Viện Nghiên Cứu Phật Học

Phật giáo nguyên thủy/ Kinh tạng Pali/ Kinh Tăng Chi Bộ/Chương VIII Tám Pháp (Aṭṭhakanipāta)/II. Phẩm Lớn (Mahᾱvagga)

II. KINH TƯỚNG QUÂN SĪHA (Sīhasutta)11 (A. IV. 179)

 12.Một thời, Thế Tôn trú ở Vesāli (Tỳ-xá-ly), tại Mahāvana (Đại Lâm), ở Kūṭāgārasālā (ngôi nhà  nóc nhọn). Lúc bấy giờ, rất nhiều vị Licchavi  các bậc có danh tiếng, có thời danh ngồi tụ họp ở hội trường, dùng nhiều phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán chúng Tăng.

Lúc bấy giờ, Tướng quân Sīha là đệ tử của Nigaṇṭhā ngồi trong hội chúng ấy. Rồi Tướng quân Sīha suy nghĩ như sau: “Không nghi ngờ gì nữa, Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác, vì rằng nhiều vị Licchavi này có danh tiếng, có thời danh ngồi tụ họp ở hội trường, dùng nhiều phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán chúng Tăng. Vậy ta hãy đi đến yết kiến vị Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác.”

Rồi Tướng quân Sīha đi đến Nigaṇṭha Nātaputta; sau khi đến, thưa với Nigaṇṭha Nātaputta:

  • Thưa Tôn giả, tôi muốn đi đến yết kiến Sa-môn Gotama.

  • Này Sīha, sao ông, người chủ trương hành động, lại đi đến yết kiến Sa- môn Gotama, người chủ trương không hành động? Này Sīha, Sa-môn Gotama chủ trương không hành động, thuyết pháp không hành động  huấn luyện các đệ tử như vậy.

Rồi Tướng quân Sīha, ý muốn đi đến yết kiến Thế Tôn bị dập tắt.

Lần thứ hai, rất nhiều vị Licchavi  danh tiếng,  thời danh ngồi tụ họp ở hội trường, dùng nhiều phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán chúng Tăng. Lần thứ hai, Tướng quân Sīha suy nghĩ như sau: “Không nghi ngờ  nữa, Thế Tôn ấy  bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác,  rằng nhiều vị Licchavi này có danh tiếng, có thời danh ngồi tụ họp ở hội trường, dùng nhiều phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán chúng Tăng. Vậy ta hãy đi đến yết kiến vị Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác.”

Rồi Tướng quân Sīha đi đến Nigaṇṭha Nātaputta; sau khi đến, thưa với Nigaṇṭha Nātaputta:

  • Thưa Tôn giả, tôi muốn đi đến yết kiến Sa-môn Gotama.

  • Này Sīha, sao ông, người chủ trương hành động, lại đi đến yết kiến Sa- môn Gotama, người chủ trương không hành động? Này Sīha, Sa-môn Gotama chủ trương không hành động, thuyết pháp không hành động  huấn luyện các đệ tử như vậy.

   Rồi Tướng quân Sīha, lần thứ hai, ý muốn đi đến yết kiến Thế Tôn bị dập tắt. 

  Lần thứ ba, rất nhiều vị Licchavi có danh tiếng, có thời danh trong khi đang ngồi tụ họp  hội trường, dùng nhiều phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán chúng Tăng. Lần thứ ba, Tướng quân Sīha suy nghĩ như sau: “Không nghi ngờ  nữa, Thế Tôn ấy  bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác,  rằng nhiều vị Licchavi này  danh tiếng,  thời danh ngồi tụ họp  hội trường, dùng nhiều phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán chúng Tăng. Các Nigaṇṭhā sẽ làm  được cho ta, nếu họ được hỏi ý kiến hay không hỏi ý kiến. Vậy ta hãy không hỏi ý kiến Nigaṇṭhā, đi đến yết kiến vị Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác.”

Rồi Tướng quân Sīha, vào giữa trưa với khoảng năm trăm cỗ xe, đi khỏi Vesāli để yết kiến Thế Tôn. Đi xe cho đến đoạn đường đất còn đi xe được, rồi xuống xe đi bộ và vào trong khu vườn. Rồi Tướng quân Sīha đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tướng quân Sīha bạch Thế Tôn:

  • Bạch Thế Tôn, con có được nghe: “Sa-môn Gotama chủ trương không hành động, thuyết pháp về không hành động  huấn luyện các đệ tử như vậy.” Bạch Thế Tôn, họ nói như sau: “Sa-môn Gotama chủ trương không hành động, thuyết pháp về không hành động và huấn luyện các đệ tử như vậy”. Bạch Thế Tôn, họ nói về Thế Tôn như vậy, họ  xuyên tạc Thế Tôn với điều không thật chăng? Và họ trả lời có thuận với pháp không, và những ai như pháp thuyết đúng pháp, không   do để chỉ trích? Bạch Thế Tôn, chúng con không muốn xuyên tạc Thế Tôn.

