Viện Nghiên Cứu Phật Học

 

QUYỂN 8

216.  BIỂN LỚN (1)[1]

 

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn dạy các Tỳ-kheo:

Nói biển lớn, đó là lời nói của hàng phàm phu chứ chẳng phải là lời nói của bậc Thánh, bởi vì biển lớn này chỉ có một ít nước mà thôi. Còn biển mà bậc Thánh nói đến là gì? Đó là sắc do mắt nhận biết, đáng yêu, đáng nhớ, chìm đắm trong tham muốn liên hệ đến nghiệp của thân, miệng và ý, đây mới là biển lớn. Tất cả thế gian, từ loài a-tu-la cho đến chúng trời và loài người thảy đều chìm đắm trong biển lớn tham muốn, ưa thích này. Giống như ruột con chó, như đống cỏ rối, từ đời này đến đời khác mãi bị trói buộc chằng chịt cũng giống như vậy.

Đối với âm thanh được tai nhận biết, mùi hương được mũi nhận biết, vị ngọt được lưỡi nhận biết, xúc chạm được thân nhận biết, mãi bị trói buộc chằng chịt từ đời này sang đời khác cũng giống như vậy.

Đức Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy đều hoan hỷ phụng hành.

Giống như nói đến Nghiệp của thân, miệng, ý ở kinh trên; đối với tham, sân, si, già, bệnh, chết, đức Phật cũng nói tương tự như vậy. Giống như ba kinh nói về Năm căn, đối với ba kinh nói về Sáu căn, đức Phật cũng nói tương tự như thế.

***

 

Chú thích:

[1] .02. 0099.216. 0054b22). Tham chiếu: . 35.229 - IV. 157.

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.