Tam tạng Thánh điển PGVN 08 » Kinh Tam tạng Thượng tọa bộ 08»
Kinh Tiểu Bộ Quyển 4
(Khuddaka Nikāya)
Dịch giả: Tỳ-khưu Indacanda
** Đức Thế Tôn đã nói điều này trong lúc cư ngụ ở xứ sở Magadha tại bảo điện Pāsāṇaka. Được yêu cầu bởi mười sáu vị Bà-la-môn tùy tùng, Ngài đã giải đáp câu hỏi mỗi khi được hỏi.
Đức Thế Tôn đã nói điều này: Ngài đã nói về Kinh Đường đi đến bờ kia này.
Đức Thế Tôn: Là từ xưng hô với sự tôn kính… (nt)… sự quy định do việc chứng ngộ, tức là “đức Thế Tôn.”
“Đức Thế Tôn đã nói điều này” là như thế.
Trong lúc cư ngụ ở xứ sở Magadha tại bảo điện Pāsāṇaka.
Ở xứ sở Magadha: Ở xứ sở có tên Magadha.
Trong lúc cư ngụ: Trong lúc sống, trong lúc trú ngụ, trong lúc sinh hoạt, trong lúc vận hành, trong lúc bảo hộ, trong lúc nuôi dưỡng, trong lúc bảo dưỡng.
Tại bảo điện Pāsāṇaka: Nói đến chỗ ngồi của đức Phật tại bảo điện Pāsāṇaka.
“Trong lúc cư ngụ ở xứ sở Magadha tại bảo điện Pāsāṇaka” là như thế.
Bởi mười sáu vị Bà-la-môn tùy tùng: Bà-la-môn Piṅgiya là người hầu hạ, người theo hầu, người hầu cận, học trò của Bà-la-môn Bāvari. Các vị ấy với vị Piṅgiya là mười sáu. “Bởi mười sáu vị Bà-la-môn tùy tùng” là như vậy. Hoặc là, mười sáu vị Bà-la-môn ấy là người hầu hạ, người theo hầu, người hầu cận, học trò của đức Phật Thế Tôn.
“Bởi mười sáu vị Bà-la-môn tùy tùng” còn là như vậy.
Được yêu cầu, Ngài đã giải đáp câu hỏi mỗi khi được hỏi.
Được yêu cầu: Được yêu cầu là được thỉnh cầu.
Mỗi khi được hỏi: Mỗi khi được hỏi, mỗi khi được vấn, mỗi khi được yêu cầu, mỗi khi được thỉnh cầu, mỗi khi được đặt niềm tin.
Ngài đã giải đáp câu hỏi: Ngài đã giải đáp câu hỏi, đã chỉ dạy, đã chỉ bảo, đã thông báo, đã ấn định, đã khai mở, đã chia sẻ, đã làm rõ, đã bày tỏ.
“Được yêu cầu, Ngài đã giải đáp câu hỏi mỗi khi được hỏi” là như thế.
Vì thế, điều này được nói đến:
“Đức Thế Tôn đã nói điều này trong lúc cư ngụ ở xứ sở Magadha tại bảo điện Pāsāṇaka. Được yêu cầu bởi mười sáu vị Bà-la-môn tùy tùng, Ngài đã giải đáp câu hỏi mỗi khi được hỏi.”
** Nếu đối với từng câu hỏi một, sau khi hiểu thông ý nghĩa, sau khi hiểu thông giáo pháp thì có thể thực hành đúng pháp và thuận pháp, và còn có thể đi đến bờ kia của già và chết. Các pháp này là sẽ đi đến bờ kia, vì thế, tên gọi của bài giảng pháp này là Đường đi đến bờ kia.
Nếu đối với từng câu hỏi một: Nếu đối với từng câu hỏi một của Ajita, nếu đối với từng câu hỏi một của Tissametteyya, nếu đối với từng câu hỏi một của Puṇṇaka, nếu đối với từng câu hỏi một của Mettagū, nếu đối với từng câu hỏi một của Dhotaka, nếu đối với từng câu hỏi một của Upasīva, nếu đối với từng câu hỏi một của Nandaka, nếu đối với từng câu hỏi một của Hemaka, nếu đối với từng câu hỏi một của Todeyya, nếu đối với từng câu hỏi một của Kappa, nếu đối với từng câu hỏi một của Jatukaṇṇī, nếu đối với từng câu hỏi một của Bhadrāvudha, nếu đối với từng câu hỏi một của Udaya, nếu đối với từng câu hỏi một của Posāla, nếu đối với từng câu hỏi một của Mogharāja, nếu đối với từng câu hỏi một của Piṅgiya.
“Nếu đối với từng câu hỏi một” là như thế.
Sau khi hiểu thông ý nghĩa, sau khi hiểu thông giáo pháp: Chính câu hỏi ấy là giáo pháp, câu trả lời là ý nghĩa.
Sau khi hiểu thông ý nghĩa: Sau khi hiểu thông, sau khi biết được, sau khi cân nhắc, sau khi xác định, sau khi minh định, sau khi làm rõ rệt ý nghĩa. “Sau khi hiểu thông ý nghĩa” là như thế.
Sau khi hiểu thông giáo pháp: Sau khi hiểu thông, sau khi biết được, sau khi cân nhắc, sau khi xác định, sau khi minh định, sau khi làm rõ rệt giáo pháp.
“Sau khi hiểu thông ý nghĩa, sau khi hiểu thông giáo pháp” là như thế.
Thì có thể thực hành đúng pháp và thuận pháp: Thì có thể thực hành sự thực hành đúng đắn, sự thực hành phù hợp, sự thực hành không trái ngược, sự thực hành đưa đến lợi ích, sự thực hành đúng pháp và thuận pháp.
“Thì có thể thực hành đúng pháp và thuận pháp” là như thế.
Và còn có thể đi đến bờ kia của già và chết: Bờ kia của già và chết nói đến bất tử, Niết-bàn, tức là sự yên lặng của tất cả các pháp tạo tác, sự buông bỏ tất cả các mầm tái sanh, sự diệt trừ tham ái, sự lìa khỏi luyến ái, sự diệt tận, Niết-bàn.
Và còn có thể đi đến bờ kia của già và chết: Có thể đi đến bờ kia, có thể chứng đắc bờ kia, có thể chạm đến bờ kia, có thể chứng ngộ bờ kia của già và chết.
“Và còn có thể đi đến bờ kia của già và chết” là như thế.
Các pháp này là sẽ đi đến bờ kia: Các pháp này là sẽ đi đến bờ kia, giúp cho đạt được bờ kia, giúp cho hoàn toàn đạt được bờ kia, giúp cho hoàn toàn đạt đến được bờ kia, vận hành đưa đến việc vượt qua già và chết.
“Các pháp này là sẽ đi đến bờ kia” là như thế.
Vì thế, [tên gọi] của bài giảng pháp này.
Vì thế: Vì thế là bởi lý do ấy, bởi nhân ấy, bởi duyên ấy, bởi căn nguyên ấy. “Vì thế” là như thế.
Của bài giảng pháp này: Là của bài giảng Đường đi đến bờ kia này.
“Vì thế, [tên gọi] của bài giảng pháp này” là như thế.
Tên gọi [của bài giảng pháp này] là Đường đi đến bờ kia: Bờ kia nói đến bất tử, Niết-bàn… (nt)… sự tịch diệt, Niết-bàn. Đường đi đến nói đến đạo lộ, tức là chánh kiến… (nt)… chánh định.
Tên gọi: Là sự ấn định, sự chỉ định, sự quy định, sự diễn tả, tên gọi, sự đặt tên, sự định danh, từ mô tả, tên hiệu, từ kêu gọi.
“Tên gọi [của bài giảng pháp này] là Đường đi đến bờ kia” là như thế.
Vì thế, điều này được nói đến:
“Nếu đối với từng câu hỏi một, sau khi hiểu thông ý nghĩa, sau khi hiểu thông giáo pháp thì có thể thực hành đúng pháp và thuận pháp, và còn có thể đi đến bờ kia của già và chết. Các pháp này là sẽ đi đến bờ kia, vì thế, tên gọi của bài giảng pháp này là ‘Đường đi đến bờ kia.’”
1-2-3.
1. Vị Ajita, vị Tissametteyya, vị Puṇṇaka, rồi vị Mettagū,
Vị Dhotaka, và vị Upasīva, vị Nanda, rồi vị Hemaka.
2. Cả hai vị là vị Todeyya với vị Kappa và vị sáng suốt Jatukaṇṇī,
Vị Bhadrāvudha và vị Udaya, luôn cả Bà-la-môn Posāla,
Vị thông minh Mogharāja và vị Đại Ẩn sĩ Piṅgiya.
3. Những vị này đã đi đến gặp đức Phật, bậc Ẩn Sĩ có đức hạnh đầy đủ.
Trong khi hỏi các câu hỏi vi tế, họ đã đến gần đức Phật tối thượng.
Những vị này đã đi đến gặp đức Phật.
Những vị này: Mười sáu vị Bà-la-môn sẽ đi đến bờ kia.
Đức Phật: Vị ấy là đức Thế Tôn, đấng Tự Chủ, vị không có thầy, đã tự mình giác ngộ hoàn toàn các sự thật về các pháp chưa từng được nghe trước đây. Ngài đã đạt được trạng thái toàn tri về các pháp ấy và đã đạt được bản thể năng lực về các lực.
Đức Phật: Với ý nghĩa gì là đức Phật? “Vị đã giác ngộ các chân lý” là đức Phật. “Vị đã giúp cho chúng sanh giác ngộ” là đức Phật. Do trạng thái toàn tri là đức Phật. Do trạng thái nhìn thấy tất cả là đức Phật. Do trạng thái không bị người khác dẫn dắt là đức Phật. Do trạng thái nở rộ [các đức hạnh] là đức Phật. Do được công nhận đã cạn kiệt các lậu hoặc là đức Phật. Do được công nhận không có tùy phiền não là đức Phật. “Vị có luyến ái đã được xa lìa hoàn toàn” là đức Phật. “Vị có sân hận đã được xa lìa hoàn toàn” là đức Phật. “Vị có si mê đã được xa lìa hoàn toàn” là đức Phật. “Vị hoàn toàn không còn ô nhiễm” là đức Phật. “Vị đã đi con đường độc đạo” là đức Phật. “Vị độc nhất đã giác ngộ quả vị Chánh đẳng giác vô thượng” là đức Phật. Do trạng thái đã phá tan sự không giác ngộ là đức Phật. Do việc đạt được sự giác ngộ là đức Phật.
Đức Phật: Tên gọi này không do mẹ tạo ra, không do cha tạo ra, không do anh [em] trai tạo ra, không do chị [em] gái tạo ra, không do bạn bè hoặc thân hữu tạo ra, không do các thân quyến và những người cùng huyết thống tạo ra, không do các Sa-môn hoặc Bà-la-môn tạo ra, không do chư thiên tạo ra. Sự tận cùng của giải thoát này là sự quy định thuộc về chư Phật Thế Tôn do sự đạt được, do sự chứng ngộ trí Toàn tri ở cội cây Bồ-đề, tức là “đức Phật.”
Những vị này đã đi đến gặp đức Phật: Những vị này đã đi đến gặp đức Phật, đã đi đến gần, đã ngồi gần, đã vấn, đã hỏi.
“Những vị này đã đi đến gặp đức Phật” là như thế.
Bậc Ẩn Sĩ có đức hạnh đầy đủ.
Đức hạnh: Nói đến việc đạt được sự toàn hảo về giới, sự thu thúc về giới cũng là đức hạnh, sự thu thúc về các quyền cũng là đức hạnh, việc biết chừng mực về vật thực cũng là đức hạnh, sự luyện tập về tỉnh thức cũng là đức hạnh, bảy đức tính tốt cũng là đức hạnh, bốn thiền cũng là đức hạnh.
Có đức hạnh đầy đủ: Có đức hạnh đầy đủ là có đức hạnh hạng nhất, có đức hạnh thù thắng, có đức hạnh dẫn đầu, có đức hạnh tối thượng, có đức hạnh cao quý.
Bậc Ẩn Sĩ: Bậc Ẩn Sĩ là [nói đến] đức Thế Tôn. “Vị đã tìm kiếm, đã tìm tòi, đã tầm cầu giới uẩn lớn lao” là bậc Ẩn Sĩ. ... (nt)… “Vị được tầm cầu, được tìm tòi, được tìm kiếm bởi các chúng sanh có uy lực lớn lao [hỏi rằng]: Đức Phật ngự ở đâu? Đức Thế Tôn ngự ở đâu? Chúa của chư thiên ngự ở đâu? Đấng Nhân Ngưu ngự ở đâu?” là bậc Ẩn Sĩ.
“Bậc Ẩn Sĩ có đức hạnh đầy đủ” là như thế.
Trong khi hỏi các câu hỏi vi tế.
Trong khi hỏi: Trong khi hỏi là trong khi yêu cầu, trong khi thỉnh cầu, trong khi đặt niềm tin.
Các câu hỏi vi tế: Các câu hỏi thâm sâu, khó nhận ra, khó hiểu biết, an tịnh, tuyệt vời, không thuộc phạm vi suy nghĩ, vi tế, có thể hiểu được bởi những bậc sáng suốt.
“Trong khi hỏi các câu hỏi vi tế” là như thế.
Họ đã đến gần đức Phật tối thượng.
Đức Phật: Vị ấy là đức Thế Tôn,… (nt)… sự quy định do việc chứng ngộ, tức là “đức Phật.”
Tối thượng: Đức Phật tối thượng là cao cả, nhất hạng, thù thắng, dẫn đầu, tối thượng, cao quý.
Đã đến gần: Họ đã đi đến, đã đi đến gần, đã ngồi gần, đã vấn, đã hỏi.
“Họ đã đến gần đức Phật tối thượng” là như thế.
Vì thế, điều này được nói đến:
“Những vị này đã đi đến gặp đức Phật, bậc Ẩn Sĩ có đức hạnh đầy đủ. Trong khi hỏi các câu hỏi vi tế, họ đã đến gần đức Phật tối thượng.”
4. Được hỏi những câu hỏi, đức Phật đã giải đáp cho các vị ấy đúng theo sự thật. Với việc giải đáp các câu hỏi, bậc Hiền trí đã làm hài lòng các vị Bà-la-môn.
Đức Phật đã giải đáp cho các vị ấy.
Cho các vị ấy: Cho mười sáu vị Bà-la-môn sẽ đi đến bờ kia.
Đức Phật: Vị ấy là đức Thế Tôn,… (nt)… sự quy định do việc chứng ngộ, tức là “đức Phật.”
Đã giải đáp: Đức Phật đã giải đáp cho các vị ấy, đã chỉ dạy, đã chỉ bảo, đã thông báo, đã ấn định, đã khai mở, đã chia sẻ, đã làm rõ, đã bày tỏ.
“Đức Phật đã giải đáp cho các vị ấy” là như thế.
Được hỏi những câu hỏi... đúng theo sự thật.
Được hỏi những câu hỏi: Được hỏi những câu hỏi, được vấn, được yêu cầu, được thỉnh cầu, được đặt niềm tin.
Đúng theo sự thật: Nên chỉ dạy thế nào thì đã chỉ dạy thế ấy, nên chỉ bảo thế nào thì đã chỉ bảo thế ấy, nên thông báo thế nào thì đã thông báo thế ấy, nên ấn định thế nào thì đã ấn định thế ấy, nên khai mở thế nào thì đã khai mở thế ấy, nên chia sẻ thế nào thì đã chia sẻ thế ấy, nên làm rõ thế nào thì đã làm rõ thế ấy, nên bày tỏ thế nào thì đã bày tỏ thế ấy.
“Được hỏi những câu hỏi... đúng theo sự thật” là như thế.
Với việc giải đáp các câu hỏi: Với việc giải đáp, với việc chỉ dạy, với việc chỉ bảo, với việc thông báo, với việc ấn định, với việc khai mở, với việc chia sẻ, với việc làm rõ, với việc bày tỏ các câu hỏi.
