Tam tạng Thánh điển PGVN 08 » Kinh Tam tạng Thượng tọa bộ 08»
Kinh Tiểu Bộ Quyển 4
(Khuddaka Nikāya)
Dịch giả: Tỳ-khưu Indacanda
1. Buông bỏ việc hành hạ đối với tất cả chúng sanh,
Không hãm hại bất cứ ai trong số họ,
Không ước muốn con cái, sao lại [ước muốn] bạn hữu?
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].
Buông bỏ việc hành hạ đối với tất cả chúng sanh.
Đối với tất cả: Tất cả theo tổng thể, tất cả trong mọi trường hợp, một cách trọn vẹn, không còn dư sót, từ “sabbesu” này là lối nói của sự bao gồm.
Chúng sanh: Chúng sanh nói đến những kẻ yếu ớt và những người vững chãi.
Những kẻ yếu ớt: Là những người có sự khao khát, có tham ái chưa được dứt bỏ, và là những người có sự sợ hãi và khiếp đảm chưa được dứt bỏ. Vì lý do gì họ được gọi là những kẻ yếu ớt? Những kẻ ấy run sợ, khiếp sợ, hoảng sợ, sợ hãi, rơi vào sự kinh sợ; vì lý do ấy, họ được gọi là những kẻ yếu ớt.
Những người vững chãi: Là những người có sự khao khát, có tham ái đã được dứt bỏ, và là những người có sự sợ hãi và khiếp đảm đã được dứt bỏ. Vì lý do gì họ được gọi là những người vững chãi? Những người ấy không run sợ, không khiếp sợ, không hoảng sợ, không sợ hãi, không rơi vào sự kinh sợ; vì lý do ấy, họ được gọi là những người vững chãi.
Việc hành hạ: Có ba sự hành hạ: Sự hành hạ bằng thân, sự hành hạ bằng khẩu, sự hành hạ bằng ý. Ba loại uế hạnh về thân là sự hành hạ bằng thân, bốn loại uế hạnh về khẩu là sự hành hạ bằng khẩu, ba loại uế hạnh về ý là sự hành hạ bằng ý.
Buông bỏ việc hành hạ đối với tất cả chúng sanh: Sau khi buông bỏ, sau khi để xuống, sau khi bỏ xuống, sau khi tự bỏ xuống, sau khi quăng bỏ, sau khi chấm dứt việc hành hạ đối với tất cả chúng sanh.
“Buông bỏ việc hành hạ đối với tất cả chúng sanh” là như thế.
Không hãm hại bất cứ ai trong số họ: Không hãm hại mỗi một chúng sanh bằng bàn tay, hoặc bằng cục đất, hoặc bằng gậy gộc, hoặc bằng vũ khí, hoặc bằng xiềng xích, hoặc bằng dây thừng; không hãm hại tất cả chúng sanh bằng bàn tay, hoặc bằng cục đất, hoặc bằng gậy gộc, hoặc bằng vũ khí, hoặc bằng xiềng xích, hoặc bằng dây thừng.
“Không hãm hại bất cứ ai trong số họ” là như thế.
Không ước muốn con cái, sao lại [ước muốn] bạn hữu?
Không: Là sự phủ định.
Con cái: Có bốn loại con cái: Con ruột là con, con nhặt được là con, con nuôi là con, học trò là con.
Bạn hữu: Bạn hữu nói đến những người nào mà với những người ấy việc đến là thoải mái, việc đi là thoải mái, việc đi và đến là thoải mái, việc đứng là thoải mái, việc ngồi là thoải mái, việc nằm là thoải mái, việc nói chuyện là thoải mái, việc chuyện vãn là thoải mái, việc tán dương là thoải mái, việc tán dương qua lại là thoải mái.
Không ước muốn con cái, sao lại [ước muốn] bạn hữu: Ngay cả con cái cũng không ước muốn, không ưng thuận, không ước nguyện, không mong cầu, không nguyện cầu, còn các thân hữu, hoặc các vị đồng quan điểm, hoặc các vị thân thiết, hoặc các bạn hữu, tại sao lại ước muốn, lại ưng thuận, lại ước nguyện, lại mong cầu, lại nguyện cầu?
“Không ước muốn con cái, sao lại [ước muốn] bạn hữu” là như thế.
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].
Một mình: Vị Phật Độc Giác ấy là một mình theo quy định của đời sống xuất gia, một mình với ý nghĩa không người thứ hai, một mình với ý nghĩa dứt bỏ tham ái, một mình “có luyến ái đã được xa lìa hoàn toàn”, một mình “có sân hận đã được xa lìa hoàn toàn”, một mình “có si mê đã được xa lìa hoàn toàn”, một mình “hoàn toàn không còn ô nhiễm”, một mình “đã đi con đường độc đạo”, một mình “đã tự mình giác ngộ quả vị Độc giác vô thượng.” “Một mình” là như thế.
Vị Phật Độc Giác ấy là một mình theo quy định của đời sống xuất gia nghĩa là thế nào? Vị Phật Độc Giác ấy sau khi cắt đứt mọi sự vướng bận của đời sống tại gia, sau khi cắt đứt sự vướng bận về vợ con, sau khi cắt đứt sự vướng bận về thân quyến, sau khi cắt đứt sự vướng bận về việc tích trữ, sau khi cạo bỏ râu tóc, khoác lên các tấm vải màu ca-sa, rời nhà xuất gia, sống không nhà, sau khi đi đến trạng thái không có gì, một mình sống, trú ngụ, sinh hoạt, vận hành, bảo hộ, hộ trì, bảo dưỡng. “Vị Phật Độc Giác ấy là một mình theo quy định của đời sống xuất gia” nghĩa là như vậy.
Vị Phật Độc Giác ấy là một mình với ý nghĩa không người thứ hai nghĩa là thế nào? Vị ấy, trong khi đã được xuất gia như vậy, một mình thân cận các khu rừng, các khu rừng thưa, các chỗ trú ngụ xa vắng có ít âm thanh, ít tiếng ồn, có bầu không gian vắng vẻ, tách biệt với dân chúng, thích hợp cho việc thiền tịnh. Vị ấy sống một mình, đi một mình, đứng một mình, ngồi một mình, nằm một mình, đi vào làng để khất thực một mình, đi đến nơi một mình, đi trở về một mình, ngồi nơi vắng vẻ một mình, quyết định kinh hành một mình, sống, trú ngụ, sinh hoạt, vận hành, bảo hộ, hộ trì, bảo dưỡng một mình. “Vị Phật Độc Giác ấy là một mình với ý nghĩa không người thứ hai” nghĩa là như vậy.
Vị Phật Độc Giác ấy là một mình với ý nghĩa dứt bỏ tham ái nghĩa là thế nào? Vị ấy một mình như vậy, không người thứ hai, trong khi sống không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có bản tánh cương quyết, trong khi đang nỗ lực sự nỗ lực vĩ đại, sau khi đã phá tan Ma vương, thần chết, hắc ám, thân quyến của những kẻ bị xao lãng, cùng với đạo quân binh, rồi đã dứt bỏ, đã xua đi, đã làm chấm dứt, đã làm cho không còn hiện hữu sự vướng mắc là mạng lưới tham ái đã được căng ra.
1. “Có tham ái là bạn lữ, trong khi luân chuyển một thời gian dài đến cõi này và cõi khác, con người không vượt qua được luân hồi.
2. Sau khi biết được sự bất lợi như vậy, [biết được] tham ái là nguồn sanh khởi của khổ, vị Tỳ-khưu, có tham ái đã được xa lìa, không có sự nắm giữ, có niệm, nên ra đi du phương.”
Vị Phật Độc Giác ấy là một mình với ý nghĩa dứt bỏ tham ái nghĩa là như vậy.
Vị Phật Độc Giác ấy là vị một mình “có luyến ái đã được xa lìa hoàn toàn” nghĩa là thế nào? Là vị một mình “có luyến ái đã được xa lìa hoàn toàn” do trạng thái đã được dứt bỏ đối với luyến ái, là vị một mình “có sân hận đã được xa lìa hoàn toàn” do trạng thái đã được dứt bỏ đối với sân hận, là vị một mình “có si mê đã được xa lìa hoàn toàn” do trạng thái đã được dứt bỏ đối với si mê, là vị một mình “hoàn toàn không còn ô nhiễm” do trạng thái đã được dứt bỏ đối với các ô nhiễm. Vị Phật Độc Giác ấy là vị một mình “có luyến ái đã được xa lìa hoàn toàn” nghĩa là như vậy.
Vị Phật Độc Giác ấy là vị một mình “đã đi con đường độc đạo” nghĩa là thế nào? Con đường độc đạo nói đến bốn sự thiết lập niệm, bốn chánh cần, bốn nền tảng của thần thông, năm quyền, năm lực, bảy yếu tố đưa đến giác ngộ, đạo lộ Thánh thiện tám chi phần.
3. “Vị nhìn thấy sự tiêu hoại và chấm dứt của sanh, có lòng thương tưởng đến điều lợi ích, nhận biết con đường độc đạo. Trong thời quá khứ các vị đã vượt qua, [trong thời vị lai] các vị sẽ vượt qua, và [trong thời hiện tại] các vị đang vượt qua dòng lũ bằng con đường này.”
Vị Phật Độc Giác ấy là vị một mình “đã đi con đường độc đạo” nghĩa là như vậy.
