Tam tạng Thánh điển PGVN 21 » Tam tạng Phật giáo Bộ phái 05 »
TRUNG TÂM DỊCH THUẬT TRÍ TỊNH
QUYỂN 9
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ngụ tại núi Kỳ-xà quật, thuộc thành Vương Xá.
Bấy giờ, vào lúc sáng sớm, đức Thế Tôn đắp y, ôm bát vào thành Vương Xá khất thực.
Khi ấy, Thiên ma Ba-tuần khởi nghĩ rằng: “Sáng nay, Sa-môn Cù-đàm đắp y, ôm bát vào thành Vương Xá khất thực. Bây giờ, ta sẽ đến nhiễu loạn đạo tâm của ông ấy.” Nghĩ rồi, Ma Ba-tuần hóa làm người đánh xe cầm roi đi tìm bò. Thiên ma mặc đồ rách rưới, đầu bù tóc rối, tay chân sần sùi khô nứt, tay cầm roi chăn bò, đến trước Thế Tôn rồi hỏi:
Cù-đàm có thấy con bò của tôi không?
Đức Thế Tôn nghĩ: “Đây là Ác ma, muốn đến nhiễu loạn Ta”, liền nói với Ác ma:
Này Ác ma! Chỗ nào có bò? Cần bò để làm gì?
Ma liền nghĩ: “Sa-môn Cù-đàm biết ta là ma”, liền bạch Phật:
Thưa Cù-đàm! Xúc xứ của mắt33 là xe của tôi. Xúc xứ của tai, mũi, lưỡi, thân và ý là xe của tôi.
Ác ma lại hỏi:
–Thưa Cù-đàm, Ngài muốn đi đâu?
Phật bảo Ác ma:
Ngươi có mặt ở nơi xúc xứ của mắt và xúc xứ của tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nơi không có xúc xứ của mắt và không có xúc xứ của tai, mũi, lưỡi, thân, ý thì ngươi không thể đến được, còn Ta thì đi đến nơi đó.
Bấy giờ, Thiên ma Ba-tuần liền nói kệ:
Nếu ai nói có ngã,
Kẻ ấy thật sai lầm,
Cho nên biết Ba-tuần,
Tự rơi vào bế tắc.
Thiên ma lại nói:
Nếu nói rằng biết đạo,
An ổn đến Niết-bàn,
Ngài tự đi một mình,
Dạy người chẳng nhọc sao?
Thế Tôn dùng kệ đáp lại:
Nếu người cầu lìa ma,
Hỏi đường qua bờ giác,
Vì họ bình đẳng nói,
Lời chân thật hoàn toàn,
Siêng tu, không buông lung,
Được lìa ma, tự tại.
Thiên ma lại nói:
Miếng đá tợ miếng thịt,
Quạ đói đến muốn ăn,
Tưởng miếng thịt mềm ngon,
Sẽ lấp đầy bụng trống,
Nào ngờ ăn chẳng được,
Gãy mỏ đành bay đi.
Nay ta giống như quạ,
Cù-đàm tợ đá kia,
Chẳng được, thẹn mà đi,
Như quạ hoang vô vọng.
Trong lòng buồn bã đau đớn, Ma Ba-tuần liền biến mất, không quay trở lại.[2]
***
[1] Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.246. 0059a03). Tham chiếu: S. 4.24 - I. 124. 33 Nguyên tác: Nhãn xúc nhập xứ (眼觸入處), còn gọi là “xúc xứ” (觸處, phassāyatanāna), là nền tảng, căn cứ của sự tiếp xúc.
[2] Câu chuyện con quạ, hòn đá, miếng thịt còn được tìm thấy trong Sn. 74. Câu kết trong bản Hán và Sn. 74 vốn được xếp chung trong bài kệ của Ma Ba-tuần. Bản Việt tách câu kết ra khỏi thể kệ để tiện theo dõi.
Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.
Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.