Viện Nghiên Cứu Phật Học

Phật giáo nguyên thủy/ Kinh tạng Pali/ Kinh Tăng Chi Bộ/Chương VIII Tám Pháp (Aṭṭhakanipāta)/II. Phẩm Lớn (Mahāvagga) 

IX. KINH A-TU-LA PAHĀRĀDA (Pahārādasutta)24 (A. IV. 197)

     19. Một thời, Thế Tôn trú ở Verañjā, dưới gốc cây Naḷerupucimanda. Rồi Vua a-tu-la Pahārāda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi đứng một bên. Thế Tôn nói với Vua a-tu-la Pahārāda đang đứng một bên:

  • Này Pahārāda, có phải các a-tu-la thích thú biển lớn?

  • Bạch Thế Tôn, các a-tu-la thích thú biển lớn.

  • Này Pahārāda,  bao nhiêu sự vi diệu chưa từng  trong biển lớn  do thấy vậy, thấy vậy, các a-tu-la thích thú biển lớn?

  • Bạch Thế Tôn,  tám sự vi diệu chưa từng  trong biển lớn  do thấy vậy, thấy vậy, các a-tu-la thích thú biển lớn. Thế nào là tám?

Bạch Thế Tôn, biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm. Vì rằng, bạch Thế Tôn, biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm, nên bạch Thế Tôn, đây  sự vi diệu chưa từng  thứ nhất, do thấy vậy, thấy vậy, các a-tu-la thích thú biển lớn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn đứng một chỗ, không có vượt qua bờ. Vì rằng, bạch Thế Tôn, biển lớn đứng một chỗ, không có vượt qua bờ, nên bạch Thế Tôn, đây  sự vi diệu chưa từng  thứ hai, do thấy vậy, thấy vậy, các a-tu- la thích thú biển lớn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn không có chấp chứa xác chết; nếu có xác chết trong biển lớn, lập tức bị quăng lên bờ hay vất lên đất liền. Vì rằng, bạch Thế Tôn, biển lớn không  chấp chứa xác chết; nếu  xác chết trong biển lớn, lập tức bị quăng lên bờ hay vất lên đất liền, nên bạch Thế Tôn, đây  sự vi diệu chưa từng có thứ ba, do thấy vậy, thấy vậy, các a-tu-la thích thú biển lớn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Yamunā, sông Aciravatī, sông Sarabhū, sông Mahī, các con sông ấy khi chảy đến biển, liền bỏ tên cũ trở thành biển lớn. Vì rằng, bạch Thế Tôn, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng... trở thành biển lớn, nên bạch Thế Tôn, đây là sự vi diệu chưa từng có thứ tư... thích thú biển lớn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, phàm có những dòng nước gì ở đời chảy vào biển lớn, phàm có những nước mưa từ trời rơi xuống nhưng không vì vậy biển lớn được thấy  vơi có đầy. Vì rằng, bạch Thế Tôn, phàm có những dòng nước ở đời chảy vào biển lớn, phàm có những nước mưa từ trời rơi xuống, nhưng không  vậy biển lớn được thấy  vơi  đầy, nên bạch Thế Tôn, đây  sự vi diệu chưa từng có thứ năm... thích thú biển lớn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn chỉ  một vị  vị mặn.  rằng, bạch Thế Tôn, biển lớn chỉ  một vị  vị mặn, nên bạch Thế Tôn, đây  sự vi diệu chưa từng có thứ sáu... thích thú biển lớn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đấy  những châu báu này như trân châu, ma-ni châu, lưu ly, xa cừ, ngọc bích, san hô, bạc, vàng, ngọc đỏ, mã não. Vì rằng, bạch Thế Tôn, biển lớn có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu,  đấy  những châu báu này như trân châu, ma- ni châu, lưu ly, xa cừ, ngọc bích, san hô, bạc, vàng, ngọc đỏ,  não, nên bạch Thế Tôn, đây là sự vi diệu chưa từng có thứ bảy... thích thú biển lớn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn là trú xứ của các loại chúng sanh lớn, tại đấy,  những chúng sanh như các con timi, timiṅgala, timiramiṅgala,25 những loại asura (a-tu-la), các loại nāga, các loại gandhabba; trong biển  những loài hữu tình  tự ngã dài một trăm do-tuần, hai trăm do-tuần, ba trăm do-tuần, bốn trăm do-tuần, năm trăm do-tuần.  rằng, bạch Thế Tôn, biển lớn  trú xứ của các loài chúng sanh lớn... năm trăm do-tuần, nên bạch Thế Tôn, đây là sự vi diệu chưa từng  thứ tám, do thấy vậy, thấy vậy, các a-tu-la thích thú biển lớn. Nhưng bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo có thích thú trong Pháp và Luật này?

  • Này Pahārāda, các Tỷ-kheo có thích thú trong Pháp và Luật này.

  • Bạch Thế Tôn, trong Pháp và Luật này có bao nhiêu pháp vi diệu chưa từng   do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp  Luật này?

