Viện Nghiên Cứu Phật Học

7. DIỄN GIẢI KINH NANDA

(NANDASUTTANIDDESO)

 

7.1. [Tôn giả Nanda nói rằng:] “‘Các bậc Hiền trí hiện hữu ở thế gian’, mọi người nói như thế; theo Ngài, điều này [có ý nghĩa] thế nào? Họ nói người đã thành tựu về trí là bậc Hiền trí, hay là người đã thực sự thành tựu về lối sống?”

Các bậc Hiền trí hiện hữu ở thế gian.

Hiện hữu: Hiện hữu là tìm thấy, có, tồn tại.

Ở thế gian: Ở thế gian của khổ cảnh… (nt)… ở thế gian của các xứ.

Các bậc Hiền trí: Các đạo sĩ khổ hạnh, các đạo sĩ lõa thể, các đạo sĩ bện tóc, các đạo sĩ hành xác đều có tên gọi là Hiền trí.

“Các bậc Hiền trí hiện hữu ở thế gian” là như thế.

Tôn giả Nanda nói rằng.

Rằng: [Từ “icca” này] là sự nối liền các câu văn,… (nt)…

Tôn giả: [Từ “āyasmā” này] là lời nói yêu mến,… (nt)…

Nanda: Là tên của vị Bà-la-môn ấy,… (nt)… từ kêu gọi.

“Tôn giả Nanda nói rằng” là như thế.

Mọi người nói như thế; theo Ngài, điều này [có ý nghĩa] thế nào?

Mọi người: Các Sát-đế-lỵ, các Bà-la-môn, các thương buôn, các nô lệ, các người tại gia, các vị xuất gia, chư thiên và loài người.

Nói: Họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả.

Theo Ngài, điều này [có ý nghĩa] thế nào? Các cụm từ “evannu kho”, “na nu kho”, “kinnu kho”, “kathannu kho” là câu hỏi do ngờ vực, câu hỏi do nhầm lẫn, câu hỏi vì lưỡng lự, câu hỏi do không dứt khoát.

“Mọi người nói như thế; theo Ngài, điều này [có ý nghĩa] thế nào?” là như thế.

Họ nói người đã thành tựu về trí là bậc Hiền trí: Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả người đã tiến đến, đã tiến gần, đã tiến vào, đã tiến sát, đã đạt đến, đã đầy đủ, đã thành tựu trí của tám sự chứng đạt [về định] hoặc trí của năm thắng trí [thần thông].

“Họ nói người đã thành tựu về trí là bậc Hiền trí” là như thế.

Hay là người đã thực sự thành tựu về lối sống? Hay là họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả người đã tiến đến, đã tiến gần, đã tiến vào, đã tiến sát, đã đạt đến, đã đầy đủ, đã thành tựu sự chuyên cần ở cuộc sống khốn khó với nhiều cách thức.

“Hay là người đã thực sự thành tựu về lối sống?” là như thế.

Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:

[Tôn giả Nanda nói rằng:] “‘Các bậc Hiền trí hiện hữu ở thế gian’, mọi người nói như thế; theo Ngài, điều này [có ý nghĩa] thế nào? Họ nói người đã thành tựu về trí là bậc Hiền trí, hay là người đã thực sự thành tựu về lối sống?”

7.2. “Không phải do thấy, không phải do nghe, không phải do trí, mà các bậc thiện xảo ở nơi đây gọi là bậc Hiền trí. Những người nào sau khi tiêu diệt đạo binh [ô nhiễm] sống không phiền muộn, không mong cầu, Ta nói rằng những người ấy là các bậc Hiền trí.”

Không phải do thấy, không phải do nghe, không phải do trí.

Không phải do thấy: Không phải nhờ vào sự trong sạch do điều đã được thấy.

Không phải do nghe: Không phải nhờ vào sự trong sạch do điều đã được nghe.

Không phải do trí: Cũng không phải nhờ vào trí của tám sự chứng đạt [về định], cũng không phải nhờ vào trí của năm thắng trí [thần thông], cũng không phải nhờ vào tà trí.

“Không phải do thấy, không phải do nghe, không phải do trí” là như thế.

Mà các bậc thiện xảo ở nơi đây gọi là bậc Hiền trí.

Các bậc thiện xảo: Là các bậc thiện xảo về uẩn, thiện xảo về giới, thiện xảo về xứ, thiện xảo về pháp tùy thuận sanh khởi, thiện xảo về sự thiết lập niệm, thiện xảo về chánh cần, thiện xảo về nền tảng của thần thông, thiện xảo về quyền, thiện xảo về lực, thiện xảo về giác chi, thiện xảo về Đạo, thiện xảo về Quả, thiện xảo về Niết-bàn, các bậc thiện xảo ấy không nói, không thuyết, không phát ngôn, không giảng giải, không diễn tả [rằng] người “đã tiến đến, đã tiến gần, đã tiến vào, đã tiến sát, đã đạt đến, được đầy đủ, được hội đủ với sự trong sạch do điều đã được thấy, hoặc với sự trong sạch do điều đã được nghe, hoặc với trí của tám sự chứng đạt [về định], hoặc với trí của năm thắng trí [thần thông], hoặc với tà trí, hoặc với việc đã được thấy, hoặc với việc đã được nghe” là bậc Hiền trí.

“Mà các bậc thiện xảo ở nơi đây gọi là bậc Hiền trí” là như thế.

