Viện Nghiên Cứu Phật Học

Quyển 1

 

26. ĐỊNH NGHĨA VỀ PHÁP SƯ[1]
 

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, có vị Tỳ-kheo đi đến chỗ Phật, cúi lạy sát chân Ngài, đứng sang một bên rồi bạch Phật:

– Như Thế Tôn dạy về Pháp sư, vậy thế nào gọi là Pháp sư?

Phật bảo Tỳ-kheo:

– Lành thay! Lành thay! Có phải hôm nay thầy muốn biết về nghĩa Pháp sư mà Như Lai đã nói chăng?

Tỳ-kheo bạch Phật:

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn!

Phật bảo Tỳ-kheo:

– Hãy lắng nghe và khéo suy nghĩ! Như Lai sẽ giảng nói cho thầy.

Phật bảo Tỳ-kheo:

– Nếu người nào thuyết pháp mà đối với sắc phát sanh nhàm chán, lìa dục, diệt tận, Niết-bàn, đó gọi là Pháp sư. Nếu người nào thuyết pháp mà đối với thọ, tưởng, hành, thức phát sanh nhàm chán, lìa dục, diệt tận, Niết-bàn, đó gọi là Pháp sư. Đó là tên gọi Pháp sư mà Như Lai nói đến.

Bấy giờ, Tỳ-kheo kia nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phấn khởi, kính lễ rồi lui ra.

***

 

Chú thích:
[1] Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.26. 0005c09). Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.28. 0005c29); Tạp. 雜 (T.02. 0099.29. 0006a12); S. 22.115 - III. 163; S. 22.116 - III. 164.

 

 

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.