“Với việc giải đáp các câu hỏi” là như thế.
Bậc Hiền trí đã làm hài lòng các vị Bà-la-môn.
Đã làm hài lòng: Đã làm hài lòng, đã làm vô cùng hài lòng, đã làm tin tưởng, đã làm vừa lòng, đã làm hoan hỷ.
Các vị Bà-la-môn: Mười sáu vị Bà-la-môn sẽ đi đến bờ kia.
Bậc Hiền trí: Bản thể hiền trí nói đến trí,… (nt)… đã vượt qua sự quyến luyến và mạng lưới [tham ái và tà kiến], vị ấy là bậc Hiền trí.
“Bậc Hiền trí đã làm hài lòng các vị Bà-la-môn” là như thế.
Vì thế, điều này được nói đến:
“Được hỏi những câu hỏi, đức Phật đã giải đáp cho các vị ấy đúng theo sự thật. Với việc giải đáp các câu hỏi, bậc Hiền trí đã làm hài lòng các vị Bà-la-môn.”
5. Các vị ấy được hài lòng với bậc Hữu Nhãn, đức Phật, đấng Quyến Thuộc Của Mặt Trời, đã thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của bậc có tuệ cao quý.
Các vị ấy, được hài lòng với bậc Hữu Nhãn.
Các vị ấy: Mười sáu vị Bà-la-môn sẽ đi đến bờ kia.
Được hài lòng: Được hài lòng, được vô cùng hài lòng, được tin tưởng, được vừa lòng, được hoan hỷ. “Các vị ấy, được hài lòng” là như thế.
Với bậc Hữu Nhãn: Đức Thế Tôn là bậc Hữu Nhãn với năm loại nhãn (con mắt): Bậc Hữu Nhãn với nhục nhãn, bậc Hữu Nhãn với thiên nhãn, bậc Hữu Nhãn với tuệ nhãn, bậc Hữu Nhãn với Phật nhãn, bậc Hữu Nhãn với toàn nhãn. Đức Thế Tôn là bậc Hữu Nhãn với nhục nhãn nghĩa là thế nào?… (nt)… Đức Thế Tôn là bậc Hữu Nhãn với toàn nhãn nghĩa là như vậy.
“Các vị ấy, được hài lòng với bậc Hữu Nhãn” là như thế.
Với đức Phật, đấng Quyến Thuộc Của Mặt Trời.
Đức Phật: Vị ấy là đức Thế Tôn,… (nt)… sự quy định do việc chứng ngộ, tức là “đức Phật.”
[Với] đấng Quyến Thuộc Của Mặt Trời: Mặt trời nói đến Thái Dương. Thái Dương là Gotama theo dòng tộc, đức Thế Tôn cũng là Gotama theo dòng tộc. Đức Thế Tôn là bà con trong dòng tộc, là quyến thuộc trong dòng tộc của Thái Dương; vì thế, đức Phật là quyến thuộc của mặt trời.
“Với đức Phật, đấng Quyến Thuộc Của Mặt Trời” là như thế.
Các vị đã thực hành Phạm hạnh: Phạm hạnh nói đến sự kiêng cữ, sự xa lánh, sự kiềm chế, sự tránh xa, sự chừa bỏ, sự không làm, sự không hành động, sự không vi phạm, sự không vượt qua lằn ranh, sự phá hủy cây cầu đối với việc đạt đến các pháp thấp kém. Thêm nữa, theo cách không vòng vo, Phạm hạnh nói đến đạo lộ Thánh thiện tám chi phần, tức là: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Các vị đã thực hành Phạm hạnh: Các vị đã thực hành Phạm hạnh, các vị đã tiến hành sau khi thọ trì.
“Các vị đã thực hành Phạm hạnh” là như thế.
Trong sự hiện diện của bậc có tuệ cao quý: Của bậc có tuệ cao quý, của bậc có tuệ cao cả, của bậc có tuệ hạng nhất, của bậc có tuệ thù thắng, của bậc có tuệ dẫn đầu, của bậc có tuệ tối thượng, của bậc có tuệ cao thượng.
Trong sự hiện diện: Trong sự hiện diện là ở xung quanh, ở tại chỗ ngồi, ở không xa, ở kế bên.
“Trong sự hiện diện của bậc có tuệ cao quý” là như thế.
Vì thế, điều này được nói đến:
“Các vị ấy được hài lòng với bậc Hữu Nhãn, đức Phật, đấng Quyến Thuộc Của Mặt Trời, đã thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của bậc có tuệ cao quý.”
6. Theo như điều đã được chỉ bảo bởi đức Phật đối với từng câu hỏi một, người nào thực hành theo như thế thì có thể từ bờ bên này đi đến bờ kia.
Đối với từng câu hỏi một: Đối với mỗi một câu hỏi của Ajita, đối với mỗi một câu hỏi của Tissametteyya,… (nt)… đối với mỗi một câu hỏi của Piṅgiya.
“Đối với từng câu hỏi một” là như thế.
Theo như điều đã được chỉ bảo bởi đức Phật.
Đức Phật: Vị ấy là đức Thế Tôn, đấng Tự Chủ,… (nt)… sự quy định do việc chứng ngộ, tức là “đức Phật.”
Theo như điều đã được chỉ bảo bởi đức Phật: Theo như điều đã được chỉ dạy, đã được chỉ bảo, đã được thông báo, đã được ấn định, đã được khai mở, đã được chia sẻ, đã được làm rõ, đã được bày tỏ bởi đức Phật.
“Theo như điều đã được chỉ bảo bởi đức Phật” là như thế.
Người nào thực hành theo như thế: Có thể thực hành sự thực hành đúng đắn, sự thực hành phù hợp, sự thực hành không trái ngược, sự thực hành đưa đến lợi ích, sự thực hành đúng pháp và thuận pháp.
“Người nào thực hành theo như thế” là như thế.
Thì có thể từ bờ bên này đi đến bờ kia: Bờ kia nói đến bất tử, Niết-bàn,… (nt)… sự diệt tận, Niết-bàn. Bờ bên này nói đến các ô nhiễm, các uẩn và các sự tạo tác.
Thì có thể từ bờ bên này đi đến bờ kia: Từ bờ bên này có thể đi đến bờ kia, có thể chứng đắc bờ kia, có thể chạm đến bờ kia, có thể chứng ngộ bờ kia.
“Thì có thể từ bờ bên này đi đến bờ kia” là như thế.
Vì thế, điều này được nói đến:
“Theo như điều đã được chỉ bảo bởi đức Phật đối với từng câu hỏi một, người nào thực hành theo như thế thì có thể từ bờ bên này đi đến bờ kia.”
7. Người tu tập đạo lộ tối thượng có thể từ bờ bên này đi đến bờ kia. Đạo lộ ấy đưa đến việc đi đến bờ kia, vì thế gọi là Đường đi đến bờ kia.
Có thể từ bờ bên này đi đến bờ kia: Bờ bên này nói đến các ô nhiễm, các uẩn, và các sự tạo tác. Bờ kia nói đến bất tử, Niết-bàn,… (nt)… sự diệt trừ tham ái, sự lìa khỏi luyến ái, sự diệt tận, Niết-bàn.
Có thể từ bờ bên này đi đến bờ kia: Từ bờ bên này có thể đi đến bờ kia, có thể chứng đắc bờ kia, có thể chạm đến bờ kia, có thể chứng ngộ bờ kia.
“Có thể từ bờ bên này đi đến bờ kia” là như thế.
Người tu tập đạo lộ tối thượng: Đạo lộ tối thượng nói đến đạo lộ Thánh thiện tám chi phần, tức là: Chánh kiến… (nt)… chánh định.
Đạo lộ tối thượng: Là đạo lộ cao cả, nhất hạng, thù thắng, dẫn đầu, tối thượng, cao quý.
Người tu tập: Người đang tu tập, đang tập luyện, đang làm thường xuyên.
“Người tu tập đạo lộ tối thượng” là như thế.
Đạo lộ ấy đưa đến việc đi đến bờ kia:
“Đạo lộ, đường lộ, lộ trình, con lộ, con đường, lối đi, đường đi,
Chiếc thuyền, cây cầu để vượt qua, chiếc bè, chiếc phao, ngõ đi qua.”
Đưa đến việc đi đến bờ kia: Đưa đến việc đi đến bờ kia là đưa đến việc hoàn toàn đạt được bờ kia, đưa đến việc hoàn toàn đạt đến được bờ kia, đưa đến việc vượt qua già và chết.
“Đạo lộ ấy đưa đến việc đi đến bờ kia” là như thế.
Vì thế gọi là “Đường đi đến bờ kia.”
Vì thế: Vì thế là bởi lý do ấy, bởi nhân ấy, bởi duyên ấy, bởi căn nguyên ấy. Bờ kia nói đến bất tử, Niết-bàn… (nt)… sự tịch diệt, Niết-bàn. Đường đi đến nói đến đạo lộ.
Gọi là: Từ “iti” này là sự nối liền các câu văn,… (nt)… tính chất tuần tự của các câu văn.
“Vì thế gọi là ‘Đường đi đến bờ kia’” là như thế.
Vì thế, điều này được nói đến:
“Người tu tập đạo lộ tối thượng có thể từ bờ bên này đi đến bờ kia. Đạo lộ ấy đưa đến việc đi đến bờ kia, vì thế gọi là ‘Đường đi đến bờ kia.’”
8. [Tôn giả Piṅgiya nói rằng:] “Tôi sẽ tường thuật Kinh Đường đi đến bờ kia. Bậc không có vết nhơ, có sự thông minh bao la, không còn dục, đã ra khỏi rừng [ô nhiễm]; bậc Long Tượng đã thấy như thế nào, Ngài đã nói ra như thế ấy. Nguyên nhân của việc gì khiến Ngài lại nói lời dối trá?”
Tôi sẽ tường thuật Kinh Đường đi đến bờ kia: Tôi sẽ tường thuật bài kệ, tôi sẽ thuyết giảng lại điều đã được thuyết giảng, tôi sẽ nói đến điều đã được nói đến, tôi sẽ nói ra điều đã được nói ra, tôi sẽ phát ngôn điều đã được phát ngôn.
“Tôi sẽ tường thuật Kinh Đường đi đến bờ kia” là như thế.
Tôn giả Piṅgiya nói rằng.
Rằng: Từ “icca” này là sự nối liền các câu văn,… (nt)… tính chất tuần tự của các câu văn.
Tôn giả: Từ “āyasmā” này là lời nói yêu mến, lời nói kính trọng, lời nói có sự tôn kính và có sự phục tùng.
Piṅgiya: Là tên của vị Trưởng lão ấy, là sự ấn định, sự chỉ định, sự quy định, sự diễn tả, tên gọi, sự đặt tên, sự định danh, từ mô tả, tên hiệu, từ kêu gọi.
“Tôn giả Piṅgiya nói rằng” là như thế.
Đã thấy như thế nào, Ngài đã nói ra như thế ấy: Đã thấy như thế nào, Ngài đã nói ra, đã chỉ dạy, đã chỉ bảo, đã thông báo, đã ấn định, đã khai mở, đã chia sẻ, đã làm rõ, đã bày tỏ như thế ấy. Đã thấy “tất cả các hành là vô thường” như thế nào, Ngài đã nói ra, đã chỉ dạy, đã chỉ bảo, đã thông báo, đã ấn định, đã khai mở, đã chia sẻ, đã làm rõ, đã bày tỏ như thế ấy. Đã thấy “tất cả các hành là khổ”… (nt)… “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt” như thế nào, Ngài đã nói ra, đã chỉ dạy, đã chỉ bảo, đã thông báo, đã ấn định, đã khai mở, đã chia sẻ, đã làm rõ, đã bày tỏ như thế ấy.
“Đã thấy như thế nào, Ngài đã nói ra như thế ấy” là như thế.
Bậc không có vết nhơ, có sự thông minh bao la.
Bậc không có vết nhơ: Luyến ái là vết nhơ, sân hận là vết nhơ, si mê là vết nhơ, giận dữ…, thù hằn… (nt)… tất cả các pháp tạo tác bất thiện là các vết nhơ. Đối với đức Phật Thế Tôn, các vết nhơ ấy đã được dứt bỏ, có rễ đã được cắt lìa, như cây thốt nốt đã bị cụt ngọn, đã bị làm cho không còn hiện hữu, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai; vì thế, đức Phật là bậc không xao động, không có vết nhơ, không còn vết nhơ, đã rời xa vết nhơ, đã dứt bỏ hẳn vết nhơ, đã được thoát khỏi vết nhơ, đã vượt qua khỏi tất cả vết nhơ.
Bao la: Nói đến trái đất. Đức Thế Tôn đã thành tựu tuệ ấy, [là tuệ] bao la, trải rộng, sánh bằng trái đất.
Thông minh: Nói đến tuệ; tuệ là sự nhận biết,… (nt)… sự không si mê, sự chọn lựa pháp, chánh kiến. Đức Thế Tôn đã tiến đến, đã tiến gần, đã đi đến gần, đã tiến đến gần, đã đạt đến, đã tròn đủ, đã thành tựu tuệ thông minh này; vì thế, đức Phật vô cùng thông minh.
“Bậc không có vết nhơ, có sự thông minh bao la” là như thế.
Không còn dục, đã ra khỏi rừng [ô nhiễm], bậc Long Tượng.
Dục: Theo sự phân loại thì có hai loại dục: Vật dục và ô nhiễm dục. ... (nt)… Các điều này được gọi là vật dục. ... (nt)… Các điều này được gọi là ô nhiễm dục. Đối với đức Phật Thế Tôn, các vật dục đã được biết toàn diện, các ô nhiễm dục đã được dứt bỏ. Do trạng thái đã được biết toàn diện đối với các vật dục, do trạng thái đã được dứt bỏ đối với các ô nhiễm dục, đức Thế Tôn không ham muốn các dục, không ước muốn các dục, không ước nguyện các dục, không mong cầu các dục, không nguyện cầu các dục. Những người nào ham muốn các dục, ước muốn các dục, ước nguyện các dục, mong cầu các dục, nguyện cầu các dục, những người ấy có sự ham muốn các dục, có sự luyến ái với ái dục, có sự suy tưởng đến tưởng [về dục]. Đức Thế Tôn không ham muốn các dục, không ước muốn các dục, không ước nguyện các dục, không mong cầu các dục, không nguyện cầu các dục; vì thế, đức Phật không có dục, không còn dục, có dục đã được từ bỏ, có dục đã được tẩy trừ, có dục đã được giải thoát, có dục đã được dứt bỏ, có dục đã được buông bỏ, có luyến ái đã được xa lìa, có luyến ái đã được tách lìa, có luyến ái đã được từ bỏ, có luyến ái đã được tẩy trừ, có luyến ái đã được giải thoát, có luyến ái đã được dứt bỏ, có luyến ái đã được buông bỏ, đã không còn khao khát, đã được tịch diệt, có trạng thái mát mẻ, có sự cảm thọ lạc, sống với trạng thái cao thượng tự thân. “Không còn dục” là như thế.
Đã ra khỏi rừng [ô nhiễm]: Luyến ái là rừng, sân hận là rừng, si mê là rừng, giận dữ là rừng, thù hằn là rừng,… (nt)… tất cả các pháp tạo tác bất thiện là các rừng. Đối với đức Phật Thế Tôn, các rừng ấy đã được dứt bỏ, có rễ đã được cắt lìa, như cây thốt nốt đã bị cụt ngọn, đã bị làm cho không còn hiện hữu, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai. Vì thế, đức Phật là bậc không có rừng, lìa khỏi rừng, không còn rừng, đã rời xa rừng, đã dứt bỏ hẳn rừng, đã được thoát khỏi rừng, đã vượt qua khỏi tất cả rừng. “Đã ra khỏi rừng [ô nhiễm]” là như thế.
