Viện Nghiên Cứu Phật Học

11. DIỄN GIẢI KINH CÃI CỌ VÀ TRANH CÃI
(KALAHAVIVĀDASUTTANIDDESO)

 

Giờ phần “Diễn giải kinh cãi cọ và tranh cãi” được nói đến:

1.1. Từ đâu phát khởi các sự cãi cọ, các sự tranh cãi,

Các sự than vãn, các nỗi sầu muộn và thêm các sự bỏn xẻn,

Các sự ngã mạn và cao ngạo, rồi thêm các việc nói đâm thọc?

Từ đâu chúng phát khởi? Nào, xin Ngài hãy nói về điều ấy.

Từ đâu phát khởi các sự cãi cọ, các sự tranh cãi.

Sự cãi cọ: Theo một cách thức, sự cãi cọ và sự tranh cãi cũng y như nhau; cái nào là cãi cọ, cái ấy là tranh cãi; cái nào là tranh cãi, cái ấy là cãi cọ. Hoặc là, theo một cách thức khác nói về tranh cãi: Tranh cãi là phần đi trước của cãi cọ. Các vị vua tranh cãi với các vị vua, các Sát-đế-lỵ tranh cãi với các Sát-đế-lỵ, các Bà-la-môn tranh cãi với các Bà-la-môn, các gia chủ tranh cãi với các gia chủ, mẹ tranh cãi với con trai, con trai tranh cãi với mẹ, cha tranh cãi với con trai, con trai tranh cãi với cha, anh [em] trai tranh cãi với anh [em] trai, chị [em] gái tranh cãi với chị [em] gái, anh [em] trai tranh cãi với chị [em] gái, chị [em] gái tranh cãi với anh [em] trai, bạn bè tranh cãi với bạn bè; việc này là tranh cãi.

Sự cãi cọ là việc nào? Các người tại gia, [trong khi tức giận] cầm lấy gậy gộc, thực hiện việc cãi cọ bằng thân, bằng khẩu; các bậc xuất gia, trong khi vi phạm tội, thực hiện việc cãi cọ bằng thân, bằng khẩu; việc này là cãi cọ.

Từ đâu phát khởi các sự cãi cọ, các sự tranh cãi: Là hỏi về nguồn gốc, hỏi về nguyên nhân, hỏi về căn nguyên, hỏi về sự xuất phát, hỏi về nguồn sanh khởi, hỏi về nguồn phát khởi, hỏi về yếu tố nuôi dưỡng, hỏi về đối tượng, hỏi về duyên khởi, hỏi về nhân sanh khởi của sự cãi cọ và sự tranh cãi: “Các sự cãi cọ và các sự tranh cãi phát khởi từ đâu, sanh ra từ đâu, sanh khởi từ đâu, hạ sanh từ đâu, phát sanh từ đâu, xuất hiện từ đâu, có cái gì là căn nguyên, có cái gì là nhân sanh khởi, có cái gì là mầm sanh khởi, có cái gì là nguồn sanh khởi?” là chất vấn, là yêu cầu, là thỉnh cầu, là đặt niềm tin.

“Từ đâu phát khởi các sự cãi cọ, các sự tranh cãi” là như thế.

Các sự than vãn, các nỗi sầu muộn và thêm các sự bỏn xẻn.

Sự than vãn: Là sự than van, sự than trách, sự than thở, sự than vãn, trạng thái than van, trạng thái than trách, lời nói, nói lảm nhảm, nói huyên thuyên, nói kể lể, lối nói kể lể, trạng thái nói kể lể của người bị tác động bởi sự tổn hại về thân quyến, bị tác động bởi sự tổn hại về của cải, bị tác động bởi sự tổn hại vì bệnh tật, bị tác động bởi sự suy giảm về giới hạnh, bị tác động bởi sự suy giảm về kiến thức, bị gặp phải sự rủi ro này hoặc sự rủi ro khác, hoặc bị tác động bởi sự khổ này hoặc sự khổ khác.

Nỗi sầu muộn: Nỗi sầu muộn là sự buồn rầu, trạng thái buồn phiền, sự sầu muộn ở nội tâm, sự buồn thảm ở nội tâm, sự nóng nảy ở nội tâm, sự bực tức ở nội tâm, nỗi ưu phiền do trạng thái bực bội của tâm, mũi tên sầu muộn của người bị tác động bởi sự tổn hại về thân quyến, bị tác động bởi sự tổn hại về của cải, bị tác động bởi sự tổn hại vì bệnh tật, bị tác động bởi sự suy giảm về giới hạnh, bị tác động bởi sự suy giảm về kiến thức, bị gặp phải sự rủi ro này hoặc sự rủi ro khác, hoặc bị tác động bởi sự khổ này hoặc sự khổ khác.

Sự bỏn xẻn: Có năm loại bỏn xẻn: Bỏn xẻn về chỗ ở, bỏn xẻn về gia tộc, bỏn xẻn về lợi lộc, bỏn xẻn về danh tiếng, bỏn xẻn về pháp. Bỏn xẻn có hình thức như vậy là biểu hiện của bỏn xẻn, trạng thái của bỏn xẻn, sự hám lợi, keo kiệt, tính chất bủn xỉn, trạng thái bị nắm giữ của tâm, điều này được gọi là bỏn xẻn. Còn nữa, bỏn xẻn về uẩn cũng là bỏn xẻn, bỏn xẻn về giới cũng là bỏn xẻn, bỏn xẻn về xứ cũng là bỏn xẻn, sự nắm lấy được gọi là bỏn xẻn.

“Các sự than vãn, các nỗi sầu muộn và thêm các sự bỏn xẻn” là như thế.

Các sự ngã mạn và cao ngạo, rồi thêm các việc nói đâm thọc.

Ngã mạn: Ở đây một người nào đó sanh khởi ngã mạn về xuất thân, về dòng dõi, về con nhà gia thế, về vẻ đẹp của làn da, về tài sản, về học vấn, về công việc, về tài nghệ, về kiến thức, về sự học hỏi, về tài biện giải, hoặc về sự việc này khác.

Cao ngạo: Ở đây một người nào đó khinh khi người khác theo sự sanh ra, theo dòng họ,… (nt)… hoặc theo sự việc này khác.

Việc nói đâm thọc: Ở đây, một người nào đó có lời nói đâm thọc: Sau khi nghe ở chỗ này, là người nói lại ở chỗ kia nhằm chia rẽ những người này, hoặc là sau khi nghe ở chỗ kia, là người nói lại cho những người này nhằm chia rẽ những người kia; như vậy là người chia rẽ những kẻ đã được hợp nhất, là người khuyến khích những kẻ chia rẽ, là người thỏa thích phe nhóm, thích thú phe nhóm, hân hoan phe nhóm, là người nói lời tạo ra phe nhóm; điều này được gọi là việc nói đâm thọc. Thêm nữa, người đem lại việc nói đâm thọc vì hai lý do: Vì mong muốn được thương, hoặc là vì ý định chia rẽ. Đem lại việc nói đâm thọc vì mong muốn được thương nghĩa là thế nào? [Nghĩ rằng:] “Đối với người này, ta sẽ được yêu thương, ta sẽ được quý mến, ta sẽ được tin cậy, ta sẽ trở thành thân tín, ta sẽ trở thành tâm phúc.” Đem lại việc nói đâm thọc vì mong muốn được thương nghĩa là như vậy. Đem lại việc nói đâm thọc vì ý định chia rẽ nghĩa là thế nào? [Nghĩ rằng:] “Làm thế nào để những người này trở thành xa lạ, trở thành riêng rẽ, trở thành phe nhóm, trở thành hai phần, trở thành hai phía, trở thành hai nhánh, bị chia rẽ, không thể hội tụ, sống khổ sở không thoải mái?” Đem lại việc nói đâm thọc vì ý định chia rẽ nghĩa là như vậy.

“Các sự ngã mạn và cao ngạo, rồi thêm các việc nói đâm thọc” là như thế.

Từ đâu chúng phát khởi? Nào, xin Ngài hãy nói về điều ấy: Sự cãi cọ, sự tranh cãi, sự than vãn, nỗi sầu muộn, sự bỏn xẻn, sự ngã mạn, sự cao ngạo và việc nói đâm thọc; tám điều ô nhiễm này phát khởi từ đâu, sanh ra từ đâu, sanh khởi từ đâu, hạ sanh từ đâu, phát sanh từ đâu, xuất hiện từ đâu, có cái gì là căn nguyên, có cái gì là nhân sanh khởi, có cái gì là mầm sanh khởi, có cái gì là nguồn sanh khởi? [Vị ấy] hỏi về nguồn gốc, hỏi về nhân, hỏi về căn nguyên, hỏi về sự xuất phát, hỏi về nguồn sanh khởi, hỏi về nguồn phát khởi, hỏi về yếu tố nuôi dưỡng, hỏi về đối tượng, hỏi về duyên khởi, hỏi về nhân sanh khởi của tám điều ô nhiễm này, chất vấn, yêu cầu, thỉnh cầu, đặt niềm tin. “Từ đâu chúng phát khởi? Nào, xin Ngài hãy nói về điều ấy” là như thế. Nào, xin Ngài hãy nói, hãy nêu ra, hãy chỉ bảo, hãy thông báo, hãy ấn định, hãy khai mở, hãy chia sẻ, hãy làm rõ, hãy bày tỏ.

“Từ đâu chúng phát khởi? Nào, xin Ngài hãy nói về điều ấy” là như thế.

Vì thế, vị [Phật] do thần thông biến hóa ra đã hỏi rằng:

“Từ đâu phát khởi các sự cãi cọ, các sự tranh cãi,

Các sự than vãn, các nỗi sầu muộn và thêm các sự bỏn xẻn,

Các sự ngã mạn và cao ngạo, rồi thêm các việc nói đâm thọc?

Từ đâu chúng phát khởi? Nào, xin Ngài hãy nói về điều ấy.”

11.2. Từ vật được yêu mến phát khởi các sự cãi cọ, các sự tranh cãi,

Các sự than vãn, các nỗi sầu muộn và thêm các sự bỏn xẻn,

Các sự ngã mạn và cao ngạo, rồi thêm các việc nói đâm thọc.

Các sự cãi cọ, các sự tranh cãi là có liên quan đến sự bỏn xẻn.

Và ở các cuộc tranh cãi đã được sanh ra, có các việc nói đâm thọc.

Từ vật được yêu mến phát khởi các sự cãi cọ, các sự tranh cãi, các sự than vãn, các nỗi sầu muộn và thêm các sự bỏn xẻn.

Vật được yêu mến: Có hai đối tượng được yêu mến: Các chúng sanh hoặc các pháp tạo tác. Những người nào là các chúng sanh được yêu mến? Ở đây, đối với người nào mà những người ấy có lòng mong muốn điều tốt đẹp, có lòng mong muốn điều lợi ích, có lòng mong muốn sự thoải mái, có lòng mong muốn sự an toàn trong mối ràng buộc: Là người mẹ, hoặc người cha, hoặc anh [em] trai, hoặc chị [em] gái, hoặc con trai, hoặc con gái, hoặc các bạn bè, hoặc các thân hữu, hoặc các thân quyến, hoặc những người cùng huyết thống; những người này là các chúng sanh được yêu mến. Các pháp nào là các pháp tạo tác được yêu mến? Các sắc hợp ý, các thinh hợp ý, các hương hợp ý, các vị hợp ý, các xúc hợp ý; các pháp tạo tác này là được yêu mến.

