Viện Nghiên Cứu Phật Học

QUYỂN 7

 

162. KHÔNG TIN CÓ NGHIỆP BÁO[1]

 

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Do có cái gì, sanh khởi cái gì, ràng buộc bởi cái gì, dính mắc bởi cái gì, chấp ngã nơi cái gì để khiến cho chúng sanh khởi lên cái thấy như vầy và nói như vầy: “Tự mình làm hoặc bảo người khác làm, tự mình chém giết hoặc bảo người chém giết, tự mình đun nấu hoặc bảo người đun nấu, tự mình sát hại hoặc bảo người sát hại, tổn hại chúng sanh; hoặc trộm cướp tài vật của người, hoặc quan hệ bất chánh, hoặc biết mà nói dối, hoặc uống rượu, đào tường, bẻ khóa, cướp giật, chặn đường, phá làng, phá xóm, giết hại dân chúng, hoặc dùng bánh xe gươm thật bén để cắt xẻo chúng sanh rồi chất thành đống thịt lớn... dù có học theo như vậy, làm theo như vậy thì việc ấy không phải là nhân xấu ác, cũng không bị quả báo xấu ác. Hoặc giả ở phía Nam sông Hằng giết hại chúng sanh rồi đến phía Bắc sông Hằng mở hội bố thí lớn thì những việc làm này không phải là nguyên nhân tạo tội hay phước, cũng không chiêu cảm quả báo phước đức hoặc xấu ác. Ngay cả việc bố thí, điều phục, trì giới, tự lợi, lợi tha, những việc làm này cũng không đưa đến phước đức gì cả”?[2]

Các Tỳ-kheo bạch Phật:
– Thế Tôn là cội nguồn của giáo pháp, là pháp nhãn, là nơi y cứ của giáo pháp... Nói đầy đủ như ba bài kinh 139, 140, 141 ở trên.

***

 

Chú thích:
[1] Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.162. 0044b29). Tham chiếu: Sa-môn quả kinh 沙門果經 (T.01. 0001.27. 0107a20); Tịch chí quả kinh 寂志果經 (T.01. 0022. 0270c27); Tăng. 增 (T.02. 0125.43.7. 0762a07); D. 2, Sāmaññaphala Sutta (Kinh Sa-môn quả); S. 24.6 - III. 208.

[2] Quan điểm “Phi tác nghiệp luận” (Akiriyavāda) của Puraṇa Kassapa.

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.