Viện Nghiên Cứu Phật Học

 

QUYỂN 9

238. NHÂN DUYÊN[1]

 

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại giảng đường Trùng Các, bên ao Di Hầu, thuộc nước Tỳ-xá-ly.

Khi ấy, có Tỳ-kheo đi đến chỗ Phật, lạy sát chân Ngài rồi ngồi sang một bên và thưa:

Bạch Thế Tôn! Do nhân gì, duyên gì mà sanh ra nhãn thức? Do nhân gì, duyên gì mà sanh ra nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý thức?

Phật đáp:

Do mắt duyên với sắc mà sanh ra nhãn thức. Vì sao như vậy? Vì nhãn thức được sanh ra là do mắt duyên với hết thảy hình sắc. Do tai duyên với âm thanh, mũi duyên với mùi hương, lưỡi duyên với vị và ý duyên với pháp mà sanh ra ý thức. Vì sao như vậy? Vì những gì được nhận biết bởi ý đều do ý duyên với pháp mà sanh ra.

Này Tỳ-kheo! Đó gọi là nhân duyên sanh ra nhãn thức... (cho đến) nhân duyên sanh ra ý thức.

Đức Phật nói kinh này xong, Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành, đảnh lễ rồi lui ra.

***

 

Chú thích:

[1] Tạp. 雜 (T.02. 0099.238. 0057c14).

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.