Có sự lo âu về việc chiếm đoạt vật được yêu mến, họ gây ra cãi cọ; trong khi đang bị chiếm đoạt, họ gây ra cãi cọ; khi đã bị chiếm đoạt, họ gây ra cãi cọ. Có sự lo âu về việc biến đổi của vật được yêu mến, họ gây ra cãi cọ; trong khi vật đang bị biến đổi, họ gây ra cãi cọ; khi vật đã bị biến đổi, họ gây ra cãi cọ. Có sự lo âu về việc chiếm đoạt vật được yêu mến, họ tranh cãi; trong khi đang bị chiếm đoạt, họ tranh cãi; khi đã bị chiếm đoạt, họ tranh cãi. Có sự lo âu về việc biến đổi của vật được yêu mến, họ tranh cãi; trong khi vật đang bị biến đổi, họ tranh cãi; khi vật đã bị biến đổi, họ tranh cãi. Có sự lo âu về việc chiếm đoạt vật được yêu mến, họ than vãn; trong khi đang bị chiếm đoạt, họ than vãn; khi đã bị chiếm đoạt, họ than vãn. Có sự lo âu về việc biến đổi của vật được yêu mến, họ than vãn; trong khi vật đang bị biến đổi, họ than vãn; khi vật đã bị biến đổi, họ than vãn. Có sự lo âu về việc chiếm đoạt vật được yêu mến, họ sầu muộn; trong khi đang bị chiếm đoạt, họ sầu muộn; khi đã bị chiếm đoạt, họ sầu muộn. Có sự lo âu về việc biến đổi của vật được yêu mến, họ sầu muộn; trong khi vật đang bị biến đổi, họ sầu muộn; khi vật đã bị biến đổi, họ sầu muộn. Họ bảo vệ, gìn giữ, sở hữu, chấp là của tôi, bỏn xẻn vật được yêu mến.

Các sự ngã mạn và cao ngạo, rồi thêm các việc nói đâm thọc: Nương vào vật được yêu mến, họ sanh khởi ngã mạn; nương vào vật được yêu mến, họ sanh khởi cao ngạo. Nương vào vật được yêu mến, họ sanh khởi ngã mạn nghĩa là thế nào? [Nghĩ rằng:] “Chúng ta có sự đạt được các sắc, các thinh, các hương, các vị, các xúc hợp ý. Còn những người này, những người khác không có sự đạt được các sắc, các thinh, các hương, các vị, các xúc hợp ý”; nương vào vật được yêu mến, họ sanh khởi ngã mạn nghĩa là như vậy. Nương vào vật được yêu mến, họ sanh khởi cao ngạo nghĩa là thế nào? [Nghĩ rằng:] “Chúng ta có sự đạt được các sắc, các thinh, các hương, các vị, các xúc hợp ý. Còn những người này, những người khác không có sự đạt được các sắc, các thinh, các hương, các vị, các xúc hợp ý”; nương vào vật được yêu mến, họ sanh khởi cao ngạo nghĩa là như vậy.

Việc nói đâm thọc: Ở đây, một người nào đó có lời nói đâm thọc: Sau khi nghe ở chỗ này, là người nói lại ở chỗ kia nhằm chia rẽ những người này,… (nt)… đem lại việc nói đâm thọc vì ý định chia rẽ nghĩa là như vậy.

“Các sự ngã mạn và cao ngạo, rồi thêm các việc nói đâm thọc” là như thế.

Các sự cãi cọ, các sự tranh cãi là có liên quan đến sự bỏn xẻn: Sự cãi cọ, sự tranh cãi, sự than vãn, nỗi sầu muộn, sự ngã mạn, sự cao ngạo và việc nói đâm thọc; bảy điều ô nhiễm này được gắn bó, được gắn vào, được gắn chặt, được gắn liền với sự bỏn xẻn.

“Các sự cãi cọ, các sự tranh cãi là có liên quan đến sự bỏn xẻn” là như thế.

Và ở các cuộc tranh cãi đã được sanh ra, có các việc nói đâm thọc: Khi cuộc tranh cãi đã sanh ra, đã sanh khởi, đã hạ sanh, đã phát sanh, đã xuất hiện, họ đem lại việc nói đâm thọc: Sau khi nghe ở chỗ này, là người nói lại ở chỗ kia nhằm chia rẽ những người này, hoặc là sau khi nghe ở chỗ kia, là người nói lại cho những người này nhằm chia rẽ những người kia; như vậy là những người chia rẽ những kẻ đã được hợp nhất, là những người khuyến khích những kẻ chia rẽ, là những người thỏa thích phe nhóm, thích thú phe nhóm, hân hoan phe nhóm, là những người nói lời tạo ra phe nhóm; điều này được gọi là việc nói đâm thọc. Thêm nữa, những người đem lại việc nói đâm thọc vì hai lý do: Vì mong muốn được thương, hoặc là vì ý định chia rẽ. Đem lại việc nói đâm thọc vì mong muốn được thương nghĩa là thế nào? [Nghĩ rằng:] “Chúng ta sẽ được người này yêu thương, chúng ta sẽ được quý mến, chúng ta sẽ được tin cậy, chúng ta sẽ trở thành thân tín, chúng ta sẽ trở thành tâm phúc”; đem lại việc nói đâm thọc vì mong muốn được thương nghĩa là như vậy. Đem lại việc nói đâm thọc vì ý định chia rẽ nghĩa là thế nào? [Nghĩ rằng:] “Làm thế nào để những người này trở thành xa lạ, trở thành riêng rẽ, trở thành phe nhóm, trở thành hai phần, trở thành hai phía, trở thành hai nhánh, bị chia rẽ, không thể hội tụ, sống khổ sở không thoải mái?” Đem lại việc nói đâm thọc vì ý định chia rẽ nghĩa là như vậy.

“Và ở các cuộc tranh cãi đã được sanh ra, có các việc nói đâm thọc” là như thế.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Từ vật được yêu mến, phát khởi các sự cãi cọ, các sự tranh cãi,

Các sự than vãn, các nỗi sầu muộn và thêm các sự bỏn xẻn,

Các sự ngã mạn và cao ngạo, rồi thêm các việc nói đâm thọc.

Các sự cãi cọ, các sự tranh cãi là có liên quan đến sự bỏn xẻn.

Và ở các cuộc tranh cãi đã được sanh ra, có các việc nói đâm thọc.”

11.3. Vậy các vật được yêu mến ở thế gian có căn nguyên từ đâu, và luôn cả những ai sống ở thế gian cũng do tham, [tham ấy có căn nguyên từ đâu]?Mong mỏi và sự thành tựu, những sự việc đưa đến đời sống kế tiếp của con người, có căn nguyên từ đâu?

Vậy các vật được yêu mến ở thế gian có căn nguyên từ đâu: Là hỏi về nguồn gốc… (nt)… hỏi về nhân sanh khởi của các vật được yêu mến: “Các vật được yêu mến phát khởi từ đâu, sanh ra từ đâu, sanh khởi từ đâu, hạ sanh từ đâu, phát sanh từ đâu, xuất hiện từ đâu, có cái gì là căn nguyên, có cái gì là nhân sanh khởi, có cái gì là mầm sanh khởi, có cái gì là nguồn sanh khởi?” là chất vấn, yêu cầu, thỉnh cầu, đặt niềm tin.

“Vậy các vật được yêu mến ở thế gian có căn nguyên từ đâu” là như thế.

Và luôn cả những ai sống ở thế gian cũng do tham.

Và luôn cả những ai: Là các Sát-đế-lỵ, các Bà-la-môn, các thương buôn, các nô lệ, các người tại gia, các vị xuất gia, chư thiên và loài người.

Do tham: Tức là sự tham lam, biểu hiện tham lam, trạng thái tham lam, sự luyến ái mãnh liệt, biểu hiện luyến ái mãnh liệt, trạng thái luyến ái mãnh liệt, tham đắm, tham, cội nguồn của bất thiện.

Sống: Là cư xử, trú ngụ, sinh hoạt, vận hành, bảo hộ, hộ trì, bảo dưỡng.

Ở thế gian: Ở thế gian của khổ cảnh, ở thế gian của loài người, ở thế gian của chư thiên, ở thế gian của các uẩn, ở thế gian của các giới, ở thế gian của các xứ.

“Và luôn cả những ai sống ở thế gian cũng do tham” là như thế.

Mong mỏi và sự thành tựu có căn nguyên từ đâu: Là hỏi về nguồn gốc… (nt)… hỏi về nhân sanh khởi của mong mỏi và sự thành tựu [của mong mỏi]: “Mong mỏi và sự thành tựu phát khởi từ đâu, sanh ra từ đâu, sanh khởi từ đâu, hạ sanh từ đâu, phát sanh từ đâu, xuất hiện từ đâu, có cái gì là căn nguyên, có cái gì là nhân sanh khởi, có cái gì là mầm sanh khởi, có cái gì là nguồn sanh khởi?” là chất vấn, yêu cầu, thỉnh cầu, đặt niềm tin.

“Mong mỏi và sự thành tựu có căn nguyên từ đâu” là như thế.

Những sự việc đưa đến đời sống kế tiếp của con người: Những gì là sự nâng đỡ, là hòn đảo, là nơi nương tựa, là nơi trú ẩn, là nơi nương nhờ của con người. Con người có sự thành tựu nhờ vào sự nâng đỡ.

“Những sự việc đưa đến đời sống kế tiếp của con người” là như thế.

Vì thế, vị [Phật] do thần thông biến hóa ra đã hỏi rằng:

“Vậy các vật được yêu mến ở thế gian có căn nguyên từ đâu, và luôn cả những ai sống ở thế gian cũng do tham, [tham ấy có căn nguyên từ đâu]? Mong mỏi và sự thành tựu, những sự việc đưa đến đời sống kế tiếp của con người, có căn nguyên từ đâu?”

11.4. Các vật được yêu mến ở thế gian có mong muốn là căn nguyên, và luôn cả những ai sống ở thế gian cũng do tham, [tham ấy có căn nguyên từ mong muốn]. Mong mỏi và sự thành tựu “những sự việc đưa đến đời sống kế tiếp của con người” có căn nguyên từ đây.

Các vật được yêu mến ở thế gian có mong muốn là căn nguyên.

Mong muốn: Là sự mong muốn về dục, sự luyến ái về dục, niềm vui về dục, sự tham ái về dục, sự yêu mến về dục, sự nồng nhiệt về dục, sự mê mẩn về dục, sự bám chặt vào dục, sự lôi cuốn của dục, sự gắn bó với dục, sự chấp thủ ở dục, sự che lấp do mong muốn về dục ở các dục. Thêm nữa, có năm sự mong muốn: Mong muốn tầm cầu, mong muốn đạt được, mong muốn thọ dụng, mong muốn tích lũy, mong muốn ban phát.

Mong muốn tầm cầu là việc nào? Ở đây, một người nào đó bị dính mắc, có ý định, đã sanh khởi lòng mong muốn, rồi tầm cầu các sắc, tầm cầu các thinh… các hương… các vị… các xúc; việc này là mong muốn tầm cầu.

Mong muốn đạt được là việc nào? Ở đây, một người nào đó bị dính mắc, có ý định, đã sanh khởi lòng mong muốn, rồi đạt được các sắc, đạt được các thinh… các hương… các vị… các xúc; việc này là mong muốn đạt được.