Vị Phật Độc Giác ấy là vị một mình “đã tự mình giác ngộ quả vị Độc giác vô thượng” nghĩa là thế nào? Quả vị giác ngộ nói đến trí [ở bốn đạo], nói đến tuệ, tuệ quyền, tuệ lực,… (nt)… trạch pháp giác chi, sự thẩm xét, sự thấy rõ, chánh kiến ở bốn đạo. Nhờ vào trí giác ngộ cá thể ấy, vị Phật Độc Giác ấy đã giác ngộ rằng: “Tất cả các hành là vô thường”, đã giác ngộ rằng: “Tất cả các hành là khổ”, đã giác ngộ rằng: “Tất cả các pháp là vô ngã”, đã giác ngộ rằng: “Vô minh duyên cho các hành”, đã giác ngộ rằng: “Các hành duyên cho thức”, đã giác ngộ rằng: “Thức duyên cho danh sắc”, đã giác ngộ rằng: “Danh sắc duyên cho sáu xứ”, đã giác ngộ rằng: “Sáu xứ duyên cho xúc”, đã giác ngộ rằng: “Xúc duyên cho thọ”, đã giác ngộ rằng: “Thọ duyên cho ái”, đã giác ngộ rằng: “Ái duyên cho thủ”, đã giác ngộ rằng: “Thủ duyên cho hữu”, đã giác ngộ rằng: “Hữu duyên cho sanh”, đã giác ngộ rằng: “Sanh duyên cho lão, tử”, đã giác ngộ rằng: “Do sự diệt tận của vô minh [đưa đến] sự diệt tận của các hành”, đã giác ngộ rằng: “Do sự diệt tận của các hành [đưa đến] sự diệt tận của thức”, đã giác ngộ rằng: “Do sự diệt tận của thức [đưa đến] sự diệt tận của danh sắc”, đã giác ngộ rằng: “Do sự diệt tận của danh sắc [đưa đến] sự diệt tận của sáu xứ”, đã giác ngộ rằng: “Do sự diệt tận của sáu xứ [đưa đến] sự diệt tận của xúc”, đã giác ngộ rằng: “Do sự diệt tận của xúc [đưa đến] sự diệt tận của thọ”, đã giác ngộ rằng: “Do sự diệt tận của thọ [đưa đến] sự diệt tận của ái”, đã giác ngộ rằng: “Do sự diệt tận của ái [đưa đến] sự diệt tận của thủ”, đã giác ngộ rằng: “Do sự diệt tận của thủ [đưa đến] sự diệt tận của hữu”, đã giác ngộ rằng: “Do sự diệt tận của hữu [đưa đến] sự diệt tận của sanh”, đã giác ngộ rằng: “Do sự diệt tận của sanh [đưa đến] sự diệt tận của lão, tử”, đã giác ngộ rằng: “Đây là khổ”, đã giác ngộ rằng: “Đây là nhân sanh khổ”, đã giác ngộ rằng: “Đây là sự diệt tận khổ”, đã giác ngộ rằng: “Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận khổ”, đã giác ngộ rằng: “Đây là các lậu hoặc”, đã giác ngộ rằng: “Đây là nhân sanh các lậu hoặc”, đã giác ngộ rằng: “Đây là sự diệt tận các lậu hoặc”, đã giác ngộ rằng: “Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc”, đã giác ngộ rằng: “Các pháp này cần được biết toàn diện”, đã giác ngộ rằng: “Các pháp này cần được dứt bỏ”, đã giác ngộ rằng: “Các pháp này cần được tu tập”, đã giác ngộ rằng: “Các pháp này cần được chứng ngộ”, đã giác ngộ về nhân sanh khởi, sự tiêu hoại, sự hứng thú, sự bất lợi và sự thoát ra của sáu xúc xứ; đã giác ngộ về nhân sanh khởi,… (nt)… và sự thoát ra năm thủ uẩn; đã giác ngộ về nhân sanh khởi, sự tiêu hoại, sự hứng thú, sự bất lợi, và sự thoát ra bốn yếu tố chính [đất, nước, lửa, gió]; đã giác ngộ rằng: “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.”
Hoặc là, điều gì có thể giác ngộ [bởi Sơ đạo], có thể giác ngộ [bởi Nhị đạo], có thể giác ngộ [bởi Tam đạo], có thể giác ngộ [bởi Tứ đạo],[1] có thể chứng đắc, có thể chạm đến, có thể chứng ngộ, Ngài đã giác ngộ [Sơ đạo], đã giác ngộ [Nhị đạo], đã giác ngộ [Tam đạo], đã giác ngộ [Tứ đạo], đã giác ngộ đúng đắn, đã chứng đắc, đã chạm đến, đã chứng ngộ toàn bộ điều ấy nhờ vào trí giác ngộ cá thể ấy. Vị Phật Độc Giác ấy là vị một mình “đã tự mình giác ngộ quả vị Độc giác vô thượng” nghĩa là như vậy.
Nên sống: Có tám sự thực hành:[2] Sự thực hành về oai nghi, sự thực hành về xứ, sự thực hành về niệm, sự thực hành về định, sự thực hành về trí, sự thực hành về đạo, sự thực hành về chứng đạt, sự thực hành về lợi ích cho thế gian. Sự thực hành về oai nghi: Là ở bốn oai nghi [đi, đứng, nằm, ngồi]. Sự thực hành về xứ: Là ở sáu nội và ngoại xứ. Sự thực hành về niệm: Là ở bốn sự thiết lập niệm. Sự thực hành về định: Là ở tám thiền. Sự thực hành về trí: Là ở bốn chân lý cao thượng. Sự thực hành về đạo: Là ở bốn Thánh đạo. Sự thực hành về chứng đạt: Là ở bốn quả vị của đời sống Sa-môn. Sự thực hành về lợi ích cho thế gian: Là ở các đức Như Lai, A-la-hán Chánh Đẳng Giác, một phần ở các đức Phật Độc Giác, một phần ở các vị Thinh văn. Sự thực hành về oai nghi dành cho những vị có nguyện vọng, sự thực hành về xứ dành cho những vị có sự phòng vệ các giác quan, sự thực hành về niệm dành cho những vị an trú ở sự không xao lãng, sự thực hành về định dành cho những vị gắn bó với tăng thượng tâm, sự thực hành về trí dành cho những vị có sự giác ngộ, sự thực hành về đạo dành cho những vị thực hành đúng đắn, sự thực hành về chứng đạt dành cho những vị đã chứng đắc quả vị, sự thực hành về lợi ích cho thế gian dành cho các đức Như Lai, A-la-hán Chánh Đẳng Giác, một phần dành cho các đức Phật Độc Giác, một phần dành cho các vị Thinh văn; các điều này là tám sự thực hành.
Còn có tám sự thực hành khác nữa: Trong khi đang hướng đến thì thực hành với đức tin, trong khi đang ra sức thì thực hành với tinh tấn, trong khi đang thiết lập thì thực hành với niệm, trong khi đang tạo ra sự không tán loạn thì thực hành với định, trong khi đang nhận biết thì thực hành với tuệ, trong khi đang nhận thức thì thực hành với thức, [nghĩ rằng:] “Các thiện pháp sẽ xảy đến cho người luyện tập như vậy” rồi thực hành với sự thực hành về xứ, [nghĩ rằng:] “Người luyện tập như vậy sẽ chứng đắc một cách đặc biệt”, rồi thực hành với sự thực hành đặc biệt; các điều này là tám sự thực hành.
Còn có tám sự thực hành khác nữa: Thực hành về sự nhận thức là thuộc về chánh kiến, thực hành về sự gắn chặt [tâm vào cảnh] là thuộc về chánh tư duy, thực hành về sự gìn giữ là thuộc về chánh ngữ, thực hành về nguồn sanh khởi là thuộc về chánh nghiệp, thực hành về sự trong sạch là thuộc về chánh mạng, thực hành về sự ra sức là thuộc về chánh tinh tấn, thực hành về sự thiết lập là thuộc về chánh niệm, thực hành về sự không tán loạn là thuộc về chánh định; các điều này là tám sự thực hành.
Tựa như sừng của loài tê ngưu: Giống như tên gọi của loài tê ngưu, sừng của nó chỉ có một, không có cái thứ hai, tương tự y như vậy, vị Phật Độc Giác ấy là tựa như vật ấy, tương tự vật ấy, có sự so sánh với vật ấy. Giống như quá mặn được gọi là tựa như muối, quá đắng được gọi là tựa như mướp đắng, quá ngọt được gọi là tựa như mật ong, quá nóng được gọi là tựa như lửa, quá lạnh được gọi là tựa như tuyết, khối nước lớn được gọi là tựa như biển, vị Thinh văn đạt được năng lực vĩ đại của thắng trí được gọi là tựa như bậc Đạo sư; tương tự y như vậy, vị Phật Độc Giác ấy là tựa như vật ấy, tương tự vật ấy, có sự so sánh với vật ấy, một mình, không người thứ hai, có sự trói buộc đã được mở ra, sống một cách chân chánh ở thế gian, trú ngụ, sinh hoạt, vận hành, bảo hộ, hộ trì, bảo dưỡng.
“Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một]” là như thế.
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Buông bỏ việc hành hạ đối với tất cả chúng sanh,
Không hãm hại bất cứ ai trong số họ,
Không ước muốn con cái, sao lại [ước muốn] bạn hữu?
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].”
2. Đối với người đã có sự giao tiếp, các sự thương yêu hiện hữu;
Theo sau sự thương yêu là khổ đau này được hình thành.
Trong khi xét thấy điều bất lợi sanh lên từ sự thương yêu,
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].
Đối với người đã có sự giao tiếp, các sự thương yêu hiện hữu.
Sự giao tiếp: Có hai sự giao tiếp: Sự giao tiếp do thấy và sự giao tiếp do nghe. Việc nào là sự giao tiếp do thấy? Ở đây, một người nào đó nhìn thấy người đàn bà hoặc thiếu nữ tuyệt sắc, đáng nhìn, đáng mến, có vẻ đẹp tuyệt vời của làn da; sau khi ngó thấy, sau khi nhìn thấy thì nắm giữ hình tướng thuộc về chi tiết [rằng]: “Mái tóc đẹp, hoặc khuôn mặt đẹp, hoặc cặp mắt đẹp, hoặc hai tai đẹp, hoặc mũi đẹp, hoặc đôi môi đẹp, hoặc hàm răng đẹp, hoặc miệng đẹp, hoặc cổ đẹp, hoặc vú đẹp, hoặc ngực đẹp, hoặc bụng đẹp, hoặc hông đẹp, hoặc bắp vế đẹp, hoặc cẳng chân đẹp, hoặc hai bàn tay đẹp, hoặc hai bàn chân đẹp, hoặc các ngón tay đẹp, hoặc các móng đẹp”; sau khi ngó thấy, sau khi nhìn thấy, thì thích thú, tán thưởng, ước nguyện, tưởng nhớ, trở nên gắn bó, theo đuổi sự trói buộc vì luyến ái. Việc này là sự giao tiếp do thấy.
Việc nào là sự giao tiếp do nghe? Ở đây, một người nào đó nghe rằng: “Ở ngôi làng, hoặc ở thị trấn tên gọi như vậy, có người đàn bà hoặc thiếu nữ tuyệt sắc, đáng nhìn, đáng mến, có vẻ đẹp tuyệt vời của làn da”; sau khi nghe được, sau khi lắng nghe thì thích thú, tán thưởng, ước nguyện, trở nên gắn bó, theo đuổi sự trói buộc vì luyến ái. Việc này là sự giao tiếp do nghe.
Sự thương yêu: Có hai sự thương yêu: Sự thương yêu do tham ái và sự thương yêu do tà kiến. Việc nào là sự thương yêu do tham ái? Cho đến vật đã được tạo lập ranh giới, đã được tạo lập biên giới, đã được tạo lập giới hạn, đã được tạo lập hạn định, đã thuộc sở hữu, đã được chấp là của ta bởi cái gọi là tham ái rằng: “Cái này là của tôi, cái ấy là của tôi, chừng này là của tôi, cho đến chừng này là của tôi”, các sắc, các thinh, các hương, các vị, các xúc, các vật trải, các vật đắp, các tôi trai tớ gái, các con dê cừu, các con gà, heo, voi, bò, ngựa, lừa, ruộng, đất, vàng, bạc, làng mạc, thị trấn, kinh thành, quốc độ, xứ sở, khu trại, nhà kho của tôi, và luôn cả toàn thể đại địa cầu đều được chấp là của ta do tác động của tham ái, được giải rộng ra cho đến một trăm lẻ tám ái. Việc này là sự thương yêu do tham ái.
