Viện Nghiên Cứu Phật Học

Tam tạng Thánh điển PGVN 05  »  Kinh Tam tạng Thượng tọa bộ 05»

Kinh Tiểu Bộ Quyển 1
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU dịch
NGUYÊN TÂM - TRẦN PHƯƠNG LAN

Mục Lục

Phật giáo nguyên thủy/ Kinh tạng Pali/ Kinh Tiểu Bộ Quyển 1/ KINH PHẬT THUYẾT NHƯ VẬY/ CHƯƠNG IV. BỐN PHÁP (CATUKKANIPĀTA)

§9. KINH LỪA ĐẢO (Kuhasutta)6 (It. 112)

108. Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến và tôi đã được nghe:

- Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào lừa đảo, ngoan cố, lắm mồm lắm miệng, buông thả, hỗn hào, vô lễ, không định tĩnh, này các Tỷ-kheo, các Tỷ- kheo ấy không phải đệ tử của Ta; này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy rơi khỏi Pháp và Luật này; và này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy không đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, tăng rộng trong Pháp và Luật này. Và này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo nào không lừa đảo, không ngoan cố, không lắm mồm lắm miệng, nghiêm trang, khéo định tĩnh, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy là đệ tử của Ta; này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy không rơi khỏi Pháp và Luật này; và này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, tăng rộng trong Pháp và Luật này.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến:

Lừa đảo và ngoan cố,               Lắm mồm và buông thả,

Hỗn hào, không định tĩnh,        Những hạng người như vậy,

Không lớn mạnh trong pháp,    Ðược bậc Chánh giác giảng.

Không lừa đảo, lắm mồm,        Nghiêm trang và bình tĩnh,

Không ngoan cố, khéo định,     Họ lớn mạnh trong pháp,

Ðược bậc Chánh giác giảng.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

Tham khảo

6 Xem A. II. 26, Kuhasutta (Kinh Kẻ lừa dối).

 

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.