Mong muốn thọ dụng là việc nào? Ở đây, một người nào đó bị dính mắc, có ý định, đã sanh khởi lòng mong muốn, rồi thọ dụng các sắc, thọ dụng các thinh… các hương… các vị… các xúc; việc này là mong muốn thọ dụng.

Mong muốn tích lũy là việc nào? Ở đây, một người nào đó bị dính mắc, có ý định, đã sanh khởi lòng mong muốn, rồi thực hiện việc tích lũy tài sản [nghĩ rằng]: “Sẽ dùng vào những lúc rủi ro”; việc này là mong muốn tích lũy.

Mong muốn ban phát là việc nào? Ở đây, một người nào đó bị dính mắc, có ý định, đã sanh khởi lòng mong muốn, rồi ban phát tài sản đến các tượng phu, các mã phu, các xa phu, các cung thủ, các binh lính [nghĩ rằng]: “Những người này sẽ bảo vệ, sẽ gìn giữ, sẽ tháp tùng ta”; việc này là mong muốn ban phát.

Vật được yêu mến: Có hai đối tượng được yêu mến: Các chúng sanh hoặc các pháp tạo tác. ... (nt)… các chúng sanh này là được yêu mến. ... (nt)… các pháp tạo tác này là được yêu mến.

Các vật được yêu mến ở thế gian có mong muốn là căn nguyên: Vật được yêu mến có mong muốn là căn nguyên, có mong muốn là nhân sanh khởi, có mong muốn là mầm sanh khởi, có mong muốn là nguồn sanh khởi.

“Các vật được yêu mến ở thế gian có mong muốn là căn nguyên” là như thế.

Và luôn cả những ai sống ở thế gian cũng do tham.

Và luôn cả những ai: Là các Sát-đế-lỵ, các Bà-la-môn, các thương buôn, các nô lệ, các người tại gia, các vị xuất gia, chư thiên và loài người.

Do tham: Tức là sự tham lam, biểu hiện tham lam, trạng thái tham lam, sự luyến ái mãnh liệt, biểu hiện luyến ái mãnh liệt, trạng thái luyến ái mãnh liệt, tham đắm, tham, cội nguồn của bất thiện.

Sống: Là cư xử, trú ngụ, sinh hoạt, vận hành, bảo hộ, hộ trì, bảo dưỡng.

Ở thế gian: Ở thế gian của khổ cảnh,… (nt)… ở thế gian của các xứ.

“Và luôn cả những ai sống ở thế gian cũng do tham” là như thế.

Mong mỏi và sự thành tựu có căn nguyên từ đây: Mong mỏi nói đến tham ái, tức là sự luyến ái, luyến ái mãnh liệt,… (nt)… tham đắm, tham, cội nguồn của bất thiện.

Sự thành tựu: Ở đây, một người nào đó, trong lúc tầm cầu các sắc và đạt được sắc, là có sự thành tựu về sắc; trong lúc tầm cầu các thinh… các hương… các vị… các xúc… gia tộc… đồ chúng… chỗ ngụ… lợi lộc… danh vọng… lời khen… hạnh phúc… y phục… đồ ăn khất thực… chỗ nằm ngồi… vật dụng là thuốc men chữa bệnh... Kinh... Luật… Thắng pháp… pháp của vị ngụ ở rừng… pháp của vị chuyên đi khất thực… pháp của vị chỉ mặc y may bằng vải bị quăng bỏ… pháp của vị chỉ sử dụng ba y… pháp của vị đi khất thực tuần tự theo từng nhà… pháp của vị không ăn vật thực dâng sau… pháp của vị chuyên về oai nghi ngồi (không nằm)… pháp của vị ngụ ở chỗ đã được chỉ định… Sơ thiền… Nhị thiền… Tam thiền… Tứ thiền… sự thể nhập Không vô biên xứ… sự thể nhập Thức vô biên xứ… sự thể nhập Vô sở hữu xứ… sự thể nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ và đạt được sự thể nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là có sự thành tựu về sự thể nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

“Thửa ruộng được cày với sự mong mỏi, hạt giống được gieo với sự mong mỏi, những thương buôn là những người mang theo của cải đi biển với sự mong mỏi. Với sự mong mỏi nào mà tôi đứng [ở đây], mong rằng sự mong mỏi ấy của tôi được thành tựu.”

Sự thành đạt do mong mỏi được gọi là sự thành tựu.

Mong mỏi và sự thành tựu có căn nguyên từ đây: Mong mỏi và sự thành tựu là từ đây, có mong muốn là căn nguyên, có mong muốn là nhân sanh khởi, có mong muốn là mầm sanh khởi, có mong muốn là nguồn sanh khởi.

“Mong mỏi và sự thành tựu có căn nguyên từ đây” là như thế.

Những sự việc đưa đến đời sống kế tiếp của con người: Những gì là sự nâng đỡ, là hòn đảo, là nơi nương náu, là nơi trú ẩn, là nơi nương nhờ của con người. Con người có sự thành tựu là sự nâng đỡ.

“Những sự việc đưa đến đời sống kế tiếp của con người” là như thế.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

Các vật được yêu mến ở thế gian có mong muốn là căn nguyên, và luôn cả những ai sống ở thế gian cũng do tham [tham ấy có căn nguyên từ mong muốn]. Mong mỏi và sự thành tựu ‘những sự việc đưa đến đời sống kế tiếp của con người’ có căn nguyên từ đây.”

11.5. Vậy mong muốn ở thế gian có căn nguyên từ đâu?

Và luôn cả các phán đoán được phát khởi từ đâu?

Sự giận dữ, lời nói giả dối và nỗi nghi hoặc,

Và luôn cả các pháp nào đã được bậc Sa-môn nói đến?

Vậy mong muốn ở thế gian có căn nguyên từ đâu? Là hỏi về nguồn gốc… (nt)… hỏi về nhân sanh khởi của mong muốn: “Mong muốn phát khởi từ đâu, sanh ra từ đâu, sanh khởi từ đâu, hạ sanh từ đâu, phát sanh từ đâu, xuất hiện từ đâu, có cái gì là căn nguyên, có cái gì là nhân sanh khởi, có cái gì là mầm sanh khởi, có cái gì là nguồn sanh khởi?” là chất vấn, yêu cầu, thỉnh cầu, đặt niềm tin.

“Vậy mong muốn ở thế gian có căn nguyên từ đâu?” là như thế.

Và luôn cả các phán đoán được phát khởi từ đâu? Là hỏi về nguồn gốc… (nt)… về nhân sanh khởi của các phán đoán: “Các phán đoán phát khởi từ đâu, sanh ra từ đâu, sanh khởi từ đâu, hạ sanh từ đâu, phát sanh từ đâu, xuất hiện từ đâu, có cái gì là căn nguyên, có cái gì là nhân sanh khởi, có cái gì là mầm sanh khởi, có cái gì là nguồn sanh khởi?” là chất vấn, yêu cầu, thỉnh cầu, đặt niềm tin.

“Và luôn cả các phán đoán được phát khởi từ đâu?” là như thế.

Sự giận dữ, lời nói giả dối và nỗi nghi hoặc.

Sự giận dữ: Sự tức tối nào của tâm có hình thức như vậy là sự tức giận, sự thù hận, sự đối chọi, sự căm giận, sự căm hờn, sự căm ghét, sự sân hận, sự khởi sân, sự sân nộ, sự độc ác của tâm, sự khởi sân của ý, sự giận dữ, biểu hiện giận dữ, trạng thái giận dữ, sự sân hận, biểu hiện sân hận, trạng thái sân hận, sự độc ác, biểu hiện độc ác, trạng thái độc ác, sự chống đối, sự đối chọi, sự tàn nhẫn, sự lỗ mãng, trạng thái không hoan hỷ của tâm.

Lời nói giả dối: Nói đến việc nói dối.

Nỗi nghi hoặc: Nói đến sự hoài nghi.

“Sự giận dữ, lời nói giả dối và nỗi nghi hoặc” là như thế.

Và luôn cả các pháp nào đã được bậc Sa-môn nói đến.

Và luôn cả các pháp nào: Là những pháp đồng hành, đồng sanh, được gắn bó, được gắn liền, cùng sanh, cùng diệt, chung một nền tảng, chung một đối tượng với sự giận dữ, với lời nói giả dối và với nỗi nghi hoặc; các điều này được gọi là “và luôn cả các pháp nào.” Hoặc là, những ô nhiễm có bản thể khác, được tồn tại với trạng thái khác; các ô nhiễm này được gọi là “và luôn cả các pháp nào.”

Đã được bậc Sa-môn nói đến: Đã được nói, đã được phát biểu, đã được nêu ra, đã được chỉ bảo, đã được thông báo, đã được ấn định, đã được khai mở, đã được chia sẻ, đã được làm rõ, đã được bày tỏ bởi bậc Sa-môn có điều ác xấu đã được yên lặng, bởi vị Bà-la-môn có ác pháp đã được loại trừ, bởi vị Tỳ-khưu có gốc rễ ô nhiễm đã được phá vỡ, đã được thoát khỏi sự trói buộc của tất cả gốc rễ bất thiện.

“Và luôn cả các pháp nào đã được bậc Sa-môn nói đến” là như thế.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Vậy mong muốn ở thế gian có căn nguyên từ đâu?

Và luôn cả các phán đoán được phát khởi từ đâu?

Sự giận dữ, lời nói giả dối và nỗi nghi hoặc,

Và luôn cả các pháp nào đã được bậc Sa-môn nói đến?”

11.6. Khoái lạc, không khoái lạc là điều con người ở thế gian đã nói;

Nương tựa vào điều ấy, mong muốn phát khởi.

Sau khi nhìn thấy sự hiện hữu và không hiện hữu ở các sắc,

Con người ở thế gian thực hiện sự phán đoán.

Khoái lạc, không khoái lạc là điều con người ở thế gian đã nói.

Khoái lạc: Là cảm thọ lạc và sự việc được ước muốn.

Không khoái lạc: Là cảm thọ khổ và sự việc không được ước muốn.

Là điều con người ở thế gian đã nói: Là điều họ đã nói, điều họ thuyết, điều họ phát ngôn, điều họ giảng giải, điều họ diễn tả.

“Khoái lạc, không khoái lạc là điều con người ở thế gian đã nói” là như thế.

Nương tựa vào điều ấy, mong muốn phát khởi: Nương tựa vào khoái lạc và không khoái lạc, nương tựa vào hạnh phúc và khổ đau, nương tựa vào hỷ tâm và ưu tâm, nương tựa vào vật ước muốn và không ước muốn, nương tựa vào sự ưa chuộng và bất bình, mong muốn hiện diện, phát khởi, phát xuất, sanh ra, sanh khởi, hạ sanh, phát sanh.

“Nương tựa vào điều ấy, mong muốn phát khởi” là như thế.

Sau khi nhìn thấy sự hiện hữu và không hiện hữu ở các sắc.

Ở các sắc: Là bốn yếu tố chính [đất, nước, lửa, gió] và sắc liên quan đến bốn yếu tố chính. Sự hiện hữu của các sắc là việc nào? Là sự hiện hữu, sự sanh ra, sự sanh khởi, sự hạ sanh, sự phát sanh, sự xuất hiện của các sắc; việc này là sự hiện hữu của các sắc. Sự không hiện hữu của các sắc là việc nào? Là sự tiêu hoại, sự hoại diệt, sự tan rã, sự sụp đổ, trạng thái không thường còn, sự biến mất của các sắc; việc này là sự không hiện hữu của các sắc.

