Viện Nghiên Cứu Phật Học

 

QUYỂN 8

229.  HỮU LẬU VÀ VÔ LẬU[1]

 

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Nay Ta sẽ nói về pháp hữu lậu và pháp vô lậu.

Thế nào là pháp hữu lậu?[2] Các pháp như mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc và nhãn xúc làm nhân duyên sanh ra cảm thọ, cảm thọ bên trong hoặc khổ, hoặc vui, hoặc không khổ không vui, cùng với các pháp tai, mũi, lưỡi, thân và ý, ý thức, ý xúc và ý xúc làm nhân duyên sanh ra cảm thọ, cảm thọ bên trong hoặc khổ, hoặc vui, hoặc không khổ không vui, thảy đều thuộc về thế tục cho nên gọi là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp vô lậu?[3] Đây là pháp xuất thế gian. Khi ý duyên với pháp sanh ra ý thức, ba yếu tố này hòa hợp thì gọi là ý xúc, ý xúc làm nhân duyên sanh ra cảm thọ, cảm thọ bên trong hoặc khổ, hoặc vui, hoặc không khổ không vui, thảy đều thuộc về xuất thế gian cho nên gọi là pháp vô lậu.

Đức Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy đều hoan hỷ phụng hành.

 

Chú thích:

[1] Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.229. 0056a08).

[2] Hữu lậu (有漏, āsava). Lậu (漏) nghĩa là chảy ra, rò rỉ, tên khác của phiền não. Hữu lậu nghĩa là còn rò rỉ, còn phiền não.

[3] Vô lậu (無漏, anāsava): Không còn rò rỉ, không còn ái dục, phiền não. 103 Bản Hán, hết quyển 8.

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.