Những người nào sau khi tiêu diệt đạo binh [ô nhiễm] sống không phiền muộn, không mong cầu, Ta nói rằng những người ấy là các bậc Hiền trí.

Đạo binh: Nói đến đạo binh của Ma vương, uế hạnh về thân là đạo binh của Ma vương, uế hạnh về khẩu là đạo binh của Ma vương, uế hạnh về ý là đạo binh của Ma vương, luyến ái là đạo binh của Ma vương, sân hận là đạo binh của Ma vương, si mê là đạo binh của Ma vương, giận dữ là đạo binh của Ma vương, thù hằn… gièm pha… ác ý… ganh tỵ… bỏn xẻn… xảo trá… lừa gạt… bướng bỉnh… hung hăng… ngã mạn… cao ngạo… đam mê… xao lãng… tất cả ô nhiễm… tất cả uế hạnh… mọi sự lo lắng… mọi sự bực bội… mọi sự nóng nảy… tất cả các pháp tạo tác bất thiện là đạo binh của Ma vương.

Bởi vì điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:

1. Các dục là đạo binh thứ nhất của ngươi, thứ nhì nói đến sự không thích thú, thứ ba của ngươi là đói và khát, thứ tư gọi là tham ái.

2. Thứ năm của ngươi là dã dượi và buồn ngủ, thứ sáu gọi là sự khiếp đảm, thứ bảy của ngươi là hoài nghi, thứ tám của ngươi là gièm pha, bướng bỉnh.

3. Lợi lộc, sự nổi tiếng, sự trọng vọng và danh vọng nào đã đạt được một cách sai trái, kẻ nào đề cao bản thân và khi dễ những người khác.

4. – Này Namuci, chúng là đạo binh của ngươi, là quân xung kích của Hắc ám. Kẻ khiếp nhược không chiến thắng nó, và vị đã chiến thắng thì đạt được sự an lạc.

Khi nào tất cả các đạo binh của Ma vương và tất cả các ô nhiễm có hành động đối kháng đã bị đánh bại và đã bị khuất phục, đã bị đổ vỡ, đã bị tan rã, không còn hiện diện nhờ vào bốn Thánh đạo, vì thế, được gọi là “sau khi tiêu diệt đạo binh [ô nhiễm].”

Không phiền muộn: Sự luyến ái là phiền muộn, sân hận là phiền muộn, si mê là phiền muộn, giận dữ là phiền muộn, thù hằn là phiền muộn,… (nt)… tất cả các pháp tạo tác bất thiện là phiền muộn. Đối với những người nào, các phiền muộn này đã được dứt bỏ, đã được trừ tuyệt, đã được vắng lặng, đã được tịch tịnh, không thể sanh khởi nữa, đã được thiêu đốt bởi ngọn lửa trí tuệ; những người ấy được gọi là không phiền muộn.

Không mong cầu: Mong cầu nói đến tham ái, tức là sự luyến ái, luyến ái mãnh liệt,… (nt)… tham đắm, tham, cội nguồn của bất thiện. Đối với những người nào, các mong cầu tham ái ấy là đã được dứt bỏ, đã được trừ tuyệt, đã được vắng lặng, đã được tịch tịnh, không thể sanh khởi nữa, đã được thiêu đốt bởi ngọn lửa trí tuệ, những người ấy được gọi là không mong cầu.

Những người nào: Là các bậc A-la-hán có lậu hoặc đã được cạn kiệt.

Những người nào sau khi tiêu diệt đạo binh [ô nhiễm] sống không phiền muộn, không mong cầu, Ta nói rằng những người ấy là các bậc Hiền trí: Những người nào sau khi tiêu diệt đạo binh [ô nhiễm], sống, trú ngụ, sinh hoạt, vận hành, bảo hộ, nuôi dưỡng, bảo dưỡng, không phiền muộn, không mong cầu; Ta nói, Ta chỉ dạy, Ta chỉ bảo, Ta thông báo, Ta ấn định, Ta khai mở, Ta chia sẻ, Ta làm rõ, Ta bày tỏ rằng: “Những người ấy là ‘các bậc Hiền trí’ ở thế gian.”

“Những người nào sau khi tiêu diệt đạo binh [ô nhiễm] sống không phiền muộn, không mong cầu, Ta nói rằng những người ấy là các bậc Hiền trí” là như thế.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Không phải do thấy, không phải do nghe, không phải do trí, mà các bậc thiện xảo ở nơi đây gọi là bậc Hiền trí. Những người nào sau khi tiêu diệt đạo binh [ô nhiễm] sống không phiền muộn, không mong cầu, Ta nói rằng những người ấy là các bậc Hiền trí.”

7.3. [Tôn giả Nanda nói rằng:] “Bất cứ những Sa-môn và Bà-la-môn nào nói rằng sự trong sạch là do điều đã được thấy và do điều đã được nghe, nói rằng sự trong sạch là do giới và phận sự, nói rằng sự trong sạch là do nhiều hình thức, có phải những vị ấy, thưa đức Thế Tôn, trong khi sống kiềm chế ở nơi ấy, họ đã vượt qua sanh và già, thưa Ngài? Con hỏi Ngài, thưa đức Thế Tôn, xin Ngài hãy trả lời con về điều này.”

Bất cứ những Sa-môn và Bà-la-môn nào.