Bậc Long Tượng: Bậc Long Tượng là [nói đến] đức Thế Tôn. “Vị không làm điều tội lỗi” là bậc Long Tượng, “vị không đi đến” là bậc Long Tượng, “vị không trở về” là bậc Long Tượng. ... (nt)… “Đức Thế Tôn không trở về” là bậc Long Tượng nghĩa là như vậy.
“Không còn dục, đã ra khỏi rừng [ô nhiễm], bậc Long Tượng” là như thế.
Nguyên nhân của việc gì khiến Ngài lại nói lời dối trá?
Nguyên nhân của việc gì: Nguyên nhân của việc gì là bởi nguyên nhân gì, bởi lý do gì, bởi căn nguyên gì, bởi duyên gì. “Nguyên nhân của việc gì” là như thế.
Lại nói lời dối trá: Lại có thể nói, có thể thuyết, có thể giảng giải, có thể diễn tả lời dối trá.
Lại nói lời dối trá: Lại có thể nói lời sai trái, có thể nói lời nói dối trá, có thể nói lời không thánh thiện. Ở đây, một người nào đó đi đến hiệp hội, hoặc đi đến tập thể, hoặc đi đến giữa thân quyến, hoặc đi đến giữa đoàn thể, hoặc đi đến giữa các vương tộc, rồi bị mời đến, bị hỏi cung rằng: “Thưa ông, hãy đến. Ông biết điều nào thì ông hãy nói điều ấy.” Kẻ ấy trong khi không biết đã nói là: “Tôi biết”, hoặc biết đã nói là: “Tôi không biết”, hoặc không thấy đã nói là: “Tôi thấy”, hoặc thấy đã nói là: “Tôi không thấy.” Như thế, vì nguyên nhân bản thân, hoặc vì nguyên nhân người khác, hoặc vì nguyên nhân tài sản, hoặc vì nguyên nhân vật chất nhỏ nhen rồi cố tình nói dối; việc này được gọi là nói lời sai trái.
Thêm nữa, việc nói dối là với ba yếu tố: Ngay trước đó, vị này khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá”, trong khi nói [biết rằng]: “Ta đang nói điều dối trá”, đã nói xong [biết rằng]: “Điều dối trá đã được ta nói.” Việc nói dối là với ba yếu tố này. Thêm nữa, việc nói dối là với bốn yếu tố: Ngay trước đó, vị này khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá”, trong khi nói [biết rằng]: “Ta đang nói điều dối trá”, đã nói xong [biết rằng]: “Điều dối trá đã được ta nói”, đã che giấu quan điểm. Việc nói dối là với bốn yếu tố này.
Thêm nữa, việc nói dối là với năm yếu tố,… với sáu yếu tố,… với bảy yếu tố,… với tám yếu tố: Ngay trước đó, vị này khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá”, trong khi nói [biết rằng]: “Ta đang nói điều dối trá”, đã nói xong [biết rằng]: “Điều dối trá đã được ta nói”, đã che giấu quan điểm, đã che giấu điều chấp nhận, đã che giấu điều ưa thích, đã che giấu ý tưởng, đã che giấu sự việc. Việc nói dối là với tám yếu tố này.
Nguyên nhân của việc gì khiến Ngài lại nói lời dối trá: Nguyên nhân của việc gì khiến Ngài lại có thể nói, có thể thuyết, có thể giảng giải, có thể diễn tả lời dối trá?
“Nguyên nhân của việc gì khiến Ngài lại nói lời dối trá?” là như thế.
Vì thế, vị Trưởng lão Piṅgiya đã nói:
[Tôn giả Piṅgiya nói rằng:] “Tôi sẽ tường thuật Kinh Đường đi đến bờ kia. Bậc không có vết nhơ, có sự thông minh bao la, không còn dục, đã ra khỏi rừng [ô nhiễm]; bậc Long Tượng đã thấy như thế nào, Ngài đã nói ra như thế ấy. Nguyên nhân của việc gì khiến Ngài lại nói lời dối trá?”
9. Giờ đây tôi sẽ thuật lại lời nói đức độ của bậc đã dứt bỏ vết nhơ và si mê, của bậc có sự dứt bỏ ngã mạn và gièm pha.
Của bậc đã dứt bỏ vết nhơ và si mê.
Vết nhơ: Luyến ái là vết nhơ, sân hận là vết nhơ, si mê là vết nhơ, ngã mạn là vết nhơ, tà kiến là vết nhơ, ô nhiễm là vết nhơ, tất cả uế hạnh là vết nhơ, tất cả các nghiệp đưa đến hữu là vết nhơ.
Si mê: Là sự không biết về khổ,… (nt)… sự ngăn trở của vô minh, si mê là gốc rễ của bất thiện; điều này được gọi là si mê. Đối với đức Phật Thế Tôn, vết nhơ và si mê đã được dứt bỏ, có rễ đã được cắt lìa, như cây thốt nốt đã bị cụt ngọn, đã bị làm cho không còn hiện hữu, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai; vì thế, đức Phật là bậc đã dứt bỏ vết nhơ và si mê.
“Của bậc đã dứt bỏ vết nhơ và si mê” là như thế.
Của bậc có sự dứt bỏ ngã mạn và gièm pha.
Ngã mạn: Ngã mạn theo một loại: Là sự kiêu hãnh của tâm.
Ngã mạn theo hai loại: Ngã mạn do tâng bốc bản thân và ngã mạn do khinh bỉ người khác.
Ngã mạn theo ba loại: [Nghĩ rằng:] “Ta là tốt hơn” là ngã mạn, [nghĩ rằng:] “Ta là ngang bằng” là ngã mạn, [nghĩ rằng:] “Ta là thua kém” là ngã mạn.
Ngã mạn theo bốn loại: Do lợi lộc rồi sanh khởi ngã mạn, do danh vọng rồi sanh khởi ngã mạn, do khen ngợi rồi sanh khởi ngã mạn, do sung sướng rồi sanh khởi ngã mạn.
Ngã mạn theo năm loại: [Nghĩ rằng:] “Ta đạt được các sắc hợp ý” rồi sanh khởi ngã mạn, [nghĩ rằng:] “Ta đạt được các thinh, các hương, các vị, các xúc hợp ý” rồi sanh khởi ngã mạn.
Ngã mạn theo sáu loại: Do sự thành tựu của mắt rồi sanh khởi ngã mạn, do sự thành tựu của tai…, do sự thành tựu của mũi…, do sự thành tựu của lưỡi…, do sự thành tựu của thân…, do sự thành tựu của ý rồi sanh khởi ngã mạn.
Ngã mạn theo bảy loại: Ngã mạn, cao ngạo, cao ngạo dựa trên ngã mạn, tự ti, tăng thượng mạn, ngã mạn về bản thân, ngã mạn do hiểu biết sai trái.
Ngã mạn theo tám loại: Do lợi lộc rồi sanh khởi ngã mạn, do không có lợi lộc rồi sanh khởi tự ti, do danh vọng rồi sanh khởi ngã mạn, do không có danh vọng rồi sanh khởi tự ti, do lời khen rồi sanh khởi ngã mạn, do lời chê rồi sanh khởi tự ti, do sung sướng rồi sanh khởi ngã mạn, do khổ rồi sanh khởi tự ti.
Ngã mạn theo chín loại: [Nghĩ rằng:] “Ta là tốt hơn so với người tốt hơn” là ngã mạn, “ta là ngang bằng so với người tốt hơn” là ngã mạn, “ta là thua kém so với người tốt hơn” là ngã mạn, “ta là tốt hơn so với người ngang bằng” là ngã mạn, “ta là ngang bằng so với người ngang bằng” là ngã mạn, “ta là thua kém so với người ngang bằng” là ngã mạn, “ta là tốt hơn so với người thua kém” là ngã mạn, “ta là ngang bằng so với người thua kém” là ngã mạn, “ta là thua kém so với người thua kém” là ngã mạn.
Ngã mạn theo mười loại: Ở đây một người nào đó sanh khởi ngã mạn về xuất thân, hoặc về dòng dõi, hoặc về con nhà gia thế, hoặc về vẻ đẹp của làn da, hoặc về tài sản, hoặc về học vấn, hoặc về công việc, hoặc về tài nghệ, hoặc về kiến thức, hoặc về sự học hỏi, hoặc về tài biện giải, hoặc về sự việc này khác.
Ngã mạn nào với hình thức như vậy là biểu hiện của ngã mạn, trạng thái của ngã mạn, sự kiêu hãnh, sự hãnh diện, sự giương lên [như ngọn cờ], sự tự nâng lên, sự mong muốn nổi bật của tâm; điều này được gọi là ngã mạn.
Gièm pha: Gièm pha, biểu hiện gièm pha, trạng thái gièm pha, sự ganh ghét, việc làm do ganh ghét; việc này được gọi là gièm pha. Đối với đức Phật Thế Tôn, ngã mạn và gièm pha đã được dứt bỏ, có rễ đã được cắt lìa, như cây thốt nốt đã bị cụt ngọn, đã bị làm cho không còn hiện hữu, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai. Vì thế, đức Phật là bậc có sự dứt bỏ ngã mạn và gièm pha.
“Của bậc có sự dứt bỏ ngã mạn và gièm pha” là như thế.
Giờ đây tôi sẽ thuật lại lời nói đức độ.
Giờ đây tôi: Từ “handāhaṃ” này là sự nối liền các câu văn, sự kết hợp các câu văn, sự làm đầy đủ các câu văn, sự gặp gỡ của các âm, trạng thái trau chuốt từ ngữ, tính chất tuần tự của các câu văn.
Tôi sẽ thuật lại lời nói đức độ: Tôi sẽ thuật lại, tôi sẽ chỉ bảo, tôi sẽ thông báo, tôi sẽ ấn định, tôi sẽ khai mở, tôi sẽ chia sẻ, tôi sẽ làm rõ, tôi sẽ bày tỏ lời phát ngôn, lời nói, lời phát biểu, lời thốt ra đã được tiến đến, đã được tiến gần, đã được tiến vào, đã được tiến sát, đã được đạt đến, đã được đầy đủ, đã được thành tựu với sự đức độ.
“Giờ đây tôi sẽ thuật lại lời nói đức độ” là như thế.
Vì thế, vị Trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Giờ đây tôi sẽ thuật lại lời nói đức độ của bậc đã dứt bỏ vết nhơ và si mê, của bậc có sự dứt bỏ ngã mạn và gièm pha.”
10. Đức Phật, đấng Toàn Nhãn, bậc xóa tan sự tăm tối,
Vị đã đi đến tận cùng thế giới, đã vượt trội mọi hữu,
Không còn lậu hoặc, đã dứt bỏ tất cả khổ,
Vị xứng đáng có danh xưng đã được tôi hầu cận, thưa vị Bà-la-môn.
Đức Phật, đấng Toàn Nhãn, bậc xóa tan sự tăm tối.
Bậc xóa tan sự tăm tối: Bậc đã xóa tan, đã xua tan, đã dứt bỏ, đã xua đi, đã làm chấm dứt, đã làm cho không còn hiện hữu sự tăm tối bởi luyến ái, sự tăm tối bởi sân hận, sự tăm tối bởi si mê, sự tăm tối bởi ngã mạn, sự tăm tối bởi tà kiến, sự tăm tối bởi ô nhiễm, sự tăm tối bởi uế hạnh, sự tạo ra tăm tối, sự làm cho mù mắt, sự tạo ra vô trí, sự diệt tận tuệ, đem đến sự buồn phiền, không vận hành đến Niết-bàn.
Đức Phật: Vị ấy là đức Thế Tôn,… (nt)… sự quy định do việc chứng ngộ, tức là “đức Phật.”
Toàn Nhãn: Nói đến trí toàn giác. ... (nt)… vì thế đức Như Lai là bậc Toàn Nhãn.
“Đức Phật, đấng Toàn Nhãn, bậc xóa tan sự tăm tối” là như thế.
Vị đã đi đến tận cùng thế giới, đã vượt trội mọi hữu.
Thế giới: Một thế giới: Thế giới hiện hữu.
Hai thế giới: Thế giới hiện hữu và thế giới sẽ hình thành, thế giới nhàn cảnh đang hiện hữu và thế giới nhàn cảnh sẽ hình thành, thế giới khổ cảnh đang hiện hữu và thế giới khổ cảnh sẽ hình thành.
Ba thế giới: Ba cảm thọ.
Bốn thế giới: Bốn yếu tố nuôi dưỡng.
Năm thế giới: Năm thủ uẩn.
Sáu thế giới: Sáu xứ thuộc nội phần.
Bảy thế giới: Chỗ trú của thức.
Tám thế giới: Tám pháp của thế gian.
Chín thế giới: Chín trú xứ của chúng sanh.
Mười thế giới: Mười xứ.
Mười hai thế giới: Mười hai xứ.
Mười tám thế giới: Mười tám giới.
Vị đã đi đến tận cùng thế giới: Đức Thế Tôn đã đi đến điểm cuối, đã đạt đến điểm cuối, đã đi đến đỉnh, đã đạt đến đỉnh,… (nt)… đã đi đến Niết-bàn, đã đạt đến Niết-bàn. Vị ấy đã trải qua cuộc sống [của bậc Thánh], đã hoàn tất việc thực hành,… (nt)… việc sanh tử luân hồi, việc sanh ra lần nữa không có đối với vị ấy. “Vị đã đi đến tận cùng thế giới” là như thế.
Đã vượt trội mọi hữu.
Hữu: Có hai sự hiện hữu: Sự hiện hữu do nghiệp và sự hiện hữu lần nữa liên quan đến việc nối liền tái sanh. Cái nào là sự hiện hữu do nghiệp? Phúc hành, phi phúc hành, bất động hành, cái này là sự hiện hữu do nghiệp. Cái nào là sự hiện hữu lần nữa liên quan đến việc nối liền tái sanh? Sắc, thọ, tưởng, hành, thức liên quan đến việc nối liền tái sanh, cái này là sự hiện hữu lần nữa liên quan đến việc nối liền tái sanh. Đức Thế Tôn đã vượt qua, đã vượt quá, đã vượt qua khỏi sự hiện hữu do nghiệp và sự hiện hữu lần nữa liên quan đến việc nối liền tái sanh.
“Vị đã đi đến tận cùng thế giới, đã vượt trội mọi hữu” là như thế.
Không còn lậu hoặc, đã dứt bỏ tất cả khổ.
Lậu hoặc: Có bốn lậu hoặc: Dục lậu, hữu lậu, kiến lậu, vô minh lậu. Đối với đức Phật Thế Tôn, các lậu hoặc ấy là đã được dứt bỏ, có rễ đã được cắt lìa, như cây thốt nốt đã bị cụt ngọn, đã bị làm cho không còn hiện hữu, không còn các điều kiện sanh khởi trong tương lai; vì thế, đức Phật là bậc không còn lậu hoặc.
Đã dứt bỏ tất cả khổ: Đối với Ngài, mọi việc liên quan đến việc nối liền tái sanh là khổ sanh, khổ già, khổ bệnh, khổ chết, khổ do sầu-bi-khổ-ưu-não,… (nt)… sự tổn hại về kiến thức là khổ, [tất cả] đã được dứt bỏ, đã được trừ tuyệt, đã được vắng lặng, đã được tịch tịnh, không thể sanh khởi nữa, đã được thiêu đốt bởi ngọn lửa trí tuệ; vì thế, đức Phật là bậc đã dứt bỏ tất cả khổ.
“Không còn lậu hoặc, đã dứt bỏ tất cả khổ” là như thế.
Vị xứng đáng có danh xưng đã được tôi hầu cận, thưa vị Bà-la-môn.
Vị xứng đáng có danh xưng: Xứng đáng có danh xưng là có tên gọi tương đương, có danh xưng tương đương, xứng đáng có danh xưng tương đương. Đức Thế Tôn Vipassī, đức Thế Tôn Sikhī, đức Thế Tôn Vessabhū, đức Thế Tôn Kakusandha, đức Thế Tôn Konāgamana, đức Thế Tôn Kassapa, chư Phật Thế Tôn ấy có tên gọi tương đương, có danh xưng tương đương. Đức Thế Tôn Sakyamuni cũng có tên gọi tương đương, có danh xưng tương đương đối với chư Phật Thế Tôn ấy; vì thế, đức Phật xứng đáng có danh xưng.
