 0656a14).
117 Uất-sấu-ca-la kinh 鬱瘦歌邏經 (T.01. 0026.150. 0660c29).
118 Phạm chí A-nhiếp-hòa kinh 梵志阿攝惒經 (T.01. 0026.151. 0663b25). Tham chiếu: Phạm chí Át-ba-la-diên vấn Chủng Tôn kinh 梵志頞波羅延問種尊經 (T.01. 0071. 0876b24); Tăng. 增 (T.02. 0125.40.9. 0742b03).
119 Anh vũ kinh 鸚鵡經 (T.0. 0026.152. 0666c26). Tham chiếu: Anh vũ kinh 鸚鵡經 (T.01. 0026.170. 0703c21); Đâu-điều kinh 兜調經 (T.01.0078. 0887b04); Anh vũ kinh 鸚鵡經 (T.01. 0079. 0888b15); Phật vị Thủ-ca trưởng giả thuyết nghiệp báo sai biệt kinh 佛為首迦長者說業報差別經 (T.01. 0080. 0891a17).
120 Tu-nhàn-đề kinh 鬚閑提經 (T.01. 0026.153. 0670a26). Tham chiếu: Pháp cú kinh “Nê-hoàn phẩm” 法句經泥洹品 (T.04. 0210.36. 0573a23);Xuất diệu kinh “Nê-hoàn phẩm” 出曜經泥洹品 (T.04. 0212.27. 0730c06); Pháp tập yếu tụng kinh “Viên tịch phẩm” 法集要頌經圓寂品 (T.04. 0213.26. 0790b16).
121 Phạm-ma kinh 梵摩經 (T.01. 0026.161. 0685a05). Tham chiếu: Phạm-ma dụ kinh 梵摩渝經 (T.01. 0076. 0883b07); Pháp cú kinh “Phạmchí phẩm” 法句經梵志品 (T.04. 0210.35. 0572b20); Xuất diệu kinh “Phạm chí phẩm” 出曜經梵志品 (T.04. 0212.34. 0798a01); Pháp tập yếutụng kinh “Phạm chí phẩm” 法集要頌經梵志品 (T.04. 0213.33. 0798a01).
122 Phân biệt lục giới kinh 分別六界經 (T.01. 0026.162. 0690a19). Tham chiếu: Phật thuyết Bình-sa vương ngũ nguyện kinh 佛說蓱沙王五願經 (T.14. 0511. 0779a06).
123 Phân biệt lục xứ kinh 分別六處經 (T.01. 0026.163. 0692b22). Tham chiếu: A-tỳ-đạt-ma Tập dị môn túc luận 阿毘達磨集異門足論 (T.26. 1536.18. 0440c23).
124 Phân biệt quán pháp kinh 分別觀法經 (T.01. 0026.164. 0694b13). Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.43. 0010c19); Tạp. 雜 (T.02. 0099.66. 0017b16).
125 Ôn Tuyền lâm thiên kinh 溫泉林天經 (T.01. 0026.165. 0696b26). Giống nội dung kinh 131, 132. Tham chiếu: Phật thuyết Thiện dạ kinh 佛說善夜經 (T.21. 1362. 0881c03).
126 Thích trung thiền thất tôn kinh 釋中禪室尊經 (T.01. 0026.166. 0698c03). Tham chiếu: Tôn thượng kinh 尊上經 (T.01. 0077. 0886a25).
127 A-nan thuyết kinh 阿難說經 (T.01. 0026.167. 0699c27).
128 Ý hành kinh 意行經 (T.01. 0026.168. 0700b24); Tiểu không kinh 小空經 (T.01. 0026.190. 0736c27);Đại không kinh 大空經 (T.01. 0026.191. 0738a03).