Việc nào là sự thương yêu do tà kiến? Thân kiến có hai mươi nền tảng, tà kiến có mười nền tảng, hữu biên kiến có mười nền tảng, quan điểm nào có hình thức như vậy là sự đi đến tà kiến, có sự nắm giữ của tà kiến, có sự hiểm trở của tà kiến, có sự bóp méo của tà kiến, có sự xáo động của tà kiến, có sự ràng buộc của tà kiến, là sự nắm lấy, sự chấp nhận, sự chấp chặt, sự bám víu, con đường xấu, con đường sai trái, bản thể sai trái, ngoại giáo, sự nắm lấy đường lối trái nghịch, sự nắm lấy điều sai lệch, sự nắm lấy điều trái khuấy, sự nắm lấy điều sai trái, sự nắm lấy điều không xác đáng cho là xác đáng, cho đến sáu mươi hai tà kiến. Việc này là sự thương yêu do tà kiến.
Đối với người đã có sự giao tiếp, các sự thương yêu hiện hữu: Do duyên giao tiếp do thấy và do duyên giao tiếp do nghe, sự thương yêu do tham ái và sự thương yêu do tà kiến hiện hữu, xuất phát, sanh ra, sanh khởi, hạ sanh, phát sanh, xuất hiện.
“Đối với người đã có sự giao tiếp, các sự thương yêu hiện hữu” là như thế.
Theo sau sự thương yêu là khổ đau này được hình thành.
Sự thương yêu: Có hai sự thương yêu: Sự thương yêu do tham ái và sự thương yêu do tà kiến. ... (nt)… Việc này là sự thương yêu do tham ái. ... (nt)… Việc này là sự thương yêu do tà kiến.
Khổ đau này được hình thành: Ở đây, một người nào đó làm hành động xấu xa bằng thân, làm hành động xấu xa bằng khẩu, làm hành động xấu xa bằng ý, giết hại mạng sống, lấy vật chưa được cho, đột nhập gia cư, mang đi vật cướp được, làm kẻ đạo tặc, đứng cướp dọc đường, đi đến với vợ người khác, nói lời dối trá. Dân chúng sau khi bắt lấy kẻ ấy rồi trình lên đức vua: “Tâu bệ hạ, gã trộm cướp này là kẻ làm điều tội lỗi. Đối với kẻ này, xin ngài hãy giáng hình phạt theo ý muốn.” Đức vua mắng nhiếc kẻ ấy. Kẻ ấy, do duyên mắng nhiếc, khởi lên sự sợ hãi, cảm thọ khổ ưu. Sự sợ hãi, khổ ưu này do đâu mà xảy đến cho kẻ ấy? Được sanh lên do duyên thương yêu, do duyên niềm vui, do duyên luyến ái, do duyên niềm vui và luyến ái. Chỉ với chừng ấy, đức vua không được vui.
Đức vua ra lệnh giam cầm kẻ ấy với việc trói bằng xiềng, hoặc trói bằng dây thừng, hoặc trói bằng dây xích, hoặc trói bằng dây mây, hoặc trói bằng dây leo, hoặc với việc giam trong hố, hoặc giam trong hào, hoặc giam trong làng, hoặc giam trong thị trấn, hoặc giam trong thành phố, hoặc giam trong quốc độ, hoặc giam trong xứ sở, thậm chí còn khuyên bảo rằng: “Ngươi không được phép ra khỏi nơi này.” Kẻ ấy, do duyên giam cầm, cảm thọ khổ ưu. Sự sợ hãi, khổ ưu này do đâu mà xảy đến cho kẻ ấy? Được sanh lên do duyên thương yêu, do duyên niềm vui, do duyên luyến ái, do duyên niềm vui và luyến ái. Chỉ với chừng ấy, đức vua không được vui.
Đức vua ra lệnh kẻ ấy đem lại tài sản của kẻ ấy: Một trăm, một ngàn hoặc một trăm ngàn. Kẻ ấy, do duyên mất mát tài sản, cảm thọ khổ ưu. Sự sợ hãi, khổ ưu này do đâu mà xảy đến cho kẻ ấy? Được sanh lên do duyên thương yêu, do duyên niềm vui, do duyên luyến ái, do duyên niềm vui và luyến ái. Chỉ với chừng ấy, đức vua không được vui.
Đức vua ra lệnh thực hiện nhiều loại hình phạt ở thân đối với kẻ ấy: Đánh bằng các cây roi, đánh bằng các dây mây, đánh bằng các gậy ngắn, chặt bàn tay, chặt bàn chân, chặt bàn tay và bàn chân, cắt tai, xẻo mũi, cắt tai và xẻo mũi, [đập vỡ đầu] làm thành như hũ cháo chua, lột da đầu, đốt lửa ở miệng, thiêu sống, đốt cháy ở bàn tay, lột da thành sợi, lột da thành đống để ở chân, kéo căng thân người ở trên đất, xiên da thịt bằng lưỡi câu, khoét thịt thành đồng tiền, chà xát với chất kiềm, quay tròn ở trên thập tự giá, đánh cho nhừ tử, rưới bằng dầu sôi, cho những con chó gặm, đặt trên giáo nhọn lúc còn sống, chặt đầu bằng gươm. Kẻ ấy, do duyên các hình phạt ở thân, cảm thọ khổ ưu. Sự sợ hãi, khổ ưu này do đâu mà xảy đến cho kẻ ấy? Được sanh lên do duyên thương yêu, do duyên niềm vui, do duyên luyến ái, do duyên niềm vui và luyến ái. Đức vua là chúa tể của bốn hình phạt này.
Kẻ ấy, với nghiệp của mình, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, bị sanh vào chốn bất hạnh, cõi khổ, nơi trừng phạt, địa ngục. Những người giữ địa ngục cho thực hiện hình phạt “trói buộc năm cách” đối với kẻ ấy: Họ dùng cọc sắt đã được đốt nóng đóng vào ở bàn tay, họ dùng cọc sắt đã được đốt nóng đóng vào ở bàn tay thứ hai, họ dùng cọc sắt đã được đốt nóng đóng vào ở bàn chân, họ dùng cọc sắt đã được đốt nóng đóng vào ở bàn chân thứ hai, họ dùng cọc sắt đã được đốt nóng đóng vào ở giữa ngực. Kẻ ấy, ở tại nơi ấy, cảm nhận các thọ khổ, sắc bén, khốc liệt, nhức nhối; nhưng kẻ ấy không thể chết đi chừng nào ác nghiệp ấy còn chưa chấm dứt. Sự sợ hãi, khổ ưu này do đâu mà xảy đến cho kẻ ấy? Được sanh lên do duyên thương yêu, do duyên niềm vui, do duyên luyến ái, do duyên niềm vui và luyến ái.
Những người giữ địa ngục bắt kẻ ấy nằm xuống và dùng những cái rìu băm nát. Những người giữ địa ngục nắm lấy kẻ ấy, chân phía trên đầu phía dưới, và dùng những cái búa băm nát. Những người giữ địa ngục cột kẻ ấy vào cỗ xe rồi cho kéo tới kéo lui ở trên đất đã được đốt cháy, sáng rực, đỏ rực. Những người giữ địa ngục bắt kẻ ấy trèo lên, trèo xuống ở ngọn núi than hừng to lớn đã được đốt cháy, sáng rực, đỏ rực. Những người giữ địa ngục nắm lấy kẻ ấy, chân phía trên đầu phía dưới, rồi ném vào chảo đồng đã được đốt nóng, đốt cháy, sáng rực, đỏ rực. Kẻ ấy, ở tại nơi ấy, bị nung nấu ở bọt nước sôi sục. Kẻ ấy, ở tại nơi ấy, trong khi bị nung nấu ở bọt nước sôi sục, lúc thì nổi lên trên, lúc thì chìm xuống dưới, lúc thì trôi ngang. Kẻ ấy, ở tại nơi ấy, cảm nhận các thọ sắc bén, khốc liệt, nhức nhối; nhưng kẻ ấy không thể chết đi chừng nào ác nghiệp ấy còn chưa chấm dứt. Sự sợ hãi, khổ ưu này do đâu mà xảy đến cho kẻ ấy? Được sanh lên do duyên thương yêu, do duyên niềm vui, do duyên luyến ái, do duyên niềm vui và luyến ái. Những người giữ địa ngục ném kẻ ấy vào đại địa ngục. Quả vậy, đại địa ngục ấy là:
1. “[Đại địa ngục] có bốn góc, có bốn cửa lớn, được chia thành các phần cân đối, được bao quanh bằng tường sắt, được đậy lại bằng mái sắt.
2. Nền của [đại địa ngục] làm bằng sắt, được thiêu đốt, cháy với lửa ngọn, luôn luôn tỏa khắp và tồn tại xung quanh một trăm do-tuần.
3. [Các đại địa ngục] có sự đốt nóng khổ sở, ghê rợn, có ngọn lửa khó lại gần, có hình dạng làm rởn lông, ghê rợn, gây ra sự sợ hãi, khó chịu.[3]
4. Khối lửa được phát khởi ở bức tường hướng Đông, trong khi thiêu đốt những kẻ có ác nghiệp, đi đến chạm vào [khối lửa] ở hướng Tây.
5. Khối lửa được phát khởi ở bức tường hướng Tây, trong khi thiêu đốt những kẻ có ác nghiệp, đi đến chạm vào [khối lửa] ở hướng Đông.
6. Khối lửa được phát khởi ở bức tường hướng Bắc, trong khi thiêu đốt những kẻ có ác nghiệp, đi đến chạm vào [khối lửa] ở hướng Nam.
7. Khối lửa được phát khởi ở bức tường hướng Nam, trong khi thiêu đốt những kẻ có ác nghiệp, đi đến chạm vào [khối lửa] ở hướng Bắc.
8. Khối lửa khủng khiếp phát xuất từ bên dưới, trong khi thiêu đốt những kẻ có ác nghiệp, đi đến chạm vào [khối lửa] ở mái che [bên trên].
9. Khối lửa khủng khiếp phát xuất từ mái che, trong khi thiêu đốt những kẻ có ác nghiệp, đi đến chạm vào [khối lửa] ở mặt đất [bên dưới].
10. Cái chảo sắt đã được đốt cháy, nóng đỏ, sáng chói như thế nào thì địa ngục Avīci, ở bên dưới, bên trên và bên hông là như vậy.
11. Ở nơi ấy, những chúng sanh vô cùng hung dữ, đã gây ra trọng tội, có hành động cực kỳ ác độc, bị nung nấu và không thể chết đi.
12. Thân thể của họ, những cư dân ở địa ngục, giống như ngọn lửa. Hãy nhìn xem tính chất vững bền của nghiệp, không như tro, cũng không như bụi.