Đã được tôi hầu cận, thưa vị Bà-la-môn: Đức Thế Tôn ấy đã được đến gần, đã được hầu cận, đã được phục vụ tận tình, đã được thăm hỏi, đã được hỏi han bởi tôi.
“Vị xứng đáng có danh xưng đã được tôi hầu cận, thưa vị Bà-la-môn” là như thế.
Vì thế, vị Trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Đức Phật, đấng Toàn Nhãn, bậc xóa tan sự tăm tối,
Vị đã đi đến tận cùng thế giới, đã vượt trội mọi hữu,
Không còn lậu hoặc, đã dứt bỏ tất cả khổ,
Vị xứng đáng có danh xưng đã được tôi hầu cận, thưa vị Bà-la-môn.”
11. Giống như loài lưỡng sanh, sau khi lìa bỏ khu rừng cây nhỏ,
Có thể sống ở khu rừng có nhiều trái cây,
Cũng như vậy, sau khi lìa bỏ người có tầm nhìn nhỏ nhoi,
Tôi tựa như con chim thiên nga đã đạt đến biển lớn.
Giống như loài lưỡng sanh, sau khi lìa bỏ khu rừng cây nhỏ, có thể sống ở khu rừng có nhiều trái cây.
Loài lưỡng sanh: Nói đến loài chim. Vì lý do gì, loài lưỡng sanh được gọi là loài chim? “Được sanh ra hai lần” là loài lưỡng sanh: Từ bụng mẹ và từ quả trứng; vì lý do ấy, loài lưỡng sanh được gọi là loài chim. “Loài lưỡng sanh” là như thế.
Giống như [loài lưỡng sanh] sau khi lìa bỏ khu rừng cây nhỏ: Giống như con chim, sau khi lìa bỏ, sau khi từ bỏ, sau khi vượt quá, sau khi vượt qua hẳn, sau khi vượt qua khỏi khu rừng nhỏ, khu rừng trống không, khu rừng hẹp có ít trái cây, ít thức ăn, ít nước uống, có thể đi đến, có thể tìm đến, có thể đạt được khu rừng lớn, khu rừng già khác có nhiều trái cây, nhiều thức ăn, nhiều cây cối, nhiều nước uống, và ở khu rừng già ấy có thể sắp xếp việc trú ngụ.
“Giống như loài lưỡng sanh, sau khi lìa bỏ khu rừng cây nhỏ, có thể sống ở khu rừng có nhiều trái cây” là như thế.
Cũng như vậy, sau khi lìa bỏ người có tầm nhìn nhỏ nhoi, tôi tựa như con chim thiên nga đã đạt đến biển lớn.
Tương tự như thế: Là phương thức của sự so sánh.
Sau khi lìa bỏ người có tầm nhìn nhỏ nhoi: So sánh với đức Phật Thế Tôn, Bà-la-môn Bāvari và những người khác là thầy của vị ấy thì có tầm nhìn nhỏ nhoi, có tầm nhìn ít ỏi, có tầm nhìn chút ít, có tầm nhìn thấp kém, có tầm nhìn thấp thỏi, hoặc có tầm nhìn tồi tệ. Sau khi dứt bỏ, sau khi lìa bỏ, sau khi vượt quá, sau khi vượt qua hẳn, sau khi vượt qua khỏi các vị [Bà-la-môn] có tầm nhìn nhỏ nhoi, có tầm nhìn ít ỏi, có tầm nhìn chút ít, có tầm nhìn thấp kém, có tầm nhìn thấp thỏi, có tầm nhìn tồi tệ ấy, tôi đã đi đến, đã tìm đến, đã đạt được, đức Phật Thế Tôn là bậc có tầm nhìn vô lượng, có tầm nhìn cao cả, có tầm nhìn hạng nhất, có tầm nhìn thù thắng, có tầm nhìn dẫn đầu, có tầm nhìn tối thượng, có tầm nhìn cao quý, bậc không thể sánh bằng, bậc sánh bằng những vị không thể sánh bằng, bậc không người tương đương, không người đối xứng, không người đối thủ, vị Thiên Nhân vượt trội chư thiên, đấng Nhân Ngưu, đấng Nhân Sư, đấng Nhân Tượng, bậc thuần chủng của loài người, bậc lãnh tụ của loài người, bậc gánh vác sứ mệnh của loài người, bậc duy trì mười lực. Hoặc giống như chim thiên nga có thể đi đến, có thể tìm đến, có thể đạt được hồ nước nhân tạo to lớn, hoặc hồ thiên nhiên Anotatta, hoặc đại dương không bị xao động, có khối lượng nước không thể ước lượng; tương tự y như vậy, đức Phật Thế Tôn là bậc không bị xao động, có uy lực vô lượng, có trí đã được khai mở, có mắt rộng mở, thiện xảo trong việc chia chẻ bằng tuệ, đã chứng đắc tuệ phân tích, đã đạt đến bốn pháp tự tín, thiên về việc nhập thiền quả thanh tịnh, có bản thân tinh khiết, không nói hai lời, bậc tự tại, có lời hứa chắc chắn, là bậc vĩ đại, không nhỏ nhoi, sâu thẳm không thể đo lường, khó thâm nhập, có nhiều bảo vật tựa như biển cả, đã thành tựu sáu chi phần của xả, không thể so sánh, bao la không thể đo lường, vị như thế ấy là vị nói về đạo lộ trong số các vị tuyên thuyết, tựa như núi Meru trong số các ngọn núi, tựa như loài nhân điểu trong số các loài chim, tựa như con sư tử trong số các loài thú, tựa như biển cả trong số các đại dương; tôi đã đi đến với vị Đạo sư ấy, bậc chiến thắng cao quý, vị Đại Ẩn Sĩ.
“Cũng như vậy, sau khi lìa bỏ người có tầm nhìn nhỏ nhoi, tôi tựa như con chim thiên nga đã đạt đến biển lớn” là như thế.
Vì thế, vị Trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Giống như loài lưỡng sanh, sau khi lìa bỏ khu rừng cây nhỏ,
Có thể sống ở khu rừng có nhiều trái cây,
Cũng như vậy, sau khi lìa bỏ người có tầm nhìn nhỏ nhoi,
Tôi tựa như con chim thiên nga đã đạt đến biển lớn.”
12. Những người nào trước đây đã giải đáp cho tôi
Khác với lời dạy của đức Gotama [nói rằng]:
“Đã là như vầy, sẽ là như vầy”,
Mọi điều ấy đều do nghe lời đồn đãi,
Mọi điều ấy đều là sự tăng trưởng của suy nghĩ.
Những người nào trước đây đã giải thích cho tôi.
Những người nào: Là vị Bà-la-môn Bāvari và những người khác là thầy của vị ấy. Những vị ấy đã giải thích, đã chỉ dạy, đã chỉ bảo, đã thông báo, đã ấn định, đã khai mở, đã chia sẻ, đã làm rõ, đã bày tỏ về quan điểm của mình, về sự chấp nhận của mình, về sự ưa thích của mình, về quan niệm của mình, về ý định của mình, về chủ tâm của mình.
“Những người nào trước đây đã giải thích cho tôi” là như thế.
Khác với lời dạy của đức Gotama: Khác với lời dạy của đức Gotama là khác hẳn lời dạy của đức Gotama, trước cả lời dạy của đức Gotama, trước tiên so với lời dạy của đức Gotama, so với lời dạy của đức Phật, so với lời dạy của đấng Chiến Thắng, so với lời dạy của đức Như Lai, so với lời dạy của vị Thiên Nhân vượt trội chư thiên, so với lời dạy của bậc A-la-hán.
“Khác với lời dạy của đức Gotama” là như thế.
Đã là như vầy, sẽ là như vầy: Nghe nói đã là như vầy, nghe nói sẽ là như vầy.
“Đã là như vầy, sẽ là như vầy” là như thế.
Mọi điều ấy đều do nghe lời đồn đãi: Họ đã thuyết giảng mọi điều ấy do nghe lời đồn đãi, do nghe nói như thế, do sự truyền thừa, do sự thành tựu của việc thu thập kiến thức, do nhân suy nghĩ, do nhân suy luận, do suy đoán theo biểu hiện, do sự suy xét và chấp nhận về quan điểm, không được chính bản thân biết rõ, không được tự thân quán xét lại.
“Mọi điều ấy đều do nghe lời đồn đãi” là như thế.
Mọi điều ấy đều là sự tăng trưởng của suy nghĩ: Mọi điều ấy đều là sự tăng trưởng của suy nghĩ, sự tăng trưởng của suy tư, sự tăng trưởng của tư duy, sự tăng trưởng của suy tư về dục, sự tăng trưởng của suy tư về sân hận, sự tăng trưởng của suy tư về hãm hại, sự tăng trưởng của suy tư về thân quyến, sự tăng trưởng của suy tư về xứ sở, sự tăng trưởng của suy tư về chư thiên, sự tăng trưởng của suy tư liên quan đến sự trắc ẩn đối với người khác, sự tăng trưởng của suy tư liên quan đến lợi lộc, sự trọng vọng, sự nổi tiếng, sự tăng trưởng của suy tư liên quan đến việc không bị khi dễ.
“Mọi điều ấy đều là sự tăng trưởng của suy nghĩ” là như thế.
Vì thế, vị Trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Những người nào trước đây đã giải đáp cho tôi
Khác với lời dạy của đức Gotama [nói rằng]:
‘Đã là như vầy, sẽ là như vầy’,
Mọi điều ấy đều do nghe lời đồn đãi,
Mọi điều ấy đều là sự tăng trưởng của suy nghĩ.”
13. Vị xóa tan sự tăm tối, một mình, đang ngồi,
Có sự sáng chói, bậc tạo ra ánh sáng ấy
Là vị Gotama có sự hiểu biết bao la,
Là vị Gotama có sự thông minh bao la.
Vị xóa tan sự tăm tối, một mình, đang ngồi.
Một mình: Đức Thế Tôn là một mình theo quy định của đời sống xuất gia, một mình với ý nghĩa không người thứ hai, một mình với ý nghĩa dứt bỏ tham ái, một mình “có luyến ái đã được xa lìa hoàn toàn”, một mình “có sân hận đã được xa lìa hoàn toàn”, một mình “có si mê đã được xa lìa hoàn toàn”, một mình “hoàn toàn không còn ô nhiễm”, một mình “đã đi con đường độc đạo”, một mình “đã giác ngộ quả vị Chánh đẳng giác vô thượng.” “Một mình” là như thế.
Đức Thế Tôn là một mình theo quy định của đời sống xuất gia nghĩa là thế nào? Đức Thế Tôn trong lúc đang còn thanh xuân, có tóc đen nhánh của tuổi trẻ, được thành tựu tuổi thanh niên tốt lành, vào giai đoạn đầu của tuổi thọ, trong khi mẹ và cha không mong muốn, với khuôn mặt đầy nước mắt, đang khóc lóc, đang than van, Ngài sau khi cắt đứt mọi sự vướng bận của đời sống tại gia, sau khi cắt đứt sự vướng bận về vợ con, sau khi cắt đứt sự vướng bận về thân quyến, sau khi cắt đứt sự vướng bận về bạn bè và thân hữu, sau khi cạo bỏ râu tóc, khoác lên các tấm vải màu ca-sa, rời nhà xuất gia, sống không nhà, sau khi đi đến trạng thái không có gì, một mình sống, trú ngụ, sinh hoạt, vận hành, bảo hộ, hộ trì, bảo dưỡng. “Đức Thế Tôn là một mình theo quy định của đời sống xuất gia” nghĩa là như vậy.
Đức Thế Tôn là một mình với ý nghĩa không người thứ hai nghĩa là thế nào? Trong khi đã được xuất gia như vậy, Ngài một mình thân cận các khu rừng, các nơi heo hút, các chỗ trú ngụ xa vắng có ít âm thanh, ít tiếng ồn, có bầu không gian vắng vẻ, tách biệt với dân chúng, thích hợp cho việc thiền tịnh. Ngài sống một mình, đi một mình, đứng một mình, nằm một mình, đi vào làng để khất thực một mình, đi trở về một mình, ngồi nơi vắng vẻ một mình, quyết định kinh hành một mình, sống, trú ngụ, sinh hoạt, vận hành, bảo hộ, hộ trì, bảo dưỡng một mình. “Đức Thế Tôn là một mình với ý nghĩa không người thứ hai” nghĩa là như vậy.
Đức Thế Tôn là một mình với ý nghĩa dứt bỏ tham ái nghĩa là thế nào? Ngài một mình như vậy, không người thứ hai, trong khi sống không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có bản tánh cương quyết, ở bờ sông Nerañjarā, nơi gốc cây Bồ-đề, trong khi đang nỗ lực về sự nỗ lực vĩ đại, sau khi đã phá tan Ma vương, Thần chết, Hắc ám, thân quyến của những kẻ bị xao lãng, cùng với đạo quân binh, Ngài đã dứt bỏ, đã xua đi, đã làm chấm dứt, đã làm cho không còn hiện hữu sự vướng mắc là mạng lưới tham ái đã được căng ra.
1. “Có tham ái là bạn lữ, trong khi luân chuyển một thời gian dài đến cõi này và cõi khác, con người không vượt qua được luân hồi.
2. Sau khi biết được sự bất lợi như vậy, [biết được] tham ái là nguồn sanh khởi của khổ, vị Tỳ-khưu có tham ái đã được xa lìa, không có sự nắm giữ, có niệm, nên ra đi du phương.”
Đức Thế Tôn là một mình với ý nghĩa dứt bỏ tham ái nghĩa là như vậy.
Đức Thế Tôn là vị một mình “có luyến ái đã được xa lìa hoàn toàn” nghĩa là thế nào? Là vị một mình “có luyến ái đã được xa lìa hoàn toàn” do trạng thái đã được dứt bỏ đối với luyến ái, là vị một mình “có sân hận đã được xa lìa hoàn toàn” do trạng thái đã được dứt bỏ đối với sân hận, là vị một mình “có si mê đã được xa lìa hoàn toàn” do trạng thái đã được dứt bỏ đối với si mê, là vị một mình “hoàn toàn không còn ô nhiễm” do trạng thái đã được dứt bỏ đối với các ô nhiễm.
Đức Thế Tôn là vị một mình “đã đi con đường độc đạo” nghĩa là thế nào? Con đường độc đạo nói đến bốn sự thiết lập niệm,… (nt)… đạo lộ Thánh thiện tám chi phần.
3. “Vị nhìn thấy sự tiêu hoại và chấm dứt của sanh, có lòng thương tưởng đến điều lợi ích, nhận biết con đường độc đạo. Trong thời quá khứ các vị đã vượt qua, [trong thời vị lai] các vị sẽ vượt qua và [trong thời hiện tại] các vị đang vượt qua dòng lũ bằng con đường này.”
Đức Thế Tôn là vị một mình “đã đi con đường độc đạo” nghĩa là như vậy.
Đức Thế Tôn là vị một mình “đã giác ngộ quả vị Chánh đẳng giác vô thượng” nghĩa là thế nào? Quả vị giác ngộ nói đến trí ở bốn đạo, tuệ, tuệ quyền, tuệ lực, trạch pháp giác chi, sự thẩm xét, sự thấy rõ, chánh kiến. Nhờ vào trí giác ngộ ấy, đức Thế Tôn đã giác ngộ rằng: “Tất cả các hành là vô thường”, đã giác ngộ rằng: “Tất cả các hành là khổ”, đã giác ngộ rằng: “Tất cả các pháp là vô ngã”,… (nt)… đã giác ngộ rằng: “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.”