Bất kể những vị nào: Tất cả theo tổng thể, tất cả trong mọi trường hợp, một cách trọn vẹn, không còn dư sót, cụm từ “ye keci” này là lối nói của sự bao gồm.

Sa-môn: Bất cứ những người nào đã đi đến hạnh du sĩ, đã thành tựu hạnh du sĩ bên ngoài giáo pháp này.

Bà-la-môn: Bất cứ những người nào xưng hô với từ “ông.”

“Bất cứ những Sa-môn và Bà-la-môn nào” là như thế.

Tôn giả Nanda nói rằng.

Rằng: [Từ “icca” này] là sự nối liền các câu văn,… (nt)…

Tôn giả: [Từ “āyasmā” này] là lời nói yêu mến,… (nt)…

Nanda: Là tên của vị Bà-la-môn ấy,… (nt)… từ kêu gọi.

“Tôn giả Nanda nói rằng” là như thế.

Nói rằng sự trong sạch là do điều đã được thấy và do điều đã được nghe: Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do điều đã được thấy. Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do điều đã được nghe. Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do điều đã được thấy và do điều đã được nghe.

“Nói rằng sự trong sạch là do điều đã được thấy và do điều đã được nghe” là như thế.

Nói rằng sự trong sạch là do giới và phận sự: Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do giới. Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do phận sự. Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do giới và phận sự.

“Nói rằng sự trong sạch là do giới và phận sự” là như thế.

Nói rằng sự trong sạch là do nhiều hình thức: Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do nhiều loại điềm báo hiệu tốt xấu.

“Nói rằng sự trong sạch là do nhiều hình thức” là như thế.

Có phải những vị ấy, thưa đức Thế Tôn, trong khi sống kiềm chế ở nơi ấy.

Có phải: Các cụm từ “evannu kho”, “na nu kho”, “kinnu kho”, “kathannu kho” là câu hỏi do ngờ vực, câu hỏi do nhầm lẫn, câu hỏi vì lưỡng lự, câu hỏi do không dứt khoát. “Có phải” là như thế.

Những vị ấy: Là những người theo tà kiến.

Đức Thế Tôn: Là từ xưng hô với sự tôn kính… (nt)… sự quy định do việc chứng ngộ, tức là “đức Thế Tôn.” “Có phải những vị ấy, thưa đức Thế Tôn” là như thế.

Trong khi sống kiềm chế ở nơi ấy.

Ở nơi ấy: Là ở quan điểm của mình, ở sự chấp nhận của mình, ở sự ưa thích của mình, ở quan niệm của mình.

Kiềm chế: Là đã kiềm chế, đã kiềm giữ, đã bảo vệ, đã gìn giữ, đã thu thúc.

Trong khi sống: Là trong khi thực hành, trong khi trú ngụ, trong khi sinh hoạt, trong khi vận hành, trong khi bảo hộ, trong khi nuôi dưỡng, trong khi bảo dưỡng.

“Có phải những vị ấy, thưa đức Thế Tôn, trong khi sống kiềm chế ở nơi ấy” là như thế.

Họ đã vượt qua sanh và già, thưa Ngài: Họ đã vượt qua, đã vượt lên, đã vượt khỏi, đã vượt qua hẳn, đã vượt qua khỏi sanh-già-chết.

Thưa Ngài: Từ “mārisa” này là lời nói yêu mến, lời nói kính trọng, lời nói có sự tôn kính và có sự phục tùng.

“Họ đã vượt qua sanh và già, thưa Ngài” là như thế.

Con hỏi Ngài, thưa đức Thế Tôn, xin Ngài hãy trả lời con về điều này.

Con hỏi Ngài: Con hỏi Ngài, con yêu cầu Ngài, con thỉnh cầu Ngài, con đặt niềm tin ở Ngài, xin Ngài hãy thuyết giảng cho con.  “Con hỏi Ngài” là như thế.

Đức Thế Tôn: Là từ xưng hô với sự tôn kính… (nt)… sự quy định do việc chứng ngộ, tức là “đức Thế Tôn.”

Xin Ngài hãy trả lời con về điều này: Xin Ngài hãy nói, hãy chỉ dạy, hãy chỉ bảo, hãy thông báo, hãy ấn định, hãy khai mở, hãy chia sẻ, hãy làm rõ, hãy bày tỏ.

“Con hỏi Ngài, thưa đức Thế Tôn, xin Ngài hãy trả lời con về điều này” là như thế.

Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:

[Tôn giả Nanda nói rằng:] “Bất cứ những Sa-môn và Bà-la-môn nào nói rằng sự trong sạch là do điều đã được thấy và do điều đã được nghe, nói rằng sự trong sạch là do giới và phận sự, nói rằng sự trong sạch là do nhiều hình thức, có phải những vị ấy, thưa đức Thế Tôn, trong khi sống kiềm chế ở nơi ấy, họ đã vượt qua sanh và già, thưa Ngài? Con hỏi Ngài, thưa đức Thế Tôn, xin Ngài hãy trả lời con về điều này.”

7.4. [Đức Thế Tôn nói: “Này Nanda,] bất cứ những vị Sa-môn và Bà-la-môn nào nói rằng sự trong sạch là do điều đã được thấy và do điều đã được nghe, nói rằng sự trong sạch là do giới và phận sự, nói rằng sự trong sạch là do nhiều hình thức, mặc dầu những vị ấy, trong khi sống kiềm chế ở nơi ấy; Ta nói rằng: ‘Họ đã không vượt qua sanh và già.’”