129 Câu-lâu-sấu vô tránh kinh 拘樓瘦無諍經 (T.01. 0026.169. 0701b22).
130 Anh vũ kinh 鸚鵡經 (T.01. 0026.170. 0703c21). Tham chiếu: Đâu-điều kinh 兜調經 (T.01. 0078. 0887b04); Anh vũ kinh 鸚鵡經 (T.01.0079. 0888b15); Phật vị Thủ-ca trưởng giả thuyết nghiệp báo sai biệt kinh 佛為首迦長者說業報差別經 (T.01. 0080. 0891a17); Phân biệt thiện ácbáo ứng kinh 分別善惡報應經 (T.01. 0081. 0895b25).
131 Phân biệt đại nghiệp kinh 分別大業經 (T.01. 0026.171. 0706b12). Tham chiếu: Đại trí độ luận 大智度論 (T.25. 1509.24. 0238b12).
132 Phù-di kinh 浮彌經 (T.01. 0026.173. 0709c22).
133 Thọ pháp kinh 受法經 (T.01. 0026.174. 0711b17).
134 Thọ pháp kinh 受法經 (T.01. 0026.175. 0712c04). Tham chiếu: Ứng pháp kinh 應法經 (T.01. 0083. 0902b04).
135 Lạp sư kinh 獵師經 (T.01. 0026.178. 0718b23).
136 Ngũ chi vật chủ kinh 五支物主經 (T.01. 0026.179. 0720a28).
137 Cù-đàm-di kinh 瞿曇彌經 (T.01. 0026.180. 0721c21). Tham chiếu: Phân biệt bố thí kinh 分別布施經 (T.01. 0084. 0903b23); Hiền ngukinh “Ba-bà-ly phẩm” 賢愚經波婆離品 (T.04. 0202.50. 0434a01); Tạp bảo tạng kinh “Thập xa vương duyên” 雜寶藏經十奢王緣 (T.04. 0203.1. 0447a16).
138 Đa giới kinh 多界經 (T.01. 0026.181. 0723a08). Tham chiếu: Phật thuyết Tứ phẩm pháp môn kinh 佛說四品法門經 (T.17. 0776. 0712b10); Tạp. 雜 (T.02. 0099.451. 0115c27).
139 Mã Ấp kinh 馬邑經 (T.01. 0026.182. 0724c17). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.49.8. 0801c14).
140 Mã Ấp kinh 馬邑經 (T.01. 0026.183. 0725c16).
141 Ngưu Giác Sa-la lâm kinh 牛角婆羅林經 (T.01. 0026.184. 0726c25). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.37.3. 0710c05); Phật thuyết Tỷ-kheo cácngôn chí kinh 佛説比丘各言志經 (T.03. 0154.16. 0080c26).
142 Ngưu Giác Sa-la lâm kinh 牛角婆羅林經 (T.01. 0026.185. 0729b27). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.24.8. 0626b11).
143 Cầu giải kinh 求解經 (T.01. 0026.186. 0731a29).
144 Ca-lâu-ô-đà-di kinh 迦樓烏陀夷經 (T.01. 0026.192. 0740c15). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.49.7. 0800b27).
145 Mâu-lê-phá-quần-na kinh 牟犁破群那經 (T.01. 0026.193. 0744a04). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.50.8. 0813c02).
146 Bạt-đà-hòa-lợi kinh 跋陀和利經(T.01. 0026.194. 0746b18). Tham chiếu: Tăng. 增(T.02. 0125.49.7. 0800b27).
147 A-thấp-bối kinh 阿濕貝經 (T.01. 0026.195. 0749c01).
148 Châu-na kinh 周那經 (T.01. 0026.196. 0752c11). Tham chiếu: Tức tránh nhân duyên kinh 息諍因緣經 (T.01. 0085. 0904b27); A-tỳ-đạt-maTập dị môn túc luận 阿毘達磨集異門足論 (T.26. 1536.7. 0428c16).
149 Điều ngự địa kinh 調御地經 (T.01. 0026.198. 0757a03).