Hoặc là, điều gì có thể giác ngộ [bởi Sơ đạo], có thể giác ngộ [bởi Nhị đạo], có thể giác ngộ [bởi Tam đạo], có thể giác ngộ [bởi Tứ đạo], có thể chứng đắc, có thể chạm đến, có thể chứng ngộ, Ngài đã giác ngộ [Sơ đạo], đã giác ngộ [Nhị đạo], đã giác ngộ [Tam đạo], đã giác ngộ [Tứ đạo], đã giác ngộ đúng đắn, đã chứng đắc, đã chạm đến, đã chứng ngộ toàn bộ điều ấy nhờ vào trí giác ngộ ấy. Đức Thế Tôn là vị một mình “đã giác ngộ quả vị Chánh đẳng giác vô thượng” nghĩa là như vậy.
Vị xóa tan sự tăm tối: Đức Thế Tôn đã xua tan, đã xóa tan, đã dứt bỏ, đã xua đi, đã làm chấm dứt, đã làm cho không còn hiện hữu sự tăm tối bởi luyến ái, sự tăm tối bởi sân hận, sự tăm tối bởi si mê, sự tăm tối bởi ngã mạn, sự tăm tối bởi tà kiến, sự tăm tối bởi ô nhiễm, sự tăm tối bởi uế hạnh, sự tạo ra tăm tối, sự làm cho mù mắt, sự tạo ra vô trí, sự diệt tận tuệ, đem đến sự buồn phiền, không vận hành đến Niết-bàn.
Đang ngồi: Đức Thế Tôn đang ngồi ở bảo tháp Pāsāṇaka. “Đang ngồi” là như thế.
4. “Các vị Thinh văn, có ba minh, có sự chiến thắng thần chết, hầu cận bậc Hiền trí, vị đã đi đến bờ kia của khổ, đang ngồi ở sườn của ngọn núi.”
Đức Thế Tôn đang ngồi còn là như vậy.
Hoặc là, đức Thế Tôn có trạng thái đã được tịch tịnh mọi sự năng động [của ô nhiễm], đang ngồi. Ngài đã trải qua cuộc sống [của bậc Thánh], đã hoàn tất việc thực hành,… (nt)… việc sanh tử luân hồi, việc sanh ra lần nữa không có đối với vị ấy.” Đức Thế Tôn đang ngồi còn là như vậy.
“Vị xóa tan sự tăm tối, một mình, đang ngồi” là như thế.
Có sự sáng chói, bậc tạo ra ánh sáng ấy.
Có sự sáng chói: Có sự sáng chói, có sự khôn ngoan, sáng suốt, có tuệ, có sự giác ngộ, có trí, có sự rành rẽ, có sự thông minh.
Bậc tạo ra ánh sáng: Bậc tạo ra ánh sáng là bậc tạo ra sự soi sáng, bậc tạo ra sự chiếu sáng, bậc tạo ra cây đèn, bậc tạo ra ngọn đèn, bậc tạo ra sự sáng ngời, bậc tạo ra sự sáng rực.
“Có sự sáng chói, bậc tạo ra ánh sáng ấy” là như thế.
Vị Gotama có sự hiểu biết bao la: Vị Gotama có sự hiểu biết bao la, có sự hiểu biết bằng trí, có tuệ là ngọn cờ, có tuệ là cờ hiệu, có tuệ là chủ đạo, có nhiều sự chọn lựa, có nhiều sự khám phá, có nhiều sự xem xét, có nhiều sự tìm tòi, trú vào điều đã được làm rõ rệt, rồi đi theo điều ấy, phát triển theo điều ấy, xem trọng điều ấy, uốn cong theo điều ấy, chiều theo điều ấy, xuôi theo điều ấy, hướng đến điều ấy, xem điều ấy là chủ đạo.
5. “Lá cờ là biểu hiện của cỗ xe, khói là biểu hiện của ngọn lửa, vị vua là biểu hiện của đất nước, người chồng là biểu hiện của phụ nữ.”
Tương tự y như vậy, vị Gotama có sự hiểu biết bao la, có sự hiểu biết bằng trí, có tuệ là ngọn cờ, có tuệ là cờ hiệu, có tuệ là chủ đạo, có nhiều sự chọn lựa, có nhiều sự khám phá, có nhiều sự xem xét, có nhiều sự tìm tòi, trú vào điều đã được làm rõ rệt, rồi đi theo điều ấy, phát triển theo điều ấy, xem trọng điều ấy, uốn cong theo điều ấy, chiều theo điều ấy, xuôi theo điều ấy, hướng đến điều ấy, xem điều ấy là chủ đạo.
“Vị Gotama có sự hiểu biết bao la” là như thế.
Vị Gotama có sự thông minh bao la: Bao la nói đến trái đất. Đức Thế Tôn đã thành tựu tuệ ấy, [là tuệ] bao la, trải rộng, sánh bằng trái đất. Thông minh nói đến tuệ; tuệ là sự nhận biết,… (nt)… sự không si mê, sự chọn lựa pháp, chánh kiến. Đức Thế Tôn đã tiến đến, đã tiến gần, đã đi đến gần, đã tiến đến gần, đã đạt đến, đã tròn đủ, đã thành tựu sự thông minh, tuệ này; vì thế, đức Phật vô cùng thông minh.
“Vị Gotama có sự thông minh bao la” là như thế.
Vì thế, vị Trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Vị xóa tan sự tăm tối, một mình, đang ngồi,
Có sự sáng chói, bậc tạo ra ánh sáng ấy
Là vị Gotama có sự hiểu biết bao la,
Là vị Gotama có sự thông minh bao la.”
14. Vị ấy đã thuyết giảng cho tôi giáo pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa. Đối với pháp [Niết-bàn] ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu.
Vị ấy đã thuyết giảng cho tôi giáo pháp.
Vị ấy: Vị ấy là đức Thế Tôn, đấng Tự Chủ, vị Không Có Thầy, đã tự mình giác ngộ hoàn toàn các sự thật về các pháp chưa từng được nghe trước đây. Ngài đã đạt được trạng thái toàn tri về các pháp ấy và đã đạt được bản thể năng lực về các lực.
Đã thuyết giảng giáo pháp.
Giáo pháp: Ngài đã chỉ dạy, đã chỉ bảo, đã thông báo, đã ấn định, đã khai mở, đã chia sẻ, đã làm rõ, đã bày tỏ toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, toàn hảo ở đoạn kết, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ, [gồm có] bốn sự thiết lập niệm,… (nt)… đạo lộ Thánh thiện tám chi phần, Niết-bàn, và sự thực hành đưa đến Niết-bàn.
“Vị ấy đã thuyết giảng cho tôi giáo pháp” là như thế.
Có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian: [Là pháp] có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, hãy đến và hãy thấy, có khả năng dẫn dắt về hướng [Niết-bàn], và nên được hiểu biết tự cá nhân bởi các bậc trí tuệ. “Có thể thấy được bởi tự thân” là như vậy. Hoặc là, người nào, ngay ở kiếp sống này, tu tập đạo lộ Thánh thiện tám chi phần, [người ấy] chẳng những chứng đắc mà còn tìm thấy, tiếp nhận quả vị kế liền sau đó, không bị gián đoạn đối với đạo ấy. “Có thể thấy được bởi tự thân” còn là như vậy.
Không bị chi phối bởi thời gian: Giống như những người xuất ra tài sản [vốn] theo định kỳ, họ không đạt được lại liền sau đó, họ chờ đợi một thời gian; pháp này không phải như vậy. Người nào, ngay ở kiếp sống này, tu tập đạo lộ Thánh thiện tám chi phần, [người ấy] chẳng những chứng đắc mà còn tìm thấy, tiếp nhận quả vị kế liền sau đó, không bị gián đoạn đối với đạo ấy, không phải ở nơi khác, không phải ở thế giới khác; “không bị chi phối bởi thời gian” là như vậy.
“Có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian” là như thế.
Có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa.
Tham ái: Tham ái cảnh sắc,… (nt)… tham ái cảnh pháp.
Có sự diệt trừ tham ái: Có sự diệt trừ tham ái, có sự diệt trừ luyến ái, có sự diệt trừ sân hận, có sự diệt trừ si mê, có sự diệt trừ cảnh giới tái sanh, có sự diệt trừ việc tái sanh, có sự diệt trừ việc nối liền tái sanh, có sự diệt trừ hữu, có sự diệt trừ việc luân hồi, có sự diệt trừ việc luân chuyển.
Không có tai họa: Tai họa nói đến các ô nhiễm, các uẩn và các pháp tạo tác. Sự dứt bỏ các tai họa, sự vắng lặng các tai họa, sự buông bỏ các tai họa, sự tịch tịnh các tai họa là bất tử, Niết-bàn.
“Có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa” là như thế.
Đối với pháp ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu.
Đối với pháp ấy: Đối với Niết-bàn.
Không có điều tương đương: Điều tương đương là không có, điều thay thế là không có, điều tương tự là không có, điều đối xứng là không có, không hiện hữu, không tìm thấy, không tồn tại.
Ở bất cứ đâu: Ở bất cứ đâu là ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ chỗ nào, thuộc nội phần, hoặc thuộc ngoại phần, hoặc thuộc nội phần và ngoại phần.
“Đối với pháp ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu” là như thế.
Vì thế, vị Trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Vị ấy đã thuyết giảng cho tôi giáo pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa. Đối với pháp [Niết-bàn] ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu.”
15. Tại sao ngươi lại sống xa lìa vị ấy, vị Gotama có sự hiểu biết bao la, vị Gotama có sự thông minh bao la, dầu chỉ trong chốc lát, này Piṅgiya?
Tại sao ngươi lại sống xa lìa vị ấy: Tại sao ngươi lại sống xa lìa, lại rời xa, lại rời khỏi, lại sống không có đức Phật?
“Tại sao ngươi lại sống xa lìa vị ấy” là như thế.
Dầu chỉ trong chốc lát, này Piṅgiya: Dầu chỉ trong chốc lát, dầu chỉ trong giây phút, dầu chỉ trong khoảnh khắc, dầu chỉ trong giai đoạn, dầu chỉ trong một khoảng thời gian. “Dầu chỉ trong chốc lát” là như thế.
Piṅgiya: Vị Bāvari xưng hô với người cháu ấy bằng tên.
Vị Gotama có sự hiểu biết bao la: Vị Gotama có sự hiểu biết bao la, có sự hiểu biết bằng trí, có tuệ là ngọn cờ, có tuệ là cờ hiệu, có tuệ là chủ đạo, có nhiều sự chọn lựa, có nhiều sự khám phá, có nhiều sự xem xét, có nhiều sự tìm tòi, trú vào điều đã được làm rõ rệt, rồi đi theo điều ấy, phát triển theo điều ấy, xem trọng điều ấy, uốn cong theo điều ấy, chiều theo điều ấy, xuôi theo điều ấy, hướng đến điều ấy, xem điều ấy là chủ đạo.
“Vị Gotama có sự hiểu biết bao la” là như thế.
Vị Gotama có sự thông minh bao la: Bao la nói đến trái đất. Đức Thế Tôn đã thành tựu tuệ ấy, [là tuệ] bao la, trải rộng, sánh bằng trái đất. Thông minh nói đến tuệ; tuệ là sự nhận biết,… (nt)… sự không si mê, sự chọn lựa pháp, chánh kiến. Đức Thế Tôn đã tiến đến, đã tiến gần, đã đi đến gần, đã tiến đến gần, đã đạt đến, đã tròn đủ, đã thành tựu sự thông minh, tuệ này; vì thế, đức Phật vô cùng thông minh.
“Vị Gotama có sự thông minh bao la” là như thế.
Vì thế, vị Bà-la-môn ấy đã nói rằng:
“Tại sao ngươi lại sống xa lìa vị ấy, vị Gotama có sự hiểu biết bao la, vị Gotama có sự thông minh bao la, dầu chỉ trong chốc lát, này Piṅgiya?”
16. Vị ấy đã thuyết giảng cho ngươi giáo pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa. Đối với pháp [Niết-bàn] ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu.
Vị ấy đã thuyết giảng cho ngươi giáo pháp.
Vị ấy: Vị ấy là đức Thế Tôn,… (nt)… Ngài đã đạt được trạng thái toàn tri về các pháp ấy và đã đạt được bản thể năng lực về các lực.
Đã thuyết giảng giáo pháp.
Giáo pháp: Ngài đã chỉ dạy, đã chỉ bảo, đã thông báo, đã ấn định, đã khai mở, đã chia sẻ, đã làm rõ, đã bày tỏ toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa,… (nt)… Niết-bàn, và sự thực hành đưa đến Niết-bàn.
“Vị ấy đã thuyết giảng cho ngươi giáo pháp” là như thế.
Có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian: [Là pháp] có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, hãy đến và hãy thấy, có khả năng dẫn dắt về hướng [Niết-bàn], và nên được hiểu biết tự cá nhân bởi các bậc trí tuệ. “Có thể thấy được bởi tự thân” là như vậy. Hoặc là, người nào, ngay ở kiếp sống này, tu tập đạo lộ Thánh thiện tám chi phần, [người ấy] chẳng những chứng đắc mà còn tìm thấy, tiếp nhận quả vị kế liền sau đó, không bị gián đoạn đối với đạo ấy. “Có thể thấy được bởi tự thân” còn là như vậy.
Không bị chi phối bởi thời gian: Giống như những người xuất ra tài sản [vốn] theo định kỳ, họ không đạt được lại liền sau đó, họ chờ đợi một thời gian; pháp này không phải như vậy. Người nào, ngay ở kiếp sống này, tu tập đạo lộ Thánh thiện tám chi phần, [người ấy] chẳng những chứng đắc mà còn tìm thấy, tiếp nhận quả vị kế liền sau đó, không bị gián đoạn đối với đạo ấy, không phải ở nơi khác, không phải ở thế giới khác. “Không bị chi phối bởi thời gian” là như vậy.
“Có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian” là như thế.
Có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa.
Tham ái: Tham ái cảnh sắc, tham ái cảnh thinh,… (nt)… tham ái cảnh pháp.
Có sự diệt trừ tham ái: Có sự diệt trừ tham ái, có sự diệt trừ luyến ái, có sự diệt trừ sân hận, có sự diệt trừ si mê, có sự diệt trừ cảnh giới tái sanh, có sự diệt trừ việc tái sanh, có sự diệt trừ việc nối liền tái sanh, có sự diệt trừ hữu, có sự diệt trừ việc luân hồi, có sự diệt trừ việc luân chuyển.
Không có tai họa: Tai họa nói đến các ô nhiễm, các uẩn, các pháp tạo tác. Sự dứt bỏ các tai họa, sự vắng lặng các tai họa, sự buông bỏ các tai họa, sự tịch tịnh các tai họa là bất tử, Niết-bàn.
“Có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa” là như thế.
Đối với pháp ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu.
Đối với pháp ấy: Đối với Niết-bàn.
Không có điều tương đương: Điều tương đương là không có, điều thay thế là không có, điều tương tự là không có, điều đối xứng là không có, không hiện hữu, không tìm thấy, không tồn tại.
Ở bất cứ đâu: Ở bất cứ đâu là ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ chỗ nào, thuộc nội phần, hoặc thuộc ngoại phần, hoặc thuộc nội phần và ngoại phần.
“Đối với pháp ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu” là như thế.
Vì thế, vị Bà-la-môn Bāvari ấy đã nói rằng:
“Vị ấy đã thuyết giảng cho ngươi giáo pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa. Đối với pháp [Niết-bàn] ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu.”
17. Tôi không sống xa lìa vị ấy, vị Gotama có sự hiểu biết bao la, vị Gotama có sự thông minh bao la, dầu chỉ trong chốc lát, thưa vị Bà-la-môn.
Tôi không sống xa lìa vị ấy: Tôi không sống xa lìa, không rời xa, không rời khỏi, sống không có đức Phật.
“Tôi không sống xa lìa vị ấy” là như thế.
