Viện Nghiên Cứu Phật Học

Phật giáo nguyên thủy/Kinh tạng Pali/Kinh Tăng Chi Bộ/Chương VIII. Tám Pháp (Aṭṭhakanipāta)/III. Phẩm Gia chủ (Gahapativagga)

X. KINH ĐẠI  NIỆM CỦA TÔN GIẢ ANURUDDHA (Anuruddhamahāvitakkasutta)38 (A. IV. 228)

      30. Một thời, Thế Tôn trú  giữa dân chúng Bhaggā, tại núi Suṃsumāragiri, rừng Bhesakaḷā, Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, Tôn giả Anuruddha (A-nậu-lâu-đà) sống giữa dân chúng Ceti, tại Pācīnavaṃsadāya. Rồi Tôn giả Anuruddha, trong khi sống độc  thiền tịnh, tâm  khởi lên như sau: “Pháp này để cho người ít dục, pháp này không phải để cho người nhiều dục; pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ; pháp này để cho người sống thanh vắng, pháp này không phải để cho người ưa hội chúng; pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác; pháp này để cho người trú niệm, pháp này không phải để cho người thất niệm; pháp này để cho người thiền định, pháp này không phải để cho người không thiền định; pháp này để cho người  trí tuệ, pháp này không phải để cho người ác tuệ.”

Rồi Thế Tôn với tâm của mình  biết tâm  của Tôn giả Anuruddha,  như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, Thế Tôn biến mất ở giữa dân chúng Bhaggā, tại núi Suṃsumāragiri, rừng Bhesakaḷā, Lộc Uyển, và hiện ra giữa dân chúng Ceti, tại Pācīnavaṃsadāya, trước mặt Tôn giả Anuruddha. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Anuruddha đang ngồi một bên:

 Lành thay, lành thay, này Anuruddha! Lành thay, này Anuruddha! Ông đã suy nghĩ đến bảy niệm của bậc Đại nhân: “Pháp này để cho người ít dục, pháp này không phải để cho người nhiều dục; pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ; pháp này để cho người sống thanh vắng, pháp này không phải để cho người ưa hội chúng; pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác; pháp này để cho người trú niệm, pháp này không phải để cho người thất niệm; pháp này để cho người thiền định, pháp này không phải để cho người không thiền định; pháp này để cho người có trí tuệ, pháp này không phải để cho người ác tuệ.”

Do vậy, này Anuruddha, hãy suy nghĩ đến niệm thứ tám này của bậc Đại nhân: “Pháp này để cho người không ưa  luận, không thích  luận; pháp này không phải để cho người ưa hý luận, thích hý luận.”

Khi nào, này Anuruddha, ông sẽ suy nghĩ đến tám  niệm này của bậc Đại nhân, thời nếu ông muốn, ông sẽ chứng đạt  an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ.

Khi nào, này Anuruddha, ông sẽ suy nghĩ đến tám  niệm này của bậc Đại nhân, thời nếu ông muốn, diệt tầm diệt tứ, ông sẽ chứng đạt  an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

Khi nào, này Anuruddha, ông sẽ suy nghĩ đến tám  niệm này của bậc Đại nhân, thời nếu ông muốn, ông sẽ ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.

Khi nào, này Anuruddha, ông sẽ suy nghĩ đến tám  niệm này của bậc Đại nhân, thời nếu ông muốn, ông sẽ xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Khi nào, này Anuruddha, ông sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Đại nhân, khi nào bốn thiền này thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, thời này Anuruddha, tấm y lượm từ đống rác lên của ông sẽ giống như tủ áo đầy những vải có nhiều màu sắc39 của người gia chủ hay con của người gia chủ, để được sống biết đủ, ưa thích, không có lo âu, được lạc trú, được bước vào Niết-bàn.

Khi nào, này Anuruddha, ông sẽ suy nghĩ đến tám  niệm này của bậc Đại nhân, thời nếu khi nào bốn thiền này thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, thời này Anuruddha, các món ăn từng miếng ông khất thực được sẽ giống như món cơm bằng gạo trắng,40 các hạt đen đã được lượm sạch, với nhiều loại súp, với nhiều loại đồ ăn của người gia chủ hay con của người gia chủ, để được sống biết đủ, ưa thích, không có lo âu, được lạc trú, được bước vào Niết-bàn.

