Tam tạng Thánh điển PGVN 05 » Kinh Tam tạng Thượng tọa bộ 05»
Kinh Tiểu Bộ Quyển 1
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU dịch
NGUYÊN TÂM - TRẦN PHƯƠNG LAN
Phật giáo nguyên thủy/ Kinh tạng Pali/ Kinh Tiểu Bộ Quyển 1/ KINH PHẬT THUYẾT NHƯ VẬY/ CHƯƠNG III. BA PHÁP (TIKANIPĀTA) / V. PHẨM THỨ NĂM (PAÑCAMAVAGGA)
§8. KINH GIỚI TỐT LÀNH (Kalyāṇasīlasutta)44 (It. 96)
97. Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến và tôi đã được nghe:
– Này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo có giới tốt lành, có pháp tốt lành, có tuệ tốt lành, được gọi trong Pháp và Luật này là vị toàn hảo. Này các Tỷ-kheo, thế nào là có giới tốt lành? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo giữ giới, sống chế ngự với sự chế ngự của Giới bổn (Pātimokkha), đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp; như vậy, này các Tỷ-kheo, là vị Tỷ-kheo có giới tốt lành.
Và thế nào là có pháp tốt lành? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chuyên chú tu tập bảy pháp giác chi; như vậy, này các Tỷ-kheo, là vị Tỷ-kheo có pháp tốt lành. Như vậy là giới tốt lành và pháp tốt lành.
Và thế nào là có tuệ tốt lành? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo do diệt trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú Vô lậu tâm giải thoát, Tuệ giải thoát. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vị Tỷ-kheo có tuệ tốt lành.
Như vậy, một người có giới tốt lành, có pháp tốt lành, có tuệ tốt lành được gọi trong Pháp và Luật là vị toàn hảo.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến:
Ai với thân, với lời, |
Với ý không phạm lỗi, |
Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
Tham khảo:
44 Tham chiếu: Dh. v. 391; Pháp cú kinh “Phạm chí phẩm” 法句經梵志品 (T.04. 0210.35. 0572b20); Xuất diệu kinh “Tâm ý phẩm” 出曜經心意品 (T.04. 0212.32. 0758c12); Xuất diệu kinh “Sa-môn phẩm” 出曜經沙門品 (T.04. 0212.33. 0764c15); Xuất diệu kinh “Phạm chí phẩm” 出曜經梵志品 (T.04. 0212.34. 0768c14); Pháp tập yếu tụng kinh “Bật-sô phẩm” 法集要頌經苾芻品 (T.04. 0213.32. 0796b16); Pháp tập yếu tụng kinh “Phạm chí phẩm” 法集要頌經梵志品 (T.04. 0213.33. 0798a01).
Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.
Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.