Bất cứ những Sa-môn và Bà-la-môn nào.

Bất kể những vị nào: Tất cả theo tổng thể, tất cả trong mọi trường hợp, một cách trọn vẹn, không còn dư sót, cụm từ “ye keci” này là lối nói của sự bao gồm.

Sa-môn: Bất cứ những người nào đã đi đến hạnh du sĩ, đã thành tựu hạnh du sĩ bên ngoài giáo pháp này.

Bà-la-môn: Bất cứ những người nào xưng hô với từ “ông.”

“Bất cứ những Sa-môn và Bà-la-môn nào” là như thế.

Đức Thế Tôn nói: Này Nanda.

Nanda: Đức Thế Tôn xưng hô với vị Bà-la-môn ấy bằng tên.

Đức Thế Tôn: Là từ xưng hô với sự tôn kính… (nt)… sự quy định do việc chứng ngộ, tức là “đức Thế Tôn.”

“Đức Thế Tôn nói: Này Nanda” là như thế.

Nói rằng sự trong sạch là do điều đã được thấy và do điều đã được nghe: Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do điều đã được thấy. Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do điều đã được nghe. Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do điều đã được thấy và do điều đã được nghe.

“Nói rằng sự trong sạch là do điều đã được thấy và do điều đã được nghe” là như thế.

Nói rằng sự trong sạch là do giới và phận sự: Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do giới. Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do phận sự. Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do giới và phận sự.

“Nói rằng sự trong sạch là do giới và phận sự” là như thế.

Nói rằng sự trong sạch là do nhiều hình thức: Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do nhiều loại điềm báo hiệu tốt xấu.

“Nói rằng sự trong sạch là do nhiều hình thức” là như thế.

Mặc dầu những vị ấy, trong khi sống kiềm chế ở nơi ấy.

Mặc dầu: Từ “kiñcāpi” này là sự nối liền các câu văn, sự kết hợp các câu văn, sự làm đầy đủ các câu văn, sự gặp gỡ của các âm, trạng thái trau chuốt từ ngữ, tính chất tuần tự của các câu văn.

Những vị ấy: Là những người theo tà kiến.

Ở nơi ấy: Là ở quan điểm của mình, ở sự chấp nhận của mình, ở sự ưa thích của mình, ở quan niệm của mình.

Kiềm chế: Là đã kiềm chế, đã kiềm giữ, đã bảo vệ, đã gìn giữ, đã hộ trì, đã thu thúc.

Trong khi sống: Là trong khi thực hành, trong khi trú ngụ, trong khi sinh hoạt, trong khi vận hành, trong khi bảo hộ, trong khi nuôi dưỡng, trong khi bảo dưỡng.

“Mặc dầu những vị ấy, trong khi sống kiềm chế ở nơi ấy” là như thế.

Ta nói rằng: Họ đã không vượt qua sanh và già. Ta nói, Ta chỉ dạy, Ta chỉ bảo, Ta thông báo, Ta ấn định, Ta khai mở, Ta chia sẻ, Ta làm rõ, Ta bày tỏ rằng: “Họ đã không vượt qua, đã không vượt lên, đã không vượt khỏi, đã không vượt qua hẳn, đã không vượt qua khỏi sanh-già-chết; họ không đi ra ngoài, không rời ra, không vượt trội, không vượt qua, không vượt qua hẳn, không vượt qua khỏi sanh-già-chết; họ quay cuồng bên trong sanh-già-chết; họ quay cuồng bên trong con đường luân hồi; họ bị theo sau bởi sanh, bị đeo đuổi bởi già, bị thống trị bởi bệnh, bị hành hạ bởi chết, không nơi nương tựa, không nơi trú ẩn, không nơi nương nhờ, có trạng thái không nơi nương nhờ.”

“Ta nói rằng: Họ đã không vượt qua sanh và già” là như thế.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

[Đức Thế Tôn nói: “Này Nanda] bất cứ những vị Sa-môn và Bà-la-môn nào nói rằng sự trong sạch là do điều đã được thấy và do điều đã được nghe, nói rằng sự trong sạch là do giới và phận sự, nói rằng sự trong sạch là do nhiều hình thức, mặc dầu những vị ấy, trong khi sống kiềm chế ở nơi ấy; Ta nói rằng: ‘Họ đã không vượt qua sanh và già.’”

7.5-6. [Tôn giả Nanda nói rằng:] “Bất cứ những vị Sa-môn và Bà-la-môn nào nói rằng sự trong sạch là do điều đã được thấy và do điều đã được nghe, nói rằng sự trong sạch là do giới và phận sự, nói rằng sự trong sạch là do nhiều hình thức.

Thưa bậc Hiền trí, nếu Ngài nói những vị ấy là không vượt qua dòng lũ, vậy giờ đây, thưa Ngài, người nào ở thế giới chư thiên và nhân loại đã vượt qua sanh và già? Con hỏi Ngài, thưa đức Thế Tôn, xin Ngài hãy trả lời con về điều này.”

Bất cứ những Sa-môn và Bà-la-môn nào.

Bất kể những vị nào: Tất cả theo tổng thể, tất cả trong mọi trường hợp, một cách trọn vẹn, không còn dư sót, cụm từ “ye keci” này là lối nói của sự bao gồm.

