Viện Nghiên Cứu Phật Học

QUYỂN 7

169. CHẤP NGÃ, THẾ GIAN58

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Do có cái gì, sanh khởi cái gì, ràng buộc bởi cái gì, dính mắc bởi cái gì, chấp ngã nơi cái gì để khiến cho chúng sanh khởi lên cái thấy như vầy và nói như vầy: “Thế gian và ngã là thường, thế gian và ngã là vô thường, thế gian và ngã vừa thường vừa vô thường, thế gian và ngã chẳng phải thường chẳng phải vô thường; cái ngã khổ đau là thường, cái ngã khổ đau là vô thường, cái ngã khổ đau vừa thường vừa vô thường, cái ngã khổ đau chẳng phải thường chẳng phải vô thường; thế gian và ngã là tự tạo, thế gian và ngã là do cái khác tạo, thế gian và ngã vừa tự tạo vừa do cái khác tạo, thế gian và ngã chẳng phải tự tạo chẳng phải do cái khác tạo, chẳng phải tự tạo chẳng phải do cái khác tạo cũng chẳng có nhân gì tạo ra; thế gian và cái ngã khổ đau là tự tạo, thế gian và cái ngã khổ đau do cái khác tạo, thế gian và cái ngã khổ đau vừa tự tạo vừa do cái khác tạo, thế gian và cái ngã khổ đau chẳng phải tự tạo chẳng phải do cái khác tạo, cũng chẳng có nhân gì tạo ra”?59

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

– Thế Tôn là cội nguồn của giáo pháp, là pháp nhãn, là nơi y cứ của giáo pháp...

Nói đầy đủ như ba bài kinh 139, 140, 141 ở trên.

***

Chú thích
58 Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.169. 0045b15). Tham chiếu: D. 1, Brahmajāla Sutta (Kinh Phạm võng).
59 Đây là những quan điểm thuộc về 62 lý thuyết ngoại đạo được nêu ra trong D. 1, Brahmajāla Sutta (Kinh Phạm võng) tức chủ trương “Ngụy biện luận”, giống như quan điểm của Sañjaya Belatthaputta.

 

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.