Dầu chỉ trong chốc lát, thưa vị Bà-la-môn: Dầu chỉ trong chốc lát, dầu chỉ trong giây phút, dầu chỉ trong khoảnh khắc, dầu chỉ trong giai đoạn, dầu chỉ trong một khoảng thời gian. “Dầu chỉ trong chốc lát” là như thế.
Thưa vị Bà-la-môn: Vị Piṅgiya xưng hô với người cậu bằng sự tôn kính.
Vị Gotama có sự hiểu biết bao la: Vị Gotama có sự hiểu biết bao la, có sự hiểu biết bằng trí, có tuệ là ngọn cờ, có tuệ là biểu hiệu, có tuệ là chủ đạo, có nhiều sự chọn lựa, có nhiều sự khám phá, có nhiều sự xem xét, có nhiều sự tìm tòi, trú vào điều đã được làm rõ rệt, rồi đi theo điều ấy, phát triển theo điều ấy, xem trọng điều ấy, uốn cong theo điều ấy, chiều theo điều ấy, xuôi theo điều ấy, hướng đến điều ấy, xem điều ấy là chủ đạo.
“Vị Gotama có sự hiểu biết bao la” là như thế.
Vị Gotama có sự thông minh bao la: Bao la nói đến trái đất. Đức Thế Tôn đã thành tựu tuệ ấy, [là tuệ] bao la, trải rộng, sánh bằng trái đất. Thông minh nói đến tuệ; tuệ là sự nhận biết,… (nt)… sự không si mê, sự chọn lựa pháp, chánh kiến. Đức Thế Tôn đã tiến đến, đã tiến gần, đã đi đến gần, đã tiến đến gần, đã đạt đến, đã tròn đủ, đã thành tựu sự thông minh, tuệ này; vì thế, đức Phật vô cùng thông minh.
“Vị Gotama có sự thông minh bao la” là như thế.
Vì thế, vị Trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Tôi không sống xa lìa vị ấy, vị Gotama có sự hiểu biết bao la, vị Gotama có sự thông minh bao la, dầu chỉ trong chốc lát, thưa vị Bà-la-môn.”
18. Vị ấy đã thuyết giảng cho tôi giáo pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa. Đối với pháp [Niết-bàn] ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu.
Vị ấy đã thuyết giảng cho tôi giáo pháp: Vị ấy là đức Thế Tôn, đấng Tự Chủ, vị không có thầy, đã tự mình giác ngộ hoàn toàn các sự thật về các pháp chưa từng được nghe trước đây. Ngài đã đạt được trạng thái toàn tri về các pháp ấy và đã đạt được bản thể năng lực về các lực.
Đã thuyết giảng giáo pháp.
Giáo pháp: Ngài đã chỉ dạy, đã chỉ bảo, đã thông báo, đã ấn định, đã khai mở, đã chia sẻ, đã làm rõ, đã bày tỏ toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, toàn hảo ở đoạn kết, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ, [gồm có] bốn sự thiết lập niệm, bốn chánh cần, bốn nền tảng của thần thông, năm quyền, năm lực, bảy yếu tố đưa đến giác ngộ, đạo lộ Thánh thiện tám chi phần, Niết-bàn và sự thực hành đưa đến Niết-bàn.
“Vị ấy đã thuyết giảng cho tôi giáo pháp” là như thế.
Có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian: [Là pháp] có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, hãy đến và hãy thấy, có khả năng dẫn dắt về hướng [Niết-bàn], và nên được hiểu biết tự cá nhân bởi các bậc trí tuệ. “Có thể thấy được bởi tự thân” là như vậy. Hoặc là, người nào, ngay ở kiếp sống này, tu tập đạo lộ Thánh thiện tám chi phần, [người ấy] chẳng những chứng đắc mà còn tìm thấy, tiếp nhận quả vị kế liền sau đó, không bị gián đoạn đối với đạo ấy. “Có thể thấy được bởi tự thân” còn là như vậy.
Không bị chi phối bởi thời gian: Giống như những người xuất ra tài sản [vốn] theo định kỳ, họ không đạt được lại liền sau đó, họ chờ đợi một thời gian; pháp này không phải như vậy. Người nào, ngay ở kiếp sống này, tu tập đạo lộ Thánh thiện tám chi phần, [người ấy] chẳng những chứng đắc mà còn tìm thấy, tiếp nhận quả vị kế liền sau đó, không bị gián đoạn đối với đạo ấy, không phải ở nơi khác, không phải ở thế giới khác. “Không bị chi phối bởi thời gian” là như vậy.
“Có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian” là như thế.
Có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa.
Tham ái: Tham ái cảnh sắc,… (nt)… tham ái cảnh pháp.
Có sự diệt trừ tham ái: Có sự diệt trừ tham ái, có sự diệt trừ luyến ái, có sự diệt trừ sân hận, có sự diệt trừ si mê, có sự diệt trừ cảnh giới tái sanh, có sự diệt trừ việc tái sanh, có sự diệt trừ việc nối liền tái sanh, có sự diệt trừ hữu, có sự diệt trừ việc luân hồi, có sự diệt trừ việc luân chuyển.
Không có tai họa.
Tai họa: Nói đến các ô nhiễm, các uẩn, các pháp tạo tác. Sự dứt bỏ các tai họa, sự vắng lặng các tai họa, sự buông bỏ các tai họa, sự tịch tịnh các tai họa là bất tử, Niết-bàn.
“Có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa” là như thế.
Đối với pháp ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu.
Đối với pháp ấy: Đối với Niết-bàn.
Không có điều tương đương: Điều tương đương là không có, điều thay thế là không có, điều tương tự là không có, điều đối xứng là không có, không hiện hữu, không tìm thấy, không tồn tại.
Ở bất cứ đâu: Ở bất cứ đâu là ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ chỗ nào, thuộc nội phần, hoặc thuộc ngoại phần, hoặc thuộc nội phần và ngoại phần.
“Đối với pháp ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu” là như thế.
Vì thế, vị Trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Vị ấy đã thuyết giảng cho tôi giáo pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự diệt trừ tham ái, không có tai họa. Đối với pháp [Niết-bàn] ấy, không có điều tương đương ở bất cứ đâu.”
19. Tôi nhìn thấy Ngài ấy bằng ý hoặc bằng mắt,
Ban đêm và ban ngày, thưa vị Bà-la-môn, không bị xao lãng.
Trong khi kính lễ [đến Ngài], tôi sống qua đêm;
Chính bằng cách ấy, tôi nghĩ là sống không xa lìa.
Tôi nhìn thấy Ngài ấy bằng ý hoặc bằng mắt: Giống như một người có mắt có thể nhìn thấy, có thể nhận thấy, có thể quan sát, có thể suy xét, có thể khảo sát các vật có hình thể ở nơi ánh sáng, tương tự y như vậy, tôi nhìn thấy, tôi nhận thấy, tôi quan sát, tôi suy xét, tôi khảo sát đức Phật Thế Tôn bằng ý.
“Tôi nhìn thấy Ngài ấy bằng ý hoặc bằng mắt” là như thế.
Ban đêm và ban ngày, thưa vị Bà-la-môn, không bị xao lãng: Trong khi tu tập pháp tùy niệm Phật bằng ý vào ban đêm và ban ngày, không bị xao lãng.
“Ban đêm và ban ngày, thưa vị Bà-la-môn, không bị xao lãng” là như thế.
Trong khi kính lễ [đến Ngài], tôi sống qua đêm.
Trong khi kính lễ: Trong khi kính lễ bằng thân, hoặc trong khi kính lễ bằng lời nói, hoặc trong khi kính lễ bằng tâm, hoặc trong khi kính lễ bằng sự thực hành thuận theo đạo lý, hoặc trong khi kính lễ bằng sự thực hành đúng pháp và thuận pháp, trong khi trọng vọng, trong khi cung kính, trong khi sùng bái, trong khi cúng dường, tôi sống qua, tôi trải qua, tôi vượt qua ban đêm và ban ngày.
“Trong khi kính lễ [đến Ngài], tôi sống qua đêm” là như thế.
Chính bằng cách ấy, tôi nghĩ là sống không xa lìa: Trong khi tu tập việc tùy niệm Phật ấy, tôi nghĩ về Ngài ấy [cho rằng]: “Sống không xa lìa”, tôi nghĩ, tôi biết về Ngài ấy [cho rằng]: “Đã sống không xa lìa”, tôi biết như vậy, tôi hiểu như vậy, tôi nhận thức như vậy, tôi thừa nhận như vậy, tôi thấu triệt như vậy.
“Chính bằng cách ấy, tôi nghĩ là sống không xa lìa” là như thế.
Vì thế, vị Trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Tôi nhìn thấy Ngài ấy bằng ý hoặc bằng mắt,
Ban đêm và ban ngày, thưa vị Bà-la-môn, không bị xao lãng.
Trong khi kính lễ [đến Ngài], tôi sống qua đêm;
Chính bằng cách ấy, tôi nghĩ là sống không xa lìa.”
20. Tín, hỷ, tâm ý và niệm
Của tôi không lìa xa lời giảng dạy của đức Gotama.
Mỗi phương hướng nào bậc có tuệ bao la di chuyển đến,
Tôi đây đều kính lễ theo chính mỗi phương hướng ấy.
Tín, hỷ, tâm ý và niệm.
Tín: Tín là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tịnh tín, niềm tin, tín quyền, tín lực… (nt)… liên quan đến đức Thế Tôn.
Hỷ: Hỷ là sự hân hoan, sự tùy hỷ, sự vui thích, sự cười đùa, sự hài hước, sự vui lòng, sự vui sướng, sự phấn khởi, sự hoan hỷ của tâm liên quan đến đức Thế Tôn.
Tâm ý: Tức là tâm, ý, ý thức, trái tim, chất xám, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, từ đó ý thức giới sanh lên liên quan đến đức Thế Tôn.
Niệm: Niệm là sự tùy niệm,… (nt)… chánh niệm liên quan đến đức Thế Tôn.
“Tín, hỷ, tâm ý và niệm” là như thế.
Của tôi không lìa xa lời giảng dạy của đức Gotama: Bốn pháp này [không lìa xa] lời dạy của Gotama, lời dạy của đức Phật, lời dạy của đấng Chiến Thắng, lời dạy của đức Như Lai, lời dạy của vị Chúa của chư thiên, lời dạy của bậc A-la-hán.
Không lìa xa: Không lìa xa là không đi xa, không rời bỏ, không làm hư hoại.
“Của tôi không lìa xa lời giảng dạy của đức Gotama” là như thế.
Mỗi phương hướng nào bậc có tuệ bao la di chuyển đến.
Mỗi phương hướng nào: Hoặc là hướng Đông, hoặc là hướng Tây, hoặc là hướng Nam, hoặc là hướng Bắc mà Ngài di chuyển, đi đến, bước đi, bước tới.
Bậc có tuệ bao la: Bậc có tuệ bao la là có tuệ vĩ đại, có tuệ sắc bén, có tuệ rộng lớn, có tuệ vi tiếu, có tuệ tốc hành, có tuệ thấu suốt. Bao la nói đến trái đất. Đức Thế Tôn đã thành tựu tuệ ấy, [là tuệ] bao la, trải rộng, sánh bằng trái đất.
“Mỗi phương hướng nào bậc có tuệ bao la di chuyển đến” là như thế.
Tôi đây đều kính lễ theo chính mỗi phương hướng ấy: Đức Phật ở nơi nào, thì vị ấy cúi mình về chính mỗi phương hướng ấy, uốn cong theo phương hướng ấy, chiều theo phương hướng ấy, xuôi theo phương hướng ấy, hướng đến phương hướng ấy, xem phương hướng ấy là chủ đạo.
“Tôi đây đều kính lễ theo chính mỗi phương hướng ấy” là như thế.
Vì thế, vị Trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Tín, hỷ, tâm ý và niệm
Của tôi không lìa xa lời giảng dạy của đức Gotama.
Mỗi phương hướng nào bậc có tuệ bao la di chuyển đến,
Tôi đây đều kính lễ theo chính mỗi phương hướng ấy.”
21. Đối với tôi, là người đã già nua, có thể lực và sức mạnh kém cỏi,
Chính vì thế, thân xác của tôi không theo đến được nơi ấy.
Tôi thường đi đến bằng cách hướng tâm,
Thưa vị Bà-la-môn, bởi vì ý của tôi đã được gắn bó với Ngài ấy.
Đối với tôi, là người đã già nua, có thể lực và sức mạnh kém cỏi.
Là người đã già nua: Người đã già nua là người lớn tuổi, trưởng thượng, đã trải qua cuộc đời, đã đạt đến tuổi thọ.
Có thể lực và sức mạnh kém cỏi: Có thể lực và sức mạnh kém cỏi là có sức mạnh ít ỏi, có sức mạnh chút ít.
“Đối với tôi, là người đã già nua, có thể lực và sức mạnh kém cỏi” là như thế.
Chính vì thế, thân xác của tôi không theo đến được nơi ấy: Đức Phật ở nơi nào thì thân xác [của tôi] không theo đến, không di chuyển, không đi đến, không bước tới nơi ấy được.
“Chính vì thế, thân xác của tôi không theo đến được nơi ấy” là như thế.
Tôi thường đi đến bằng cách hướng tâm: Tôi di chuyển, tôi đi đến, tôi bước tới với việc đi đến bằng cách hướng tâm, với việc đi đến bằng cách suy nghĩ, với việc đi đến bằng trí, với việc đi đến bằng tuệ, với việc đi đến bằng sự giác ngộ.
“Tôi thường đi đến bằng cách hướng tâm” là như thế.
Thưa vị Bà-la-môn, bởi vì ý của tôi đã được gắn bó với Ngài ấy.
Ý: Tức là tâm, ý, ý thức,… (nt)… từ đó ý thức giới sanh lên.
Thưa vị Bà-la-môn, bởi vì ý của tôi đã được gắn bó với Ngài ấy: Đức Phật ở nơi nào thì ý [của tôi] được gắn bó, được gắn vào, được gắn liền với nơi ấy.
“Thưa vị Bà-la-môn, bởi vì ý của tôi đã được gắn bó với Ngài ấy” là như thế.
Vì thế, vị Trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Đối với tôi, là người đã già nua, có thể lực và sức mạnh kém cỏi,
Chính vì thế, thân xác của tôi không theo đến được nơi ấy.
Tôi thường đi đến bằng cách hướng tâm,
Thưa vị Bà-la-môn, bởi vì ý của tôi đã được gắn bó với Ngài ấy.”
22. Trong khi nằm ở đám bùn [ngũ dục], đang chao đảo,
Tôi đã bơi từ hòn đảo này đến hòn đảo khác.
Rồi tôi đã nhìn thấy đức Phật Toàn Giác,
Vị đã vượt qua dòng lũ, không còn lậu hoặc.
Trong khi nằm ở đám bùn, đang chao đảo.
Trong khi nằm ở đám bùn: Trong khi đang ngồi, trong khi đang nằm, trong khi đang sống, trong khi đang cư trú, trong khi đang lưu trú ở đám bùn [ngũ] dục, ở vũng lầy [ngũ] dục, ở ao hồ [ngũ] dục, ở cơn sốt [ngũ] dục, ở sự vướng bận [ngũ] dục. “Trong khi nằm ở đám bùn” là như thế.