Sa-môn: Bất cứ những người nào đã đi đến hạnh du sĩ, đã thành tựu hạnh du sĩ bên ngoài giáo pháp này.

Bà-la-môn: Bất cứ những người nào xưng hô với từ “ông.”

“Bất cứ những Sa-môn và Bà-la-môn nào” là như thế.

Tôn giả Nanda nói rằng: … (nt)...

Nói rằng sự trong sạch là do điều đã được thấy và do điều đã được nghe: Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do điều đã được thấy. Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do điều đã được nghe. Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do điều đã được thấy và do điều đã được nghe.

“Nói rằng sự trong sạch là do điều đã được thấy và do điều đã được nghe” là như thế.

Nói rằng sự trong sạch là do giới và phận sự: Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do giới. Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do phận sự. Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do giới và phận sự.

“Nói rằng sự trong sạch là do giới và phận sự” là như thế.

Nói rằng sự trong sạch là do nhiều hình thức: Họ nói, họ thuyết, họ phát ngôn, họ giảng giải, họ diễn tả rằng sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi là do nhiều loại điềm báo hiệu tốt xấu.

“Nói rằng sự trong sạch là do nhiều hình thức” là như thế.

Thưa bậc Hiền trí, nếu Ngài nói những vị ấy là không vượt qua dòng lũ.

Nếu những vị ấy: Là những người theo tà kiến.

Bậc Hiền trí: Bản thể hiền trí nói đến trí,… (nt)… đã vượt qua sự quyến luyến và mạng lưới [tham ái và tà kiến]; vị ấy là bậc Hiền trí.

Ngài nói là không vượt qua dòng lũ: Là không vượt qua, không vượt lên, không vượt khỏi, không vượt qua hẳn, không vượt qua khỏi dòng lũ [ngũ] dục, dòng lũ của hữu, dòng lũ tà kiến, dòng lũ vô minh; họ đang quay cuồng bên trong sanh-già-chết; họ đang quay cuồng bên trong con đường luân hồi; họ bị theo sau bởi sanh, bị đeo đuổi bởi già, bị thống trị bởi bệnh, bị hành hạ bởi chết, không nơi nương tựa, không nơi trú ẩn, không nơi nương nhờ, có trạng thái không nơi nương nhờ.

Ngài nói: Ngài nói, Ngài chỉ dạy, Ngài chỉ bảo, Ngài thông báo, Ngài ấn định, Ngài khai mở, Ngài chia sẻ, Ngài làm rõ, Ngài bày tỏ.

“Thưa bậc Hiền trí, nếu Ngài nói những vị ấy là không vượt qua dòng lũ” là như thế.

Vậy giờ đây, thưa Ngài, người nào ở thế giới chư thiên và nhân loại đã vượt qua sanh và già? Vậy giờ đây, người nào ở thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người đã vượt qua, đã vượt lên, đã vượt khỏi, đã vượt qua hẳn, đã vượt qua khỏi sanh-già-chết?

Thưa Ngài: Từ “mārisa” này là lời nói yêu mến, lời nói kính trọng, lời nói có sự tôn kính và có sự phục tùng.

“Vậy giờ đây, thưa Ngài, người nào ở thế giới chư thiên và nhân loại đã vượt qua sanh và già?” là như thế.

Con hỏi Ngài, thưa đức Thế Tôn, xin Ngài hãy trả lời con về điều này.

Con hỏi Ngài: Con hỏi Ngài, con yêu cầu Ngài, con thỉnh cầu Ngài, con đặt niềm tin ở Ngài.

Đức Thế Tôn: Là từ xưng hô với sự tôn kính… (nt)… sự quy định do việc chứng ngộ, tức là “đức Thế Tôn.”

Xin Ngài hãy trả lời con về điều này: Xin Ngài hãy nói, hãy chỉ dạy, hãy chỉ bảo, hãy thông báo, hãy ấn định, hãy khai mở, hãy chia sẻ, hãy làm rõ, hãy bày tỏ.

“Con hỏi Ngài, thưa đức Thế Tôn, xin Ngài hãy trả lời con về điều này” là như thế.

Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:

[Tôn giả Nanda nói rằng:] “Bất cứ những vị Sa-môn và Bà-la-môn nào nói rằng sự trong sạch là do điều đã được thấy và do điều đã được nghe, nói rằng sự trong sạch là do giới và phận sự, nói rằng sự trong sạch là do nhiều hình thức.

Thưa bậc Hiền trí, nếu Ngài nói những vị ấy là không vượt qua dòng lũ, vậy giờ đây, thưa Ngài, người nào ở thế giới chư thiên và nhân loại đã vượt qua sanh và già? Con hỏi Ngài, thưa đức Thế Tôn, xin Ngài hãy trả lời con về điều này.”

7.7. [Đức Thế Tôn nói: “Này Nanda,] Ta không nói rằng tất cả các vị Sa-môn và Bà-la-môn đều bị bao trùm bởi sanh và già. Ở đây, những vị nào đã dứt bỏ điều đã được thấy, hoặc điều đã được nghe, hoặc điều đã được cảm giác, hoặc thậm chí tất cả giới và phận sự, đã dứt bỏ mọi hình thức nhiều loại, đã biết toàn diện về tham ái, không còn lậu hoặc; Ta nói rằng ‘những con người ấy thật sự đã vượt qua dòng lũ.’”