Sau khi nhìn thấy sự hiện hữu và không hiện hữu ở các sắc: Là sau khi nhìn thấy, sau khi nhìn xem, sau khi cân nhắc, sau khi xác định, sau khi minh định, sau khi làm rõ rệt sự hiện hữu và không hiện hữu ở các sắc.

“Sau khi nhìn thấy sự hiện hữu và không hiện hữu ở các sắc” là như thế.

Con người ở thế gian thực hiện sự phán đoán.

Sự phán đoán: Có hai sự phán đoán: Sự phán đoán do tham ái và sự phán đoán do tà kiến.

Thực hiện sự phán đoán do tham ái là thế nào? Ở đây, các của cải của một người nào đó còn chưa được sanh lên thì không sanh lên, và các tài sản đã được sanh lên thì đi đến hoại diệt. Người ấy khởi ý như sau: “Bởi cách thức gì mà các của cải của ta còn chưa được sanh lên thì không sanh lên, và các tài sản đã được sanh lên thì đi đến hoại diệt?” Người ấy lại khởi ý như sau: “Khi ta gắn bó với việc dể duôi uống chất say là rượu và chất lên men, các của cải của ta còn chưa được sanh lên thì không sanh lên, và các tài sản đã được sanh lên thì đi đến hoại diệt. Khi ta gắn bó với việc lai vãng ở các đường phố vào ban đêm, các của cải của ta còn chưa được sanh lên thì không sanh lên, và các tài sản đã được sanh lên thì đi đến hoại diệt. Khi ta gắn bó với việc thăm viếng các cuộc hội hè,… Khi ta gắn bó với việc dể duôi ở các trò cờ bạc,… Khi ta gắn bó với các bạn ác xấu, các của cải của ta còn chưa được sanh lên thì không sanh lên, và các tài sản đã được sanh lên thì đi đến hoại diệt. Khi ta gắn bó với việc lười biếng, các của cải của ta còn chưa được sanh lên thì không sanh lên, và các tài sản đã được sanh lên thì đi đến hoại diệt.” Sau khi lập trí như vậy thì không thân cận với sáu đường lối làm tiêu tán của cải và thân cận với sáu đường lối đem lại của cải; thực hiện sự phán đoán do tham ái là như vậy. Hoặc là, thực hành nghề nông, hoặc nghề buôn bán, hoặc chăn trâu bò, hoặc nghề bắn cung, hoặc hầu hạ vua chúa, hoặc một nghề nghiệp nào đó; thực hiện sự phán đoán do tham ái còn là như vậy.

Thực hiện sự phán đoán do tà kiến là thế nào? Khi mắt sanh lên thì biết rằng: “Tự ngã của ta sanh lên.” Khi mắt biến mất thì biết rằng: “Tự ngã của ta biến mất, tự ngã của ta đã đi khỏi”; thực hiện sự phán đoán do tà kiến là như vậy. Khi tai… Khi mũi… Khi lưỡi… Khi thân… Khi sắc… Khi thinh… Khi hương… Khi vị… Khi xúc sanh lên thì biết rằng: “Tự ngã của ta sanh lên.” Khi xúc biến mất thì biết rằng: “Tự ngã của ta biến mất, tự ngã của ta đã đi khỏi”; thực hiện sự phán đoán do tà kiến, làm sanh ra, làm sanh khởi, làm hạ sanh, làm phát sanh còn là như vậy.

Con người: Là chúng sanh, đàn ông, thanh niên,… (nt)… nhân loại.

Ở thế gian: Ở thế gian của khổ cảnh,… (nt)… ở thế gian của các xứ .

“Con người ở thế gian thực hiện sự phán đoán” là như thế.

 Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Khoái lạc, không khoái lạc là điều con người ở thế gian đã nói;

Nương tựa vào điều ấy, mong muốn phát khởi.

Sau khi nhìn thấy sự hiện hữu và không hiện hữu ở các sắc,

Con người ở thế gian thực hiện sự phán đoán.”

11.7. Sự giận dữ, lời nói giả dối và nỗi nghi hoặc,

Các pháp này [sanh lên] trong khi cặp đôi[1] có mặt.

Kẻ có nỗi nghi hoặc nên học tập theo đường lối của trí.

Sau khi hiểu biết, các pháp đã được bậc Sa-môn nói lên.

Sự giận dữ, lời nói giả dối và nỗi nghi hoặc.

Sự giận dữ: Sự tức tối nào của tâm có hình thức như vậy là sự tức giận,… (nt)…

Lời nói giả dối: Nói đến việc nói dối.

Nỗi nghi hoặc: Nói đến sự hoài nghi. Sự giận dữ sanh ra nương vào sự việc được ước muốn, sự giận dữ sanh ra cũng nương vào sự việc không được ước muốn. Sự nói dối sanh ra nương vào sự việc được ước muốn, sự nói dối sanh ra cũng nương vào sự việc không được ước muốn. Nỗi nghi hoặc sanh ra nương vào sự việc được ước muốn, nỗi nghi hoặc sanh ra cũng nương vào sự việc không được ước muốn.

Sự giận dữ sanh ra nương vào sự việc không được ước muốn nghĩa là thế nào? Thông thường, sự giận dữ sanh ra nương vào sự việc không được ước muốn: “Nó đã làm điều bất lợi cho ta”, [nghĩ vậy] giận dữ sanh ra. “Nó đang làm điều bất lợi cho ta”, [nghĩ vậy] giận dữ sanh ra. “Nó sẽ làm điều bất lợi cho ta”, [nghĩ vậy] giận dữ sanh ra. “Nó đã làm điều bất lợi… đang làm điều bất lợi… sẽ làm điều bất lợi cho người yêu quý, hợp ý của ta”, [nghĩ vậy] giận dữ sanh ra. “Nó đã làm điều có lợi… đang làm điều có lợi… sẽ làm điều có lợi cho người không yêu quý, không hợp ý của ta”, [nghĩ vậy] giận dữ sanh ra; sự giận dữ sanh ra nương vào sự việc không được ước muốn nghĩa là như vậy.

Sự giận dữ sanh ra nương vào sự việc được ước muốn nghĩa là thế nào? Người có sự lo âu về việc chiếm đoạt vật đã được chấp là của ta thì giận dữ sanh ra; trong khi đang bị chiếm đoạt, giận dữ sanh ra; khi đã bị chiếm đoạt, giận dữ sanh ra. Người có sự lo âu về việc biến đổi của vật đã được chấp là của ta thì giận dữ sanh ra; trong khi vật đang bị biến đổi, giận dữ sanh ra; khi vật đã bị biến đổi, giận dữ sanh ra; sự giận dữ sanh ra nương vào sự việc được ước muốn nghĩa là như vậy.

Sự nói dối sanh ra nương vào sự việc không được ước muốn nghĩa là thế nào? Ở đây, một người nào đó bị giam cầm với việc trói bằng xiềng, rồi cố tình nói dối nhằm thoát khỏi sự giam cầm ấy; ... hoặc bị giam cầm với việc trói bằng dây thừng, hoặc bị giam cầm với việc trói bằng dây xích, hoặc bị giam cầm với việc trói bằng dây mây, hoặc bị giam cầm với việc trói bằng dây leo, hoặc bị giam cầm với việc giam trong hố, hoặc bị giam cầm với việc giam trong hào, hoặc bị giam cầm với việc giam trong làng, trong thị trấn, trong thành phố, hay trong quốc độ, hoặc bị giam cầm với việc giam trong xứ sở, rồi cố tình nói dối nhằm thoát khỏi sự giam cầm ấy; sự nói dối sanh ra nương vào sự việc không được ước muốn nghĩa là như vậy.

Sự nói dối sanh ra nương vào sự việc được ước muốn nghĩa là thế nào? Ở đây, một người nào đó vì nhân các sắc hợp ý rồi cố tình nói dối… vì nhân các thinh… các hương… các vị… các xúc… vì nhân y phục… vì nhân đồ ăn khất thực… vì nhân chỗ nằm ngồi… vì nhân vật dụng là thuốc men chữa bệnh hợp ý rồi cố tình nói dối; sự nói dối sanh ra nương vào sự việc được ước muốn nghĩa là như vậy.

Nỗi nghi hoặc sanh ra nương vào sự việc không được ước muốn nghĩa là thế nào? [Nghĩ rằng:] “Phải chăng ta sẽ thoát khỏi bệnh ở mắt, phải chăng ta sẽ không thoát khỏi bệnh ở mắt? Phải chăng ta sẽ thoát khỏi bệnh ở tai trong… khỏi bệnh ở mũi… khỏi bệnh ở lưỡi… khỏi bệnh ở thân… khỏi bệnh ở đầu… khỏi bệnh ở lỗ tai… khỏi bệnh ở miệng? Phải chăng ta sẽ thoát khỏi bệnh ở răng, phải chăng ta sẽ không thoát khỏi bệnh ở răng?” Nỗi nghi hoặc sanh ra nương vào sự việc không được ước muốn nghĩa là như vậy.

Nỗi nghi hoặc sanh ra nương vào sự việc được ước muốn nghĩa là thế nào? [Nghĩ rằng:] “Phải chăng ta sẽ đạt được các sắc hợp ý, phải chăng ta sẽ không đạt được các sắc hợp ý? Phải chăng ta sẽ đạt được các thinh, các hương, các vị, các xúc, gia tộc, đồ chúng, chỗ ngụ, lợi lộc, danh vọng, lời khen, hạnh phúc, y phục, đồ ăn khất thực, chỗ nằm ngồi, vật dụng là thuốc men chữa bệnh hợp ý?” Nỗi nghi hoặc sanh ra nương vào sự việc được ước muốn nghĩa là như vậy.

“Sự giận dữ, lời nói giả dối và nỗi nghi hoặc” là như thế.

Các pháp này [sanh lên] trong khi cặp đôi có mặt: Trong khi khoái lạc và không khoái lạc có mặt, trong khi hạnh phúc và khổ đau có mặt, trong khi hỷ tâm và ưu phiền có mặt, trong khi ước muốn và không ước muốn có mặt, trong khi thiện cảm và bất bình có mặt, trong khi đang được tìm thấy, đang có, trong khi đang tồn tại.

“Các pháp này [sanh lên] trong khi cặp đôi có mặt” là như thế.

Kẻ có nỗi nghi hoặc nên học tập theo đường lối của trí: Trí cũng là đường lối của trí, đối tượng của trí cũng là đường lối của trí, các pháp sanh cùng với trí cũng là đường lối của trí. Giống như Thánh đạo là đường đi của các bậc Thánh, Thiên đạo là đường đi của chư thiên, Phạm thiên đạo là đường đi của Phạm thiên; tương tự y như thế, trí cũng là đường lối của trí, đối tượng của trí cũng là đường lối của trí, các pháp sanh cùng với trí cũng là đường lối của trí.

Nên học tập: Có ba sự học tập: Học tập về thắng giới, học tập về thắng tâm, học tập về thắng tuệ.

Việc nào là sự học tập về thắng giới? Ở đây, vị Tỳ-khưu là vị có giới, sống thu thúc với sự thu thúc của Giới bổn (Pātimokkha), thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành trong các điều học. Nhóm giới nhỏ, nhóm giới lớn, giới là nền tảng, phần khởi đầu, sự thực hành, sự ngăn giữ, sự thu thúc, sự mở đầu, sự dẫn đầu nhằm chứng đạt các thiện pháp. Việc này là sự học tập về thắng giới.