13. Họ chạy về hướng Đông, rồi từ đó chạy về hướng Tây. Họ chạy về hướng Bắc, rồi từ đó họ chạy về hướng Nam.
14. Họ chạy đến bất cứ hướng nào, cánh cửa hướng ấy đều được đóng lại. Với niềm mong mỏi được thoát ra, các chúng sanh ấy có sự tìm kiếm lối thoát.
15. Họ không thể đi ra khỏi nơi ấy bởi vì nghiệp duyên, khi ác nghiệp của họ đã tạo có nhiều và còn chưa trả xong.”
Sự sợ hãi, khổ ưu này do đâu mà xảy đến cho kẻ ấy? Được sanh lên do duyên thương yêu, do duyên niềm vui, do duyên luyến ái, do duyên niềm vui và luyến ái. Những khổ đau ở địa ngục, những khổ đau ở loài thú, những khổ đau ở thân phận ngạ quỷ, những khổ đau ở cõi người, những khổ đau ấy do đâu đã được sanh ra, do đâu đã được sanh khởi, do đâu đã được hạ sanh, do đâu đã được phát sanh, do đâu đã được xuất hiện? Do duyên thương yêu, do duyên niềm vui, do duyên luyến ái, do duyên niềm vui và luyến ái, mà những khổ đau ấy hiện hữu, xuất phát, sanh ra, sanh khởi, hạ sanh, phát sanh, xuất hiện.
“Theo sau sự thương yêu là khổ đau này được hình thành” là như thế.
Trong khi xét thấy điều bất lợi sanh lên từ sự thương yêu.
Sự thương yêu: Có hai sự thương yêu: Sự thương yêu do tham ái và sự thương yêu do tà kiến. ... (nt)… Việc này là sự thương yêu do tham ái. ... (nt)… Việc này là sự thương yêu do tà kiến.
Trong khi xét thấy điều bất lợi sanh lên từ sự thương yêu: Người có sự thương yêu do tham ái và sự thương yêu do tà kiến trong khi xét thấy, trong khi nhận thấy, trong khi quan sát, trong khi suy xét, trong khi khảo sát điều bất lợi sanh lên từ sự thương yêu.
“Trong khi xét thấy điều bất lợi sanh lên từ sự thương yêu, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một]” là như thế.
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Đối với người đã có sự giao tiếp, các sự thương yêu hiện hữu;
Theo sau sự thương yêu là khổ đau này được hình thành.
Trong khi xét thấy điều bất lợi sanh lên từ sự thương yêu,
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].”
3. Trong khi thương tưởng đến các bạn bè thân hữu,
[Thời] bê trễ điều lợi ích, có tâm bị ràng buộc.
Trong khi xét thấy nỗi sợ hãi này ở sự thân thiết,
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].
Trong khi thương tưởng đến các bạn bè thân hữu, [thời] bê trễ điều lợi ích, có tâm bị ràng buộc.
Bạn bè: Có hai loại bạn bè: Bạn bè tại gia và bạn bè xuất gia. Người nào là bạn bè tại gia? Ở đây, một người nào đó cho vật khó cho, từ bỏ điều khó từ bỏ, làm việc khó làm, nhẫn nại điều khó nhẫn nại, nói ra điều bí mật [của mình] cho bạn, che giấu điều bí mật của bạn, vào những lúc rủi ro không lìa bỏ [bạn], mạng sống được buông bỏ vì lợi ích của bạn, không khinh khi lúc [bạn] khánh tận. Người này là bạn bè tại gia.
Người nào là bạn bè xuất gia? Ở đây, vị Tỳ-khưu là đáng yêu, đáng mến, đáng kính, đáng trọng, là diễn giả, có sự nhẫn nại với lời nói, là vị thuyết giảng sâu sắc, và không xúi giục làm công việc không hợp lý, sách tấn về thắng giới, sách tấn việc chuyên cần tu tập bốn sự thiết lập niệm, sách tấn việc chuyên cần tu tập bốn chánh cần,… (nt)… bốn nền tảng của thần thông,… (nt)… năm quyền,… (nt)… năm lực,… (nt)… bảy yếu tố đưa đến giác ngộ,… (nt)… đạo lộ Thánh thiện tám chi phần. Người này là bạn bè xuất gia.
Thân hữu: Nói đến những người nào mà với những người ấy việc đến là thoải mái, việc đi là thoải mái, việc ngồi là thoải mái, việc nằm là thoải mái, việc nói chuyện là thoải mái, việc chuyện vãn là thoải mái, việc tán dương là thoải mái, việc tán dương qua lại là thoải mái.
Trong khi thương tưởng đến các bạn bè thân hữu, [thời] bê trễ điều lợi ích: Trong khi thương tưởng, trong khi lưu tâm, trong khi ủng hộ các bạn bè, các thân hữu, các vị đồng quan điểm, các vị thân thiết và các bạn hữu [thời] bê trễ lợi ích của bản thân, luôn cả lợi ích của người khác, luôn cả lợi ích của cả hai, [thời] bê trễ lợi ích trong đời này, bê trễ lợi ích trong đời sau, bê trễ luôn cả lợi ích là lợi ích tối thượng, [thời] bỏ bê, bỏ lơ, làm mất mát, lánh xa, làm biến mất. “Trong khi thương tưởng đến các bạn bè thân hữu, [thời] bê trễ điều lợi ích” là như thế.
Có tâm bị ràng buộc: Có tâm bị ràng buộc là bởi hai lý do: Trong khi hạ thấp bản thân và trong khi nâng cao người khác là có tâm bị ràng buộc, hoặc trong khi nâng cao bản thân và trong khi hạ thấp người khác là có tâm bị ràng buộc. Trong khi hạ thấp bản thân và trong khi nâng cao người khác là có tâm bị ràng buộc nghĩa là thế nào? [Nói rằng]: “Các người có nhiều sự hỗ trợ cho tôi. Nương vào các người, tôi nhận được y phục, đồ ăn khất thực, chỗ nằm ngồi, và vật dụng là thuốc men chữa bệnh. Có những người khác nương theo các người, trong khi nhìn thấy các người, cũng suy nghĩ để bố thí hoặc làm cho tôi. Ngay cả tên họ trước đây của mẹ cha đặt, tên ấy cũng không còn; nhờ vào các người, tôi được biết là vị thường tới lui với gia đình của người nam nọ, là vị thường tới lui với gia đình của người nữ kia.” Trong khi hạ thấp bản thân và trong khi nâng cao người khác là có tâm bị ràng buộc nghĩa là như vậy.
Trong khi nâng cao bản thân và trong khi hạ thấp người khác là có tâm bị ràng buộc nghĩa là thế nào? [Nói rằng:] “Tôi có nhiều sự hỗ trợ cho các người. Nhờ vào tôi, các người đã đi đến nương nhờ đức Phật, đã đi đến nương nhờ Giáo pháp, đã đi đến nương nhờ chúng Tăng, đã tránh xa việc giết hại sinh mạng, đã tránh xa việc lấy vật chưa được cho, đã tránh xa hành vi sai trái trong các dục, đã tránh xa việc nói dối, đã tránh xa trường hợp dể duôi uống chất say là rượu và chất lên men. Tôi ban bố việc chỉ bảo cho các người, tôi ban bố sự hỏi han, tôi nói về ngày trai giới, tôi chú nguyện việc xây dựng. Vậy mà ngược lại, các người lại bỏ rơi tôi, các người trọng vọng, cung kính, sùng bái, cúng dường các vị khác.” Trong khi nâng cao bản thân và trong khi hạ thấp người khác là có tâm bị ràng buộc nghĩa là như vậy. “[Thời] bê trễ điều lợi ích, có tâm bị ràng buộc” là như thế.
Trong khi xét thấy nỗi sợ hãi này ở sự thân thiết.
Sợ hãi: Sợ hãi sự sanh, sợ hãi sự già, sợ hãi sự bệnh, sợ hãi sự chết, sợ hãi vua chúa, sợ hãi kẻ trộm, sợ hãi lửa, sợ hãi nước, sợ hãi sự chỉ trích của bản thân, sợ hãi sự chỉ trích của người khác, sợ hãi hình phạt, sợ hãi khổ cảnh, sợ hãi sóng nước, sợ hãi cá sấu, sợ hãi xoáy nước, sợ hãi cá dữ, sợ hãi về sinh kế, sợ hãi sự quở trách, sợ hãi do sự nhút nhát ở tập thể, sợ hãi do sự say sưa, trạng thái sợ hãi, trạng thái kinh hãi, sự rởn lông, sự hốt hoảng, sự khiếp sợ của tâm.
Sự thân thiết: Có hai sự thân thiết: Sự thân thiết do tham ái và sự thân thiết do tà kiến. ... (nt)… Việc này là sự thân thiết do tham ái. ... (nt)… Việc này là sự thân thiết do tà kiến.
Trong khi xét thấy nỗi sợ hãi này ở sự thân thiết: Trong khi xét thấy, trong khi nhận thấy, trong khi quan sát, trong khi suy xét, trong khi khảo sát nỗi sợ hãi này ở sự thân thiết.
“Trong khi xét thấy nỗi sợ hãi này ở sự thân thiết, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một]” là như thế.
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Trong khi thương tưởng đến các bạn bè thân hữu,
[Thời] bê trễ điều lợi ích, có tâm bị ràng buộc.
Trong khi xét thấy nỗi sợ hãi này ở sự thân thiết,
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].”
4. Giống như cây tre rậm rạp bị vướng mắc,
Sự mong mỏi [yêu thương] các con và những người vợ [là tương tự].
Trong khi không bị vướng víu như là mụt măng tre,
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].
Giống như cây tre rậm rạp bị vướng mắc: Cây tre nói đến lùm tre. Giống như ở lùm tre, các cây tre già cỗi bị dính mắc, bị vướng mắc, bị dính vào, bị máng vào, bị vướng vào, bị giữ lại; tương tự y như vậy, sự vướng mắc nói đến tham ái, tức là sự luyến ái, luyến ái mãnh liệt, sự say đắm, sự chiều chuộng, niềm vui, niềm vui và luyến ái, sự luyến ái mãnh liệt của tâm, ước muốn, mê mẩn, bám chặt, thèm khát, thèm thuồng, quyến luyến, đắm nhiễm, dục vọng, xảo trá, liên quan tái sanh, sự tạo ra khổ, người thợ may, cái lưới bẫy, sự cuốn trôi, sự vướng mắc, sợi chỉ trói, sự lan rộng, có sự ra sức, bạn đời, nguyện vọng, lối dẫn đến hữu, rừng cây, bụi rậm, sự thân thiết, sự thương yêu, sự trông mong, sự thân mật, sự mong mỏi, sự mong ước, trạng thái mong ước, sự mong mỏi về sắc, mong mỏi về thinh, mong mỏi về hương, mong mỏi về vị, mong mỏi về xúc, mong mỏi về lợi lộc, mong mỏi về tài sản, mong mỏi về con trai, mong mỏi về mạng sống, tham muốn, khởi tham muốn, nguyện cầu, biểu hiện tham muốn, trạng thái tham muốn, tham lam, biểu hiện tham lam, trạng thái tham lam, xao xuyến, ham muốn vật vừa ý, luyến ái sai pháp, tham sai trái, đeo đuổi, khao khát, ước nguyện, mong cầu, ước nguyện tốt đẹp, dục ái, hữu ái, phi hữu ái, ái cõi sắc, ái cõi vô sắc, ái Niết-bàn, ái cảnh sắc, ái cảnh thinh, ái cảnh khí, ái cảnh vị, ái cảnh xúc, ái cảnh pháp, dòng nước lũ, sự ràng buộc, trói buộc, chấp thủ, ngăn trở, ngăn che, che đậy, cột trói, làm ô nhiễm, tiềm ẩn, thâm nhập, quấn lấy, sự keo kiệt, cội nguồn của khổ, căn nguyên của khổ, nguồn sanh khổ, cạm bẫy của Ma vương, lưỡi câu của Ma vương, lãnh địa của Ma vương, ái ví như dòng sông, ái ví như tấm lưới, ái ví như dây xích, ái ví như biển, tham đắm, tham, cội nguồn của bất thiện.
