Viện Nghiên Cứu Phật Học

Tam tạng Thánh điển PGVN 05  »  Kinh Tam tạng Thượng tọa bộ 05»

Kinh Tiểu Bộ Quyển 1
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU dịch
NGUYÊN TÂM - TRẦN PHƯƠNG LAN

Mục Lục

Phật giáo nguyên thủy/ Kinh tạng Pali/ Kinh Tiểu Bộ Quyển 1/ KINH PHẬT TỰ THUYẾT/ I. PHẨM GIÁC NGỘ (BODHIVAGGA)

§4. KINH HUHUṄKA (Huhuṅkasutta)7 (Ud. 3)

4. Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú ở Uruvelā, trên bờ sông Nerañjarā, dưới gốc cây bàng Ajapāla, khi mới chứng Chánh đẳng giác. Lúc bấy giờ, Thế Tôn trong bảy ngày, ngồi trong một thế kiết-già, thọ hưởng lạc giải thoát. Rồi Thế Tôn, sau bảy ngày ấy ra khỏi định. Có một Bà-la-môn thuộc dòng họ Huhuṅka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên lời chào hỏi; sau khi nói lời chào hỏi thân hữu rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Bà-la-môn ấy nói với Thế Tôn:

– Tôn giả Gotama, cho đến như thế nào là Bà-la-môn, và những pháp nào tác thành Bà-la-môn?8

Thế Tôn sau khi biết được ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

Vị Bà-la-môn nào,
Không kiêu, không uế nhiễm,
Vệ-đà được thông đạt,
Vị Bà-la-môn ấy,
Lời Phạm ngữ đúng pháp,
Không hề có mạn tâm,

Loại trừ các ác pháp,
Tự ngã khéo chế ngự,
Phạm hạnh được viên thành,
Có thể nói lên được,
Vị ấy ở đời này,
Bất cứ ở nơi nào.

Tham khảo:

7 Bản Tích Lan, Thái Lan, Campuchia và PTS viết Huhuṅka. Bản CST viết Huṃhuṅkasutta. H. 憍慢; Kiêu mạn. Tham chiếu: Vin. I. 1; Netti. 128, Sāsanapaṭṭhāna (Sự hình thành giáo pháp); AA. 53: Huṃhuṅkajātikoti so kira diṭṭhamaṅgaliko mānathaddho mānavasena kodhavasena ca sabbaṃ avokkhajātikaṃ passitvā jigucchanto huṃhunti karonto vicarati, tasmā huṃhuṅkajātikoti vuccati, “huhukkajātikotipi pāṭho (“Người hay phát tiếng ‘hum, hum’” nghĩa là người ấy tin vào những điềm lành mình nhìn thấy, người ấy cũng ngoan cố do kiêu mạn và phẫn nộ, khi thấy ai không thanh tịnh liền lánh xa, đi lang thang và phát ra tiếng “hum, hum”, vì thế người ấy được gọi là “người hay phát ra tiếng ‘hum, hum’ (huṃhuṅkajātika)”, cũng được viết là “người hay phát ra tiếng ‘hu, hu’” (huhuṅkajātika)).

8 UdA. và Vin. I. 3 viết Brāhmaṇakaraṇā; còn có cách viết khác: Brāhmaṇakārakā.

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.