Viện Nghiên Cứu Phật Học

Tam tạng Thánh điển PGVN 05  »  Kinh Tam tạng Thượng tọa bộ 05»

Kinh Tiểu Bộ Quyển 1
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU dịch
NGUYÊN TÂM - TRẦN PHƯƠNG LAN

Mục Lục

Phật giáo nguyên thủy/ Kinh tạng Pali/ Kinh Tiểu Bộ Quyển 1/ KINH PHẬT THUYẾT NHƯ VẬY/ CHƯƠNG II. HAI PHÁP (DUKANIPĀTA) / II. PHẨM THỨ HAI (DUTIYAVAGGA)

§10. KINH THỨ HAI VỀ THAM (Dutiyarāgasutta) (It. 57)

69. Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến và tôi đã được nghe:

– Với Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni22 nào, này các Tỷ-kheo, tham chưa đoạn tận, sân chưa đoạn tận, si chưa đoạn tận, này các Tỷ-kheo, vị ấy được gọi là vị chưa vượt qua đại dương với sóng biển, với sóng ngầm, với nước xoáy, với cá sấu, với các loài la-sát.23 Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, tham đã đoạn tận, sân đã đoạn tận, si đã đoạn tận, này các Tỷ-kheo, vị ấy được gọi là vị đã vượt qua đại dương với sóng biển, với sóng ngầm, với nước xoáy, với cá mập, với các loài la-sát, đã vượt qua bờ kia, là vị Bà-la-môn đã đứng trên đất liền.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến:

Với ai đã từ bỏ,
Vị ấy được gọi là,
Với cá sấu, la-sát,
Rất khó được vượt qua.
Ðã từ bỏ thần chết,
Ðã từ bỏ đau khổ,
Ðã đi đến mục đích,
Ta nói rằng vị ấy,

Tham, sân và vô minh,
Ðã vượt qua biển này,
Với sóng biển hãi hùng,
Là vị vượt ác triền,24
Không còn có sanh y,
Không còn có tái sanh,
Không thể ước lượng được,
Làm Ma vương si ám.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

Tham khảo:

22 Lần đầu tiên trong tập này, Tỷ-kheo-ni được nói đến.

23 Xem S. IV. 154; A. II. 123.

24 Có 5: Tham, sân, si, mạn, kiến.

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.