Viện Nghiên Cứu Phật Học

Phật giáo nguyên thủy/ Kinh tạng Pali/ Kinh Tăng Chi Bộ/ Chương IX. Chín Pháp (Navakanipāta)/ V. PHẨM TƯƠNG TỰ (SĀMAÑÑAVAGGA)

II. KINH VỊ THÂN CHỨNG (Kāyasakkhīsutta) (A. IV. 451)

43. – “Thân chứng, thân chứng”, này Hiền giả, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, này Hiền giả, là thân chứng được Thế Tôn nói đến?

– Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo ly dục... chứng và trú Thiền thứ nhất. Như thế nào, như thế nào, sau khi cảm xúc với thân, vị ấy như vậy, như vậy an trú xứ ấy. Cho đến như vậy, này Hiền giả, là thân chứng được Thế Tôn nói đến với pháp môn.

Lại nữa, này các Hiền giả, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ... Thiền thứ hai... Thiền thứ ba... chứng và trú Thiền thứ tư. Như thế nào, như thế nào, sau khi cảm xúc với thân, vị ấy như vậy, như vậy an trú xứ ấy. Cho đến như vậy, này Hiền giả, là thân chứng được Thế Tôn nói đến với pháp môn.

Lại nữa, này các Hiền giả, Tỷ-kheo sau khi vượt qua các sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt các đối ngại tưởng, không tác ý đến các tưởng sai biệt, biết rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Như thế nào, như thế nào, sau khi cảm xúc với thân, vị ấy như vậy, như vậy an trú xứ ấy. Cho đến như vậy, này Hiền giả, là thân chứng được Thế Tôn nói đến với pháp môn...

Lại nữa, này các Hiền giả, Tỷ-kheo sau khi vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Diệt thọ tưởng định. Như thế nào, như thế nào, sau khi cảm xúc với thân, vị ấy như vậy, như vậy an trú xứ ấy. Cho đến như vậy, này Hiền giả, là thân chứng được Thế Tôn nói đến với phi pháp môn.

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.