Tam tạng Thánh điển PGVN 21 » Tam tạng Phật giáo Bộ phái 05 »
TRUNG TÂM DỊCH THUẬT TRÍ TỊNH
QUYỂN 31
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Có bốn loại thiền định: Có loại thiền thiện xảo trong thiền định,[2] nhưng không thiện xảo trong thiền chứng;[3] có loại thiền thiện xảo trong thiền chứng, nhưng không thiện xảo trong thiền định; có loại thiền vừa thiện xảo trong thiền định, vừa thiện xảo trong thiền chứng; có loại thiền vừa không thiện xảo trong thiền định, vừa không thiện xảo trong thiền chứng.
Lại có bốn loại thiền định: Có loại thiền thiện xảo về an trụ trong thiền định,[4] nhưng không thiện xảo về an trụ trong thiền chứng; có loại thiền thiện xảo về an trụ trong thiền chứng, nhưng không thiện xảo về an trụ trong thiền định; có loại thiền vừa thiện xảo về an trụ trong thiền định, vừa thiện xảo về an trụ trong thiền chứng; có loại thiền vừa không thiện xảo về an trụ trong thiền định, vừa không thiện xảo về an trụ trong thiền chứng.
Lại có bốn loại thiền định: Có loại thiền thiện xảo về xuất khởi trong thiền định,[5] nhưng không thiện xảo về xuất khởi trong thiền chứng; có loại thiền thiện xảo về xuất khởi trong thiền chứng, nhưng không thiện xảo về xuất khởi trong thiền định; có loại thiền vừa thiện xảo về xuất khởi trong thiền định, vừa thiện xảo về xuất khởi trong thiền chứng; có loại thiền vừa không thiện xảo về xuất khởi trong thiền định, vừa không thiện xảo về xuất khởi trong thiền chứng.
Lại có bốn loại thiền định: Có loại thiền thiện xảo về đúng thời trong thiền định,[6] nhưng không thiện xảo về đúng thời trong thiền chứng; có loại thiền thiện xảo về đúng thời trong thiền chứng, nhưng không thiện xảo về đúng thời trong thiền định; có loại thiền vừa thiện xảo về đúng thời trong thiền định, vừa thiện xảo về đúng thời trong thiền chứng; có loại thiền vừa không thiện xảo về đúng thời trong thiền định, vừa không thiện xảo về đúng thời trong thiền chứng.
Lại có bốn loại thiền định: Có loại thiền thiện xảo về hành cảnh trong thiền định,[7] nhưng không thiện xảo về hành cảnh trong thiền chứng; có loại thiền thiện xảo về hành cảnh trong thiền chứng, nhưng không thiện xảo về hành cảnh trong thiền định; có loại thiền vừa thiện xảo về hành cảnh trong thiền định, vừa thiện xảo về hành cảnh trong thiền chứng; có loại thiền vừa không thiện xảo về hành cảnh trong thiền định, vừa không thiện xảo về hành cảnh trong thiền chứng.
Lại có bốn loại thiền định: Có loại thiền thiện xảo về thích ứng trong thiền định,[8] nhưng không thiện xảo về thích ứng trong thiền chứng; có loại thiền thiện xảo về thích ứng trong thiền chứng, nhưng không thiện xảo về thích ứng trong thiền định; có loại thiền vừa thiện xảo về thích ứng trong thiền định, vừa thiện xảo về thích ứng trong thiền chứng; có loại thiền vừa không thiện xảo về thích ứng trong thiền định, vừa không thiện xảo về thích ứng trong thiền chứng.
Lại có bốn loại thiền định: Có loại thiền thiện xảo về niệm trong thiền định, nhưng không thiện xảo về niệm trong thiền chứng; có loại thiền thiện xảo về niệm trong thiền chứng, nhưng không thiện xảo về niệm trong thiền định; có loại thiền vừa thiện xảo về niệm trong thiền định, vừa thiện xảo về niệm trong thiền chứng; có loại thiền vừa không thiện xảo về niệm trong thiền định, vừa không thiện xảo về niệm trong thiền chứng.