Sự vướng mắc: Sự vướng mắc với ý nghĩa gì? “Được trải rộng” là vướng mắc, “bao quát” là vướng mắc, “được lan rộng” là vướng mắc, “nó lôi kéo theo” là vướng mắc, “nó mang lại chất độc” là vướng mắc, “truyền bá chất độc” là vướng mắc, “gốc rễ của chất độc” là vướng mắc, “kết quả của chất độc” là vướng mắc, “sự thọ dụng độc hại” là vướng mắc. Hoặc hơn nữa, “tham ái là bao quát ở sắc, ở thinh, ở hương, ở vị, ở xúc, ở gia tộc, ở đồ chúng, ở chỗ ngụ, ở lợi lộc, ở danh vọng, ở lời khen, ở hạnh phúc, ở y phục, ở đồ ăn khất thực, ở chỗ nằm ngồi, ở vật dụng là thuốc men chữa bệnh, ở dục giới, ở sắc giới, ở vô sắc giới, ở cõi dục, ở cõi sắc, ở cõi vô sắc, ở cõi hữu tưởng, ở cõi vô tưởng, ở cõi phi tưởng phi phi tưởng, ở cõi một uẩn, ở cõi bốn uẩn, ở cõi năm uẩn, ở quá khứ, ở vị lai, ở hiện tại, ở các pháp đã được thấy, đã được nghe, đã được cảm giác, đã được nhận thức, được trải rộng, được lan rộng” là vướng mắc.
“Giống như cây tre rậm rạp bị vướng mắc” là như thế.
Sự mong mỏi [yêu thương] các con và những người vợ [là tương tự].
Các con: Có bốn loại con: Con ruột là con, con nhặt được là con, con nuôi là con, học trò là con.
Những người vợ: Nói đến những người nữ có hôn phối.
Sự mong mỏi: Nói đến tham ái, tức là sự luyến ái, luyến ái mãnh liệt,… (nt)… tham đắm, tham, cội nguồn của bất thiện.
“Sự mong mỏi [yêu thương] các con và những người vợ [là tương tự]” là như thế.
Trong khi không bị vướng víu như là mụt măng tre: Cây tre nói đến lùm tre. Giống như ở lùm tre, các mụt măng non không bị dính mắc, không bị máng vào, không bị giữ lại, đi ra ngoài, được rời ra, được thoát khỏi là tương tự y như vậy.
Không bị dính mắc: Có hai sự dính mắc: Sự dính mắc do tham ái và sự dính mắc do tà kiến. ... (nt)… Việc này là sự dính mắc do tham ái. ... (nt)… Việc này là sự dính mắc do tà kiến. Đối với vị Phật Độc Giác ấy, sự dính mắc do tham ái đã được dứt bỏ, sự dính mắc do tà kiến đã được buông bỏ. Do trạng thái đã được dứt bỏ đối với sự dính mắc do tham ái, do trạng thái đã được buông bỏ đối với sự dính mắc do tà kiến, vị Phật Độc Giác ấy không dính mắc ở sắc, không dính mắc ở thinh, không dính mắc ở hương, không dính mắc ở vị, không dính mắc ở xúc, không dính mắc ở gia tộc, ở đồ chúng, ở chỗ ngụ, ở lợi lộc, ở danh vọng, ở lời khen, ở hạnh phúc, ở y phục, ở đồ ăn khất thực, ở chỗ nằm ngồi, ở vật dụng là thuốc men chữa bệnh, ở dục giới, ở sắc giới, ở vô sắc giới, ở cõi dục, ở cõi sắc, ở cõi vô sắc, ở cõi hữu tưởng, ở cõi vô tưởng, ở cõi phi tưởng phi phi tưởng, ở cõi một uẩn, ở cõi bốn uẩn, ở cõi năm uẩn, ở quá khứ, ở vị lai, ở hiện tại, ở các pháp đã được thấy, đã được nghe, đã được cảm giác, đã được nhận thức, [vị ấy] không nắm giữ, không bị trói buộc, không bị giữ lại, không bị dính cứng, đã đi ra ngoài, đã được rời ra, đã được thoát khỏi, không bị ràng buộc, sống với tâm đã được làm trở thành không còn giới hạn.
“Trong khi không bị vướng víu như là mụt măng tre, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một]” là như thế.
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Giống như cây tre rậm rạp bị vướng mắc,
Sự mong mỏi [yêu thương] các con và những người vợ [là tương tự].
Trong khi không bị vướng víu như là mụt măng tre,
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].”
5. Giống như con nai ở trong rừng, không bị trói buộc,
Đi đến nơi kiếm ăn tùy theo ý thích,
Người hiểu biết, trong khi xem xét về sự tự do,
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].
Giống như con nai ở trong rừng, không bị trói buộc, đi đến nơi kiếm ăn tùy theo ý thích.
Nai: Có hai loài nai: Loài nai eṇi và loài nai pasada. Giống như loài nai sống ở rừng, trong lúc đi lại trong rừng và trong khu rừng lớn, tự tin nó đi, tự tin nó đứng, tự tin nó ngồi, tự tin nó nằm. Bởi vì điều này đã được đức Thế Tôn nói đến: “Này các Tỳ-khưu, cũng giống như con nai sống ở rừng đang đi lại trong khu rừng, trong khu rừng lớn, tự tin nó đi, tự tin nó đứng, tự tin nó ngồi, tự tin nó nằm. Điều ấy có nguyên nhân là gì? Này các Tỳ-khưu, nó không ở trong phạm vi của gã thợ săn. Này các Tỳ-khưu, tương tự y như vậy, vị Tỳ-khưu ngay sau khi tách ly khỏi các dục, tách ly khỏi các bất thiện pháp, đạt đến và trú Thiền thứ nhất, có tầm có tứ, có hỷ lạc sanh lên do sự tách ly. Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu này được gọi là vị đã làm Ma vương mù quáng, đã thủ tiêu không còn dấu chân, đã đạt đến nơi mắt của Ma vương ác độc không còn nhìn thấy.
Này các Tỳ-khưu, còn có việc khác nữa, vị Tỳ-khưu, do sự vắng lặng của tầm và tứ, đạt đến và trú Thiền thứ nhì, có sự tĩnh lặng ở nội phần, có trạng thái chuyên nhất của tâm, không tầm không tứ, có hỷ lạc sanh lên do định. Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu này được gọi là vị đã làm Ma vương mù quáng, đã thủ tiêu không còn dấu chân, đã đạt đến nơi mắt của Ma vương ác độc không còn nhìn thấy.
Này các Tỳ-khưu, còn có việc khác nữa, vị Tỳ-khưu, do sự không còn luyến ái ở hỷ, an trú xả, có niệm và có sự nhận biết rõ và cảm nhận lạc bằng thân; đó là điều mà các bậc Thánh gọi là: “Có xả, có niệm, có sự trú vào lạc”, đạt đến và trú Thiền thứ ba ấy. Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu này được gọi là vị đã làm Ma vương mù quáng, đã thủ tiêu không còn dấu chân, đã đạt đến nơi mắt của Ma vương ác độc không còn nhìn thấy.
Này các Tỳ-khưu, còn có việc khác nữa, vị Tỳ-khưu, do sự từ bỏ lạc, do sự từ bỏ khổ [ở thân], do sự biến mất của hỷ tâm và ưu phiền [đã có] ngay trước đó, đạt đến và trú Thiền thứ tư, có sự thanh tịnh của xả và niệm, không khổ không lạc. Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu này được gọi là vị đã làm Ma vương mù quáng, đã thủ tiêu không còn dấu chân, đã đạt đến nơi mắt của Ma vương ác độc không còn nhìn thấy.
Này các Tỳ-khưu, còn có việc khác nữa, vị Tỳ-khưu, do sự vượt qua hẳn toàn bộ các sắc tưởng, do sự biến mất của các tưởng bất bình, do việc không chú ý đến các tưởng khác biệt, [nhận thức rằng:] “Hư không là vô biên” đạt đến và trú Không vô biên xứ. Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu này được gọi là vị đã làm Ma vương mù quáng, đã thủ tiêu không còn dấu chân, đã đạt đến nơi mắt của Ma vương ác độc không còn nhìn thấy.
Này các Tỳ-khưu, còn có việc khác nữa, vị Tỳ-khưu, sau khi vượt qua hẳn toàn bộ Không vô biên xứ, [nhận thức rằng:] “Thức là vô biên” đạt đến và trú Thức vô biên xứ;… (nt)… sau khi vượt qua hẳn toàn bộ Thức vô biên xứ, [nhận thức rằng:] “Không có gì” đạt đến và trú Vô sở hữu xứ;… (nt)… sau khi vượt qua hẳn toàn bộ Vô sở hữu xứ, đạt đến và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ;… (nt)… sau khi vượt qua hẳn toàn bộ Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đạt đến và trú Diệt thọ tưởng; và đối với vị này, sau khi nhìn thấy bằng tuệ, các lậu hoặc được hoàn toàn cạn kiện. Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu này được gọi là vị đã làm Ma vương mù quáng, đã thủ tiêu không còn dấu chân, đã đạt đến nơi mắt của Ma vương ác độc không còn nhìn thấy. Đã vượt qua sự vướng mắc ở thế gian, tự tin vị ấy đi, tự tin vị ấy đứng, tự tin vị ấy ngồi, tự tin vị ấy nằm. Điều ấy có nguyên nhân là gì? Này các Tỳ-khưu, vị ấy không ở trong phạm vi của [Ma vương] ác độc.
“Giống như con nai ở trong rừng, không bị trói buộc, đi đến nơi kiếm ăn tùy theo ý thích” là như thế.
Người hiểu biết, trong khi xem xét về sự tự do.