Khi nào, này Anuruddha, ông sẽ suy nghĩ đến tám  niệm này của bậc Đại nhân, khi nào bốn thiền này thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, thời này Anuruddha, chỗ nằm dưới gốc cây của ông sẽ giống như nhà  nóc nhọn,41 có trét hồ trong ngoài, cửa được cài then, cửa sổ được đóng lại ngăn chặn gió của người gia chủ hay con của người gia chủ, để được sống biết đủ, ưa thích, không có lo âu, được lạc trú, được bước vào Niết-bàn.

Khi nào, này Anuruddha, ông sẽ suy nghĩ đến tám  niệm này của bậc Đại nhân, khi nào bốn thiền này thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, thời này Anuruddha, giường nằm  chỗ ngồi trải với đệm cỏ của ông sẽ giống như ghế dài, nệm trải giường nằm bằng len, chăn len trắng, chăn len thêu bông, nệm bằng da con sơn dương gọi là kadali, tấm thảm có lọng che phía trên, ghế dài có đầu gối chân màu đỏ của người gia chủ hay con của người gia chủ, để được sống biết đủ, ưa thích, không có lo âu, được lạc trú, được bước vào Niết-bàn.

Khi nào, này Anuruddha, ông sẽ suy nghĩ đến tám  niệm này của bậc Đại nhân, khi nào bốn thiền này thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, thời này Anuruddha, dược phẩm nước tiểu hôi của ông sẽ giống như các loại dược phẩm của người gia chủ hay con của người gia chủ như thục tô, sanh tô, dầu, mật, đường bánh, để được sống biết đủ, ưa thích, không  lo âu, được lạc trú, được bước vào Niết-bàn.

Vậy này Anuruddha, nhân kỳ an cư mùa mưa sắp đến, hãy trú giữa dân chúng Ceti ở Pācīnavaṃsadāya.

 Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Anuruddha vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn sau khi khuyến giáo Tôn giả Anuruddha với lời khuyến giáo này, như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, Ngài biến mất giữa dân chúng Ceti ở Pācīnavaṃsadāya và hiện ra giữa dân chúng Bhaggā, trên núi Suṃsumāragiri, trong rừng Bhesakaḷā, Lộc Uyển. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn, sau khi ngồi xuống, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

    - Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết tám  niệm của bậc Đại nhân cho các ông. Hãy lắng nghe  khéo  niệm, Ta sẽ giảng.

       - Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

      Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

      - Này các Tỷ-kheo, thế nào là tám tư niệm của bậc Đại nhân?

Này các Tỷ-kheo, pháp này để cho người ít dục, pháp này không phải để cho người nhiều dục; này các Tỷ-kheo, pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ; này các Tỷ-kheo, pháp này để cho người sống thanh vắng, pháp này không phải để cho người ưa hội chúng; này các Tỷ-kheo, pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác; này các Tỷ-kheo, pháp này để cho người trú niệm, pháp này không phải để cho người thất niệm; này các Tỷ-kheo, pháp này để cho người thiền định, pháp này không phải để cho người không thiền định; này các Tỷ-kheo, pháp này để cho người có trí tuệ, pháp này không phải để cho người ác tuệ; này các Tỷ-kheo, pháp này để cho người không ưa  luận, không thích hý luận, pháp này không phải để cho người ưa hý luận, thích hý luận.

Này các Tỷ-kheo, “pháp này để cho người ít dục, pháp này không để cho người  nhiều dục”, như vậy đã được nói đến. Do duyên  được nói như vậy?

Này các Tỷ-kheo,  đây, Tỷ-kheo ít dục, không muốn: “Mong người ta biết tôi là ít dục”; biết đủ, không muốn: “Mong người ta biết tôi là biết đủ”; sống viễn ly, không muốn: “Mong người ta biết tôi sống viễn ly”; tinh cần tinh tấn, không muốn: “Mong người ta biết tôi sống tinh cần tinh tấn”; trú niệm, không muốn: “Mong người ta biết tôi trú niệm”;  định, không muốn: “Mong người ta biết tôi  định”;  tuệ, không muốn: “Mong người ta biết tôi  người  trí tuệ”; không thích hý luận, không muốn: “Mong người ta biết tôi không thích hý luận.” Này các Tỷ-kheo, “pháp này để cho người ít dục, pháp này không để cho người  nhiều dục”, như vậy đã được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.

Này các Tỷ-kheo, “pháp này để cho người biết đủ, pháp này không để cho người không biết đủ”, như vậy đã được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ với bất cứ vật dụng gì như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Này các Tỷ-kheo, “pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ”, như vậy đã được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.