Đang chao đảo: Đang chao động với sự chao động bởi ái, đang chao động với sự chao động bởi tà kiến, đang chao động với sự chao động bởi ô nhiễm, đang chao động với sự chao động bởi sự kết nối, đang chao động với sự chao động bởi quả thành tựu, đang chao động với sự chao động bởi uế hạnh về ý, kẻ bị luyến ái đang chao động bởi luyến ái, kẻ bị sân hận đang chao động bởi sân hận, kẻ bị si mê đang chao động bởi si mê, kẻ bị trói buộc đang chao động bởi ngã mạn, kẻ bị bám víu đang chao động bởi tà kiến, kẻ bị tán loạn đang chao động bởi sự phóng dật, kẻ không dứt khoát đang chao động bởi hoài nghi, kẻ cứng cỏi đang chao động bởi các pháp tiềm ẩn, đang chao động bởi lợi lộc, đang chao động bởi không lợi lộc, đang chao động bởi danh vọng, đang chao động bởi không danh vọng, đang chao động bởi lời khen, đang chao động bởi tiếng chê, đang chao động bởi hạnh phúc, đang chao động bởi khổ đau, đang chao động bởi sanh, đang chao động bởi già, đang chao động bởi bệnh, đang chao động bởi chết, đang chao động bởi sầu-bi-khổ-ưu-não, đang chao động bởi khổ ở địa ngục, đang chao động bởi khổ ở loài thú, đang chao động bởi khổ ở thân phận ngạ quỷ, đang chao động bởi khổ của loài người, đang chao động bởi khổ bắt nguồn từ việc nhập thai, đang chao động bởi khổ bắt nguồn từ việc trụ thai, đang chao động bởi khổ bắt nguồn từ việc ra khỏi thai, đang chao động bởi khổ gắn liền sau khi sanh ra,… bởi khổ do kẻ khác áp đặt sau khi sanh ra,… bởi khổ do sự ra sức của bản thân,… bởi khổ do sự ra sức của kẻ khác, [… bởi khổ do (thọ) khổ,]… bởi khổ do pháp tạo tác,… bởi khổ do sự biến đổi,… bởi khổ do bệnh ở mắt,… bởi khổ do bệnh ở tai trong,… bởi khổ do bệnh ở mũi,… bởi khổ do bệnh ở lưỡi,… bởi khổ do bệnh ở thân,… bởi khổ do bệnh ở đầu,… bởi khổ do bệnh ở lỗ tai,… bởi khổ do bệnh ở miệng,… bởi khổ do bệnh ở răng,… bởi ho,… bởi suyễn,… bởi sổ mũi,… bởi nhiệt,… bởi cảm sốt,… bởi đau bụng,… bởi xây xẩm,… bởi kiết lỵ,… bởi đau bụng bão,… bởi dịch tả,… bởi phong cùi,… bởi khối u,… bởi bệnh chàm,… bởi lao phổi,… bởi động kinh,… bởi mụt,… bởi nhọt,… bởi ghẻ ngứa,… bởi sảy,… bởi loét tay chân,… bởi máu và mật,… bởi bệnh tiểu đường,… bởi bệnh trĩ,… bởi ghẻ lở,… bởi loét hậu môn,… bởi bệnh phát khởi từ mật,… bởi bệnh phát khởi từ đàm,… bởi bệnh phát khởi từ gió,… bởi bệnh tổng hợp do mật-đàm-gió,… bởi bệnh sanh lên vì thay đổi thời tiết,… bởi bệnh sanh lên vì bốn oai nghi không đồng đều,… bởi bệnh thuộc dạng cấp tính,… bởi bệnh sanh lên vì quả của nghiệp,… bởi lạnh,… bởi nóng,… bởi đói,… bởi khát,… bởi đại tiện,… bởi tiểu tiện,… bởi khổ do sự xúc chạm với ruồi, muỗi, gió, nắng và các loài bò sát,… bởi khổ do cái chết của mẹ,… bởi khổ do cái chết của cha, [bởi khổ do cái chết của anh (em) trai,… bởi khổ do cái chết của chị (em) gái] bởi khổ do cái chết của con trai,… bởi khổ do cái chết của con gái,… bởi khổ do sự tổn hại về thân quyến,… bởi khổ do sự tổn hại về của cải,… bởi khổ do sự tổn hại vì bệnh tật,… bởi khổ do sự tổn hại về giới,… bởi khổ do sự tổn hại về kiến thức, đang lay động, đang xáo động, đang run rẩy, đang chấn động, đang rúng động.
“Trong khi nằm ở đám bùn [ngũ dục], đang chao đảo” là như thế.
Tôi đã bơi từ hòn đảo này đến hòn đảo khác: Tôi đã bơi, tôi đã lội, tôi đã trôi nổi, tôi đã trôi dạt từ bậc Đạo sư này đến bậc Đạo sư khác, từ lần giảng pháp này đến lần giảng pháp khác, từ nhóm này đến nhóm khác, từ quan điểm này đến quan điểm khác, từ sự thực hành này đến sự thực hành khác, từ đạo lộ này đến đạo lộ khác.
“Tôi đã bơi từ hòn đảo này đến hòn đảo khác” là như thế.
Rồi tôi đã nhìn thấy đức Phật Toàn Giác.
Rồi: Từ “atha” này là sự nối liền các câu văn, sự kết hợp các câu văn, sự làm đầy đủ các câu văn, sự gặp gỡ của các âm, trạng thái trau chuốt từ ngữ, tính chất tuần tự của các câu văn.
Tôi đã nhìn thấy: Tôi đã nhìn thấy, tôi đã nhận thấy, tôi đã nhìn xem, tôi đã thấu triệt.
Đức Phật: Vị ấy là đức Thế Tôn, đấng Tự Chủ, vị không có thầy,… (nt)… sự quy định do việc chứng ngộ, tức là “đức Phật.”
“Rồi tôi đã nhìn thấy đức Phật Toàn Giác” là như thế.
Vị đã vượt qua dòng lũ, không còn lậu hoặc.
Vị đã vượt qua dòng lũ: Đức Thế Tôn đã vượt qua dòng lũ [ngũ] dục, đã vượt qua dòng lũ của hữu, đã vượt qua dòng lũ tà kiến, đã vượt qua dòng lũ vô minh, đã vượt qua mọi nẻo đường luân hồi, đã vượt lên, đã vượt ra khỏi, đã vượt quá, đã vượt qua hẳn, đã vượt qua khỏi. Vị ấy đã trải qua cuộc sống [của bậc Thánh], đã hoàn tất việc thực hành,… (nt)… việc sanh tử luân hồi, việc sanh ra lần nữa không có đối với vị ấy. “Vị đã vượt qua dòng lũ” là như thế.
Không còn lậu hoặc: Có bốn lậu hoặc: Dục lậu, hữu lậu, kiến lậu, vô minh lậu. Đối với đức Phật Thế Tôn, các lậu hoặc ấy là đã được dứt bỏ, có rễ đã được cắt lìa, như cây thốt nốt đã bị cụt ngọn, đã bị làm cho không còn hiện hữu, không còn các điều kiện sanh khởi trong tương lai; vì thế, đức Phật là bậc không còn lậu hoặc.
“Vị đã vượt qua dòng lũ, không còn lậu hoặc” là như thế.
Vì thế, vị Trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Trong khi nằm ở đám bùn [ngũ dục], đang chao đảo,
Tôi đã bơi từ hòn đảo này đến hòn đảo khác.
Rồi tôi đã nhìn thấy đức Phật Toàn Giác,
Vị đã vượt qua dòng lũ, không còn lậu hoặc.”
23. Giống như Vakkali có đức tin đã được cởi trói,
Bhadrāvudha và Ālavigotama [cũng vậy],
Tương tự y như vậy, ngươi cũng hãy giải thoát bằng đức tin.
Này Piṅgiya, ngươi sẽ đi đến bờ kia đối với lãnh địa của thần chết.
Giống như Vakkali có đức tin đã được cởi trói, Bhadrāvudha và Ālavigotama [cũng vậy]: Giống như Trưởng lão Vakkali có đức tin đã được cởi trói, xem trọng đức tin, có đức tin đi trước, hướng đến đức tin, có đức tin là chủ đạo, đã đạt được phẩm vị A-la-hán; giống như Trưởng lão Bhadrāvudha có đức tin đã được cởi trói, xem trọng đức tin, có đức tin đi trước, hướng đến đức tin, có đức tin là chủ đạo, đã đạt được phẩm vị A-la-hán; giống như Trưởng lão Ālavigotama có đức tin đã được cởi trói, xem trọng đức tin, có đức tin đi trước, hướng đến đức tin, có đức tin là chủ đạo, đã đạt được phẩm vị A-la-hán.
“Giống như Vakkali có đức tin đã được cởi trói, Bhadrāvudha và Ālavigotama [cũng vậy]” là như thế.
Tương tự y như vậy, ngươi cũng hãy giải thoát bằng đức tin: Tương tự y như vậy, ngươi cũng hãy cởi trói, hãy giải thoát, hãy tự giải thoát, hãy hướng đến, hãy tăng trưởng đức tin vào: “Tất cả các hành là vô thường”; hãy cởi trói, hãy giải thoát, hãy tự giải thoát, hãy hướng đến, hãy tăng trưởng đức tin vào: “Tất cả các hành là khổ”,… (nt)… “Tất cả các pháp là vô ngã”; hãy cởi trói, hãy giải thoát, hãy tự giải thoát, hãy hướng đến, hãy tăng trưởng đức tin vào: “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh diệt tận.”
“Tương tự y như vậy, ngươi cũng hãy giải thoát bằng đức tin” là như thế.
Này Piṅgiya, ngươi sẽ đi đến bờ kia đối với lãnh địa của thần chết: Lãnh địa của thần chết nói đến các ô nhiễm, các uẩn, và các sự tạo tác. Bờ kia đối với lãnh địa của thần chết nói đến bất tử, Niết-bàn, tức là sự yên lặng của tất cả các pháp tạo tác, sự buông bỏ tất cả các mầm tái sanh, sự diệt trừ tham ái, sự lìa khỏi luyến ái, sự diệt tận, Niết-bàn.
Này Piṅgiya, ngươi sẽ đi đến bờ kia đối với lãnh địa của thần chết: Ngươi sẽ đi đến bờ kia, ngươi sẽ chứng đắc bờ kia, ngươi sẽ chạm đến bờ kia, ngươi sẽ chứng ngộ bờ kia.
“Này Piṅgiya, ngươi sẽ đi đến bờ kia đối với lãnh địa của thần chết” là như thế.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Giống như Vakkali có đức tin đã được cởi trói,
Bhadrāvudha và Ālavigotama [cũng vậy],
Tương tự y như vậy, ngươi cũng hãy giải thoát bằng đức tin.
Này Piṅgiya, ngươi sẽ đi đến bờ kia đối với lãnh địa của thần chết.”
24. Con đây càng thêm tịnh tín sau khi lắng nghe lời nói của bậc Hiền trí. Ngài là đức Phật Toàn Giác, có màn che đã được cuốn lên, không còn sự cứng cỏi [của tâm], có tài biện giải.
Con đây càng thêm tịnh tín: Con đây càng thêm tịnh tín, càng tin tưởng thêm hơn nữa, càng tin cậy thêm hơn nữa, càng hướng đến thêm hơn nữa; con đây càng tịnh tín thêm hơn nữa, càng tin tưởng thêm hơn nữa, càng tin cậy thêm hơn nữa, càng hướng đến thêm hơn nữa rằng: “Tất cả các hành là vô thường”; con đây càng tịnh tín thêm hơn nữa,… (nt)…: “Tất cả các hành là khổ”; con đây càng tịnh tín thêm hơn nữa,… (nt)…: “Tất cả các pháp là vô ngã”; con đây càng tịnh tín thêm hơn nữa, càng tin tưởng thêm hơn nữa, càng tin cậy thêm hơn nữa, càng hướng đến thêm hơn nữa rằng: “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh diệt tận.”
“Con đây càng thêm tịnh tín” là như thế.
Sau khi lắng nghe lời nói của bậc Hiền trí.
Bậc Hiền trí: Bản thể hiền trí nói đến trí, tức là tuệ, là sự nhận biết,… (nt)… đã vượt qua sự quyến luyến và mạng lưới [tham ái và tà kiến], vị ấy là bậc Hiền trí.
Sau khi lắng nghe lời nói của bậc Hiền trí: Sau khi lắng nghe, sau khi tiếp thu, sau khi tiếp nhận, sau khi nhận định lời nói, lời phát biểu, lời chỉ bảo, lời chỉ dạy, lời khuyên bảo của Ngài.
“Sau khi lắng nghe lời nói của bậc Hiền trí” là như thế.
Ngài là đức Phật Toàn Giác, có màn che đã được cuốn lên.
Sự che đậy: Có năm sự che đậy: Sự che đậy do tham ái, sự che đậy do tà kiến, sự che đậy do ô nhiễm, sự che đậy do uế hạnh, sự che đậy do vô minh. Đối với đức Phật Thế Tôn, các sự che đậy ấy đã được mở ra, đã được hủy hoại, đã được mở rộng, đã được mở toang, đã được dứt bỏ, đã được trừ tuyệt, đã được vắng lặng, đã được tịch tịnh, không thể sanh khởi nữa, đã được thiêu đốt bởi ngọn lửa trí tuệ; vì thế, đức Phật là bậc có màn che đã được cuốn lên.
Đức Phật: Vị ấy là đức Thế Tôn,… (nt)… sự quy định do việc chứng ngộ, tức là “đức Phật.”
“Ngài là đức Phật Toàn Giác, có màn che đã được cuốn lên” là như thế.
Không còn sự cứng cỏi [của tâm], có tài biện giải.
Không còn sự cứng cỏi [của tâm]: Luyến ái là sự cứng cỏi, sân hận là sự cứng cỏi, si mê là sự cứng cỏi, giận dữ là sự cứng cỏi, thù hằn là sự cứng cỏi,… (nt)… tất cả các pháp tạo tác bất thiện là sự cứng cỏi [của tâm]. Đối với đức Phật Thế Tôn, các sự cứng cỏi ấy đã được dứt bỏ, có rễ đã được cắt lìa, như cây thốt nốt đã bị cụt ngọn, đã bị làm cho không còn hiện hữu, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai; vì thế, đức Phật là bậc không còn sự cứng cỏi [của tâm].
Có tài biện giải: Có ba hạng người có tài biện giải: Có tài biện giải do pháp học, có tài biện giải do vấn hỏi, có tài biện giải do chứng đắc. Có tài biện giải do pháp học là thế nào? Ở đây, một vị nào đó được học tinh thông một cách tự nhiên về Sutta, Geyya, Veyyākaraṇa, Gāthā, Udāna, Itivuttaka, Jātaka, Abbhutadhamma, Vedalla; nhờ vào pháp học, vấn đề được sáng tỏ đối với vị ấy. Đây là hạng người có tài biện giải do pháp học.
Có tài biện giải do vấn hỏi là thế nào? Ở đây, một vị nào đó là người vấn hỏi về mục đích, về cách thức, về tướng trạng, về nguyên nhân, và về tính chất hợp lý hay không hợp lý; nhờ vào việc vấn hỏi, điều ấy được sáng tỏ đối với vị ấy. Đây là hạng người có tài biện giải do vấn hỏi.
Có tài biện giải do chứng đắc là thế nào? Ở đây, một vị nào đó đạt đến bốn sự thiết lập niệm, bốn chánh cần, bốn nền tảng của thần thông, năm quyền, năm lực, bảy yếu tố đưa đến giác ngộ, đạo lộ Thánh thiện tám chi phần, bốn Thánh đạo, bốn quả vị Sa-môn, bốn tuệ phân tích, sáu thắng trí; đối với vị ấy ý nghĩa đã được biết, pháp đã được biết, ngôn từ đã được biết. Khi ý nghĩa đã được biết thì ý nghĩa được sáng tỏ, khi pháp đã được biết thì pháp được sáng tỏ, khi ngôn từ đã được biết thì ngôn từ được sáng tỏ; trí ở ba sự nhận biết này là tuệ phân tích về phép biện giải. Đức Thế Tôn đã tiến đến, đã tiến gần, đã đến gần, đã tiến vào, đã đạt đến, đã tròn đủ, đã thành tựu tuệ phân tích về phép biện giải này; vì thế, đức Phật là người có tài biện giải. Đối với kẻ nào, pháp học không có, vấn hỏi không có, chứng đắc không có, đối với kẻ ấy, cái gì sẽ được sáng tỏ?
“Không còn sự cứng cỏi [của tâm], có tài biện giải” là như thế.
