Viện Nghiên Cứu Phật Học

Tam tạng Thánh điển PGVN 05  »  Kinh Tam tạng Thượng tọa bộ 05»

Kinh Tiểu Bộ Quyển 1
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU dịch
NGUYÊN TÂM - TRẦN PHƯƠNG LAN

Mục Lục

Phật giáo nguyên thủy/ Kinh tạng Pali/ Kinh Tiểu Bộ Quyển 1/ KINH PHẬT THUYẾT NHƯ VẬY/ CHƯƠNG II. HAI PHÁP (DUKANIPĀTA) / II. PHẨM THỨ HAI (DUTIYAVAGGA)

§6. KINH KHÔNG SANH (Ajātasutta) (It. 37)

43. Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến và tôi đã được nghe:

– Này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra. Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, thì ở đây không thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Do vì, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến:

Có cái sanh, hiện hữu,11
Hữu vi không thường hằng,
Một ổ của bệnh hoạn,
Nhờ đồ ăn, tham ái,
Vật ấy thật không đáng,
Thật có cái xuất ly,
Thật có vượt lý luận,
Không có cái khởi lên,
Không đưa đến sầu muộn,
Sự tịnh chỉ mọi hành,

Cái khởi lên, làm ra,
Tác thành ra già chết,
Mỏng manh, giòn, dễ vỡ,
Nên mới được hiện hữu,
Ðể hoan hỷ ưa thích.
Ra khỏi được cái ấy,
Thường hằng, không sanh khởi,
Con đường không cấu uế,
Ðoạn diệt các pháp khổ,
An lạc thật tịnh lạc.

Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

Tham khảo:

11 Các câu kệ này rất quan trọng, có liên hệ đến M. II. 67; Dh. v. 147-48. Câu cuối cùng giống Dh. v. 368.

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.