Đức Thế Tôn nói: Này Nanda, Ta không nói rằng tất cả các vị Sa-môn và Bà-la-môn đều bị bao trùm bởi sanh và già: Này Nanda, Ta không nói rằng: “Tất cả các vị Sa-môn và Bà-la-môn đều bị bao bọc, bị bao trùm, bị bao kín, bị che lại, bị che kín, bị đậy kín bởi sanh và già.” Ta nói, Ta chỉ dạy, Ta chỉ bảo, Ta thông báo, Ta ấn định, Ta khai mở, Ta chia sẻ, Ta làm rõ, Ta bày tỏ rằng: “Có những vị Sa-môn và Bà-la-môn mà đối với những vị ấy, sanh, già, và chết là đã được dứt bỏ, có rễ đã được cắt lìa, như cây thốt nốt đã bị cụt ngọn, đã bị làm cho không còn hiện hữu, không còn các điều kiện sanh khởi trong tương lai.”

“Đức Thế Tôn nói: Này Nanda, Ta không nói rằng tất cả các vị Sa-môn và Bà-la-môn đều bị bao trùm bởi sanh và già” là như thế.

Ở đây, những vị nào đã dứt bỏ điều đã được thấy, hoặc điều đã được nghe, hoặc điều đã được cảm giác, hoặc thậm chí tất cả giới và phận sự: Những vị nào đã dứt bỏ mọi sự trong sạch do điều đã được thấy, đã từ bỏ, đã dứt trừ, đã xua đi, đã làm chấm dứt, đã làm cho không còn hiện hữu; những vị nào đã dứt bỏ mọi sự trong sạch do điều đã được nghe,… (nt)…; những vị nào đã dứt bỏ mọi sự trong sạch do điều đã được cảm giác,… (nt)…; những vị nào đã dứt bỏ mọi sự trong sạch do điều đã được thấy, đã được nghe, đã được cảm giác,… (nt)…; những vị nào đã dứt bỏ mọi sự trong sạch do giới,… (nt)…; những vị nào đã dứt bỏ mọi sự trong sạch do phận sự,… (nt)…; những vị nào đã dứt bỏ mọi sự trong sạch do giới và phận sự, đã từ bỏ, đã dứt trừ, đã xua đi, đã làm chấm dứt, đã làm cho không còn hiện hữu.

“Ở đây, những vị nào đã dứt bỏ điều đã được thấy, hoặc điều đã được nghe, hoặc điều đã được cảm giác, hoặc thậm chí tất cả giới và phận sự” là như thế.

Đã dứt bỏ mọi hình thức nhiều loại: Sau khi dứt bỏ sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi do nhiều loại điềm báo hiệu tốt xấu, sau khi từ bỏ, sau khi dứt trừ, sau khi xua đi, sau khi làm chấm dứt, sau khi làm cho không còn hiện hữu.

“Đã dứt bỏ mọi hình thức nhiều loại” là như thế.

Đã biết toàn diện về tham ái, không còn lậu hoặc; Ta nói rằng “những con người ấy thật sự đã vượt qua dòng lũ.”

Tham ái: Tham ái cảnh sắc, tham ái cảnh thinh, tham ái cảnh hương, tham ái cảnh vị, tham ái cảnh xúc, tham ái cảnh pháp.

Đã biết toàn diện về tham ái: Sau khi biết toàn diện về tham ái với ba cách biết toàn diện: Biết toàn diện về điều đã được biết, biết toàn diện về sự xét đoán, biết toàn diện về sự dứt bỏ.

Biết toàn diện về điều đã được biết là những gì? Biết về tham ái. Biết rằng, thấy rằng: “Cái này là tham ái cảnh sắc, cái này là tham ái cảnh thinh, cái này là tham ái cảnh hương, cái này là tham ái cảnh vị, cái này là tham ái cảnh xúc, cái này là tham ái cảnh pháp”; điều này là biết toàn diện về điều đã được biết.

Biết toàn diện về sự xét đoán là những gì? Sau khi thực hiện điều đã được biết như vậy thì xét đoán về tham ái. Xét đoán là vô thường, là khổ, là cơn bệnh, là mụt ghẻ,… (nt)… là sự thoát ra; điều này là biết toàn diện về sự xét đoán.

Biết toàn diện về sự dứt bỏ là những gì? Sau khi xét đoán như vậy thì dứt bỏ, xua đi, làm chấm dứt, làm cho không còn hiện hữu tham ái. Bởi vì điều này đã được đức Thế Tôn nói đến: “Này các Tỳ-khưu, cái gì là sự mong muốn và luyến ái ở tham ái, các ngươi hãy dứt bỏ cái ấy. Như vậy tham ái ấy sẽ được dứt bỏ, có rễ được cắt lìa, như cây thốt nốt đã bị cụt ngọn, đã bị làm cho không còn hiện hữu, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai”; điều này là biết toàn diện về sự dứt bỏ.

Đã biết toàn diện về tham ái: Sau khi biết toàn diện về tham ái với ba cách biết toàn diện này.

Không còn lậu hoặc: Có bốn lậu hoặc: Dục lậu, hữu lậu, kiến lậu, vô minh lậu. Đối với những vị nào, các lậu hoặc này là đã được dứt bỏ, có rễ đã được cắt lìa, như cây thốt nốt đã bị cụt ngọn, đã bị làm cho không còn hiện hữu, không còn các điều kiện sanh khởi trong tương lai, những vị ấy được gọi là không còn lậu hoặc, là các vị A-la-hán, có lậu hoặc đã được cạn kiệt.

