Viện Nghiên Cứu Phật Học


QUYỂN 14

361.  CHỖ BÁM VÍU CỦA THỨC[1]

 

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

_ Nếu có suy xét, có vọng tưởng thì tất có kiết sử để thức bám víu vào đó mà tồn tại. Vì thức có chỗ bám víu để tồn tại nên danh sắc sanh khởi. Vì danh sắc sanh khởi nên có sự đến đi. Vì có sự đến đi nên có sanh tử. Vì có sanh tử nên có sanh, già, bệnh, chết, lo, buồn, khổ, não ở đời tương lai. Như vậy, toàn bộ khối khổ lớn tập khởi.

Nếu không suy xét, không vọng tưởng thì không có kiết sử để thức bám víu vào đó mà tồn tại. Vì thức không có chỗ bám víu để tồn tại nên danh sắc không sanh khởi. Vì danh sắc không sanh khởi nên không có sự đến đi. Vì không có sự đến đi nên không có sanh tử. Vì không có sanh tử nên sanh, già, bệnh, chết, lo, buồn, khổ, não ở đời tương lai sẽ diệt tận. Như vậy, toàn bộ khối khổ lớn bị diệt tận.

Đức Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy đều hoan hỷ phụng hành.

***

 

Chú thích:

[1] Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.361. 0100b11). Tham chiếu: S. 12.40 - II. 66.

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.