Lại có bốn loại thiền định: Có loại thiền thiện xảo về niệm mà không niệm trong thiền định, nhưng không thiện xảo về niệm mà không niệm trong thiền chứng; có loại thiền thiện xảo về niệm mà không niệm trong thiền chứng, nhưng không thiện xảo về niệm mà không niệm trong thiền định; có loại thiền vừa thiện xảo về niệm mà không niệm trong thiền định, vừa thiện xảo về niệm mà không niệm trong thiền chứng; có loại thiền vừa không thiện xảo về niệm mà không niệm trong thiền định, vừa không thiện xảo về niệm mà không niệm trong thiền chứng.
Lại có bốn loại thiền định: Có loại thiền thiện xảo về dẫn phát trong thiền định,[9] nhưng không thiện xảo về dẫn phát trong thiền chứng; có loại thiền thiện xảo về dẫn phát trong thiền chứng, nhưng không thiện xảo về dẫn phát trong thiền định; có loại thiền vừa thiện xảo về dẫn phát trong thiền định, vừa thiện xảo về dẫn phát trong thiền chứng; có loại thiền vừa không thiện xảo về dẫn phát trong thiền định, vừa không thiện xảo về dẫn phát trong thiền chứng.
Lại có bốn loại thiền định: Có loại thiền thiện xảo về kiên trì trong thiền định,[10] nhưng không thiện xảo về kiên trì trong thiền chứng; có loại thiền thiện xảo về kiên trì trong thiền chứng, nhưng không thiện xảo về kiên trì trong thiền định; có loại thiền vừa thiện xảo về kiên trì trong thiền định, vừa thiện xảo về kiên trì trong thiền chứng; có loại thiền vừa không thiện xảo về kiên trì trong thiền định, vừa không thiện xảo về kiên trì trong thiền chứng.
Lại có bốn loại thiền định: Có loại thiền thiện xảo về thận trọng trong thiền định,[11] nhưng không thiện xảo về thận trọng trong thiền chứng; có loại thiền thiện xảo về thận trọng trong thiền chứng, nhưng không thiện xảo về thận trọng trong thiền định; có loại thiền vừa thiện xảo về thận trọng trong thiền định, vừa thiện xảo về thận trọng trong thiền chứng; có loại thiền vừa không thiện xảo về thận trọng trong thiền định, vừa không thiện xảo về thận trọng trong thiền chứng.
Lại có bốn loại thiền định: Có loại thiền thiện xảo về từ bỏ trong thiền định,[12] nhưng không thiện xảo về từ bỏ trong thiền chứng; có loại thiền thiện xảo về từ bỏ trong thiền chứng, nhưng không thiện xảo về từ bỏ trong thiền định; có loại thiền vừa thiện xảo về từ bỏ trong thiền định, vừa thiện xảo về từ bỏ trong thiền chứng; có loại thiền vừa không thiện xảo về từ bỏ trong thiền định, vừa không thiện xảo về từ bỏ trong thiền chứng.
Lại có bốn loại thiền định: Có loại thiền thiện xảo về hưng khởi trong thiền định,[13] nhưng không thiện xảo về hưng khởi trong thiền chứng; có loại thiền thiện xảo về hưng khởi trong thiền chứng, nhưng không thiện xảo về hưng khởi trong thiền định; có loại thiền vừa thiện xảo về hưng khởi trong thiền định, vừa thiện xảo về hưng khởi trong thiền chứng; có loại thiền vừa không thiện xảo về hưng khởi trong thiền định, vừa không thiện xảo về hưng khởi trong thiền chứng.
