Viện Nghiên Cứu Phật Học

Tam tạng Thánh điển PGVN 05  »  Kinh Tam tạng Thượng tọa bộ 05»

Kinh Tiểu Bộ Quyển 1
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU dịch
NGUYÊN TÂM - TRẦN PHƯƠNG LAN

Mục Lục

Phật giáo nguyên thủy/ Kinh tạng Pali/ Kinh Tiểu Bộ Quyển 1/ TRƯỞNG LÃO TĂNG KỆ/ CHƯƠNG VII. BẢY KỆ (SATTAKANIPĀTA)

§228. KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO SARABHAṄGA (Sarabhaṅgattheragāthā) (Thag. 50; ThagA. II. 204)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh tại Rājagaha (Vương Xá), con của một Bà-la-môn. Ngài có thể được đặt tên riêng hay được gọi theo họ của dòng tộc, nhưng ngài không có điểm gì nổi bật để đặt tên và rồi việc đặt tên cho ngài bị lãng quên. Khi đến tuổi trưởng thành, ngài trở thành một ẩn sĩ, tự dựng một thảo am làm bằng cọng cây lau mà tự tay ngài bẻ gãy và từ đấy ngài được biết với tên là Sarabhaṅga (người bẻ gãy cọng cây lau). Đức Thế Tôn với Phật nhãn quán chiếu thế giới, thấy nơi ngài có những nhân duyên chứng quả A-la-hán nên đến thuyết pháp cho ngài. Ngài khởi lòng tin, trở thành một vị xuất gia, và khi đã chứng quả A-la-hán, ngài vẫn tiếp tục ở tại thảo am. Thảo am dần dần hư nát và sụp đổ xuống, dân chúng hỏi: “Sao ngài không dựng lại thảo am?”Ngài trả lời: “Trước đây thảo am được dựng lên, tôi còn là ẩn sĩ. Nhưng nay tôi không thể làm như vậy nữa.” Rồi ngài nói lên toàn bộ vấn đề như sau:

487.

Tay bẻ những cây lau,
Do vậy được tên tục:

Ta làm am ta ở,
“Người bẻ gãy cây lau.”

488.

Nay không còn thích hợp,
Theo học giới giảng dạy,

Tự tay bẻ cây lau,
Gotama danh xưng.

489.

Chính Sarabhaṅga,
Thấy chứng bệnh toàn diện,
Bệnh ấy nay được thấy,

Từ trước chưa từng thấy,
Một cách thật đầy đủ,
Do lời bậc Siêu Thiên.

490.

Chính đường ấy đã đi,
Kể cả Vessabhū,
Koṇāgamana, Gotama đã đến.

Vipassī, Sikhī,
Với Kakusandha,
Chính với con đường ấy,

491.

Ly ái, không chấp thủ,
Pháp này được thuyết giảng,

Bảy Phật chứng Niết-bàn,
Bởi các vị chứng pháp.

492.

Vì từ mẫn chúng sanh,
Khổ, khổ tập, con đường,

Bốn sự thật được giảng,
Diệt, chấm dứt khổ đau.

493.

Trong đời sống liên tục,
Khi thân này bị hoại,
Tái sanh khác không còn,
Giải thoát mọi sanh y.

Khổ luân chuyển không dứt,
Khi mạng sống cáo chung,
Ta thật khéo giải thoát,
 

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.