150 Si tuệ địa kinh 癡慧地經 (T.01. 0026.199. 0759a19). Tham chiếu: Phật thuyết Nê-lê kinh 佛說泥犁經 (T.01. 0086. 0907a10).
151 A-lê-tra kinh 阿黎吒經 (T.01. 0026.200. 0763b01). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.43.5.0759c29).
152 Trà-đế kinh 嗏帝經 (T.01. 0026.201. 0766b28). Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.304. 0086c23).
153 Bô-lợi-đa kinh 晡利多經 (T.01. 0026.203. 0773a02); Ưu-bà-ly-kinh 優婆離經 (T.01. 0026.133.
0628a18).
154 La-ma kinh 羅摩經 (T.01. 0026.204. 0775c07). Tham chiếu: Bổn sự kinh 本事經 (T.17. 0765.4. 0679b23).
155 Ngũ hạ phần kiết kinh 五下分結經 (T.01. 0026.205. 0778c09).
156 Tâm uế kinh 心穢經 (T.01. 0026.206. 0780b15). Tham chiếu: Thập thượng kinh 十上經 (T.01. 0001.10. 0052c17); Tăng. 增 (T.02. 0125.51.4. 0817a16).
157 Tiễn mao kinh 箭毛經 (T.01. 0026.207. 0781b27). Tham chiếu: A-tỳ-đạt-ma Tập dị môn túc luận 阿毘達磨集異門足論 (T.26. 1536.18. 0440c23).
158 Tiễn mao kinh 箭毛經 (T.01. 0026.208. 0783c03).
159 Bệ-ma-na-tu kinh 鞞摩那修經 (T.01. 0026.209. 0786b12). Tham chiếu: Bệ-ma-túc kinh 鞞摩肅經(T.01. 0090. 0913c04); Bệ-bà-lăng-kỳkinh 鞞婆陵耆經 (T.01. 0026.63. 0499a09); Phật thuyết Khổ hạnh túc duyên kinh 佛説苦行宿緣經 (T.04. 0197.10. 0172c05). Bản dịch củaTrung tâm Dịch thuật Trí Tịnh: Kinh Tỳ-ma-na-tu.
160 Pháp Lạc Tỳ-kheo-ni kinh 法樂比丘尼經 (T.01. 0026.210. 0788a14). Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.568. 0150a17).
161 Đại Câu-hy-la kinh 大拘稀羅經 (T.01. 0026.211. 0790b08).
162 Nhất thiết trí kinh 一切智經 (T.01. 0026.212. 0792c13).
163 Pháp trang nghiêm kinh 法莊嚴經 (T.01. 0026.213. 0795b17). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.38.10. 0724b28); Căn Bản Thuyết NhấtThiết Hữu bộ Tỳ-nại-da tạp sự 根本說一切有部毘奈耶雜事 (T.24. 1451.8. 0237a06).
164 Trung tâm Dịch thuật Trí Tịnh dịch: Kinh Tỳ-ha-đề.
165 Ái sanh kinh 愛生經 (T.01. 0026.216. 0800c20). Tham chiếu: Phật thuyết Bà-la-môn tử mạng chung ái niệm bất ly kinh 佛說婆羅門子命終愛念不離經 (T.01. 0091. 0915a04); Tăng. 增 (T.02. 0125.13.3. 0571b28); 鞞訶提經 (T.01. 0026.214. 0797c07).
166 Bát thành kinh 八城經 (T.01. 0026.217. 0802a11). Tham chiếu: Thập Chi cư sĩ bát thành nhân kinh十支居士八城人經 (T.01. 0092. 0916a17).
167 Tiễn dụ kinh 箭喻經 (T.01. 0026.221. 0804a21). Tham chiếu: Tiễn dụ đại kinh 箭喻大經 (T.01. 0094. 0917b13); Đại trí độ luận 大智度論(T.25. 1509.15. 0170a08
Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.
Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.