Việc nào là sự học tập về thắng tâm? Ở đây, vị Tỳ-khưu ngay sau khi tách ly khỏi các dục… (nt)… đạt đến và trú thiền thứ tư. Việc này là sự học tập về thắng tâm.

Việc nào là sự học tập về thắng tuệ? Ở đây, vị Tỳ-khưu là vị có tuệ, thành tựu về tuệ hướng đến sự sanh diệt, góp phần vào sự thấu triệt cao thượng, dẫn đến việc cạn kiệt hoàn toàn của khổ. Vị ấy nhận biết đúng theo thực thể rằng: “Đây là khổ”,… (nt)… nhận biết đúng theo thực thể rằng: “Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận khổ”, nhận biết đúng theo thực thể rằng: “Đây là các lậu hoặc”,… (nt)… nhận biết đúng theo thực thể rằng: “Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc.” Việc này là sự học tập về thắng tuệ.

Kẻ có nỗi nghi hoặc nên học tập theo đường lối của trí: Người có nỗi nghi hoặc, có sự nghi ngờ, có sự bối rối, có sự lưỡng lự, có sự hoài nghi nên học tập về thắng giới, nên học tập về thắng tâm, nên học tập về thắng tuệ nhằm chứng đắc trí, nhằm chạm đến trí, nhằm chứng ngộ trí; trong khi hướng tâm đến ba sự học tập này thì nên học tập; trong khi biết thì nên học tập; trong khi thấy thì nên học tập; trong khi quán xét lại thì nên học tập; trong khi quyết định tâm thì nên học tập; trong khi hướng đến đức tin thì nên học tập; trong khi ra sức tinh tấn thì nên học tập; trong khi thiết lập niệm thì nên học tập; trong khi tập trung tâm thì nên học tập; trong khi nhận biết bằng tuệ thì nên học tập; trong khi biết rõ pháp cần được biết rõ thì nên học tập; trong khi biết toàn diện pháp cần được biết toàn diện thì nên học tập; trong khi dứt bỏ pháp cần được dứt bỏ thì nên học tập; trong khi tu tập pháp cần được tu tập thì nên học tập; trong khi chứng ngộ pháp cần được chứng ngộ thì nên học tập, nên hành xử, nên hành theo, nên thọ trì và vận dụng.

“Kẻ có nỗi nghi hoặc nên học tập theo đường lối của trí” là như thế.

Sau khi hiểu biết, các pháp đã được bậc Sa-môn nói lên.

Sau khi hiểu biết: Sau khi đã hiểu biết, sau khi đã biết được, sau khi đã cân nhắc, sau khi đã xác định, sau khi đã minh định, sau khi đã làm rõ rệt thì đã được nói ra, đã được nói lên, đã được nêu ra, đã được chỉ bảo, đã được thông báo, đã được ấn định, đã được khai mở, đã được chia sẻ, đã được làm rõ, đã được bày tỏ. Sau khi đã hiểu biết, sau khi đã biết được, sau khi đã cân nhắc, sau khi đã xác định, sau khi đã minh định, sau khi đã làm rõ rệt. “Tất cả các hành là vô thường” đã được nói lên, đã được phát biểu, đã được nêu ra, đã được chỉ bảo, đã được thông báo, đã được ấn định, đã được khai mở, đã được chia sẻ, đã được làm rõ, đã được bày tỏ. Sau khi đã hiểu biết, sau khi đã biết được, sau khi đã cân nhắc, sau khi đã xác định, sau khi đã minh định, sau khi đã làm rõ rệt. “Tất cả các hành là khổ”… (nt)… “Tất cả các pháp là vô ngã”… (nt)… “Vô minh duyên cho các hành”… (nt)… “Sanh duyên cho lão, tử”… (nt)… “Do sự diệt tận của vô minh [đưa đến] sự diệt tận của các hành”… (nt)… “Do sự diệt tận của sanh [đưa đến] sự diệt tận của lão, tử”… (nt)… “Đây là khổ”… (nt)… “Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận khổ”… (nt)… “Đây là các lậu hoặc”… (nt)… “Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc”… “Các pháp này cần được biết rõ”… “Các pháp này cần được biết toàn diện”… “Các pháp này cần được dứt bỏ”… “Các pháp này cần được tu tập”… “Các pháp này cần được chứng ngộ”… nhân sanh khởi, sự tiêu hoại, sự hứng thú, sự bất lợi, và sự thoát ra đối với sáu xúc xứ, đối với năm thủ uẩn, đối với bốn yếu tố chính [đất, nước, lửa, gió]. “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt” đã được nói lên, đã được phát biểu, đã được nêu ra, đã được chỉ bảo, đã được thông báo, đã được ấn định, đã được khai mở, đã được chia sẻ, đã được làm rõ, đã được bày tỏ.

Bởi vì điều này đã được đức Thế Tôn nói đến: “Này các Tỳ-khưu, Ta thuyết giảng giáo pháp với sự biết rõ, không phải với sự không biết rõ. Này các Tỳ-khưu, Ta thuyết giảng giáo pháp có nhân duyên, không phải không có nhân duyên. Này các Tỳ-khưu, Ta thuyết giảng giáo pháp có lợi ích giải thoát, không phải không có lợi ích giải thoát. Này các Tỳ-khưu, trong khi Ta đây đang thuyết giảng giáo pháp với sự biết rõ, không phải với sự không biết rõ; trong khi Ta đây đang thuyết giảng giáo pháp có nhân duyên, không phải không có nhân duyên; trong khi Ta đây đang thuyết giảng giáo pháp có lợi ích giải thoát, không phải không có lợi ích giải thoát, lời giáo huấn của Ta nên được thực hành, lời chỉ dạy của Ta nên được thực hành. Hơn nữa, này các Tỳ-khưu, đối với các ngươi là vừa đủ để vui mừng, vừa đủ để hân hoan, vừa đủ để hài lòng rằng: ‘Đức Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, giáo pháp đã khéo được tuyên thuyết, hội chúng đã thực hành tốt đẹp.’ Và hơn nữa, trong khi bài giảng này đang được nói ra, mười ngàn thế giới[2] đã rung động.”

“Sau khi hiểu biết, các pháp đã được bậc Sa-môn nói lên” là như thế.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Sự giận dữ, lời nói giả dối và nỗi nghi hoặc,

Các pháp này [sanh lên] trong khi cặp đôi có mặt.

Kẻ có nỗi nghi hoặc nên học tập theo đường lối của trí.

Sau khi hiểu biết, các pháp đã được bậc Sa-môn nói lên.”

11.8. Khoái lạc và không khoái lạc có căn nguyên từ đâu?

Khi cái gì không có mặt thì hai pháp này không có mặt?

Về sự hiện hữu và không hiện hữu, điều nào là ý nghĩa?

Xin Ngài hãy nói cho tôi điều ấy có căn nguyên từ đâu?

Khoái lạc và không khoái lạc có căn nguyên từ đâu? Là hỏi về nguồn gốc… (nt)… hỏi về nhân sanh khởi của khoái lạc và không khoái lạc: “Khoái lạc và không khoái lạc có căn nguyên từ đâu, sanh ra từ đâu, sanh khởi từ đâu, hạ sanh từ đâu, phát sanh từ đâu, xuất hiện từ đâu, có cái gì là căn nguyên, có cái gì là nhân sanh khởi, có cái gì là mầm sanh khởi, có cái gì là nguồn sanh khởi?” là chất vấn, yêu cầu, thỉnh cầu, đặt niềm tin.

“Khoái lạc và không khoái lạc có căn nguyên từ đâu?” là như thế.

Khi cái gì không có mặt thì hai pháp này không có mặt? Khi cái gì không có mặt, không được tìm thấy, không có, không tồn tại, thì khoái lạc và không khoái lạc không có mặt, không sanh ra, không sanh khởi, không hạ sanh, không phát sanh?

“Khi cái gì không có mặt thì hai pháp này không có mặt?” là như thế.

Về sự hiện hữu và không hiện hữu, điều nào là ý nghĩa? Sự hiện hữu của khoái lạc và không khoái lạc là việc nào? Là sự hiện hữu, sự phát khởi, sự sanh ra, sự sanh khởi, sự hạ sanh, sự phát sanh, sự xuất hiện của khoái lạc và không khoái lạc; việc này là sự hiện hữu của khoái lạc và không khoái lạc. Sự không hiện hữu của khoái lạc và không khoái lạc là việc nào? Là sự tiêu hoại, sự hoại diệt, sự tan rã, sự sụp đổ, trạng thái không thường còn, sự biến mất của khoái lạc và không khoái lạc; việc này là sự không hiện hữu của khoái lạc và không khoái lạc. Điều nào là ý nghĩa? Điều nào là ý nghĩa tuyệt đối?

“Về sự hiện hữu và không hiện hữu, điều nào là ý nghĩa?” là như thế.

Xin Ngài hãy nói cho tôi điều ấy có căn nguyên từ đâu?

Điều ấy: Là điều mà tôi hỏi, điều mà tôi yêu cầu, điều mà tôi thỉnh cầu, điều mà tôi đặt niềm tin.

Xin Ngài hãy nói: Xin Ngài hãy nói ra, hãy nói về, hãy nêu ra, hãy chỉ bảo, hãy thông báo, hãy ấn định, hãy khai mở, hãy chia sẻ, hãy làm rõ, hãy bày tỏ. “Xin Ngài hãy nói cho tôi điều ấy” là như thế.

Có căn nguyên từ đâu? Là có cái nào là căn nguyên, có cái nào là nhân sanh khởi, có cái nào là mầm sanh khởi, có cái nào là nguồn sanh khởi?

“Xin Ngài hãy nói cho tôi điều ấy có căn nguyên từ đâu?” là như thế.

Vì thế, vị [Phật] do thần thông biến hóa ra đã hỏi rằng:

“Khoái lạc và không khoái lạc có căn nguyên từ đâu?

Khi cái gì không có mặt thì hai pháp này không có mặt?

Về sự hiện hữu và không hiện hữu, điều nào là ý nghĩa?

Xin Ngài hãy nói cho tôi điều ấy có căn nguyên từ đâu?”

11.9. Khoái lạc và không khoái lạc có xúc là căn nguyên.

Khi xúc không có mặt thì hai pháp này không có mặt.

Về sự hiện hữu và không hiện hữu, điều nào là ý nghĩa,

Ta nói cho ngài điều ấy có căn nguyên từ đây.

Khoái lạc và không khoái lạc có xúc là căn nguyên: Do duyên xúc tương ưng với thọ lạc, cảm thọ lạc sanh lên. Do sự diệt tận của xúc tương ưng với chính thọ lạc ấy, cảm thọ lạc nào đã sanh lên do duyên xúc tương ưng với thọ lạc đã được cảm thọ, đã được sanh lên từ xúc ấy; cảm thọ ấy được diệt tận, được yên lặng. Do duyên xúc tương ưng với thọ khổ, cảm thọ khổ sanh lên. Do sự diệt tận của xúc tương ưng với chính thọ khổ ấy, cảm thọ khổ nào đã sanh lên do duyên xúc tương ưng với thọ khổ đã được cảm thọ, đã được sanh lên từ xúc ấy; cảm thọ ấy được diệt tận, được yên lặng. Do duyên xúc tương ưng với thọ không khổ không lạc, cảm thọ không khổ không lạc sanh lên. Do sự diệt tận của xúc tương ưng với chính thọ không khổ không lạc ấy, cảm thọ không khổ không lạc nào đã sanh lên do duyên xúc tương ưng với thọ không khổ không lạc đã được cảm thọ, đã được sanh lên từ xúc ấy; cảm thọ ấy được diệt tận, được yên lặng.

