Tam tạng Thánh điển PGVN 21 » Tam tạng Phật giáo Bộ phái 05 »
TRUNG TÂM DỊCH THUẬT TRÍ TỊNH
Quyển 15
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
_ Được gọi là Niết-bàn ngay trong hiện tại,[2] Như Lai đã giảng nói như thế nào về Niết-bàn ngay trong hiện tại?
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
_ Thế Tôn là cội nguồn của giáo pháp, là pháp nhãn, là nơi y cứ của giáo pháp. Lành thay! Bạch đức Thế Tôn! Cúi xin Ngài giảng nói về Niết-bàn ngay trong hiện tại. Tỳ-kheo chúng con nghe rồi sẽ vâng giữ, phụng hành. Thế nào là Tỳ-kheo chứng đắc Niết-bàn ngay trong hiện tại?
Phật dạy các Tỳ-kheo:
_ Hãy lắng nghe và khéo suy nghĩ! Ta sẽ giảng nói cho các thầy.
Nếu có Tỳ-kheo nào đối với già, bệnh, chết mà sanh nhàm chán, lìa dục, được diệt tận, chẳng khởi các phiền não, tâm được giải thoát hoàn toàn[3] thì được gọi là Tỳ-kheo chứng đắc Niết-bàn ngay trong hiện tại.
Đức Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy đều hoan hỷ phụng hành.
***
Chú thích:
[1] Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.365. 0101a06). Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.28. 0005c29); S. 12.16 - II. 18.
[2] Nguyên tác: Kiến pháp Bát-niết-bàn (見法般涅槃). Kiến (見), cổ tự dùng như chữ hiện (現). Tạp A-hàm dịch sát nguyên tác Pāli: Diṭṭhadhammanibbāna, 見法般涅槃. Diṭṭha vừa có nghĩa là thấy (見) vừa có nghĩa là hiện tại (現在).
[3] Nguyên tác: Thiện giải thoát (善解脫, suvimutta). Xem chú thích 54, kinh số 22, quyển 1, tr. 19; Tạp. 雜 (T.02. 0099.22. 0004c20).
Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.
Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.