Tam tạng Thánh điển PGVN 21 » Tam tạng Phật giáo Bộ phái 05 »
TRUNG TÂM DỊCH THUẬT TRÍ TỊNH
QUYỂN 26
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
– Nếu Tỳ-kheo nào đối với các thiện pháp mà khởi tâm thay đổi, hoặc thoái thất, hoặc không trụ lâu thì Tỳ-kheo khác nên dùng năm pháp thanh tịnh62 để quở trách vị ấy. Là năm pháp nào? Nghĩa là quở trách rằng: “Thầy không nương vào tín tâm để thâm nhập thiện pháp. Nếu thầy nương vào tín tâm sẽ xa lìa pháp bất thiện, tu tập các thiện pháp. Vì thầy không nương vào tinh tấn, không nương vào xấu hổ, không nương vào tự thẹn, không nương vào trí tuệ để thâm nhập thiện pháp. Nếu thầy nương vào trí tuệ sẽ xa lìa pháp bất thiện, tu tập các thiện pháp.”
Nếu Tỳ-kheo nào đối với Chánh pháp mà không khởi tâm thay đổi, không thoái thất, an trụ lâu thì Tỳ-kheo khác nên dùng năm pháp thanh tịnh để khen ngợi vị ấy. Là năm pháp nào? Nghĩa là khen ngợi rằng: “Thầy có chánh tín thâm nhập thiện pháp. Nếu thầy nương vào chánh tín sẽ xa lìa pháp bất thiện, tu tập các thiện pháp. Thầy đã khéo nương vào tinh tấn, nương vào xấu hổ, nương vào tự thẹn, nương vào trí tuệ để thâm nhập thiện pháp. Nếu thầy nương vào trí tuệ sẽ xa lìa pháp bất thiện, tu tập các thiện pháp.”
Đức Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy đều hoan hỷ phụng hành.
***
Chú thích:
61 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.681. 0186a23). Tham chiếu: A. 5.5 - III. 4.
62 Bạch pháp (白法) chỉ cho 5 pháp: Tín, tấn, tàm, quý và trí tuệ. A. 5.5 - III. 4 gọi là 5 vấn đề hợp pháp (pañca sahadhammikā): Lòng tin, hổ thẹn, sợ hãi tội lỗi, tinh tấn và trí tuệ. Với A. 5.5 - III. 4 đã sáp nhập hổ thẹn thành một yếu tố và thêm yếu tố sợ hãi.
Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.
Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.