Khoái lạc và không khoái lạc có xúc là căn nguyên: Khoái lạc và không khoái lạc có xúc là căn nguyên, có xúc là nhân sanh khởi, có xúc là mầm sanh khởi, có xúc là nguồn sanh khởi.

“Khoái lạc và không khoái lạc có xúc là căn nguyên” là như thế.

Khi xúc không có mặt thì hai pháp này không có mặt: Khi xúc không có mặt, không được tìm thấy, không có, không tồn tại, thì khoái lạc và không khoái lạc không có mặt, không phát khởi, không sanh ra, không sanh khởi, không hạ sanh, không phát sanh, không xuất hiện.

“Khi xúc không có mặt thì hai pháp này không có mặt” là như thế.

Về sự hiện hữu và không hiện hữu, điều nào là ý nghĩa: Quan điểm về hiện hữu có xúc là căn nguyên, quan điểm về không hiện hữu cũng có xúc là căn nguyên.

Điều nào là ý nghĩa: Điều nào là ý nghĩa tuyệt đối.

“Về sự hiện hữu và không hiện hữu, điều nào là ý nghĩa” là như thế.

Ta nói cho ngài điều ấy có căn nguyên từ đây.

Điều ấy: Là điều mà ngài hỏi, điều mà ngài yêu cầu, điều mà ngài thỉnh cầu, điều mà ngài đặt niềm tin.

Ta nói: Ta nói về, Ta nêu ra, Ta chỉ bảo, Ta thông báo, Ta ấn định, Ta khai mở, Ta chia sẻ, Ta làm rõ, Ta bày tỏ. “Ta nói cho ngài điều ấy” là như thế.

Có căn nguyên từ đây: Từ đây là có xúc là căn nguyên, có xúc là nhân sanh khởi, có xúc là mầm sanh khởi, có xúc là nguồn sanh khởi.

“Ta nói cho ngài điều ấy có căn nguyên từ đây” là như thế.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Khoái lạc và không khoái lạc có xúc là căn nguyên.

Khi xúc không có mặt thì hai pháp này không có mặt.

Về sự hiện hữu và không hiện hữu, điều nào là ý nghĩa,

Ta nói cho ngài điều ấy có căn nguyên từ đây.”

11.10. Vậy xúc ở thế gian có căn nguyên từ đâu?

Và các sự sở hữu được khởi sanh từ đâu?

Khi cái gì không có mặt thì không có trạng thái chấp là của ta?

Khi cái gì không hiện hữu thì các xúc không xúc chạm?

Vậy xúc ở thế gian có căn nguyên từ đâu? Là hỏi về nguồn gốc, hỏi về nhân… (nt)… hỏi về nhân sanh khởi của xúc: “Xúc có căn nguyên từ đâu, sanh ra từ đâu, sanh khởi từ đâu, hạ sanh từ đâu, phát sanh từ đâu, xuất hiện từ đâu, có cái gì là căn nguyên, có cái gì là nhân sanh khởi, có cái gì là mầm sanh khởi, có cái gì là nguồn sanh khởi?” là chất vấn, yêu cầu, thỉnh cầu, đặt niềm tin.

“Vậy xúc ở thế gian có căn nguyên từ đâu?” là như thế.

Và các sự sở hữu được khởi sanh từ đâu? Là hỏi về nguồn gốc, hỏi về nhân… (nt)… hỏi về nhân sanh khởi của các sự sở hữu: “Các sự sở hữu phát khởi từ đâu, sanh ra từ đâu, sanh khởi từ đâu, hạ sanh từ đâu, phát sanh từ đâu, xuất hiện từ đâu, có cái gì là căn nguyên, có cái gì là nhân sanh khởi, có cái gì là mầm sanh khởi, có cái gì là nguồn sanh khởi?” là chất vấn, yêu cầu, thỉnh cầu, đặt niềm tin.

“Và các sự sở hữu được khởi sanh từ đâu?” là như thế.

Khi cái gì không có mặt thì không có trạng thái chấp là của ta? Khi cái gì không có mặt, không được tìm thấy, không có, không tồn tại, thì trạng thái chấp là của ta là không có, không có mặt, không được tìm thấy, không tồn tại, đã được dứt bỏ, đã được trừ tuyệt, đã được vắng lặng, đã được tịch tịnh, không thể sanh khởi nữa, đã được thiêu đốt bởi ngọn lửa trí tuệ.

“Khi cái gì không có mặt thì không có trạng thái chấp là của ta?” là như thế.

Khi cái gì không hiện hữu thì các xúc không xúc chạm? Khi cái gì không hiện hữu, không có mặt, đã vượt quá, đã vượt qua hẳn, đã vượt qua khỏi thì các xúc không xúc chạm.

“Khi cái gì không hiện hữu thì các xúc không xúc chạm?” là như thế.

Vì thế, vị [Phật] do thần thông biến hóa ra đã hỏi rằng:

“Vậy xúc ở thế gian có căn nguyên từ đâu?

Và các sự sở hữu được khởi sanh từ đâu?

Khi cái gì không có mặt thì không có trạng thái chấp là của ta?

Khi cái gì không hiện hữu thì các xúc không xúc chạm?”

11.11. Xúc tùy thuộc vào danh và sắc.

Và các sự sở hữu có ước muốn là căn nguyên.

Khi ước muốn không có mặt thì không có trạng thái chấp là của ta.

Khi sắc không hiện hữu thì các xúc không xúc chạm.

Xúc tùy thuộc vào danh và sắc: Tùy thuộc vào mắt và các cảnh sắc, nhãn thức sanh lên; sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Mắt và các cảnh sắc là thuộc về sắc, các pháp có liên quan ngoại trừ nhãn xúc là thuộc về danh; xúc tùy thuộc vào danh và sắc là như vậy.

Tùy thuộc vào tai và các cảnh thinh, nhĩ thức sanh lên; sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Tai và các cảnh thinh là thuộc về sắc, các pháp có liên quan ngoại trừ nhĩ xúc là thuộc về danh; xúc tùy thuộc vào danh và sắc còn là như vậy. Tùy thuộc vào mũi và các cảnh khí, tỷ thức sanh lên; sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Mũi và các cảnh khí là thuộc về sắc, các pháp có liên quan ngoại trừ tỷ xúc là thuộc về danh; xúc tùy thuộc vào danh và sắc còn là như vậy. Tùy thuộc vào lưỡi và các cảnh vị, thiệt thức sanh lên; sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Lưỡi và các cảnh vị là thuộc về sắc, các pháp có liên quan ngoại trừ thiệt xúc là thuộc về danh; xúc tùy thuộc vào danh và sắc còn là như vậy. Tùy thuộc vào thân và các cảnh xúc, thân thức sanh lên; sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Thân và các cảnh xúc là thuộc về sắc, các pháp có liên quan ngoại trừ thân xúc là thuộc về danh; xúc tùy thuộc vào danh và sắc còn là như vậy. Tùy thuộc vào ý và các cảnh pháp, ý thức sanh lên; sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Sắc ý vật là thuộc về sắc, các pháp có sắc là thuộc về sắc, các pháp có liên quan ngoại trừ ý xúc là thuộc về danh; xúc tùy thuộc vào danh và sắc còn là như vậy.

Và các sự sở hữu có ước muốn là căn nguyên: Ước muốn nói đến tham ái, tức là sự luyến ái, luyến ái mãnh liệt,… (nt)… tham đắm, tham, cội nguồn của bất thiện.

Sự sở hữu: Có hai sự sở hữu: Sự sở hữu do tham ái và sự sở hữu do tà kiến. ... (nt)… điều này là sở hữu do tham ái. ... (nt)… điều này là sở hữu do tà kiến.

Và các sự sở hữu có ước muốn là căn nguyên: Các sự sở hữu có ước muốn là căn nguyên, có ước muốn là nhân, có ước muốn là duyên, có ước muốn là lý do, có ước muốn là nguồn sanh khởi.

“Và các sự sở hữu có ước muốn là căn nguyên” là như thế.

Khi ước muốn không có mặt thì không có trạng thái chấp là của ta: Ước muốn nói đến tham ái, tức là sự luyến ái, luyến ái mãnh liệt,… (nt)… tham đắm, tham, cội nguồn của bất thiện.

Trạng thái chấp là của ta: Có hai trạng thái chấp là của ta: Trạng thái chấp là của ta do tham ái và trạng thái chấp là của ta do tà kiến. ... (nt)… điều này là trạng thái chấp là của ta do tham ái. ... (nt)… điều này là trạng thái chấp là của ta do tà kiến.

Khi ước muốn không có mặt thì không có trạng thái chấp là của ta: Khi ước muốn không có mặt, không được tìm thấy, không có, không tồn tại thì trạng thái chấp là của ta là không có, không có mặt, không được tìm thấy, không tồn tại, đã được dứt bỏ, đã được trừ tuyệt, đã được vắng lặng, đã được tịch tịnh, không thể sanh khởi nữa, đã được thiêu đốt bởi ngọn lửa trí tuệ.

“Khi ước muốn không có mặt thì không có trạng thái chấp là của ta” là như thế.

Khi sắc không hiện hữu thì các xúc không xúc chạm.

Sắc: Bốn yếu tố chính [đất, nước, lửa, gió], và sắc liên quan đến bốn yếu tố chính.

Khi sắc không hiện hữu: Sắc không hiện hữu với bốn hình thức: Với việc không hiện hữu do đã được biết, với việc không hiện hữu do sự xét đoán, với việc không hiện hữu do sự dứt bỏ, với việc không hiện hữu do sự vượt qua.

Sắc không hiện hữu với việc không hiện hữu do đã được biết nghĩa là thế nào? Vị ấy biết về sắc. Vị ấy biết và thấy rằng: “Bất cứ loại sắc nào, mọi loại sắc đều là bốn yếu tố chính [đất, nước, lửa, gió], và sắc liên quan đến bốn yếu tố chính”; sắc không hiện hữu với việc không hiện hữu do đã được biết nghĩa là như vậy.

Sắc không hiện hữu với việc không hiện hữu do sự xét đoán nghĩa là thế nào? Sau khi đã được biết như vậy, vị ấy xét đoán về sắc. Vị ấy xét đoán là vô thường, là khổ, là cơn bệnh, là mụt ghẻ, là mũi tên, là tai ương, là tật nguyền, là không sai khiến được, là biến hoại, là tai họa, là bất hạnh, là sợ hãi, là nguy cơ, là thay đổi, là mảnh mai, là không bền, là không nơi nương náu, là không nơi trú ẩn, là không nơi nương nhờ, là trống rỗng, là rỗng không, là trống không, là vô ngã, là bất lợi, là có bản chất biến đổi, là không có cốt lõi, là gốc gác của tai ương, là kẻ giết hại, là vật hư hỏng, là có sự rò rỉ, là bị tạo tác, là mồi nhử của Ma vương, là có bản chất sanh ra, là có bản chất già, là có bản chất bệnh, là có bản chất chết, là có bản chất sầu-bi-khổ-ưu-não, là có bản chất ô nhiễm, là nhân sanh khởi, là sự tiêu hoại, là sự hứng thú, là sự bất lợi, là sự thoát ra; sắc không hiện hữu với việc không hiện hữu do sự xét đoán nghĩa là như vậy.

