Viện Nghiên Cứu Phật Học

 

 

QUYỂN 35

988. ĐẾ-THÍCH (1)[1]

 

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại Trúc Lâm, vườn Ca-lan-đà, thuộc thành Vương Xá.

Bấy giờ, Thích-đề-hoàn-nhân66 với hình sắc tuyệt diệu, cuối đêm đi đến chỗ Phật, lạy sát chân Ngài rồi đứng sang một bên. Với oai lực của thân trời, ánh sáng từ vị ấy chiếu sáng khắp cả Vườn Trúc Ca-lan-đà.

Bấy giờ, Thích-đề-hoàn-nhân thưa:

_ Bạch Thế Tôn! Ngài từng ở trong hang đá núi Cách Giới có nói rằng: “Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào vô thượng ái tận, được giải thoát, tâm hoàn toàn giải thoát[2] thì vị ấy đạt đến tột cùng, vượt thoát tột cùng, ly nhiễm tột cùng, Phạm hạnh tột cùng.” Thế nào là Tỳ-kheo đạt đến tột cùng, vượt thoát tột cùng, ly nhiễm tột cùng, Phạm hạnh tột cùng?

Đức Phật bảo Đế-thích:

_ Tỳ-kheo khi cảm nhận về các thọ, hoặc khổ, hoặc lạc, hoặc không khổ không lạc thì biết đúng như thật về sự tập khởi của thọ, sự diệt tận của thọ, vị ngọt của thọ, sự tai hại của thọ và sự xuất ly thọ. Biết đúng như thật rồi thì đối với thọ kia quán vô thường, quán sanh diệt, quán lìa dục, quán diệt tận, quán xả. Đã quán sát như thế rồi thì đạt đến tột cùng, vượt thoát tột cùng, ly nhiễm tột cùng, Phạm hạnh tột cùng.

Này Câu-thi-ca! Đây gọi là Tỳ-kheo ở trong Giáo pháp và Giới luật đạt đến tột cùng, vượt thoát tột cùng, ly nhiễm tột cùng, Phạm hạnh tột cùng.

Đế-thích nghe Phật dạy xong liền hoan hỷ và tùy hỷ, đảnh lễ rồi lui ra.

***

 

Chú thích:

[1] Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.988. 0257a28). Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.506. 0134a07); Tăng. 增 (T.02. 0125.36.5. 0703b13); S. 40.10 - IV. 269. 66 Thích-đề-hoàn-nhân (釋提桓因, Sakka devānaṃ Inda).

[2] Nguyên tác: Thiện giải thoát (善解脫, suvimutta). Xem chú thích 54, kinh số 22, quyển 1, tr. 19; Tạp. 雜 (T.02. 0099.22. 0004c20).

 

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.