Viện Nghiên Cứu Phật Học

Phật giáo nguyên thủy/Kinh tạng Pali/Kinh Tăng Chi Bộ/Chương VIII. Tám Pháp (Aṭṭhakanipāta)/VI. Phẩm Gotamī (Gotamīvagga)

I. KINH MAHĀPAJĀPATĪ GOTAMĪ (Gotamīsutta)64 (A. IV. 274)

 51. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, khu vườn Nigrodha. Rồi Mahāpajāpatī Gotamī đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, Mahāpajāpatī Gotamī bạch Thế Tôn:

  • Lành thay! Bạch Thế Tôn, nếu nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.

  • Thôi vừa rồi, này Gotamī, chớ có ưa thích nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.

Lần thứ hai, Mahāpajāpatī Gotamī bạch Thế Tôn:

  • Lành thay! Bạch Thế Tôn, nếu nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.

  • Thôi vừa rồi, này Gotamī, chớ có ưa thích nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.

Lần thứ ba, Mahāpajāpatī Gotamī bạch Thế Tôn:

  • Lành thay! Bạch Thế Tôn, nếu nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.

  • Thôi vừa rồi, này Gotamī, chớ có ưa thích nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.

Rồi Mahāpajāpatī Gotamī biết được: “Thế Tôn không chấp nhận cho nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp  Luật do Như Lai thuyết giảng”, liền khổ đau, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc than, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

Rồi Thế Tôn, sau khi  tại Kapilavatthu cho đến khi vừa ý, ra đi đến Vesāli,  tiếp tục bộ hành rồi đến Vesāli.

Ở đấy, Thế Tôn ở Vesāli, tại Đại Lâm, ở ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Mahāpajāpatī Gotamī, với tóc cạo sạch, đắp áo cà-sa, cùng với nhiều nữ nhân Sākya ra đi đến Vesāli, tiếp tục bộ hành  đến Vesāli, tại Đại Lâm,  ngôi nhà  nóc nhọn. Rồi Mahāpajāpatī Gotamī, với chân bị sưng, tay chân lấm bụi, đau khổ, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc than, đứng ngoài cổng chính. Tôn giả Ānanda thấy Mahāpajāpatī Gotamī với chân bị sưng, tay chân lấm bụi, đau khổ, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc than, đứng ngoài cổng chính, thấy vậy liền nói với Mahāpajāpatī Gotamī:

  • Thưa Gotamī, vì sao lại đứng ở ngoài cổng, với chân bị sưng, tay chân lấm bụi, đau khổ, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc than như vậy?

  • Thưa Tôn giả Ānanda, vì rằng Thế Tôn không chấp nhận cho nữ nhân xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.

  • Vậy thưa Gotamī, hãy đứng chờ ở đây, chờ cho đến khi tôi xin phép Thế Tôn để nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp  Luật do Như Lai thuyết giảng.

Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

  • Bạch Thế Tôn, có Mahāpajāpatī Gotamī với chân bị sưng, tay chân lấm bụi, đau khổ, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc than đứng ở ngoài cổng nói rằng: “Thế Tôn không cho phép nữ nhân xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.” Lành thay! Bạch Thế Tôn, nếu nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp  Luật do Như Lai thuyết giảng.

  • Thôi vừa rồi, này Ānanda, chớ có ưa thích nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Thế Tôn thuyết giảng.

  • Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

Lần thứ hai... Lần thứ ba, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

  • Lành thay! Bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn cho phép nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp  Luật do Thế Tôn thuyết giảng.

    • Thôi vừa rồi, này Ānanda, chớ có ưa thích nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Thế Tôn thuyết giảng.

Rồi Tôn giả suy nghĩ như sau: “Thế Tôn không chấp nhận cho nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Vậy ta hãy dùng phương pháp khác để xin Thế Tôn cho phép  nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.”

Rồi Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

  • Bạch Thế Tôn, không biết nữ nhân sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp  Luật do Như Lai thuyết giảng,  thể chứng được Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất lai quả hay A-la-hán quả không?

  • Này Ānanda, sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp  Luật do Như Lai thuyết giảng, nữ nhân  thể chứng được Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất lai quả hay A-la-hán quả.

  • Bạch Thế Tôn, sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp  Luật do Như Lai thuyết giảng, nữ nhân  thể chứng được Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất lai quả hay A-la-hán quả. Lại nữa, bạch Thế Tôn, Mahāpajāpatī đã giúp đỡ Thế Tôn rất nhiều trong vai trò người dì,65 người vú, người kế mẫu, khi mẹ của Thế Tôn mệnh chung, lại cho Thế Tôn  sữa. Lành thay! Bạch Thế Tôn, nếu nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp  Luật do Như Lai thuyết giảng.

  • Này Ānanda, nếu Mahāpajāpatī Gotamī chấp nhận Tám kính pháp, thời Gotamī có thể được thọ Cụ túc giới:

Dầu cho thọ Đại giới một trăm năm, một Tỷ-kheo-ni đối với một Tỷ-kheo mới thọ Đại giới trong một ngày cũng phải đảnh lễ, đứng dậy, chắp tay, xử sự đúng pháp; pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua.

