Viện Nghiên Cứu Phật Học

QUYỂN 7

173. QUÁ KHỨ VÔ THƯỜNG69

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Nếu các pháp ở quá khứ là vô thường thì cần phải đoạn trừ. Khi đã đoạn trừ các pháp ấy rồi sẽ được nhiều lợi ích và an lạc lâu dài. Các pháp nào ở quá khứ là vô thường? Sắc ở quá khứ là pháp vô thường, tham dục ở quá khứ là pháp vô thường, thế nên những pháp ấy cần phải đoạn trừ. Khi đã đoạn trừ pháp ấy rồi sẽ được nhiều lợi ích và an lạc lâu dài. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.

Đức Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy đều hoan hỷ phụng hành.

Giống như kinh Quá khứ vô thường,70 các kinh nói về Vị lai; Hiện tại; Quá khứ, hiện tại; Vị lai, hiện tại; Quá khứ, vị lai; Quá khứ, vị lai, hiện tại; cũng nói như vậy.71

***

Chú thích
69 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.173. 0045c20).
70 Tức là Tạp. 雜 (T.02. 0099.173. 0045c20). Tạp A-hàm kinh luận hội biên 雜阿含經論會編 (Y.32. 0030.7. 0513a12) bổ sung 3 chữ 如過去.
71 Trong Tạp A-hàm kinh luận hội biên, ngài Ấn Thuận đã chú thích: Bảy chiều thời gian trong 3 đời, cùng với tính chất chung là vô thường, cộng lại thành 8 kinh. Tám kinh được liệt kê ở các kinh kế tiếp chính là chỗ này. Xem tại Tạp A-hàm kinh luận hội biên 雜阿含經論會編 (Y.32. 0030.07. 0513a12).

 

 

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.