Người hiểu biết: Là người sáng suốt, có tuệ, có sự giác ngộ, có trí, có sự rành rẽ, có sự thông minh.
Người: Là chúng sanh, thanh niên, người nam, cá nhân, mạng sống, người còn sanh tử, con người, người đi theo nghiệp, nhân loại.
Tự do: Có hai yếu tố có sự tự do: Pháp có sự tự do và cá nhân có sự tự do. Pháp nào là có sự tự do? Bốn sự thiết lập niệm, bốn chánh cần, bốn nền tảng của thần thông, năm quyền, năm lực, bảy yếu tố đưa đến giác ngộ, đạo lộ Thánh thiện tám chi phần; pháp này là có sự tự do. Người nào là cá nhân có sự tự do? Người nào hội đủ pháp có sự tự do này, người ấy được gọi là cá nhân có sự tự do.
Người hiểu biết, trong khi xem xét về sự tự do: Người hiểu biết, trong khi xem xét, trong khi nhận thấy, trong khi quan sát, trong khi suy xét, trong khi khảo sát về sự tự do, về pháp.
“Người hiểu biết, trong khi xem xét về sự tự do, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một]” là như thế.
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Giống như con nai ở trong rừng, không bị trói buộc,
Đi đến nơi kiếm ăn tùy theo ý thích,
Người hiểu biết, trong khi xem xét về sự tự do,
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].”
6. Có sự mời gọi giữa bạn bè
Về chuyện nghỉ ngơi, về việc đứng gần, về sự ra đi, về cuộc du hành,
Trong khi xem xét về sự tự do không được [kẻ khác] ham thích,[4]
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].
Có sự mời gọi giữa bạn bè về chuyện nghỉ ngơi, về việc đứng gần, về sự ra đi, về cuộc du hành.
Bạn bè: Bạn bè nói đến những người mà với những người ấy, việc đến là thoải mái, việc đi là thoải mái, việc đi và đến là thoải mái, việc đứng là thoải mái, việc ngồi là thoải mái, việc nằm là thoải mái, việc nói chuyện là thoải mái, việc chuyện vãn là thoải mái, việc tán dương là thoải mái, việc tán dương qua lại là thoải mái.
Có sự mời gọi giữa bạn bè về chuyện nghỉ ngơi, về việc đứng gần, về sự ra đi, về cuộc du hành: Là sự bàn bạc về lợi ích của bản thân, sự bàn bạc về lợi ích của người khác, sự bàn bạc về lợi ích của cả hai, sự bàn bạc về lợi ích trong đời này, sự bàn bạc về lợi ích trong đời sau, sự bàn bạc về lợi ích của lợi ích tối thượng giữa bạn bè về chuyện nghỉ ngơi, về việc đứng gần, về sự ra đi, về cuộc du hành.
“Có sự mời gọi giữa bạn bè về chuyện nghỉ ngơi, về việc đứng gần, về sự ra đi, về cuộc du hành” là như thế.
Trong khi xem xét về sự tự do không được [kẻ khác] ham thích: Sự việc này không được ham thích đối với những kẻ ngu, đối với những kẻ phi chân nhân, đối với các ngoại đạo, đối với các đệ tử của ngoại đạo, tức là việc cạo đầu mặc y phục màu ca-sa. Sự việc này được ham thích đối với những vị sáng suốt, đối với những bậc chân nhân, đối với các đệ tử của đức Phật, đối với các vị Phật Độc Giác; tức là việc cạo đầu mặc y phục màu ca-sa.
Tự do: Có hai yếu tố có sự tự do: Pháp [đem lại sự] tự do và cá nhân [có sự] tự do. Pháp nào là [đem lại sự] tự do? Bốn sự thiết lập niệm,… (nt)… đạo lộ Thánh thiện tám chi phần. Đây là pháp [đem lại sự] tự do. Người nào là cá nhân [có sự] tự do? Người nào hội đủ pháp [đem lại sự] tự do này, người ấy được gọi là cá nhân [có sự] tự do.
Trong khi xem xét về sự tự do không được [kẻ khác] ham thích: Trong khi xem xét, trong khi nhận thấy, trong khi quan sát, trong khi suy xét, trong khi khảo sát về sự tự do, về pháp.
“Trong khi xem xét về sự tự do không được [kẻ khác] ham thích, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một]” là như thế.
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Có sự mời gọi giữa bạn bè về chuyện nghỉ ngơi,
Về việc đứng gần, về sự ra đi, về cuộc du hành,
Trong khi xem xét về sự tự do không được [kẻ khác] ham thích,
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].”
7. Có sự đùa giỡn, sự vui thích ở giữa đám bạn bè,
Và lòng thương yêu đối với con cái là bao la.
Trong khi chán ghét sự chia lìa với những vật yêu mến,
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].
Có sự đùa giỡn, sự vui thích ở giữa đám bạn bè.
Sự đùa giỡn: Có hai sự đùa giỡn: Sự đùa giỡn về thân và sự đùa giỡn về khẩu. Những việc nào là đùa giỡn về thân? Họ chơi đùa với các con voi, họ chơi đùa với các con ngựa, họ chơi đùa với các cỗ xe, họ chơi đùa với các cây cung, họ tiêu khiển cờ tám ô vuông, họ tiêu khiển cờ mười ô vuông, họ chơi với bàn cờ tưởng tượng ở trên không, họ chơi trò nhảy cóc, họ chơi lối rút quân cờ, họ chơi ném xúc xắc, họ chơi đánh khăng, họ chơi trò đoán hình vẽ bằng tay, họ chơi với những trái cầu, họ chơi trò thổi kèn bằng lá cây, họ chơi trò kéo cày, họ chơi trò nhào lộn, họ chơi chong chóng, họ chơi trò đo lường, họ chơi trò đua xe, họ chơi bắn cung, họ chơi trò đố chữ, họ chơi trò đoán ý, họ chơi trò nhái điệu bộ; đây là sự đùa giỡn về thân.
Những việc nào là đùa giỡn về khẩu? Nhại tiếng trống bằng miệng, làm nhạc trống bằng miệng, làm tiếng trống vỗ bằng miệng, huýt sáo bằng miệng, đánh trống bằng miệng, giả tiếng trống bằng miệng, diễn kịch, reo hò, ca hát, cười giỡn; đây là sự đùa giỡn về khẩu.
Sự vui thích: Từ “rati” này là diễn tả trạng thái không bị thất vọng.
Bạn bè: Bạn bè nói đến những người mà với những người ấy, việc đến là thoải mái, việc đi là thoải mái, việc đi và đến là thoải mái, việc đứng là thoải mái, việc ngồi là thoải mái, việc nằm là thoải mái, việc nói chuyện là thoải mái, việc chuyện vãn là thoải mái, việc tán dương là thoải mái, việc tán dương qua lại là thoải mái.
Có sự đùa giỡn, sự vui thích ở giữa đám bạn bè: Có sự đùa giỡn và sự vui thích ở giữa đám bạn bè.
“Có sự đùa giỡn, sự vui thích ở giữa đám bạn bè” là như thế.
Và lòng thương yêu đối với con cái là bao la.
Con cái: Có bốn loại con cái: Con ruột là con, con nhặt được là con, con nuôi là con, học trò là con.
Và lòng thương yêu đối với con cái là bao la: Có lòng thương yêu vượt trội đối với con cái.
“Và lòng thương yêu đối với con cái là bao la” là như thế.
Trong khi chán ghét sự chia lìa với những vật yêu mến: Có hai đối tượng được yêu mến: Các chúng sanh hoặc các pháp tạo tác. Những người nào là các chúng sanh được yêu mến? Ở đây, đối với người nào đó, những người ấy là có lòng mong muốn điều tốt đẹp, có lòng mong muốn điều lợi ích, có lòng mong muốn sự thoải mái, có lòng mong muốn sự an ổn trong mối quan hệ: Là người mẹ, hoặc cha, hoặc anh [em] trai, hoặc chị [em] gái, hoặc con trai, hoặc con gái, hoặc các bạn bè, hoặc các thân hữu, hoặc các thân quyến, hoặc những người cùng huyết thống; những người này là các chúng sanh được yêu mến. Các pháp nào là các pháp tạo tác được yêu mến? Các sắc hợp ý, các thinh hợp ý, các hương hợp ý, các vị hợp ý, các xúc hợp ý; các pháp này là các pháp tạo tác được yêu mến.
Trong khi chán ghét sự chia lìa với những vật yêu mến: Trong khi chán ghét, trong khi phiền phức, trong khi chán nản, trong khi chán ghét sự chia lìa đối với những vật yêu mến.
“Trong khi chán ghét sự chia lìa với những vật yêu mến, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một]” là như thế.
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Có sự đùa giỡn, sự vui thích ở giữa đám bạn bè,
Và lòng thương yêu đối với con cái là bao la.
Trong khi chán ghét sự chia lìa với những vật yêu mến,
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].”
8. Vị [sống an lạc] khắp cả bốn phương, không có lòng bất bình,
Tự biết đủ với bất luận vật dụng nào dầu tốt hay xấu,
Chịu đựng các hiểm họa, không có kinh hãi,
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].
Vị [sống an lạc] khắp cả bốn phương, không có lòng bất bình.
Khắp cả bốn phương: Vị Phật Độc Giác ấy lan tỏa một phương bằng tâm đồng hành với từ, rồi an trú, tương tự như vậy phương thứ nhì, tương tự như vậy phương thứ ba, tương tự như vậy phương thứ tư. Như thế ở phương trên, phương dưới, phương ngang, khắp mọi nơi, cho đến tất cả các chúng sanh luôn cả bản thân, vị ấy lan tỏa toàn thể thế giới chúng sanh bằng tâm đồng hành với từ, bao la, quảng đại, không đo lường được, không thù oán, không sân hận, rồi an trú. Vị ấy lan tỏa một phương bằng tâm đồng hành với bi… (nt)… đồng hành với hỷ… (nt)… đồng hành với xả, rồi an trú, tương tự như vậy phương thứ nhì, tương tự như vậy phương thứ ba, tương tự như vậy phương thứ tư. Như thế ở phương trên, phương dưới, phương ngang, khắp mọi nơi, cho đến tất cả các chúng sanh luôn cả bản thân, vị ấy lan tỏa toàn thể thế giới chúng sanh bằng tâm đồng hành với xả, bao la, quảng đại, không đo lường được, không thù oán, không sân hận, rồi an trú.