Tỷ-kheo-ni không có thể an cư mùa mưa tại chỗ không có Tỷ-kheo; pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không  được vượt qua.

Nửa tháng một lần, Tỷ-kheo-ni cần phải thỉnh chúng Tỷ-kheo hỏi ngày trai  giới  đến để thuyết giới; pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua.

Sau khi an cư mùa mưa xong, Tỷ-kheo-ni cần phải làm lễ Tự tứ trước hai Tăng chúng về ba vấn đề được thấy, được nghe  nghi; pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua.

Tỷ-kheo-ni phạm trọng tội phải hành pháp Ma-na-đỏa (Pakkhamānattaṃ) cho đến nửa tháng; pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua.

Sau khi học tập sáu pháp trong hai năm, phải đến xin thọ Cụ túc giới trước hai Tăng chúng; pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua.

Không  duyên cớ gì, một Tỷ-kheo-ni  thể mắng nhiếc, chỉ trích một Tỷ- kheo; pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn          đời không được vượt qua.

Này Ānanda, bắt đầu từ hôm nay,  sự giáo giới phê bình giữa các Tỷ-kheo  về Tỷ-kheo-ni, không có sự giáo giới phê bình giữa các Tỷ-kheo-ni về các Tỷ- kheo; pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn  đời không được vượt qua. Này Ānanda, nếu Mahāpajāpatī Gotamī chấp nhận Tám kính pháp này thời cho phép Mahāpajāpatī Gotamī được thọ Cụ túc giới.

Rồi Tôn giả Ānanda, sau khi học từ Thế Tôn tám trọng pháp này, rồi đi đến Mahāpajāpatī Gotamī; sau khi đến, nói với Mahāpajāpatī Gotamī:

  • Nếu Mahāpajāpatī Gotamī chấp nhận Tám kính pháp này, thời Gotamī sẽ được thọ Cụ túc giới: “Dầu cho thọ Đại giới một trăm năm, một Tỷ-kheo-ni... không  sự giáo giới phê bình giữa các Tỷ-kheo-ni về các Tỷ-kheo; pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua.” Nếu Gotamī chấp nhận tám trọng pháp này, thời Gotamī sẽ  được thọ  Cụ túc giới.

  • Thưa Tôn giả Ānanda,  như một người đàn  hay một người đàn ông,66 còn đang tuổi trẻ, tánh ưa trang sức, sau khi gội đầu xong, sau khi được một vòng hoa sen xanh hay một vòng  quý hoa, hay một vòng thiên  hoa,67 dùng hai tay cầm lấy vòng hoa ấy  đặt lên đỉnh đầu. Cũng vậy, thưa Tôn giả, tôi xin chấp nhận Tám kính pháp này, cho đến trọn đời không  vượt qua.

Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

  • Bạch Thế Tôn, Mahāpajāpatī Gotamī đã chấp nhận Tám kính pháp này, cho đến trọn đời không có vượt qua.

  • Này Ānanda, nếu nữ nhân không được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, thời này Ānanda, Phạm hạnh được an trú lâu dài  Diệu pháp được tồn tại đến một ngàn năm.  rằng, này Ānanda, nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong  Pháp  Luật này, nên này Ānanda, Phạm hạnh sẽ không được an trú lâu dài,  này Ānanda, Diệu pháp được tồn tại năm trăm năm.  như, này Ānanda, những gia đình nào có nhiều phụ nữ, ít đàn ông, thời những gia đình ấy rất dễ bị các đạo tặc, trộm cắp68 não hại; cũng vậy, này Ānanda, vì rằng nữ nhân được xuất  gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp  Luật này, nên Phạm hạnh  không được an trú lâu dài.  như, này Ānanda, khi nào một chứng bệnh  tên   “trắng như xương” rơi vào một ruộng lúa đã chín, thời ruộng lúa ấy không   an trú lâu dài; cũng vậy, này Ānanda, khi nào nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật này, thời Phạm hạnh này không   an trú lâu dài.  như, này Ānanda, khi nào một chứng bệnh  tên  "đỏ sét”  rơi vào một ruộng mía đã chín, thời ruộng mía ấy không  an trú lâu dài; cũng vậy, này Ānanda, khi nào nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia  đình trong Pháp  Luật này, thời Phạm hạnh này không được an trú lâu dài.     như, này Ānanda, một người vì nghĩ đến tương lai xây dựng bờ đê cho một hồ  nước lớn để nước không thể chảy qua; cũng vậy, này Ānanda,  nghĩ đến tương  lai, Ta mới ban hành Tám kính pháp này cho các Tỷ-kheo-ni, cho đến trọn đời  không vượt qua.

Tham khảo

64 Tham chiếuCù-đàm-di kinh 瞿曇彌經 (T.010026.1160605a08)Cù-đàm-di quả kinh瞿曇彌記果經 (T.010060. 0856a04).

65 Mātucchā. Xem J. I. 49.

66  dụ này được tìm thấy trong M. I. 32.

67 Adhimuttakamālaṃ. Cũng còn gọi  Cự Thắng hoa.

68 Xem S. II. 264.

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.