Viện Nghiên Cứu Phật Học

QUYỂN 2

 

 

56. HỮU LẬU VÀ VÔ LẬU[1]

 

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Lộc Dã, trú xứ của Tiên nhân, thuộc nước Ba-la-nại.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Nay Ta sẽ giảng nói về pháp hữu lậu và pháp vô lậu.

Nếu sắc bị nhiễm ô, bị chấp thủ thì nơi sắc ấy sanh ra ái và sân. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức bị nhiễm ô, bị chấp thủ thì nơi thức ấy sanh ra ái và sân. Đó gọi là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp vô lậu?

Những gì thuộc về sắc không bị nhiễm ô, không bị chấp thủ thì nơi sắc ấy, hoặc quá khứ, hoặc tương lai, hoặc hiện tại không sanh ra ái và sân. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức không bị nhiễm ô, không bị chấp thủ thì nơi thức ấy, hoặc quá khứ, hoặc tương lai, hoặc hiện tại không sanh ra ái và sân. Đó gọi là pháp vô lậu.

Đức Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy đều hoan hỷ phụng hành.

Kệ tóm tắt:

Nhị tín, nhị A-nan,

Hoại pháp, Uất-để-ca,

Bà-la cập Thế gian,

Trừ lậu, Vô lậu pháp.[2]

***

 

Chú thích:

[1] Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.56. 0013b24).

[2] Nguyên tác Nhiếp tụng: 二信, 二阿難; 壞法, 欝低迦; 婆羅及世間; 除漏, 無漏法. Do đặt lại tựa đề nên Nhiếp tụng không trùng với tên kinh.

 

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.