Viện Nghiên Cứu Phật Học

QUYỂN 2

 

40. QUYẾN LUYẾN VÀ GIẢI THOÁT[1]

 

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Còn quyến luyến[2] thì không giải thoát. Không quyến luyến thì được giải thoát.

Thế nào là còn quyến luyến thì không giải thoát? Này các Tỳ-kheo, thức bám víu vào bốn thủ uẩn mà an trụ. Những gì là bốn? Thức quyến luyến đối với sắc rồi an trụ. Cũng vậy, thức quyến luyến đối với thọ, tưởng, hành rồi an trụ... (cho đến)[3] vì chẳng phải là cảnh giới.

Thế nào là không quyến luyến thì được giải thoát? Là đối với sắc giới lìa tham; đối với thọ, tưởng, hành mà lìa tham,... (cho đến)[4] thanh tịnh, chân thật. Đó gọi là không quyến luyến thì được giải thoát.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy đều hoan hỷ phụng hành.

***

 

Chú thích:

[1] Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.40. 0009a27). Tham chiếu: S. 22.53 - III. 53.

[2] Nguyên tác: Phong trệ (封滯). P. upaya (sự quyến luyến, sự dính mắc).

[3] Bản Hán tỉnh lược nội dung.

[4] Như trên

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.