Tam tạng Thánh điển PGVN 21 » Tam tạng Phật giáo Bộ phái 05 »
TRUNG TÂM DỊCH THUẬT TRÍ TỊNH
Quyển 15
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Lộc Dã, trú xứ của Tiên nhân, thuộc nước Ba-la-nại.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
_ Có bốn Thánh đế. Những gì là bốn? Đó là Thánh đế về khổ, Thánh đế về nguyên nhân của khổ, Thánh đế về khổ diệt và Thánh đế về con đường đưa đến khổ diệt.
Nếu Tỳ-kheo đối với Thánh đế về khổ, đã biết, đã hiểu; đối với Thánh đế về nguyên nhân của khổ đã biết, đã đoạn trừ; đối với Thánh đế về khổ diệt đã biết, đã chứng đắc; đối với Thánh đế về con đường đưa đến khổ diệt đã biết, đã tu tập, gọi là Tỳ-kheo đã đoạn trừ năm chi phần,61 thành tựu sáu phần,[2] giữ gìn một,[3] nương tựa nơi bốn,[4] trừ bỏ tà kiến,[5] xa lìa bốn chỗ thức trụ,[6][7] chứng các thiền định,[8] tự thân chứng đắc, tâm khéo giải thoát, tuệ khéo giải thoát, thuần nhất trong sạch, gọi là bậc Thượng sĩ.
Đức Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy đều hoan hỷ phụng hành.
***
Chú thích:
[1] Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.388. 0105a13). Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.71. 0018b28); Tăng. 增 (T.02. 0125.52.7. 0826c19).
[2] Nguyên tác: Thành lục phần (成六分). Theo Du-già luận ký 瑜伽論記 (T.42. 1828.22. 0807a12), đó là “thành tựu lục niệm” (成就六念).
[3] Nguyên tác: Hộ trì ư nhất (守護於一). Quảng nghĩa pháp môn kinh 廣義法門經 (T.01. 0097. 0922a11) gọi là “nhất pháp thủ hộ” (一法守護); Du-già sư địa luận 瑜伽師地論 (T.30. 1579.34. 0477a09) gọi là “nhất hướng thủ hộ” (一向守護). Theo Quảng nghĩa pháp môn kinh 廣義法門經 (T.01. 0097. 0920c23), “thủ hộ” (守護) ở đây mang nghĩa giữ gìn các căn môn (守護根門).
[4] Nguyên tác: Y ỷ ư tứ (依猗於四). Tạp. 雜 (T.02. 0099.71. 018b28) gọi là “y tứ chủng” (依四種); D. 34, Dasuttara Sutta (Kinh thập thượng) ghi: Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ-kheo có thực hiện bốn y? Này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo sau khi suy tư, thọ dụng một pháp; sau khi suy tư, nhẫn thọ một pháp; sau khi suy tư, đoạn trừ một pháp; sau khi suy tư, tránh xa một pháp. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ-kheo thực hiện bốn y (HT. Thích Minh Châu dịch). Ngoài ra, “tứ y chủng” (四依種) còn được Tứ phần luật 四分律 (T.22. 1428.58. 1001c09) gọi là “tứ y chỉ” (四依止), tức biết đủ về y phục, về thức ăn, về vật dụng nằm, ngồi và về thuốc thang trị bệnh.
[5] Nguyên tác: Xả trừ chư đế (捨除諸諦). Thập thượng kinh 十上經 (T.01. 0001.10. 0057b01) ghi là “diệt dị đế” (滅異諦); Quảng nghĩa pháp môn kinh 廣義法門經 (T.01. 0097. 0922a11) gọi là “xả nhất đế thiên chấp” (捨一諦偏執), tức là sự buông bỏ sự chấp giữ quan điểm thiên kiến.
[6] Nguyên tác: Tứ cù (四衢), nghĩa đen là 4 con đường lớn. Theo Du-già sư địa luận 瑜伽師地論 (T.30. 1579.84. 0769a05), chỉ cho 4 nơi thức trụ (四識住). Bốn nơi thức trụ được Chúng tập kinh 眾集經 (T.01.
[7] .09. 0051a20) giải thích: 四識住處: 色識住, 緣色, 住色, 與愛俱增長, 受, 想, 行識中亦如是住 (Bốn trú xứ của thức: Sắc là trú xứ thức, duyên sắc, trú nơi sắc, sắc và ái cùng tăng trưởng. Thọ thức, tưởng thức và hành thức cũng như vậy). Tạp. 雜 (T.02. 0099.39. 0009a08) cũng giải thích tương đồng.
[8] Nguyên tác: Chứng chư giác tưởng (證諸覺想): Chứng nhập các thiền định. “Giác tưởng”, Sn. 151, kệ 777 ghi là sato, nghĩa là giác tri. Tham chiếu: Nghĩa túc kinh 義足經 (T.04. 0198.1. 0176b09) ghi là “giác tưởng quán độ hải” (覺想觀度海). Ở nghĩa chung nhất, chính là sự trầm tư thiền định.
Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.
Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.