Đã biết toàn diện về tham ái, không còn lậu hoặc, Ta nói rằng “những con người ấy thật sự đã vượt qua dòng lũ”: Những vị nào đã biết toàn diện về tham ái, không còn lậu hoặc, Ta nói, Ta chỉ dạy, Ta chỉ bảo, Ta thông báo, Ta ấn định, Ta khai mở, Ta chia sẻ, Ta làm rõ, Ta bày tỏ rằng: “Những vị ấy đã vượt qua dòng lũ [ngũ] dục, đã vượt qua dòng lũ của hữu, đã vượt qua dòng lũ tà kiến, đã vượt qua dòng lũ vô minh, đã vượt qua, đã vượt lên, đã vượt ra khỏi, đã vượt quá, đã vượt qua hẳn, đã vượt qua khỏi mọi nẻo đường luân hồi.”

“Đã biết toàn diện về tham ái, không còn lậu hoặc; Ta nói rằng ‘những con người ấy thật sự đã vượt qua dòng lũ’” là như thế.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

[Đức Thế Tôn nói: “Này Nanda] Ta không nói rằng tất cả các vị Sa-môn và Bà-la-môn đều bị bao trùm bởi sanh và già. Ở đây, những vị nào đã dứt bỏ điều đã được thấy, hoặc điều đã được nghe, hoặc điều đã được cảm giác, hoặc thậm chí tất cả giới và phận sự, đã dứt bỏ mọi hình thức nhiều loại, đã biết toàn diện về tham ái, không còn lậu hoặc; Ta nói rằng ‘những con người ấy thật sự đã vượt qua dòng lũ.’”

7.8. [Tôn giả Nanda nói rằng:] “Thưa Ngài Gotama, con thích thú lời nói này của bậc Đại Ẩn Sĩ, trạng thái không liên quan đến mầm tái sanh đã khéo được trình bày. Ở đây, những vị nào đã dứt bỏ điều đã được thấy, hoặc điều đã được nghe, hoặc điều đã được cảm giác, hoặc thậm chí tất cả giới và phận sự, đã dứt bỏ mọi hình thức nhiều loại, đã biết toàn diện về tham ái, không còn lậu hoặc, con cũng nói rằng: ‘Những vị ấy đã vượt qua dòng lũ.’”

Con thích thú lời nói này của bậc Đại Ẩn Sĩ.

Điều này: Con vui thích, con thích thú, con vui mừng, con tùy hỷ, con ước muốn, con ưng thuận, con ước nguyện, con mong cầu, con nguyện cầu lời nói, lời phát biểu, lời chỉ bảo, lời khuyên bảo của Ngài.

Của bậc Đại Ẩn Sĩ: Đức Thế Tôn là bậc Đại Ẩn Sĩ. “Vị đã tìm kiếm, đã tìm tòi, đã tầm cầu giới uẩn lớn lao” là bậc Đại Ẩn Sĩ. … (nt)… “Đấng Nhân Ngưu ngự ở đâu?” là bậc Đại Ẩn Sĩ.

“Con thích thú lời nói này của bậc Đại Ẩn Sĩ” là như thế.

Thưa Ngài Gotama, trạng thái không liên quan đến mầm tái sanh đã khéo được trình bày.

Đã khéo được trình bày: Đã khéo được chỉ dạy, đã khéo được chỉ bảo, đã khéo được thông báo, đã khéo được ấn định, đã khéo được khai mở, đã khéo được chia sẻ, đã khéo được làm rõ, đã khéo được bày tỏ.

Thưa Ngài Gotama, trạng thái không liên quan đến mầm tái sanh: Mầm tái sanh nói đến các ô nhiễm, các uẩn và các sự tạo tác. Sự dứt bỏ mầm tái sanh, sự vắng lặng mầm tái sanh, sự buông bỏ mầm tái sanh, sự tịch tịnh mầm tái sanh là bất tử, Niết-bàn.

“Thưa Ngài Gotama, trạng thái không liên quan đến mầm tái sanh đã khéo được trình bày” là như thế.

Ở đây, những vị nào đã dứt bỏ điều đã được thấy, hoặc điều đã được nghe, hoặc điều đã được cảm giác, hoặc thậm chí tất cả giới và phận sự: Những vị nào đã dứt bỏ mọi sự trong sạch do điều đã được thấy, đã từ bỏ, đã dứt trừ, đã xua đi, đã làm chấm dứt, đã làm cho không còn hiện hữu; những vị nào đã dứt bỏ mọi sự trong sạch do điều đã được nghe,… (nt)…; những vị nào đã dứt bỏ mọi sự trong sạch do điều đã được cảm giác,… (nt)…; những vị nào đã dứt bỏ mọi sự trong sạch do điều đã được thấy, đã được nghe, đã được cảm giác,… (nt)…; những vị nào đã dứt bỏ mọi sự trong sạch do giới,… (nt)…; những vị nào đã dứt bỏ mọi sự trong sạch do phận sự,… (nt)…; những vị nào đã dứt bỏ mọi sự trong sạch do giới và phận sự, đã từ bỏ, đã dứt trừ, đã xua đi, đã làm chấm dứt, đã làm cho không còn hiện hữu.