Vị [sống an lạc] khắp cả bốn phương, không có lòng bất bình: Nhờ trạng thái phát triển của tâm từ, các chúng sanh ở hướng Đông là không chán ghét, các chúng sanh ở hướng Nam là không chán ghét, các chúng sanh ở hướng Tây là không chán ghét, các chúng sanh ở hướng Bắc là không chán ghét, các chúng sanh ở hướng Đông Nam là không chán ghét, các chúng sanh ở hướng Tây Nam là không chán ghét, các chúng sanh ở hướng Tây Bắc là không chán ghét, các chúng sanh ở hướng Đông Bắc là không chán ghét, các chúng sanh ở hướng dưới là không chán ghét, các chúng sanh ở hướng trên là không chán ghét, các chúng sanh ở các hướng chính và các hướng phụ là không chán ghét; nhờ trạng thái phát triển của tâm bi… (nt)… nhờ trạng thái phát triển của tâm hỷ… (nt)… nhờ trạng thái phát triển của tâm xả, các chúng sanh ở hướng Đông là không chán ghét,… (nt)… các chúng sanh ở các hướng chính và các hướng phụ là không chán ghét.
“Vị [sống an lạc] khắp cả bốn phương, không có lòng bất bình” là như thế.
Tự biết đủ với bất luận vật dụng nào dầu tốt hay xấu: Vị Phật Độc Giác ấy tự biết đủ với bất cứ y nào dầu tốt hay xấu, có lời ca ngợi về sự tự biết đủ với bất cứ y nào dầu tốt hay xấu, và không vì nguyên nhân về y mà phạm vào việc tầm cầu sai trái, không thích hợp. Khi không nhận được y thì không băn khoăn, và khi đã nhận được y thì thọ dụng không bị vướng mắc, không bị mê mẩn, không bị phạm tội, có sự nhìn thấy điều bất lợi, có tuệ về sự buông xả. Và hơn nữa, do sự tự biết đủ với bất luận y nào dầu tốt hay xấu ấy, cũng không tâng bốc bản thân, không khinh bỉ vị khác.
Bởi vì, vị khôn khéo, không biếng nhác, có sự nhận biết rõ, có niệm trong trường hợp ấy nói đến vị Phật Độc Giác đã đứng vào dòng dõi của các bậc Thánh được biết tiếng là cao thượng từ thời xa xưa. [Vị Phật Độc Giác ấy] tự biết đủ với bất luận đồ ăn khất thực nào dầu tốt hay xấu… (nt)… tự biết đủ với bất luận chỗ nằm ngồi nào dầu tốt hay xấu… (nt)… tự biết đủ với bất luận vật dụng là thuốc men chữa bệnh nào dầu tốt hay xấu, có lời ca ngợi về sự tự biết đủ với bất luận vật dụng là thuốc men chữa bệnh nào dầu tốt hay xấu, và không vì nguyên nhân về vật dụng là thuốc men chữa bệnh mà đạt đến sự tầm cầu sai trái, không phù hợp. Khi không nhận được vật dụng là thuốc men chữa bệnh thì không băn khoăn, và khi đã nhận được vật dụng là thuốc men chữa bệnh thì thọ dụng, không bị vướng mắc, không bị mê mẩn, không bị phạm tội, có sự nhìn thấy điều bất lợi, có tuệ về sự buông xả. Và hơn nữa, do sự tự biết đủ với bất luận vật dụng là thuốc men chữa bệnh nào dầu tốt hay xấu ấy, cũng không tâng bốc bản thân, không khinh bỉ vị khác. Bởi vì, vị khôn khéo, không biếng nhác, có sự nhận biết rõ, có niệm trong trường hợp ấy nói đến vị Phật Độc Giác đã đứng vào dòng dõi của các bậc Thánh được biết tiếng là cao thượng từ thời xa xưa.
“Tự biết đủ với bất luận vật dụng nào dầu tốt hay xấu” là như thế.
Chịu đựng các hiểm họa, không có kinh hãi.
Các hiểm họa: Có hai loại hiểm họa: Hiểm họa hiển hiện và hiểm họa khuất lấp.
Các điều nào là hiểm họa hiển hiện? Các con sư tử, hổ, báo, gấu, chó rừng, chó sói, trâu rừng, voi, rắn, bò cạp, rết, hoặc có thể là các kẻ cướp hay những kẻ tàn bạo có hành động gây sự hoặc chưa có hành động gây sự, bệnh ở mắt, bệnh ở tai trong, bệnh ở mũi, bệnh ở lưỡi, bệnh ở thân, bệnh ở đầu, bệnh ở lỗ tai, bệnh ở miệng, bệnh ở răng, ho, suyễn, sổ mũi, nhiệt, cảm sốt, đau bụng, xây xẩm, kiết lỵ, đau bụng bão, dịch tả, phong cùi, khối u, bệnh chàm, lao phổi, động kinh, mụt, nhọt, ghẻ ngứa, sảy, loét tay chân, máu và mật, bệnh tiểu đường, bệnh trĩ, ghẻ lở, loét hậu môn, bệnh phát khởi từ mật, bệnh phát khởi từ đàm, bệnh phát khởi từ gió, bệnh tổng hợp do mật-đàm-gió, bệnh sanh lên vì thay đổi thời tiết, bệnh sanh lên vì bốn oai nghi không đồng đều, bệnh thuộc dạng cấp tính, bệnh sanh lên vì quả của nghiệp, lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện, các xúc chạm với ruồi, muỗi, gió, nắng và các loài bò sát, hoặc là như thế; các điều này được gọi là hiểm họa hiển hiện.
Các điều nào là hiểm họa khuất lấp? Uế hạnh về thân, uế hạnh về khẩu, uế hạnh về ý, pháp che lấp “mong muốn về dục”, pháp che lấp “sân hận”, pháp che lấp “dã dượi buồn ngủ”, pháp che lấp “phóng dật và hối hận”, pháp che lấp “hoài nghi”, sự luyến ái, sân hận, si mê, giận dữ, thù hằn, gièm pha, ác ý, ganh tỵ, bỏn xẻn, xảo trá, lừa gạt, bướng bỉnh, hung hăng, ngã mạn, cao ngạo, đam mê, xao lãng, tất cả ô nhiễm, tất cả uế hạnh, mọi sự lo lắng, mọi sự bực bội, mọi sự nóng nảy, tất cả các pháp tạo tác bất thiện; các điều này được gọi là hiểm họa khuất lấp.
Các hiểm họa: Các hiểm họa với ý nghĩa gì? Các hiểm họa bởi vì “chúng áp chế”, các hiểm họa bởi vì “chúng đưa đến sự suy giảm”, các hiểm họa bởi vì “nơi ấy là chỗ trú.”
Các hiểm họa bởi vì “chúng áp chế” nghĩa là thế nào? Các hiểm họa ấy khống chế, áp chế, thống trị, đè bẹp, trấn áp, chà đạp cá nhân ấy. Các hiểm họa bởi vì “chúng áp chế” nghĩa là như vậy.
Các hiểm họa bởi vì “chúng đưa đến sự suy giảm” nghĩa là thế nào? Các hiểm họa ấy đưa đến sự nguy hiểm, đến sự suy giảm đối với các thiện pháp. Đối với các thiện pháp nào? Đối với sự thực hành đúng đắn, đối với sự thực hành phù hợp, đối với sự thực hành không trái ngược, đối với sự thực hành không đối chọi, đối với sự thực hành đưa đến lợi ích, đối với sự thực hành đúng pháp và thuận pháp, đối với việc làm đầy đủ các giới, đối với việc phòng vệ các giác quan, đối với việc biết chừng mực về vật thực, đối với sự luyện tập về tỉnh thức, đối với niệm và sự nhận biết rõ, đối với sự chuyên cần tu tập bốn sự thiết lập niệm,… bốn chánh cần,… bốn nền tảng của thần thông,… năm quyền,… năm lực,… bảy yếu tố đưa đến giác ngộ, đối với sự chuyên cần tu tập đạo lộ Thánh thiện tám chi phần, chúng đưa đến sự nguy hiểm, đến sự suy giảm đối với các thiện pháp này. Các hiểm họa bởi vì “chúng đưa đến sự suy giảm” nghĩa là như vậy.
Các hiểm họa bởi vì “nơi ấy là chỗ trú” nghĩa là thế nào? Các ác bất thiện pháp này sanh lên ở nơi ấy thì có bản ngã [của người ấy] là nơi nương tựa. Giống như các sinh vật “có hang là chỗ trú” thì ngụ ở hang, các sinh vật có “nước là chỗ trú” thì ngụ ở nước, các sinh vật “có rừng là chỗ trú” thì ngụ ở rừng, các sinh vật “có cây cối là chỗ trú” thì ngụ ở cây cối, tương tự y như thế, các ác bất thiện pháp này sanh lên ở nơi ấy thì có bản ngã [của người ấy] là nơi nương tựa. Các hiểm họa bởi vì “nơi ấy là chỗ trú” còn là như vậy.
Bởi vì điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
“Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu có học trò, có thầy dạy học, sống khổ sở không thoải mái. Và này các Tỳ-khưu, thế nào là vị Tỳ-khưu có học trò, có thầy dạy học, sống khổ sở không thoải mái? Này các Tỳ-khưu, ở đây, đối với vị Tỳ-khưu, sau khi nhìn thấy cảnh sắc bằng mắt, các ác bất thiện pháp nào có sự di chuyển [ở các đối tượng] và có sự tư duy đưa đến sự ràng buộc sanh khởi đến vị ấy, các ác bất thiện pháp ấy trú ngụ, chiếm ngự bên trong vị ấy; vì thế, được gọi là ‘có học trò’. Chúng chi phối vị ấy, ‘các ác bất thiện pháp chi phối vị ấy’; vì thế, được gọi là ‘có thầy dạy học’. Này các Tỳ-khưu, và thêm nữa, đối với vị Tỳ-khưu, sau khi nghe âm thanh bằng tai,… (nt)… sau khi ngửi hương bằng mũi,… (nt)… sau khi nếm vị bằng lưỡi,… (nt)… sau khi xúc chạm bằng thân,… (nt)… sau khi nhận thức pháp bằng ý, các ác bất thiện pháp nào có sự di chuyển [ở các đối tượng] và có sự tư duy đưa đến sự ràng buộc sanh khởi đến vị ấy, các ác bất thiện pháp ấy trú ngụ, chiếm ngự bên trong vị ấy; vì thế, được gọi là ‘có học trò’. Chúng chi phối vị ấy, ‘các ác bất thiện pháp chi phối vị ấy’; vì thế, được gọi là ‘có thầy dạy học’. Này các Tỳ-khưu, quả là như vậy, vị Tỳ-khưu có học trò, có thầy dạy học, sống khổ sở không thoải mái.” Các hiểm họa bởi vì “nơi ấy là chỗ trú” còn là như vậy.
Bởi vì điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
“Này các Tỳ-khưu, có ba pháp này là các vết nhơ bên trong, các kẻ thù bên trong, các đối thủ bên trong, các kẻ giết chóc bên trong, các kẻ đối nghịch bên trong. Ba pháp nào? Này các Tỳ-khưu, tham là vết nhơ bên trong, kẻ thù bên trong, đối thủ bên trong, kẻ giết chóc bên trong, kẻ đối nghịch bên trong. Này các Tỳ-khưu, sân… (nt)… Này các Tỳ-khưu, si là vết nhơ bên trong, kẻ thù bên trong, đối thủ bên trong, kẻ giết chóc bên trong, kẻ đối nghịch bên trong.”