Sắc không hiện hữu với việc không hiện hữu do sự dứt bỏ nghĩa là thế nào? Sau khi xét đoán như vậy thì vị ấy dứt bỏ, xua đi, làm chấm dứt, làm cho không còn hiện hữu sự mong muốn và luyến ái ở sắc. Bởi vì, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: “Này các Tỳ-khưu, cái gì là sự mong muốn và luyến ái ở sắc, các ngươi hãy dứt bỏ cái ấy. Như vậy sắc ấy sẽ được dứt bỏ, có rễ đã được cắt lìa, như cây thốt nốt đã bị cụt ngọn, đã bị làm cho không còn hiện hữu, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai”; sắc không hiện hữu với việc không hiện hữu do sự dứt bỏ nghĩa là như vậy.

Sắc không hiện hữu với việc không hiện hữu do sự vượt qua nghĩa là thế nào? Đối với người đã đạt được bốn sự chứng đạt về vô sắc thì các sắc không còn hiện hữu, không có mặt, đã vượt quá, đã vượt qua hẳn, đã vượt qua khỏi; sắc không hiện hữu với việc không hiện hữu do sự vượt qua nghĩa là như vậy. Sắc không hiện hữu với bốn lý do này.

Khi sắc không hiện hữu thì các xúc không xúc chạm: Khi sắc không hiện hữu, không có mặt, đã vượt quá, đã vượt qua hẳn, đã vượt qua khỏi thì năm xúc: Nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc không xúc chạm.

“Khi sắc không hiện hữu thì các xúc không xúc chạm” là như thế.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Xúc tùy thuộc vào danh và sắc.

Và các sự sở hữu có ước muốn là căn nguyên.

Khi ước muốn không có mặt thì không có trạng thái chấp là của ta.

Khi sắc không hiện hữu thì các xúc không xúc chạm.”

11.12. Đối với vị đã thành đạt thế nào thì sắc không hiện hữu?

Hạnh phúc hoặc luôn cả khổ đau không hiện hữu như thế nào?

Xin Ngài hãy nói cho tôi điều ấy không hiện hữu ra sao,

“Chúng tôi sẽ biết điều ấy”, ý nghĩ của tôi đã là thế ấy.

Đối với vị đã thành đạt thế nào thì sắc không hiện hữu?

Đối với vị đã thành đạt thế nào: Đối với vị đã thành đạt thế nào là đối với vị đã thực hành thế nào, đối với vị đã sinh hoạt thế nào, đối với vị đã vận hành thế nào, đối với vị đã bảo hộ thế nào, đối với vị đã hộ trì thế nào, đối với vị đã bảo dưỡng thế nào thì sắc không hiện hữu, không có mặt, đã được vượt quá, đã được vượt qua hẳn, đã được vượt qua khỏi.

“Đối với vị đã thành đạt thế nào thì sắc không hiện hữu?” là như thế.

Hạnh phúc hoặc luôn cả khổ đau không hiện hữu như thế nào? Hạnh phúc và khổ đau không hiện hữu, không có mặt, đã được vượt quá, đã được vượt qua hẳn, đã được vượt qua khỏi như thế nào?

“Hạnh phúc hoặc luôn cả khổ đau không hiện hữu như thế nào?” là như thế.

Xin Ngài hãy nói cho tôi điều ấy không hiện hữu ra sao.

Điều ấy: Là điều mà tôi hỏi, điều mà tôi yêu cầu, điều mà tôi thỉnh cầu, điều mà tôi đặt niềm tin.

Xin Ngài hãy nói cho tôi: Xin Ngài hãy nói ra, hãy nói về, hãy nêu ra, hãy chỉ bảo, hãy thông báo, hãy ấn định, hãy khai mở, hãy chia sẻ, hãy làm rõ, hãy bày tỏ cho tôi. “Xin Ngài hãy nói cho tôi điều ấy” là như thế.

Không hiện hữu ra sao: Không hiện hữu, không có mặt, đã được vượt quá, đã được vượt qua hẳn, đã được vượt qua khỏi ra sao.

“Xin Ngài hãy nói cho tôi điều ấy không hiện hữu ra sao” là như thế.

“Chúng tôi sẽ biết điều ấy”, ý nghĩ của tôi đã là thế ấy.

Chúng tôi sẽ biết điều ấy: Chúng tôi có thể biết, chúng tôi có thể hiểu biết, chúng tôi có thể nhận thức, chúng tôi có thể thừa nhận, chúng tôi có thể thấu triệt điều ấy. “Chúng tôi sẽ biết điều ấy” là như thế.

Ý nghĩ của tôi đã là thế ấy: Ý của tôi đã là thế ấy, tâm của tôi đã là thế ấy, tư duy của tôi đã là thế ấy, nhận thức của tôi đã là thế ấy.

“Chúng tôi sẽ biết điều ấy, ý nghĩ của tôi đã là thế ấy” là như thế.

Vì thế, vị [Phật] do thần thông biến hóa ra đã hỏi rằng:

“Đối với vị đã thành đạt thế nào thì sắc không hiện hữu?

Hạnh phúc hoặc luôn cả khổ đau không hiện hữu như thế nào?

Xin Ngài hãy nói cho tôi điều ấy không hiện hữu ra sao,

‘Chúng tôi sẽ biết điều ấy’, ý nghĩ của tôi đã là thế ấy.”

11.13. Không phải là có tưởng do tưởng, không phải là có tưởng do tưởng sai lệch, cũng không phải là không có tưởng, không phải là có tưởng không được hiện hữu; đối với vị đã thành đạt như vậy thì sắc không hiện hữu, bởi vì cái gọi là vọng tưởng có tưởng là căn nguyên.

Không phải là có tưởng do tưởng, không phải là có tưởng do tưởng sai lệch: Những người có tưởng do tưởng nói đến những người trú vào tưởng bình thường, vị ấy cũng không trú vào tưởng bình thường. Những người có tưởng do tưởng sai lệch nói đến những người bị điên hoặc có tâm bị rối loạn; vị ấy không phải là người bị điên, cũng không phải là người có tâm bị rối loạn.

“Không phải là có tưởng do tưởng, không phải là có tưởng do tưởng sai lệch” là như thế.

Cũng không phải là không có tưởng, không phải là có tưởng không được hiện hữu: Những người không có tưởng nói đến những vị đã đạt đến Diệt thọ tưởng định hoặc các chúng sanh cõi vô tưởng; vị ấy không phải là người đã đạt đến Diệt thọ tưởng định, cũng không phải là chúng sanh cõi vô tưởng. Những người có tưởng không được hiện hữu nói đến những vị có sự đạt đến sự chứng đạt bốn thiền vô sắc; vị ấy cũng không phải là người có sự đạt đến sự chứng đạt bốn thiền vô sắc.

“Cũng không phải là không có tưởng, không phải là có tưởng không được hiện hữu” là như thế.

Đối với vị đã thành đạt như vậy thì sắc không hiện hữu: Ở đây, vị Tỳ-khưu do sự từ bỏ lạc… (nt)… đạt đến và trú Thiền thứ tư. Khi tâm được định tĩnh, thuần tịnh, tinh khiết, không bợn nhơ, lìa khỏi phiền não, nhu thuận, có thể sử dụng, ổn định, đã đạt đến trạng thái vững chắc như thế, vị ấy đem tâm, hướng dẫn tâm nhằm mục đích đạt đến sự chứng đạt Không vô biên xứ, là vị có được đạo lộ vô sắc.

Đối với vị đã thành đạt như vậy: Là đối với vị đã thực hành như vậy, đối với vị đã sinh hoạt như vậy, đối với vị đã vận hành như vậy, đối với vị đã bảo hộ như vậy, đối với vị đã hộ trì như vậy, đối với vị đã bảo dưỡng như vậy thì sắc không hiện hữu, không có mặt, đã được vượt quá, đã được vượt qua hẳn, đã được vượt qua khỏi.

“Đối với vị đã thành đạt như vậy thì sắc không hiện hữu” là như thế.

Bởi vì cái gọi là vọng tưởng có tưởng là căn nguyên: Vọng tưởng chính là các pháp có tên gọi là vọng tưởng; tham ái có tên gọi là vọng tưởng, tà kiến có tên gọi là vọng tưởng, ngã mạn có tên gọi là vọng tưởng, có tưởng là căn nguyên, có tưởng là nhân sanh khởi, có tưởng là mầm sanh khởi, có tưởng là nguồn sanh khởi.

“Bởi vì cái gọi là vọng tưởng có tưởng là căn nguyên” là như thế.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Không phải là có tưởng do tưởng, không phải là có tưởng do tưởng sai lệch, cũng không phải là không có tưởng, không phải là có tưởng không được hiện hữu; đối với vị đã thành đạt như vậy thì sắc không hiện hữu, bởi vì cái gọi là vọng tưởng có tưởng là căn nguyên.”

11.14. Điều mà chúng tôi đã hỏi Ngài, Ngài đã trả lời chúng tôi. Chúng tôi hỏi Ngài điều khác. Nào, xin Ngài hãy nói về điều ấy. Có phải một số bậc sáng suốt ở nơi đây nói rằng sự trong sạch của hàng dạ-xoa đến chừng này là cao nhất,[3] hay là họ còn nói về điều khác so với điều này?

Điều mà chúng tôi đã hỏi Ngài, Ngài đã trả lời chúng tôi: Điều mà chúng tôi đã hỏi, đã yêu cầu, đã thỉnh cầu, đã đặt niềm tin vào Ngài.

Ngài đã trả lời chúng tôi: Là [điều mà chúng tôi hỏi] đã được trả lời, đã được nêu ra, đã được chỉ bảo, đã được thông báo, đã được ấn định, đã được khai mở, đã được chia sẻ, đã được làm rõ, đã được bày tỏ.

“Điều mà chúng tôi đã hỏi Ngài, Ngài đã trả lời chúng tôi” là như thế.

Chúng tôi hỏi Ngài điều khác. Nào, xin Ngài hãy nói về điều ấy: Chúng tôi hỏi Ngài điều khác là chúng tôi chất vấn Ngài điều khác, chúng tôi yêu cầu Ngài điều khác, chúng tôi thỉnh cầu Ngài điều khác, chúng tôi đặt niềm tin vào Ngài điều khác, chúng tôi hỏi Ngài thêm điều nữa.

Nào, xin Ngài hãy nói về điều ấy: Nào, xin Ngài hãy nói, hãy nêu ra, hãy chỉ bảo, hãy thông báo, hãy ấn định, hãy khai mở, hãy chia sẻ, hãy làm rõ, hãy bày tỏ.

“Chúng tôi hỏi Ngài điều khác. Nào, xin Ngài hãy nói về điều ấy” là như thế.

Có phải một số bậc sáng suốt ở nơi đây nói rằng sự trong sạch của hàng dạ-xoa đến chừng này là cao nhất: Một số Sa-môn và Bà-la-môn nói, thuyết giảng, phát ngôn, giảng giải, diễn tả rằng các sự chứng đạt về vô sắc này là cao cả, nhất hạng, thù thắng, dẫn đầu, tối thượng, cao quý.

