Viện Nghiên Cứu Phật Học

 

Quyển 34

 

941. VÔ LƯỢNG MẸ CHA[1]

 

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

_ Chúng sanh từ vô thỉ đến nay mãi trôi lăn trong đêm dài sanh tử, không biết đâu là cội nguồn của khổ đau. Thế nào, này các Tỳ-kheo! Nếu lấy hết bùn đất nơi đại địa này mà vo lại thành viên như trái bà-la[2] để đếm cha mẹ của cácthầy đã nương gá trong vòng luân hồi sanh tử từ vô thỉ đến nay thì số viên đất ấy không đủ so với số cha mẹ của các thầy.

Này các Tỳ-kheo! Chúng sanh mãi trôi lăn trong đêm dài sanh tử từ vô thỉ đến nay, không biết đâu là cội nguồn của khổ đau. Thế nên, này các Tỳ-kheo! Các thầy phải siêng năng tinh tấn đoạn trừ các hữu,[3] không cho tăng trưởng. Hãy nên học như vậy!

Đức Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy đều hoan hỷ phụng hành.

***

 

Chú thích:

[1] Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.941. 0241b24). Tham chiếu: Biệt Tạp. 别雜 (T.02. 0100.334. 0486c19); S. 15.2 - II. 179.

[2] Bà-la quả (婆羅果) còn gọi “am-bà-la quả” (庵婆羅果). Ở Ấn Độ gọi là trái amla, hoặc cũng gọi là amalaki, ở Việt Nam gọi là me rừng, chùm ruột núi, có tên gọi khoa học là Phyllanthus Emblica.

[3] Nguyên tác: Chư hữu (諸有). Các cảnh giới tái sanh của chúng sanh, gọi chung là “hữu.” Kinh văn thường chia ra có 3 hữu: Dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu; 4 hữu: Sinh hữu, bổn hữu, tử hữu, trung hữu; 7 hữu: Địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, thiên hữu, nhân hữu, nghiệp hữu, trung hữu; 9 hữu: Loài người và 6 trời Dục giới, 4 cõi thiền và 4 cõi định; 25 hữu: Từ địa ngục đến Vô sở hữu xứ, cho nên gọi một cách tổng quát là “các hữu.”

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.