Viện Nghiên Cứu Phật Học

Tam tạng Thánh điển PGVN 05  »  Kinh Tam tạng Thượng tọa bộ 05»

Kinh Tiểu Bộ Quyển 1
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU dịch
NGUYÊN TÂM - TRẦN PHƯƠNG LAN

Mục Lục

Phật giáo nguyên thủy/ Kinh tạng Pali/ Kinh Tiểu Bộ Quyển 1/ TRƯỞNG LÃO TĂNG KỆ/ CHƯƠNG VII. BẢY KỆ (SATTAKANIPĀTA)

§227. KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO SOPĀKA (Sopākattheragāthā) (Thag. 50; ThagA. II. 201)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh từ vợ một người cùng đinh và do thọ sanh ngài được gọi là Sopāka (người cùng đinh). Có người nói ngài là con của một thương gia, sự kiện này không được tập Apadāna chấp nhận:

Khi ta chứng được,
Ta vào bào thai,

Tái sanh cuối cùng,
Của Sopāka.

Bốn tháng sau khi sanh, cha ngài mạng chung và được người cậu nuôi dưỡng. Người cậu do bị người con hay nóng giận của mình xúi giục, muốn giết ngài. Ông đem ngài đến bãi tha ma, trói hai tay ngài cột vào cổ một thây ma, nghĩ rằng các con chó rừng sẽ ăn thịt ngài. Ông không thể giết ngài vì ngài tái sanh lần cuối cùng. Ban đêm các con chó rừng và các con thú khác đến, đứa con nít kêu khóc:

Thế nào là định mệnh,
Ai là người bà con,
Giữa nghĩa địa kinh hoàng,
Ta sẽ tìm được ai,

Ðược để dành cho ta,
Của đứa trẻ mồ côi?
Ta bị cột, trói chặt,
Là người bạn của ta?

Bậc Ðạo sư trong lúc ấy đang quán chiếu xem ai là người đáng cứu độ, thấy đứa trẻ và những nhân duyên chứng quả A-la-hán được chói sáng trong tâm của đứa trẻ, liền chiếu sáng hào quang và nói:

Hãy đến, Sopāka!
Hãy nhìn đến Như Lai,
Như mặt trăng thoát khỏi,

Người đừng có sợ hãi,
Chính Ta sẽ cứu con,
Hàm răng của Rāhu.

Với sức mạnh của đức Phật, đứa trẻ bứt đứt dây trói và cuối bài kệ đứng dậy, trở thành một bậc Dự Lưu và đứng trước hương phòng của đức Phật. Mẹ ngài tìm ngài, hỏi người cậu nhưng người cậu im lặng không nói gì. Mẹ ngài đi đến đức Phật, nghĩ rằng đức Phật biết tất cả quá khứ, hiện tại, vị lai. Bậc Ðạo sư dùng thần thông giấu đứa con. Bà thưa với Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, con không thể tìm thấy đứa con. Nhưng Thế Tôn biết được con tôi đang làm gì?” Thế Tôn trả lời:

Các người con không phải,
Cả cha cũng là vậy,
Với kẻ bị mạng chung,
Cũng không thể nương tựa!

Là chỗ y, nương tựa,
Kể cả các bà con.
Dầu bà con huyết thống,
 

Và như vậy, được Thế Tôn thuyết pháp cho, bà nghe xong chứng quả Dự lưu và ngài chứng quả A-la-hán. Rồi Thế Tôn thu lại thần thông và bà mẹ sung sướng thấy được con trai. Biết được con mình đã chứng quả A-la-hán, bà bằng lòng để con xuất gia và ra về. Rồi ngài đến đảnh lễ bậc Ðạo sư và đi theo sau khi bậc Ðạo sư đi dưới bóng mát của hương phòng. Đức Thế Tôn muốn thế độ cho ngài liền hỏi ngài mười câu hỏi, bắt đầu bằng câu: “Thế nào là một pháp?” Với trí sáng suốt của mình, ngài hiểu được ý Thế Tôn liền trả lời: “Các chúng sanh được nuôi dưỡng bằng thức ăn”. Bậc Ðạo sư hài lòng với những câu trả lời của đứa trẻ, truyền giới cho ngài. Do vậy, ngài có được tên là “Ðứa trẻ với những câu hỏi”. Ngài nói lên chánh trí của mình, thuật lại những sự việc đã xảy ra với bài kệ như sau:

480.

Thấy bậc Tối Thượng Nhân,
Tại đấy, ta đi tới,

Kinh hành dưới bóng lầu,
Ðảnh lễ bậc Tối Thượng.

481.

Ðắp y một bên vai,
Ði theo bậc Vô Cấu,

Chắp hai tay đưa lên,
Tối thượng trên mọi loài.

482.

Ngài hỏi ta câu hỏi,
Ta trả lời Ðạo sư,

Khéo biết đặt câu hỏi,
Không run, không sợ hãi.

483.

Ðức Như Lai tùy hỷ,
Nhìn chúng Tỷ-kheo-tăng,

Câu trả lời câu hỏi,
Ngài nói ý nghĩa này:

484.

“Lợi ích thay dân chúng
Cúng dường cho vị ấy,
Biết cung kính đúng mực,
Bậc Ðạo sư nói rằng:

Aṅga, Magadha!
Y, thực, thuốc, sàng tọa,
Thật lợi ích cho chúng”,
 

485.

“Bắt đầu từ hôm nay,
Hãy đến yết kiến Ta!
Ông thành tựu Đại giới,

Hỡi này Sopāka,
Như vậy Sopāka,
Ðược an lành tốt đẹp.”

486.

Bảy năm từ khi sanh,
Ta mang thân cuối cùng,

Ta được thọ Đại giới,
Ôi, pháp thiện, pháp tánh!

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.