  • Này Pahārāda, có tám pháp vi diệu này chưa từng có trong Pháp và Luật mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này. Thế nào là tám?

 như, này Pahārāda, biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm. Cũng vậy, này Pahārāda, trong Pháp  Luật này, các học pháp  tuần tự, các quả dị thục  tuần tự, các con đường  tuần tự, không  sự thể nhập chánh trí (aññāpaṭivedha) thình lình. Này Pahārāda,  rằng, trong Pháp  Luật này, các học pháp  tuần tự, các quả dị thục (kiriyā)  tuần tự, các con đường  tuần tự, không  sự thể nhập chánh trí thình lình, nên này Pahārāda, đây  pháp vi diệu chưa từng  thứ nhất,  do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp  Luật này.

 như, này Pahārāda, biển lớn đứng một chỗ, không  vượt qua bờ. Cũng vậy, này Pahārāda, khi các học pháp được Ta sửa soạn cho các đệ tử, các đệ tử của Ta, dầu cho  nhân sinh mạng, cũng không vượt qua. Này Pahārāda, vì rằng, các học pháp được Ta sửa soạn cho các đệ tử, các đệ tử của Ta, dầu cho nhân sinh mạng, cũng không vượt qua, nên này Pahārāda, trong Pháp và Luật này, đây  pháp vi diệu chưa từng  thứ hai,  do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ- kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

Ví như, này Pahārāda, biển lớn không có chấp chứa xác chết; nếu có xác chết trong biển lớn, lập tức bị quăng lên bờ hay vất lên đất liền. Cũng vậy, này Pahārāda, người nào hành ác giới, theo ác pháp, sở hành bất tịnh đáng nghi ngờ, có những hành vi che đậy, không phải là Sa-môn nhưng tự nhận là Sa- môn, không sống Phạm hạnh nhưng tự nhận có Phạm hạnh, nội tâm hôi hám, ứ đầy tham dục, tánh tình bất tịnh, chúng Tăng không sống chung với người ấy, lập tức hội họp lại và tẩn xuất người ấy ra khỏi; dầu cho người ấy có ngồi giữa chúng Tỷ-kheo, nhưng người ấy sống xa chúng Tăng  chúng Tăng sống xa người ấy. Này Pahārāda,  rằng, người ấy hành ác giới, theo ác pháp... tánh tình bất tịnh...  chúng Tăng sống xa người ấy, nên này Pahārāda, trong Pháp và Luật này, đây  pháp vi diệu chưa từng  thứ ba,  do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

Ví như, này Pahārāda, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Yamunā, sông Aciravatī, sông Sarabhū, sông Mahī, các con sông ấy khi chảy đến biển, liền bỏ tên cũ trở thành biển lớn. Cũng vậy, này Pahārāda, có bốn giai cấp: Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà, sau khi từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia trong Pháp và Luật được Như Lai tuyên bố này, họ từ bỏ tên và họ của họ từ trước, và họ trở thành những Sa-môn Thích tử. Này Pahārāda,  rằng,  bốn giai cấp... trong Pháp  Luật này, đây  pháp vi diệu chưa từng  thứ tư,  do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

Ví như, này Pahārāda, phàm có những dòng nước gì ở đời chảy vào biển lớn, phàm có những nước mưa từ trời rơi xuống nhưng không vì vậy biển lớn được thấy có vơi có đầy. Cũng vậy, này Pahārāda, nếu có nhiều Tỷ-kheo nhập vào Niết-bàn giới không có dư y, Niết-bàn giới cũng không vì vậy được thấy có vơi có đầy. Này Pahārāda, vì rằng, nếu có nhiều Tỷ-kheo nhập vào Niết- bàn giới không   y, Niết-bàn giới cũng không  vậy được thấy  vơi có đầy, nên này Pahārāda, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ năm, mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

 như, này Pahārāda, biển lớn chỉ  một vị mặn. Cũng vậy, này Pahārāda, Pháp và Luật cũng chỉ có một vị là vị giải thoát. Này Pahārāda, vì rằng, Pháp và Luật cũng chỉ có một vị là vị giải thoát, nên này Pahārāda, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ sáu, mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

 như, này Pahārāda, biển lớn  nhiều châu báu,  nhiều loại châu báu, ở đấy  những châu báu này, như trân châu, ma-ni châu, lưu ly, xa cừ, ngọc bích, san hô, bạc, vàng, ngọc đỏ,  não. Cũng vậy, này Pahārāda, Pháp  Luật này  nhiều châu báu, nhiều loại châu báu,  đấy  những châu báu này như bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, Thánh đạo tám ngành. Này Pahārāda,  rằng, Pháp  Luật này  nhiều châu báu, có nhiều loại châu báu, ở đấy có những châu báu này như bốn niệm xứ... Thánh đạo tám ngành, nên này Pahārāda, trong Pháp  Luật này, đây  pháp vi diệu chưa từng có thứ bảy, mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

Ví như, này Pahārāda, biển lớn là trú xứ của các loại chúng sanh lớn, tại đấy có những chúng sanh như các con timi, timiṅgala, timiramiṅgala, những loại asura, các loại nāga, các loại gandhabba; trong biển  loài hữu tình với tự ngã dài một trăm do-tuần, hai trăm do-tuần, ba trăm do-tuần, bốn trăm do-tuần, năm trăm do-tuần. Cũng vậy, này Pahārāda, Pháp  Luật  trú xứ của các loài chúng sanh lớn,  đấy  những loại chúng sanh này: bậc Dự lưu, bậc đã hướng đến chứng ngộ Dự lưu quả, bậc Nhất lai, bậc đã hướng đến chứng ngộ Nhất lai quả, bậc Bất lai, bậc đã hướng đến chứng ngộ Bất lai quả, bậc A-la-hán, bậc đã hướng đến chứng ngộ A-la-hán quả. Này Pahārāda, vì rằng, Pháp và Luật này là trú xứ của các loại chúng sanh lớn, ở đấy có những chúng sanh này... A-la- hán quả, nên này Pahārāda, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ tám, mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

Này Pahārāda, đây là tám pháp vi diệu, chưa từng có trong Pháp và Luật, và do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

Tham khảo

24 Tham chiếu: Tăng增 (T.02. 0125.42.4. 0752c24); A-tu-la kinh 阿修羅經 (T.01. 0026.35. 0475c16).

25 Xem Vin. II. 238; Ud. 55, Ngài Dhammapāla giải thích  ba loại cá, loại giữa ăn loại trước,  loại thứ ba ăn cả loại đầu và loại giữa.

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.