“Ở đây, những vị nào đã dứt bỏ điều đã được thấy, hoặc điều đã được nghe, hoặc điều đã được cảm giác, hoặc thậm chí tất cả giới và phận sự” là như thế.

Đã dứt bỏ mọi hình thức nhiều loại: Sau khi dứt bỏ, sau khi từ bỏ, sau khi dứt trừ, sau khi xua đi, sau khi làm chấm dứt, sau khi làm cho không còn hiện hữu sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi do nhiều loại điềm báo hiệu tốt xấu.

“Đã dứt bỏ mọi hình thức nhiều loại” là như thế.

Đã biết toàn diện về tham ái, không còn lậu hoặc, con cũng nói rằng: “Những vị ấy đã vượt qua dòng lũ.”

Tham ái: Tham ái cảnh sắc, tham ái cảnh thinh, tham ái cảnh hương, tham ái cảnh vị, tham ái cảnh xúc, tham ái cảnh pháp.

Đã biết toàn diện về tham ái: Sau khi biết toàn diện về tham ái với ba cách biết toàn diện: Biết toàn diện về điều đã được biết, biết toàn diện về sự xét đoán, biết toàn diện về sự dứt bỏ.

Biết toàn diện về điều đã được biết là những gì? Biết về tham ái, biết rằng, thấy rằng: “Cái này là tham ái cảnh sắc, cái này là tham ái cảnh thinh, cái này là tham ái cảnh hương, cái này là tham ái cảnh vị, cái này là tham ái cảnh xúc, cái này là tham ái cảnh pháp”; điều này là biết toàn diện về điều đã được biết.

Biết toàn diện về sự xét đoán là những gì? Sau khi thực hiện điều đã được biết như vậy thì xét đoán về tham ái, xét đoán là vô thường, là khổ, là cơn bệnh, là mụt ghẻ, là mũi tên, là tai ương, là tật nguyền, là không sai khiến được, là tiêu hoại, là tai họa, là bất hạnh, là sợ hãi, là nguy cơ, là thay đổi, là mảnh mai, là không bền, là không nơi nương tựa, là không nơi trú ẩn, là không nơi nương nhờ, là trạng thái không nơi nương nhờ, là trống rỗng, là rỗng không, là trống không, là vô ngã, là bất lợi, là có bản chất biến đổi, là không có cốt lõi, là gốc gác của tai ương, là kẻ giết hại, là vật hư hỏng, là có sự rò rỉ, là bị tạo tác, là mồi nhử của Ma vương, là có bản chất sanh ra, là có bản chất già, là có bản chất bệnh, là có bản chất chết, là có bản chất sầu-bi-khổ-ưu-não, là có bản chất ô nhiễm, là nhân sanh khởi, là sự biến hoại, là sự hứng thú, là sự bất lợi, là sự thoát ra; điều này là biết toàn diện về sự xét đoán.

Biết toàn diện về sự dứt bỏ là những gì? Sau khi xét đoán như vậy thì dứt bỏ, xua đi, làm chấm dứt, làm cho không còn hiện hữu tham ái; điều này là biết toàn diện về sự dứt bỏ.

Đã biết toàn diện về tham ái: Sau khi biết toàn diện về tham ái với ba cách biết toàn diện này.

Không còn lậu hoặc: Có bốn lậu hoặc: Dục lậu, hữu lậu, kiến lậu, vô minh lậu. Đối với những vị nào, các lậu hoặc này là đã được dứt bỏ, có rễ đã được cắt lìa, như cây thốt nốt đã bị cụt ngọn, đã bị làm cho không còn hiện hữu, không còn các điều kiện sanh khởi trong tương lai; những vị ấy được gọi là không còn lậu hoặc, là các vị A-la-hán, có lậu hoặc đã được cạn kiệt.

Đã biết toàn diện về tham ái, không còn lậu hoặc, con cũng nói rằng: “Những vị ấy đã vượt qua dòng lũ”: Những vị nào đã biết toàn diện về tham ái, không còn lậu hoặc, con cũng nói, cũng phát biểu rằng: “Những vị ấy đã vượt qua dòng lũ [ngũ] dục, đã vượt qua dòng lũ của hữu, đã vượt qua dòng lũ tà kiến, đã vượt qua dòng lũ vô minh, đã vượt qua, đã vượt lên, đã vượt ra khỏi, đã vượt quá, đã vượt qua hẳn, đã vượt qua khỏi mọi nẻo đường luân hồi.”

“Đã biết toàn diện về tham ái, không còn lậu hoặc, con cũng nói rằng: ‘Những vị ấy đã vượt qua dòng lũ’” là như thế.

Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:

[Tôn giả Nanda nói rằng:] “Thưa Ngài Gotama, con thích thú lời nói này của bậc Đại Ẩn Sĩ, trạng thái không liên quan đến mầm tái sanh đã khéo được trình bày. Ở đây, những vị nào đã dứt bỏ điều đã được thấy, hoặc điều đã được nghe, hoặc điều đã được cảm giác, hoặc thậm chí tất cả giới và phận sự, đã dứt bỏ mọi hình thức nhiều loại, đã biết toàn diện về tham ái, không còn lậu hoặc, con cũng nói rằng: ‘Những vị ấy đã vượt qua dòng lũ.’”

“Diễn giải kinh Nanda” là thứ bảy.

 

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.