Của hàng dạ-xoa: Là của chúng sanh, của đàn ông, của thanh niên, của người nam, của cá nhân, của mạng sống, của người còn sanh tử, của con người, của người đi theo nghiệp, của nhân loại.

Sự trong sạch: Sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi.

[Một số] bậc sáng suốt ở nơi đây: Ở đây, các vị có học thuyết sáng suốt, có học thuyết vững chắc, có học thuyết đúng đắn, có học thuyết thực tiễn, có học thuyết rõ rệt, có học thuyết gương mẫu, có học thuyết giá trị dựa theo quan niệm của mình.

“Có phải một số bậc sáng suốt ở nơi đây nói rằng sự trong sạch của hàng dạ-xoa đến chừng này là cao nhất” là như thế.

Hay là họ còn nói về điều khác so với điều này: Hay là một số Sa-môn và Bà-la-môn sau khi đã vượt quá, sau khi đã vượt qua hẳn, sau khi đã vượt qua khỏi các sự chứng đạt về vô sắc này; [các vị ấy] nói, thuyết giảng, phát ngôn, giảng giải, diễn tả rằng có sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi của hàng dạ-xoa là sự vượt trội khác so với sự chứng đạt về vô sắc này.

“Hay là họ còn nói về điều khác so với điều này” là như thế.

Vì thế, vị [Phật] do thần thông biến hóa ra đã hỏi rằng:

“Điều mà chúng tôi đã hỏi Ngài, Ngài đã trả lời chúng tôi. Chúng tôi hỏi Ngài điều khác. Nào, xin Ngài hãy nói về điều ấy. Có phải một số bậc sáng suốt ở nơi đây nói rằng sự trong sạch của hàng dạ-xoa đến chừng này là cao nhất, hay là họ còn nói về điều khác so với điều này?”

11.15. Một số bậc sáng suốt ở nơi đây nói rằng sự trong sạch của hàng dạ-xoa chỉ đến chừng này là cao nhất. Trái lại, một số trong số đó nói về sự tịch diệt (đoạn kiến), trong khi tuyên bố là thiện xảo về trạng thái không còn dư sót.

Một số bậc sáng suốt ở nơi đây nói rằng sự trong sạch của hàng dạ-xoa chỉ đến chừng này là cao nhất: Có một số Sa-môn và Bà-la-môn theo học thuyết về thường kiến nói, thuyết giảng, phát ngôn, giảng giải, diễn tả rằng các sự chứng đạt về vô sắc này là cao cả, nhất hạng, thù thắng, dẫn đầu, tối thượng, cao quý.

Của hàng dạ-xoa: Của chúng sanh, của đàn ông, của thanh niên, của người nam, của cá nhân, của mạng sống, của người còn sanh tử, của con người, của người đi theo nghiệp, của nhân loại.

Sự trong sạch: Sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn trong sạch, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn thoát khỏi.

[Một số] bậc sáng suốt ở nơi đây: Ở đây, các vị có học thuyết sáng suốt, có học thuyết vững chắc, có học thuyết đúng đắn, có học thuyết thực tiễn, có học thuyết rõ rệt, có học thuyết gương mẫu, có học thuyết giá trị dựa theo quan niệm của mình.

“Một số bậc sáng suốt ở nơi đây nói rằng sự trong sạch của hàng dạ-xoa chỉ đến chừng này là cao nhất” là như thế.

Trái lại, một số trong số đó nói về sự tịch diệt (đoạn kiến), trong khi tuyên bố là thiện xảo về trạng thái không còn dư sót: Ngay trong số các Sa-môn và Bà-la-môn ấy, một số Sa-môn và Bà-la-môn theo học thuyết về đoạn kiến, khiếp sợ sự hiện hữu, thích thú sự không hiện hữu. Các vị ấy nói về sự an tịnh, sự yên tịnh, sự vắng lặng, sự tịch diệt, sự tịch tịnh của chúng sanh rằng: “Thưa ngài, nghe nói khi nào bản thân này, do sự hoại rã của thân thể, bị hủy hoại, bị tiêu hoại, không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết; cho đến chừng ấy là trạng thái không còn dư sót.”

Trong khi tuyên bố là thiện xảo: Là có học thuyết thiện xảo, có học thuyết sáng suốt, có học thuyết vững chắc, có học thuyết đúng đắn, có học thuyết thực tiễn, có học thuyết rõ rệt, có học thuyết gương mẫu, có học thuyết giá trị dựa theo quan niệm của mình.

“Trái lại, một số trong số đó nói về sự tịch diệt (đoạn kiến), trong khi tuyên bố là thiện xảo về trạng thái không còn dư sót” là như thế.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Một số bậc sáng suốt ở nơi đây nói rằng sự trong sạch của chúng sanh chỉ đến chừng này là cao nhất. Trái lại, một số trong số đó nói về sự tịch diệt (đoạn kiến), trong khi tuyên bố là thiện xảo về trạng thái không còn dư sót.”

11.16. Và sau khi nhận biết những người này là những kẻ nương tựa,[4]

Sau khi nhận biết, bậc Hiền trí ấy có sự cân nhắc về các sự nương tựa,

Sau khi nhận biết, bậc đã được giải thoát không đi đến tranh cãi,

Bậc sáng trí không đi đến tái sanh ở hữu và phi hữu.

Và sau khi nhận biết những người này là những kẻ nương tựa.

Những người này: Những người theo tà kiến.

Những kẻ nương tựa: Sau khi nhận biết là “những kẻ nương theo thường kiến”, sau khi nhận biết là “những kẻ nương theo đoạn kiến”, sau khi nhận biết là “những kẻ nương theo thường và đoạn kiến”, sau khi biết được, sau khi cân nhắc, sau khi xác định, sau khi minh định, sau khi làm rõ rệt.

“Và sau khi nhận biết những người này là những kẻ nương tựa” là như thế.

Sau khi nhận biết, bậc Hiền trí ấy có sự cân nhắc về các sự nương tựa.

Bậc Hiền trí: Bản thể hiền trí nói đến trí,… (nt)… đã vượt qua sự quyến luyến và mạng lưới [tham ái và tà kiến], vị ấy là Hiền trí. Bậc Hiền trí sau khi nhận biết là “những kẻ nương theo thường kiến”, sau khi nhận biết là “những kẻ nương theo đoạn kiến”, sau khi nhận biết là “những kẻ nương theo thường và đoạn kiến”, sau khi biết được, sau khi cân nhắc, sau khi xác định, sau khi minh định, sau khi làm rõ rệt.

Vị ấy có sự cân nhắc: Là vị sáng suốt, có tuệ, có sự giác ngộ, có trí, có sự rành rẽ, có sự thông minh.

“Sau khi nhận biết, bậc Hiền trí ấy có sự cân nhắc về các sự nương tựa” là như thế.

Sau khi nhận biết, bậc đã được giải thoát không đi đến tranh cãi: Sau khi nhận biết là sau khi biết được, sau khi cân nhắc, sau khi xác định, sau khi minh định, sau khi làm rõ rệt.

Đã được giải thoát: Là đã được thoát khỏi, đã được giải thoát, đã khéo được giải thoát, đã được giải thoát hoàn toàn với sự giải thoát tuyệt đối không còn chấp thủ. Sau khi nhận biết, sau khi biết được, sau khi cân nhắc, sau khi xác định, sau khi minh định, sau khi làm rõ rệt rằng: “Tất cả các hành là vô thường”, thì đã được thoát khỏi, đã được giải thoát, đã khéo được giải thoát, đã được giải thoát hoàn toàn với sự giải thoát tuyệt đối không còn chấp thủ. Sau khi nhận biết, sau khi biết được, sau khi cân nhắc, sau khi xác định, sau khi minh định, sau khi làm rõ rệt rằng: “Tất cả các hành là khổ”,… (nt)… “Tất cả các pháp là vô ngã”,… (nt)… “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt”, thì đã được thoát khỏi, đã được giải thoát, đã khéo được giải thoát, đã được giải thoát hoàn toàn với sự giải thoát tuyệt đối không còn chấp thủ. “Sau khi nhận biết, bậc đã được giải thoát” là như thế.

Không đi đến tranh cãi: Không gây ra sự cãi cọ, không gây ra sự cãi lộn, không gây ra sự cãi vã, không gây ra sự tranh cãi, không gây ra sự gây gổ. Bởi vì điều này đã được đức Thế Tôn nói đến: “Này Aggivessana, với tâm đã được giải thoát như vậy, vị Tỳ-khưu không nói hùa theo bất cứ ai, không tranh cãi với bất cứ ai, sử dụng ngôn từ được thông dụng ở thế gian và không bám víu [vào ngôn từ ấy].”

“Sau khi nhận biết, bậc đã được giải thoát không đi đến tranh cãi” là như thế.

Bậc sáng trí không đi đến tái sanh ở hữu và phi hữu.

Ở hữu và phi hữu: Ở dục giới, sắc giới, vô sắc giới, ở sự hiện hữu của nghiệp, ở sự hiện hữu lần nữa; ở sự hiện hữu của nghiệp là dục giới, ở sự hiện hữu lần nữa là dục giới, ở sự hiện hữu của nghiệp là sắc giới, ở sự hiện hữu lần nữa là sắc giới, ở sự hiện hữu của nghiệp là vô sắc giới, ở sự hiện hữu lần nữa là vô sắc giới; ở sự hiện hữu được lặp đi lặp lại, ở cảnh giới tái sanh được lặp đi lặp lại, ở sự tiếp nối tái sanh được lặp đi lặp lại, ở sự tái sanh của bản ngã được lặp đi lặp lại; không đi đến tái sanh, không đi đến gặp gỡ, không nắm lấy, không bám víu, không chấp chặt.

Bậc sáng trí: Bậc sáng trí là vị sáng suốt, có tuệ, có sự giác ngộ, có trí, có sự rành rẽ, có sự thông minh.

“Bậc sáng trí không đi đến tái sanh ở hữu và phi hữu” là như thế.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Và sau khi nhận biết những người này là những kẻ nương tựa,

Sau khi nhận biết, bậc Hiền trí ấy có sự cân nhắc về các sự nương tựa,

Sau khi nhận biết, bậc đã được giải thoát không đi đến tranh cãi,

Bậc sáng trí không đi đến tái sanh ở hữu và phi hữu.”

“Diễn giải kinh cãi cọ và tranh cãi” được đầy đủ - Phần thứ mười một.

 

Chú thích:

[1] Là khoái lạc và không khoái lạc (NidA. II. 355).

[2] Lokadhātu (thế giới) tức là cakkavāḷa (vũ trụ, thái dương hệ) (NidA. II. 383). Trung tâm của vũ trụ là núi Sineru. Xung quanh núi Sineru là 7 rặng núi có tên theo thứ tự là Yugandhara, Isadhara, Karavīka, Sudassana, Nemindhara, Vinataka và Assakanna. Thuộc về vũ trụ còn có mặt trăng, mặt trời, cõi Tam Thập Tam, cõi A-tu-la, đại địa ngục Avīci, và bốn đại lục là Jambudīpa, Aparagoyāna, Pubbavideha và Uttarakuru (xem DPPN). (ND)

[3] Nói về sự chứng đạt các tầng thiền vô sắc (NidA. II. 359).

[4] Những người này nương tựa vào thường kiến hoặc đoạn kiến (NidA. II. 359).

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.