Tam tạng Thánh điển PGVN 05 » Kinh Tam tạng Thượng tọa bộ 05»
Kinh Tiểu Bộ Quyển 1
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU dịch
NGUYÊN TÂM - TRẦN PHƯƠNG LAN
Phật giáo nguyên thủy/ Kinh tạng Pali/ Kinh Tiểu Bộ Quyển 1/ CHUYỆN THIÊN CUNG/ A. LÂU ĐÀI NỮ GIỚI (ITTHIVIMĀNA) / I. PHẨM SÀNG TỌA (PĪṬHAVAGGA)
§1. CHUYỆN THỨ NHẤT VỀ LÂU ĐÀI CÓ SÀNG TỌA (Paṭhamapīṭhavimānavatthu) (Vv. 1; VvA. 5)
Một thời, đức Thế Tôn trú tại Sāvatthi (Xá-vệ), ở Jetavana (Kỳ Viên), trong tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Sau khi Vua Pasenadi (Ba-tư-nặc), nước Kosala (Kiều-tát-la) đã cúng dường suốt bảy ngày lễ vật vô thượng lên Tăng chúng, với đức Phật là vị thượng thủ; và nhà đại phú Anāthapiṇḍika đã cúng dường suốt ba ngày để phù hợp với lễ vật của nhà vua; và đại đệ tử nữ cư sĩ Visākhā (Tỳ-xá-khư) đã cúng dường đại lễ vật như thế; tin đồn về sự cúng dường vô thượng được truyền đi khắp cõi Jambudīpa (Diêm-phù-đề): “Phải chăng bố thí cúng dường chỉ đặc biệt phát sanh kết quả lớn khi đó là sự bố thí hào phóng với lễ vật cao sang như vậy, hay đúng hơn, đó là sự bố thí cúng dường tùy theo phương tiện của mình?”
Khi Tăng chúng nghe lời bình luận này, chư vị trình lên đức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn bảo:
– Không phải chỉ do hiệu lực của tặng vật mà việc bố thí cúng dường đặc biệt phát sanh kết quả lớn, song đúng hơn, do hiệu lực của tín tâm và phước điền của những người nhận được vật cúng dường. Vì vậy, dù chỉ nhỏ bằng một nắm thóc hay một tấm giẻ, một tọa cụ bằng cỏ lá hay một hạt đậu trong nước tiểu hôi thối của trâu bò, được cúng dường với lòng thành cho một người xứng đáng nhận lễ vật cũng sẽ có đại kết quả, đại vinh quang và thấm nhuần khắp nơi.
Thiên chủ Sakka (Đế-thích) đã nói như vầy: “Nếu có tín tâm thì không một vật cúng dường nào có thể nói là không quan trọng, khi nó được dâng lên đức Như Lai Chánh Ðẳng Giác hay vị đệ tử của Ngài.”
Bấy giờ, chuyện này được phổ biến rộng khắp cõi Diêm-phù-đề.
Quần chúng tùy theo phương tiện của họ bố thí, cúng dường Sa-môn, Bà- la-môn, du sĩ và hạng người cùng khổ; họ cung cấp nước uống trong sân nhà hoặc để ghế ngồi ở cổng ra vào.
Thời ấy, có một Tỷ-kheo đầy đủ hảo tướng oai nghi, đến khất thực đúng thời trước một nhà kia. Tại đó, vị thiện gia tín nữ chào đón vị ấy, cung kính đảnh lễ và trải một tấm vải vàng được ủi thẳng trên sàng tọa của bà rồi đem lại dâng vị ấy. Bà cúng dường món ăn mà bà có thể sắm được và quạt hầu vị ấy. Vốn tâm tín thành, bà suy nghĩ: “Nay vừa phát sanh một phước điền vô thượng dành cho ta.”
