Tam tạng Thánh điển PGVN 06 » Kinh Tam tạng Thượng tọa bộ 06»
Kinh Tiểu Bộ Quyển 2
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU Dịch
NGUYÊN TÂM - TRẦN PHƯƠNG LAN Dịch
§395. CHUYỆN CON QUẠ (Kākajātaka)[10] (J. III. 314)
Ông bạn cũ ơi, hãy ngắm xem...
Bậc Ðạo sư kể chuyện này trong lúc trú tại Kỳ Viên về một Tỷ-kheo tham lam. Câu chuyện này đã được kể ở trên.
***
Ngày xưa, khi Vua Brahmadatta trị vì Ba-la-nại, Bồ-tát là chim bồ câu sống trong cái thúng ở trong nhà bếp của một thương nhân xứ Ba-la-nại. Một chú quạ đến kết thân với bồ câu và cùng sống ở đó. Ðến đây câu chuyện cần được trình bày đầy đủ chi tiết hơn. Người đầu bếp nhặt hết lông quạ, rắc bột lên rồi chọc thủng một vỏ ốc bóng loáng đeo trên cổ quạ và ném nó vào thúng.
Bồ-tát bay từ rừng về, thấy vậy và ngâm vần kệ đầu để trêu ghẹo quạ:
134. Ông bạn cũ ơi, hãy ngắm xem,
Nữ trang sáng rực rỡ đeo lên,
Bộ râu tỉa gọn oai ra phết,
Trông bạn thật tươi trước mắt nhìn!
Quạ nghe lời này, liền đáp vần kệ thứ hai:
135. Các lông, móng cứ mọc nhanh ghê,
Làm vương víu ta khắp mọi bề,
Thợ hớt tóc sau cùng bước tới,
Nên ta thoát lớp vỏ xù xì!
Sau đó, Bồ-tát ngâm vần kệ thứ ba:
136. Dĩ nhiên quạ được vặt lông đen,
Chú thợ cạo kia thật khéo khen!
Quanh cổ thì sao, xin nói rõ,
Cái gì lủng lẳng tựa chuông reng?
Tiếp theo, quạ ngâm hai vần kệ nữa:
137. Những người thanh lịch vẫn đeo hoài,
Quanh cổ ngọc châu, thói ở đời,
Muốn bắt chước người, ta cũng vậy,
Bạn đừng tưởng đó chuyện đùa chơi!
138. Còn nếu bạn ganh tị bộ ria,
Ðược khéo điểm tô chải chuốt kia,
Ta sẽ nhờ người này cạo giúp,
Rồi đeo ngọc, bạn cũng như ta.
Bồ-tát nghe vậy liền ngâm vần kệ thứ sáu:
139. Không, chính ông phù hợp nhất đời,
Với râu và ngọc khéo ra oai,
Thấy ông hiện diện gây phiền toái,
Ta giã biệt ông, cất bước thôi!
Cùng với các lời này, bồ câu bay đi nơi khác, còn quạ chết ngay tại chỗ ấy.
***
Khi pháp thoại chấm dứt, bậc Ðạo sư tuyên thuyết các sự thật. Lúc kết thúc các sự thật, vị Tỷ-kheo đã được an trú vào Tam quả (Bất lai). Rồi Ngài nhận diện tiền thân:
– Thời ấy, con quạ là vị Tỷ-kheo tham lam này, còn bồ câu chính là Ta.
Bản Tích Lan viết Senakavagga. Bản CST viết Kharaputtavagga, nghĩa là Phẩm Con lừa. ↑
Xem J. VI. 330, Mahāummaggajātaka (Chuyện đường hầm vĩ đại). Chuyện này trong bản PTS là số 546. Bản Tích Lan viết Ummaggajātaka, số 546. Bản Thái Lan và Campuchia viết Mahosadhajātaka, số 542. Bản CST viết Umaṅgajātaka, số 542. ↑
Bản Tích Lan viết Khaṇḍahālajātaka, số 542. Bản CST viết Candakumārajātaka, số 544. ↑
Xem J. V. 333, Cullahaṁsajātaka (Chuyện tiểu thiên nga), số §533. ↑
Bản Tích Lan (TTPV) viết Dhajaviheṭhajātaka, nghĩa là Bổn sanh Phá hủy biểu tượng. Bản CST viết Vijjādharajātaka, nghĩa là Chuyện vị tà thuật sư. Bản Thái Lan viết Pabbajitaviheṭhakajātaka, nghĩa là Chuyện đàn áp người xuất gia. ↑
Xem J. IV. 180, Mahākaṇhajātaka (Chuyện đại hắc thiên cẩu), số §469. ↑
Xem Mv. I. 92. ↑
Tham chiếu: S. I. 204, Gandhatthenasutta; Thag. v. 645, 981; Tạp. 雜 (T.02. 0099.1338. 0369a09); Biệt Tạp. 別雜 (T.02. 0100.358. 0490c09). ↑
Tham chiếu: J. I. 219, Tittirajātaka, số §37; Vin. II. 146; Xuất diệu kinh “Niệm phẩm” 出曜經念品 (T.04. 0212.6. 0649a06); Pháp tập yếu tụng kinh “Ái lạc phẩm” 法集要頌經愛樂品 (T.04. 0213.5. 0779c23). ↑
Bản Tích Lan viết Kākajātaka, nghĩa là Chuyện con quạ. Bản CST viết Pārāvatajātaka, nghĩa là Chuyện chim bồ câu. Xem J. I. 241, Kapotajātaka (Chuyện chim bồ câu), số §42; J. II. 360, Lolajātaka (Chuyện tham ăn), số §274. ↑
Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.
Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.