Vì thế, vị Trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Con đây càng thêm tịnh tín sau khi lắng nghe lời nói của bậc Hiền trí. Ngài là đức Phật Toàn Giác, có màn che đã được cuốn lên, không còn sự cứng cỏi [của tâm], có tài biện giải.”
25. Sau khi biết rõ chư thiên bậc thượng, Ngài đã hiểu biết tất cả từ thấp đến cao. Bậc Đạo sư là vị giải quyết dứt điểm các câu hỏi của những người có sự nghi ngờ đang bày tỏ [với Ngài].
Sau khi biết rõ chư thiên bậc thượng.
Chư thiên: Có ba hạng chư thiên: Chư thiên do chế định, chư thiên do tái sanh, chư thiên do thanh tịnh. Chư thiên do chế định là những ai? Chư thiên do chế định nói đến các vị vua, các hoàng tử, và các hoàng hậu; những người này là chư thiên do chế định. Chư thiên do tái sanh là những ai? Chư thiên do tái sanh nói đến chư thiên cõi Tứ Đại Thiên Vương, chư thiên cõi Đạo-lợi,… (nt)… chư thiên thuộc Phạm Chúng thiên và chư thiên nào vượt lên trên cõi ấy; các vị này là chư thiên do tái sanh. Chư thiên do thanh tịnh là những ai? Chư thiên do thanh tịnh nói đến các đức Như Lai, các đệ tử của các đức Như Lai là các vị A-la-hán có lậu hoặc đã được cạn kiệt, và các vị Phật Độc Giác; các vị này là chư thiên do thanh tịnh. Đức Thế Tôn, sau khi biết rõ chư thiên do chế định là “chư thiên bậc thượng”, sau khi biết rõ chư thiên do tái sanh là “chư thiên bậc thượng”, sau khi biết rõ chư thiên do thanh tịnh là “chư thiên bậc thượng”, sau khi biết được, sau khi cân nhắc, sau khi xác định, sau khi minh định, sau khi làm rõ rệt.
“Sau khi biết rõ chư thiên bậc thượng” là như thế.
Ngài đã hiểu biết tất cả từ thấp đến cao: Đức Thế Tôn đã hiểu biết, đã biết rõ, đã nhìn thấy, đã thấu triệt các pháp tạo thành chư thiên bậc thượng cho bản thân và cho những người khác. Các pháp tạo thành chư thiên bậc thượng cho bản thân là những pháp nào? Sự thực hành đúng đắn, sự thực hành phù hợp, sự thực hành không trái ngược, sự thực hành đưa đến lợi ích, sự thực hành đúng pháp và thuận pháp, việc làm đầy đủ các giới, việc phòng vệ các giác quan, việc biết chừng mực về vật thực, sự luyện tập về tỉnh thức, niệm và sự nhận biết rõ, bốn sự thiết lập niệm,… (nt)… đạo lộ Thánh thiện tám chi phần. Các việc này được gọi là các pháp tạo thành chư thiên bậc thượng cho bản thân. Các pháp tạo thành chư thiên bậc thượng cho những người khác là những pháp nào? Sự thực hành đúng đắn,… (nt)… đạo lộ Thánh thiện tám chi phần. Các việc này được gọi là các pháp tạo thành chư thiên bậc thượng cho những người khác. Đức Thế Tôn đã hiểu biết, đã biết rõ, đã nhìn thấy, đã thấu triệt các pháp tạo thành chư thiên bậc thượng cho bản thân và cho những người khác như vậy.
“Ngài đã hiểu biết tất cả từ thấp đến cao” là như thế.
Bậc Đạo sư là vị giải quyết dứt điểm các câu hỏi: Đức Thế Tôn là vị làm chấm dứt, vị làm kết thúc, vị làm giới hạn, vị làm việc khoanh vùng cho các câu hỏi của những vị đang trên đường đi đến bờ kia; là vị làm chấm dứt, vị làm kết thúc, vị làm giới hạn, vị làm việc khoanh vùng cho các câu hỏi của vị Sabhiya; là vị làm chấm dứt, vị làm kết thúc, vị làm giới hạn, vị làm việc khoanh vùng cho các câu hỏi của Thiên chủ Sakka, cho các câu hỏi của Thiên tử Suyāma, cho các câu hỏi của các vị Tỳ-khưu, cho các câu hỏi của các vị Tỳ-khưu-ni, cho các câu hỏi của các nam cư sĩ, cho các câu hỏi của nữ cư sĩ, cho các câu hỏi của các vị vua, cho các câu hỏi của các vị Sát-đế-lỵ, cho các câu hỏi của các Bà-la-môn, thương buôn và nô lệ, cho các câu hỏi của chư thiên, cho các câu hỏi của Phạm thiên. “Vị giải quyết dứt điểm các câu hỏi” là như thế.
Bậc Đạo sư: Đức Thế Tôn là người chỉ đạo đoàn xe. Giống như người chỉ đạo đoàn xe giúp các đoàn xe vượt qua hiểm lộ, giúp vượt qua hiểm lộ có trộm cướp, giúp vượt qua hiểm lộ có thú dữ, giúp vượt qua hiểm lộ có khó khăn về vật thực, giúp vượt qua hiểm lộ không có nước, giúp cho vượt lên, giúp cho vượt ra, giúp cho vượt khỏi, giúp cho đạt đến vùng đất hoàn toàn an ổn; tương tự y như thế, đức Thế Tôn là người chỉ đạo đoàn xe giúp chúng sanh vượt qua hiểm lộ, giúp vượt qua hiểm lộ của sanh, giúp vượt qua hiểm lộ của già-bệnh-chết-sầu-bi-khổ-ưu-não, giúp vượt qua hiểm lộ của luyến ái, giúp vượt qua hiểm lộ của sân hận,… si mê,… ngã mạn,… tà kiến,… ô nhiễm,… uế hạnh, giúp vượt qua sự nắm giữ của luyến ái, giúp vượt qua sự nắm giữ của sân hận,… sự nắm giữ của si mê,… sự nắm giữ của tà kiến,… ô nhiễm,… uế hạnh, giúp cho vượt lên, giúp cho vượt ra, giúp cho vượt khỏi, giúp cho đạt đến vùng đất hoàn toàn an ổn, bất tử, Niết-bàn. “Đức Thế Tôn là người chỉ đạo đoàn xe” là như vậy.
Hoặc là, đức Thế Tôn là bậc Hướng Đạo, bậc Hướng Dẫn, bậc Đoạn Nghi, bậc Truyền Đạt, bậc Truyền Thụ, bậc Khơi Mở, bậc Khởi Tín. “Đức Thế Tôn là người chỉ đạo đoàn xe” còn là như vậy. Hoặc là, đức Thế Tôn là vị làm sanh khởi đạo lộ chưa được sanh khởi, là vị làm sanh ra đạo lộ chưa được sanh ra, là vị tuyên thuyết đạo lộ chưa được tuyên thuyết, là vị biết về đạo lộ, là vị hiểu rõ về đạo lộ, là vị rành rẽ về đạo lộ. Và hơn nữa, những người đi theo đạo lộ, là các đệ tử của Ngài, hiện nay đang an trú và sau này sẽ thành tựu [đạo lộ ấy]. “Đức Thế Tôn là người chỉ đạo đoàn xe” còn là như vậy.
“Bậc Đạo sư là vị giải quyết dứt điểm các câu hỏi” là như thế.
Của những người có sự nghi ngờ đang bày tỏ [với Ngài]: Những người có sự nghi ngờ sau khi đi đến thì trở thành không còn nghi ngờ, có sự day dứt sau khi đi đến thì trở thành không còn day dứt, có sự lưỡng lự sau khi đi đến thì trở thành không còn lưỡng lự, có hoài nghi sau khi đi đến thì trở thành không còn hoài nghi, có luyến ái sau khi đi đến thì trở thành có luyến ái đã được xa lìa, có sân hận sau khi đi đến thì trở thành có sân hận đã được xa lìa, có si mê sau khi đi đến thì trở thành có si mê đã được xa lìa, có ô nhiễm sau khi đi đến thì trở thành không còn ô nhiễm.
“Của những người có sự nghi ngờ đang bày tỏ [với Ngài]” là như thế.
Vì thế, vị Trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Sau khi biết rõ chư thiên bậc thượng, Ngài đã hiểu biết tất cả từ thấp đến cao. Bậc Đạo sư là vị giải quyết dứt điểm các câu hỏi của những người có sự nghi ngờ đang bày tỏ [với Ngài].”
26. Đương nhiên, con sẽ đi đến trạng thái [Niết-bàn] không bị chuyển dịch, không bị lay động; không có pháp tương đương đối với Niết-bàn ở bất cứ đâu. Con không có sự nghi ngờ về nơi này. Xin Ngài hãy ghi nhận con là người có tâm đã được hướng đến như vậy.
Không bị chuyển dịch, không bị lay động: Không bị chuyển dịch nói đến bất tử, Niết-bàn, tức là sự yên lặng của tất cả các pháp tạo tác, sự buông bỏ tất cả các mầm tái sanh, sự diệt trừ tham ái, sự lìa khỏi luyến ái, sự diệt tận, Niết-bàn.
Không bị chuyển dịch: Là không thể bị chuyển dịch bởi luyến ái, bởi sân hận, bởi si mê, bởi giận dữ, bởi thù hằn, bởi gièm pha, bởi ác ý, bởi ganh tỵ, bởi bỏn xẻn, bởi xảo trá, bởi lừa gạt, bởi bướng bỉnh, bởi hung hăng, bởi ngã mạn, bởi cao ngạo, bởi đam mê, bởi xao lãng, bởi tất cả ô nhiễm, bởi tất cả uế hạnh, bởi mọi sự bực bội, bởi các lậu hoặc, bởi mọi sự lo lắng, bởi mọi sự nóng nảy, bởi tất cả các pháp tạo tác bất thiện, Niết-bàn là thường còn, bền vững, trường tồn, không có bản chất biến đổi. “Không bị chuyển dịch” là như thế.
Không bị lay động: Không bị lay động nói đến bất tử, Niết-bàn, tức là sự yên lặng của tất cả các pháp tạo tác,… (nt)… sự diệt tận, Niết-bàn. Đối với pháp ấy, sự sanh lên không được biết đến, sự hoại diệt không được biết đến, trạng thái biến đổi của nó không được biết đến, Niết-bàn là thường còn, bền vững, trường tồn, không có bản chất biến đổi.
“Không bị chuyển dịch, không bị lay động” là như thế.
Không có pháp tương đương đối với Niết-bàn ở bất cứ đâu.
Đối với pháp ấy: Đối với Niết-bàn.
Không có pháp tương đương: Pháp tương đương là không có, pháp thay thế là không có, pháp tương tự là không có, pháp đối xứng là không có, không hiện hữu, không tìm thấy, không tồn tại.
Ở bất cứ đâu: Ở bất cứ đâu là ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ chỗ nào, thuộc nội phần, hoặc thuộc ngoại phần, hoặc thuộc nội phần và ngoại phần.
“Không có pháp tương đương đối với Niết-bàn ở bất cứ đâu” là như thế.
Đương nhiên, con sẽ đi đến... Con không có sự nghi ngờ về nơi này.
Đương nhiên: Từ “addhā” này là lời nói nhất định, lời nói không ngờ vực, lời nói không nghi ngờ, lời nói không hai nghĩa, lời nói không gây ra sự lưỡng lự, lời nói bảo đảm, lời nói đưa đến lợi ích, lời nói không sai trái, lời nói không đối chọi, lời nói khẳng định.
Con sẽ đi đến: Con sẽ đi đến là con sẽ chứng đắc, con sẽ chạm đến, con sẽ chứng ngộ. “Đương nhiên, con sẽ đi đến” là như thế.
Con không có sự nghi ngờ về nơi này.
Về nơi này: Về Niết-bàn. Sự nghi ngờ là không có, sự hoài nghi là không có, sự lưỡng lự là không có, sự ngờ vực là không có, không hiện hữu, không tìm thấy, không tồn tại, đã được dứt bỏ, đã được trừ tuyệt, đã được vắng lặng, đã được tịch tịnh, không thể sanh khởi nữa, đã được thiêu đốt bởi ngọn lửa trí tuệ.
“Đương nhiên, con sẽ đi đến... con không có sự nghi ngờ về nơi này” là như thế.
Xin Ngài hãy ghi nhận con là người có tâm đã được hướng đến như vậy.
Xin Ngài hãy ghi nhận con như vậy: Xin Ngài hãy nhận định con có tâm uốn cong theo Niết-bàn, chiều theo Niết-bàn, xuôi theo Niết-bàn, hướng đến Niết-bàn như vậy.
“Xin Ngài hãy ghi nhận con là người có tâm đã được hướng đến như vậy” là như thế.
Vì thế, vị Trưởng lão Piṅgiya đã nói:
“Đương nhiên, con sẽ đi đến trạng thái [Niết-bàn] không bị chuyển dịch, không bị lay động; không có pháp tương đương đối với Niết-bàn ở bất cứ đâu. Con không có sự nghi ngờ về nơi này. Xin Ngài hãy ghi nhận con là người có tâm đã được hướng đến như vậy.”
“Diễn giải phẩm Đường đi đến bờ kia” được chấm dứt.
Chú thích
1 Bảy đức tính tốt (sattasaddhammā): Là có đức tin, có sự hổ thẹn (tội lỗi), có sự ghê sợ (tội lỗi), nghe nhiều, có sự tinh tấn đã được phát khởi, có niệm đã được thiết lập, có trí tuệ (Tạng Luật, Parivāra (Tập yếu) II, TTPV, tập 9, trang 73). (ND)
2 Xem chú thích 4 ở trang 447. (ND)
3 Động từ kāmeti được ghi nghĩa Việt là “ham muốn.” Còn danh từ kāma được dịch theo hai nghĩa là “ham muốn” và “dục” tùy theo ngữ cảnh. Ở đây akāmo được dịch là “không có dục”, ở nơi khác được dịch là “không có ham muốn”. (ND)
4 Xem chú thích về “phúc hành, phi phúc hành, bất động hành” ở trang 77. (ND)
5 Xem chú thích 5 ở trang 379. (ND)
6 Bổn sanh “Vessantara vĩ đại” (Mahāvessantarajātakaṃ), số 547, TTPV, tập 34, trang 387, câu kệ 6198. (ND)
7 Văn bản Pāḷi không chính xác. So sánh với 2 đoạn tương tự ở trang 661 và 663. Phần dịch Việt được ghi lại theo sự hiệu đính của Tam tạng Miến Điện. (ND)
8 Ở đây, từ jāmātaraṃ (con rể) của Tam tạng Sri Lanka không phù hợp với từ mātulaṃ (cậu, em của mẹ) ở phần sau. Trong khi đó, Tam tạng Thái, Miến và PTS đều ghi là nattāraṃ (cháu trai). Vì thế, Piṅgiya là cháu và Bāvari là cậu. (ND)v
9 Vào thời điểm này, đức Phật đang ngự tại thành Sāvatthi. Biết được sự chín muồi về khả năng của Piṅgiya và Bāvari, Ngài đã phóng ra hào quang có màu sắc vàng chói. Piṅgiya, ngay trong lúc đang ngồi tán dương ân đức của Phật cho Bāvari, đã nhìn thấy hào quang ấy. Trong lúc đang xem xét “cái gì đây?” Piṅgiya nhìn thấy đức Thế Tôn như đang đứng trước mặt. Piṅgiya đã bảo vị Bà-la-môn Bāvari rằng: “Đức Phật đã ngự đến.” Bà-la-môn Bāvari đã từ chỗ ngồi chắp tay lên và đứng dậy. Đức Thế Tôn sau khi phóng ra hào quang đã hiện thân cho vị Bà-la-môn thấy. Sau khi thấy thời điểm phù hợp cho cả hai vị, trong lúc chỉ dạy riêng cho Piṅgiya, Ngài đã nói lên kệ ngôn này (SnA. II. 606). (ND)
10 Xem chú thích về “Chín thể loại giáo pháp” ở trang 122. (ND)
Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.
Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.