Lại có bốn loại thiền định: Có loại thiền thiện xảo về buông xả trong thiền định,[14] nhưng không thiện xảo về buông xả trong thiền chứng; có loại thiền thiện xảo về buông xả trong thiền chứng, nhưng không thiện xảo về buông xả trong thiền định; có loại thiền vừa thiện xảo về buông xả trong thiền định, vừa thiện xảo về buông xả trong thiền chứng; có loại thiền vừa không thiện xảo về buông xả trong thiền định, vừa không thiện xảo về buông xả trong thiền chứng.
Đức Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy đều hoan hỷ phụng hành.
***
Chú thích:
[1] Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.883. 0222c13). Tham chiếu: S. 34.1-19 - III. 263-71; A. 6.24 - III. 311.
[2] Nguyên tác: Tam-muội thiện (三昧善, samādhikusalo): Thiện xảo trong thiền định, tức khéo phân biệt các thiền chi trong từng loại thiền, như Thiền thứ nhất có 5 chi, Thiền thứ hai có 3 chi...
[3] Nguyên tác: Chánh thọ thiện (正受善, samāpattikusalo), còn gọi là “đẳng chí thiện xảo”, tức thiện xảo trong việc chứng nhập thiền định, gọi tắt là thiền chứng (samāpatti). M. 111, Anupada Sutta (Kinh bất đoạn) gọi là upasampajja.
[4] Nguyên tác: Trụ tam-muội thiện (住三昧善): Thiện xảo về dừng trụ trong thiền định (ṭhitikusalo).
[5] Nguyên tác: Tam-muội khởi thiện (三昧起善): Thiện xảo về xuất khởi trong thiền định (vuṭṭhānakusalo).
[6] Nguyên tác: Tam-muội thời thiện (三昧時善): Thiện xảo về việc đúng thời trong thiền định (kallitakusalo). Kallita dùng như chữ kalla, nghĩa là đúng thời.
[7] Nguyên tác: Tam-muội xứ thiện (三昧處善): Thiện xảo về từng cảnh giới trong thiền định (gocarakusalo). Gocara dùng như chữ ārammaṇa, chỉ cho cảnh giới, đối tượng.
[8] Nguyên tác: Tam-muội nghinh thiện (三昧迎善): Thiện xảo về sự thích ứng trong thiền định (sappāyakusala).
[9] Nguyên tác: Tam-muội lai thiện (三昧來善): Thiện xảo về việc đưa ra những quyết ý (決意) trong thiền định (abhinīhārakusala).
[10] Nguyên tác: Tam-muội ác thiện (三昧惡善): Thiện xảo về sự liên tục, kiên trì trong thiền định (sātaccakārī).
[11] Nguyên tác: Tam-muội phương tiện thiện (三昧方便善): Thiện xảo về sự trù tính (籌量), cẩn trọng trong thiền định (sakkaccakārī).
[12] Nguyên tác: Tam-muội chỉ thiện (三昧止善): Thiện xảo về sự ngừng dứt, từ bỏ (止, 斷) trong thiền định. Quảng nghĩa pháp môn kinh 廣義法門經 (T.01. 0097. 0921c13) gọi là “thiện thoái thắng trí”
(善退勝智).
[13] Nguyên tác: Tam-muội cử thiện (三昧舉善): Thiện xảo về sự hưng khởi trong thiền định. Quảng nghĩa pháp môn kinh 廣義法門經 (T.01. 0097. 0921c12) gọi là “bạt khởi thắng trí” (拔起勝智). Xem thêm M. 48, Kosambiya Sutta (Kinh Kosambiya): “Này các Tỷ-kheo, ví như con bò có các con bê, khi đang nhổ lùm cỏ lên (ăn), vẫn coi chừng con bê” (HT. Thích Minh Châu dịch).
[14] Nguyên tác: Tam-muội xả thiện (三昧捨善): Thiện xảo về sự buông xả, bình đẳng trong thiền định (upekkhā). Quảng nghĩa pháp môn kinh 廣義法門經 (T.01. 0097. 0921c12) gọi là “xả trí thắng trí” (捨置勝智).
Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.
Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.