Viện Nghiên Cứu Phật Học


QUYỂN 13

319. THẾ NÀO GỌI LÀ TẤT CẢ?[1]

 

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, có Bà-la-môn Sanh Văn đến chỗ đức Phật, cùng nhau ân cần thăm hỏi xong, ngồi sang một bên rồi bạch Phật:

_ Thưa Cù-đàm! Điều gì được gọi là tất cả,[2] vậy thế nào gọi là tất cả?

Phật bảo Bà-la-môn:

_ Tất cả, nghĩa là mười hai nhập xứ. Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý biết pháp, đó gọi là tất cả. Nếu lại có người nói rằng: “Đây chẳng phải là nghĩa ‘tất cả’ mà Sa-môn Cù-đàm nói là ‘tất cả’. Nay ta bác bỏ và lập lại một thuyết ‘tất cả’ khác” thì họ chỉ nói trên ngôn từ, chứ khi bị chất vấn thì mù mờ, tăng thêm nghi ngờ. Vì sao như vậy? Vì pháp đó không thuộc cảnh giới của họ.

Sau khi nghe đức Phật dạy xong, Bà-la-môn Sanh Văn hoan hỷ và tùy hỷ phụng hành.

***

 

Chú thích:

[1] Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.319. 0091a24). Tham chiếu: S. 35.23 - IV. 15.

[2] Nhất thiết (一切, sabba).

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.