Khi vị Tỷ-kheo đã thọ thực xong, vị ấy thuyết pháp về sự cúng dường sàng tọa và thực phẩm, v.v... rồi ra đi. Khi bà ấy nghĩ về việc bố thí của bà và bài pháp thoại, tâm bà lập tức rung động với niềm hoan lạc và bà cúng dường vị Tỷ-kheo cả chiếc sàng tọa ấy nữa.
Ít lâu sau, bà mắc bệnh từ trần và được tái sanh vào cõi trời Ba Mươi Ba, trong một lâu đài bằng vàng dài mười hai do-tuần. Bà có một đoàn tùy tùng hầu cận gồm một ngàn tiên nữ. Vì trước kia bà cúng dường sàng tọa, nên tại đấy xuất hiện cho bà một chiếc sàng tọa bằng vàng dài một do-tuần, du hành thật nhanh qua bầu trời, giống như một ngôi nhà có nóc nhọn. Vì thế nó được gọi là Lâu đài có sàng tọa. Vì chiếc sàng tọa được cúng dường trước kia có phủ tấm vải màu vàng lên, nên lâu đài này bằng vàng, chứng tỏ sự tương tự giữa nghiệp và quả. Vì sàng tọa đã được cúng dường với tâm hoan hỷ mãnh liệt, nên lâu đài di chuyển rất nhanh. Vì lễ vật ấy được cúng dường với sự thích thú của người xứng đáng nhận nó, nên lâu đài có thể di chuyển tùy theo sở thích của bà. Vì hiệu quả tín tâm hoan hỷ của nữ nhân kia, nên lâu đài rực rỡ và sáng chói.
Bấy giờ vào một ngày lễ hội, chư thiên đều đi được, mỗi vị tùy theo phương tiện do uy lực của mình đến Nandana (Hỷ Lạc viên) để vui chơi trong ngự uyển. Vị thiên nữ kia phục sức thiên y và điểm trang thiên bảo, khởi hành trong lâu đài có sàng tọa, đầy oai nghi với cả ngàn thị nữ hộ tống.
Lúc ấy Tôn giả Mahāmoggallāna du hành lên cõi thiên, vừa đến cảnh giới trời Ba Mươi Ba và xuất hiện gần chỗ thiên nữ này. Khi thấy Tôn giả, vị thiên nữ vô cùng hoan hỷ, cung kính bước xuống khỏi sàng tọa tiến đến gần vị Trưởng lão, cúi mình đảnh lễ với năm phần thân thể sát đất rồi đứng lên bày tỏ sự tôn trọng với đôi tay chắp lại, mười đầu ngón sát vào nhau.
Mặc dầu vị Trưởng lão này nhờ thần lực đa diện của trí tuệ, đã tự mình thấy rõ như thể ngắm quả myrobalan trong lòng bàn tay các thiện nghiệp và ác nghiệp của thiên nữ này cũng như các vị khác đã tạo ra, nhờ khả năng tri kiến của Tôn giả về nghiệp quả tương ứng. Tuy nhiên, vì ngay khi vừa tái sanh cõi trời, các thiên nữ liền hỏi:
– Tiểu nữ đã từ trần tại đâu và được tái sanh vào thế giới này?
– Tiểu nữ đã làm thiện nghiệp gì để được phước phần này?
Và theo lệ thường, chư vị ấy đều đi đến kết luận đúng đắn; do đó, vị Trưởng lão muốn làm sáng tỏ nghiệp quả cho thế giới chư thiên, bèn bảo thiên nữ này kể lại hạnh nghiệp vị ấy đã làm rồi ngâm các vần kệ sau:
1. |
Tọa sàng kim sắc thật huy hoàng, |
2. |
Vì sao nàng được sắc như vầy? |
3. |
Hỡi nàng thiên nữ đại oai thần, |
4. |
Nàng thiên nữ ấy hỷ tâm tràn, |
5. |
“Khi được làm người giữa thế nhân, |
6. |
Vì vậy sắc con đẹp thế này, |
7. |
Xin trình Tôn giả đại oai thần, |
Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.
Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.