1. Tham là sự sanh ra điều không lợi ích, tham là sự rối loạn của tâm. Người đời không thấu hiểu sự nguy hiểm ấy đã được sanh ra từ bên trong.
2. Người bị khởi tham không biết được điều lợi ích, người bị khởi tham không nhìn thấy lý lẽ. Tham khống chế người nào, lúc ấy có sự mù quáng tối tăm hiện diện.
3. Sân là sự sanh ra điều không lợi ích, sân là sự rối loạn của tâm. Người đời không thấu hiểu sự nguy hiểm ấy đã được sanh ra từ bên trong.
4. Người bị nóng giận không biết được điều lợi ích, người bị nóng giận không nhìn thấy lý lẽ. Sự nóng giận khống chế người nào, lúc ấy có sự mù quáng tối tăm hiện diện.
5. Si là sự sanh ra điều không lợi ích, si là sự rối loạn của tâm. Người đời không thấu hiểu sự nguy hiểm ấy đã được sanh ra từ bên trong.
6. Người bị si mê không biết được điều lợi ích, người bị si mê không nhìn thấy lý lẽ. Si khống chế người nào, lúc ấy có sự mù quáng tối tăm hiện diện.
Các hiểm họa bởi vì “nơi ấy là chỗ trú” còn là như vậy.
Bởi vì điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
“Tâu Đại vương, quả thật có ba pháp được sanh lên thuộc nội phần; chúng sanh lên đem đến sự bất lợi, sự khổ đau, sự sống không thoải mái cho con người. Ba pháp nào? Tham, tâu Đại vương, quả thật là pháp được sanh lên thuộc nội phần; nó sanh lên đem đến sự bất lợi, sự khổ đau, sự sống không thoải mái cho con người. Sân, tâu Đại vương, quả thật… (nt)… Si, tâu Đại vương, quả thật là pháp được sanh lên thuộc nội phần; nó sanh lên đem đến sự bất lợi, sự khổ đau, sự sống không thoải mái cho con người. Tâu Đại vương, quả thật ba pháp này được sanh lên thuộc nội phần, chúng sanh lên đem đến sự bất lợi, sự khổ đau, sự sống không thoải mái cho con người.”
7. “Tham, sân và si, hiện hữu ở bản thân, hãm hại người có tâm ý xấu xa, tựa như việc kết trái hãm hại cây tre.”
Các hiểm họa bởi vì “nơi ấy là chỗ trú” còn là như vậy.
Bởi vì điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
8. “Luyến ái và sân hận có căn nguyên từ nơi [bản ngã] này.
Ghét, thương, sự rởn lông sanh lên từ nơi [bản ngã] này.
Sự suy tư của tâm có nguồn sanh khởi từ nơi [bản ngã] này,
Tựa như những bé trai buông lơi con quạ [bị cột chân bởi sợi chỉ dài].”
Các hiểm họa bởi vì “nơi ấy là chỗ trú” còn là như vậy.
Chịu đựng các hiểm họa: Là vị chịu đựng, vị gánh chịu, vị đè bẹp, vị trấn áp, vị tách rời khỏi các hiểm họa. “Chịu đựng các hiểm họa” là như thế.
Không có kinh hãi: vị Phật Độc Giác ấy sống không nhút nhát, không có sự kinh hãi, không có sự sợ sệt, không có sự trốn chạy, có sự sợ hãi và khiếp đảm đã được dứt bỏ, có sự rởn lông đã được xa lìa.
“Chịu đựng các hiểm họa, không có kinh hãi, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một]” là như thế.
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Vị [sống an lạc] khắp cả bốn phương, không có lòng bất bình,
Tự biết đủ với bất luận vật dụng nào dầu tốt hay xấu,
Chịu đựng các hiểm họa, không có kinh hãi,
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].”
9. Ngay cả một số các vị đã xuất gia cũng có sự khó tiếp độ,
Những kẻ tại gia đang sống dưới mái gia đình cũng vậy.
Là người ít bị bận tâm về con cái của những kẻ khác,
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].
Ngay cả một số các vị đã xuất gia cũng có sự khó tiếp độ: Ngay cả các vị đã xuất gia, ở đây, một số vị, trong khi sự nương nhờ đang được ban cho, trong khi sự đọc tụng đang được ban cho, trong khi sự vấn hỏi đang được ban cho, trong khi y đang được ban cho, trong khi bình bát đang được ban cho, trong khi chậu đồng đang được ban cho, trong khi bình lọc nước đang được ban cho, trong khi đồ lược nước đang được ban cho, trong khi túi xách đang được ban cho, trong khi giày dép đang được ban cho, trong khi dây buộc lưng đang được ban cho, cũng không muốn nghe, không lắng tai, không lập tâm để hiểu; không nghe theo, không làm theo lời dạy, có hành vi nghịch lại, các vị quay mặt về hướng khác.
“Ngay cả một số các vị đã xuất gia cũng có sự khó tiếp độ” là như thế.
Những kẻ tại gia đang sống dưới mái gia đình cũng vậy: Ngay cả những kẻ tại gia, ở đây, một số người, trong khi voi đang được ban cho, trong khi cỗ xe…, … ruộng…, … đất…, … vàng…, … bạc đang được ban cho, trong khi làng mạc…, … thị trấn…, … thành phố…, … quốc độ…, …xứ sở đang được ban cho, cũng không muốn nghe, không lắng tai, không lập tâm để hiểu; không nghe theo, không làm theo lời dạy, có hành vi nghịch lại, họ quay mặt về hướng khác.
“Những kẻ tại gia đang sống dưới mái gia đình cũng vậy” là như thế.
Là người ít bị bận tâm về con cái của những kẻ khác: Trừ ra bản thân, tất cả, theo ý nghĩa này, đều là con cái của những kẻ khác. Nên là người ít bị bận tâm, nên là người không liên quan, nên là người không trông mong về các người con ấy của những kẻ khác.
“Là người ít bị bận tâm về con cái của những kẻ khác, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một]” là như thế.
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Ngay cả một số các vị đã xuất gia cũng có sự khó tiếp độ,
Những kẻ tại gia đang sống dưới mái gia đình cũng vậy.
Là người ít bị bận tâm về con cái của những kẻ khác,
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].”
10. Sau khi cởi bỏ các hình tướng tại gia
Như loài cây koviḷāra có lá đã được rũ bỏ,
Là bậc anh hùng, sau khi cắt đứt các sự trói buộc của gia đình,
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].
Sau khi cởi bỏ các hình tướng tại gia: “Hình tướng tại gia” nói đến đầu tóc, bộ râu, tràng hoa, vật thơm, vật thoa, đồ trang sức, vật tô điểm, vải vóc, áo khoác, khăn đội đầu, việc kỳ cọ, việc đấm bóp, việc cho người tắm rửa, vật đập vỗ, gương soi, việc tô mắt, vật tẩm hoa thơm, phấn thoa ở mặt, việc bôi dầu ở mặt, vật buộc cánh tay, nơ thắt ở đầu, gậy chống, ống cây, thanh gươm, dù che, giày dép sặc sỡ, khăn bịt đầu, ngọc ma-ni, cây phất trần, [quấn] các tấm vải trắng có đường biên rộng, hoặc là như thế.
Sau khi cởi bỏ các hình tướng tại gia: Sau khi cởi bỏ, sau khi cởi bỏ hoàn toàn, sau khi quăng bỏ, sau khi chấm dứt các hình tướng tại gia.
“Sau khi cởi bỏ các hình tướng tại gia” là như thế.
Như loài cây koviḷāra có lá đã được rũ bỏ: Giống như các lá của cây koviḷāra, các lá ấy đã được rũ bỏ, đã được rớt xuống, đã được rụng xuống, tương tự y như vậy, các hình tướng tại gia của vị Phật Độc Giác ấy đã được bỏ rơi, đã được rũ bỏ, đã được rớt xuống.
“Như loài cây koviḷāra có lá đã được rũ bỏ” là như thế.
Là bậc anh hùng, sau khi cắt đứt các sự trói buộc của gia đình.
Bậc anh hùng: “Vị có sự tinh tấn” là bậc anh hùng, “vị có năng lực” là bậc anh hùng, “vị có tiềm năng” là bậc anh hùng, “vị có khả năng” là bậc anh hùng, “vị dũng cảm” là bậc anh hùng, “vị quả cảm, không nhút nhát, không có sự kinh hãi, không có sự sợ sệt, không có sự trốn chạy, có sự sợ hãi và khiếp đảm đã được dứt bỏ, có sự rởn lông đã được xa lìa” là bậc anh hùng.
“Vị đã lánh xa tất cả các việc ác xấu ở đời này, vị có tinh tấn ấy đã vượt qua sự khổ đau ở địa ngục, vị ấy, có sự tinh tấn, có sự nỗ lực, là bậc anh hùng, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc tự tại’.”
Các sự trói buộc của gia đình nói đến con cái, những người vợ, các tớ gái, các tôi trai, dê cừu, gà heo, voi, bò, ngựa, lừa, ruộng, đất, vàng, bạc, làng mạc, thị trấn, kinh thành, quốc độ, xứ sở, khu trại, nhà kho, và bất cứ vật gì đưa đến sự luyến ái.
Là bậc anh hùng, sau khi cắt đứt các sự trói buộc của gia đình: Vị Phật Độc Giác ấy là bậc anh hùng, sau khi cắt đứt, sau khi cắt lìa, sau khi từ bỏ, sau khi xua đi, sau khi làm chấm dứt, sau khi làm cho không còn hiện hữu các sự trói buộc của gia đình.
“Là bậc anh hùng, sau khi cắt đứt các sự trói buộc của gia đình, nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một]” là như thế.
Vì thế, vị Phật Độc Giác ấy đã nói rằng:
“Sau khi cởi bỏ các hình tướng tại gia
Như loài cây koviḷāra có lá đã được rũ bỏ, là bậc anh hùng,
Sau khi cắt đứt các sự trói buộc của gia đình,
Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê ngưu [chỉ có một].”
Dứt phẩm thứ nhất.
[1] Xem chú thích 5 ở trang 379. (ND)
[2] Động từ carati có ý nghĩa chính là “đi bộ”, nhưng ở những ngữ cảnh khác còn có ý nghĩa là “sống, thực hành, cư xử”, v.v... Vì thế, ở đoạn văn trên, danh từ tương ứng cariyā của động từ carati được dịch là “cách thực hành” cho phù hợp với ngữ cảnh. (ND)
[3] Bổn sanh “Ẩn sĩ Saṅkicca” (Saṅkiccajātakaṃ), số 530, TTPV, tập 33, trang 275, câu kệ 3483. (ND)
[4] Sự xuất gia là không được ham thích, không được mong ước bởi tất cả những kẻ tầm thường đã bị tham chế ngự (SnA. I. 85).
Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.
Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.