Viện Nghiên Cứu Phật Học

QUYỂN 7

171. NGÃ ĐOẠN DIỆT62

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Do có cái gì, sanh khởi cái gì, ràng buộc bởi cái gì, dính mắc bởi cái gì, chấp ngã nơi cái gì để khiến cho chúng sanh khởi lên cái thấy như vầy và nói như vầy: “Nếu sắc thân bốn đại thô kệch này bị hoại diệt không còn gì thì gọi là ngã bị đoạn diệt hoàn toàn.63 Nếu ngã ở Dục giới bị hoại diệt, sau khi qua đời không còn gì, đó gọi là ngã bị đoạn diệt hoàn toàn. Nếu ngã ở Sắc giới bị hoại diệt, sau khi qua đời không còn gì, đó gọi là ngã bị đoạn diệt hoàn toàn. Nếu đạt được Không nhập xứ,64 Thức nhập xứ,65 Vô sở hữu nhập xứ,66 Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ,67 sau khi qua đời ở những cõi đó, ngã hoại diệt không còn gì, đó gọi là ngã bị đoạn diệt hoàn toàn”?

Các Tỳ-kheo bạch Phật:
– Thế Tôn là cội nguồn của giáo pháp, là pháp nhãn, là nơi y cứ của giáo pháp... Nói đầy đủ như ba bài kinh 139, 140, 141 ở trên.

***

Chú thích
62 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.171. 0045c05).
63 Nguyên tác: Chánh đoạn (正斷). Chánh (正) tương đương Pāli là sammā, nghĩa là đúng, chính xác, toàn diện.
64 Không nhập xứ giới (空入處) tức Không vô biên xứ.
65 Thức nhập xứ giới (識入處) tức Thức vô biên xứ.
66 Vô sở hữu nhập xứ (無所有入) tức Vô sở hữu xứ.
67 Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ (非想非非想入處) tức Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.