Này các Tỷ-kheo, “pháp này để cho người sống viễn ly, pháp này không phải để cho người ưa thích hội chúng”, như vậy đã được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

 đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống viễn ly,  nhiều người đến thăm như Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam  sĩ, nữ  sĩ, vua chúa, đại thần, các ngoại đạo sư, đệ tử của các ngoại đạo sư.  đây, Tỷ-kheo với tâm thuận về viễn ly, hướng về viễn ly, nhập vào viễn ly, trú vào viễn ly, thích thú xuất ly, nói lời hoàn toàn liên hệ đến lánh xa. Này các Tỷ-kheo, “pháp này để cho người viễn ly, pháp này không phải để cho người ưa thích hội chúng”, như vậy đã được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.

Này các Tỷ-kheo, “pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác”, như vậy đã được nói đến. Do duyên  được nói đến như vậy?

 đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tinh cần tinh tấn, đoạn tận các pháp bất thiện, thành tựu các pháp thiện, nỗ lực kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp. Này các Tỷ-kheo, “pháp này là để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác”, như vậy đã được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.

Này các Tỷ-kheo, “pháp này để cho người trú niệm, pháp này không phải để cho người thất niệm”, như vậy đã được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

 đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, ức nhớ tùy niệm những điều làm đã lâu, nói đã lâu. Này các Tỷ-kheo, “pháp này để cho người trú niệm, pháp này không phải để cho người thất niệm”, như vậy đã được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.

Này các Tỷ-kheo, “pháp này để cho người thiền định, pháp này không phải để cho người không thiền định”, như vậy đã được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp... chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Này các Tỷ-kheo, “pháp này để cho người có thiền định, pháp này không phải để cho người không thiền định”, như vậy đã được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.

Này các Tỷ-kheo, “pháp này để cho người có trí tuệ, pháp này không phải để cho người không trí tuệ”, như vậy đã được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

 đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo  trí tuệ,  trí tuệ về sanh diệt, thành tựu với sự thể nhập thuộc bậc Thánh, và đưa đến con đường chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, “pháp này để cho người  trí tuệ, pháp này không phải để cho người không trí tuệ”, như vậy đã được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.

Này các Tỷ-kheo, “pháp này để cho người không ưa hý luận, không thích hý luận; pháp này không phải để cho người ưa  luận, thích  luận”, như vậy đã được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

Này các Tỷ-kheo,  đây, Tỷ-kheo đối với đoạn diệt  luận, tâm được phấn chấn, tịnh tín, an trú, giải thoát. Này các Tỷ-kheo, “pháp này để cho người không ưa hý luận, không thích hý luận; pháp này không phải để cho người ưa hý luận, thích hý luận”, như vậy đã được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.

Rồi Tôn giả Anuruddha, mùa mưa an  đến, đến trú  giữa dân chúng Ceti, tại Pācīnavaṃsadāya. Rồi Tôn giả Anuruddha sống một mình,42 an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu, do mục đích  các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, tức   thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, vị ấy tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng nhập và an trú. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa”. Và Tôn giả Anuruddha trở thành một vị A-la-hán nữa. Rồi Tôn giả Anuruddha chứng được A-la-hán, ngay trong thời gian ấy nói lên những bài kệ này:

Thế Gian  Thượng Sư, 

Rõ biết tư tưởng ta,

Với thân do ý tạo, 

Thần thông đến với ta. 

Tùy theo ta nghĩ gì, 

Ngài thuyết rõ tất cả, Phật không ưa  luận,

Ngài thuyết không  luận, 

Ngộ pháp ta hoan hỷ,

Trú trong giáo pháp Ngài, 

Ba minh đã đạt được, Giáo pháp Phật làm xong.

Tham khảo

38 Bản tiếng Anh của PTS: The Venerable Anuruddhanghĩa  Tôn giả AnuruddhaTham chiếu: Tăng.增 (T.02. 0125.42.6. 0754a12); Bát niệm kinh 八念經 (T.01. 0026.74. 0540c18); A-na-luật bát niệm kinh 阿那律八念經 (T.01. 0046. 0835c12).

39 Xem M. I. 215, 218; S. V. 71.

40 Xem A. III. 49; D. I. 105; M. I. 31; II. 7.

41 Xem A. I. 101, 137; M. I. 76; II. 8.

42 Xem A. I. 282; II. 249; D. I. 177; II. 153; S. I. 140; II. 17; Sn. 16.

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.