  • Này Sīha,  pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương không hành động, thuyết pháp về không hành động và huấn luyện các đệ tử như vậy.”

    Này Sīha, có pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương hành động, thuyết pháp về hành động và huấn luyện các đệ tử như vậy.”

Này Sīha, có pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta,  thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương đoạn diệt, thuyết pháp về đoạn diệt và huấn luyện các đệ tử như vậy.”

Này Sīha, có pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người nhàm chán, thuyết pháp về nhàm chán và huấn luyện các đệ tử như vậy.”

Này Sīha, có pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta,  thể nói: “Sa-môn Gotama  người chủ trương  vô, thuyết pháp về hư vô và huấn luyện các đệ tử như vậy.”

Này Sīha, có pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người khổ hạnh, thuyết pháp về khổ hạnh và huấn luyện các đệ tử như vậy.”

Này Sīha, có pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người chủ trương không nhập thai, thuyết pháp về không nhập thai và huấn luyện các đệ tử như vậy.”

Này Sīha, có pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người an ủi, thuyết pháp về an ủi và huấn luyện các đệ tử như vậy.”

 này Sīha, thế nào  pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta,  thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương không hành động, thuyết pháp về không hành động và huấn luyện các đệ tử như vậy”?

Này Sīha, Ta tuyên bố về không hành động đối với thân làm ác, miệng nói ác  ý nghĩ ác. Ta tuyên bố về không hành động đối với các pháp ác, bất thiện. Này Sīha, đây là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương không hành động, thuyết pháp về không hành động và huấn luyện các đệ tử như vậy.”

Này Sīha, thế nào là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương hành động, thuyết pháp về hành động và huấn luyện các đệ tử như vậy”?

Này Sīha, Ta tuyên bố về hành động đối với thân làm lành, miệng nói lành và ý nghĩ lành. Ta tuyên bố về hành động đối với các thiện pháp. Này Sīha, đây là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương hành động, thuyết pháp về hành động và huấn luyện các đệ tử như vậy.”

 này Sīha, thế nào  pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta,  thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương đoạn diệt, thuyết pháp về đoạn diệt và huấn luyện các đệ tử như vậy”?

Này Sīha, Ta tuyên bố về đoạn diệt tham, sân, si. Ta tuyên bố về đoạn diệt đối với các pháp ác, bất thiện. Này Sīha, đây  pháp môn, với pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương đoạn diệt, thuyết pháp về đoạn diệt và huấn luyện các đệ tử như vậy.”

      này Sīha, thế nào  pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người nhàn chán, thuyết pháp về nhàm chán và huấn luyện các đệ tử như vậy”?

Này Sīha, Ta nhàm chán đối với thân làm ác, miệng nói ác  ý nghĩ ác. Ta nhàm chán đối với sự thành tựu các pháp ác, bất thiện. Này Sīha, đây là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta,  thể nói: “Sa-môn Gotama là người nhàm chán, thuyết pháp về nhàm chán và huấn luyện các đệ tử như vậy.”

 này Sīha, thế nào  pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người chủ trương hư vô, thuyết pháp về hư vô và huấn luyện các đệ tử như vậy”?

Này Sīha, Ta thuyết pháp để hư vô tham, sân, si. Ta thuyết pháp để hư vô các pháp ác, bất thiện. Này Sīha, đây  pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta,  thể nói: “Sa-môn Gotama  người chủ trương  vô, thuyết pháp về hư vô và huấn luyện các đệ tử như vậy.”

 này Sīha, thế nào  pháp môn, do pháp môn ấy, nếu  ai nói một cách chơn chánh về Ta,  thể nói: “Sa-môn Gotama  người khổ hạnh, thuyết pháp về khổ hạnh và huấn luyện các đệ tử như vậy”?

Này Sīha, Ta tuyên bố cần phải khổ hạnh các pháp ác, bất thiện, kể cả thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Này Sīha, với ai  các pháp ác, bất thiện, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác được tu khổ hạnh, được đoạn tận, được chặt đứt từ gốc rễ, được làm cho như thân cây Sāla, được làm cho không thể tái sanh, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai, Ta tuyên bố rằng người ấy là người khổ hạnh. Này Sīha, đối với Như Lai, các pháp ác, bất thiện cần phải khổ hạnh này, đã được đoạn tận, chặt đứt từ gốc rễ, đã được làm như thân cây Sāla, đã được làm không thể tái sanh, đã được làm không thể sanh khởi trong tương lai. Này Sīha, đây  pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người khổ hạnh, thuyết pháp về khổ hạnh và huấn luyện các đệ tử như vậy.”

 này Sīha, thế nào  pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta,  thể nói: “Sa-môn Gotama  người chủ trương không nhập thai, thuyết pháp về không nhập thai và huấn luyện các đệ tử như vậy”?

Này Sīha, với ai đã đoạn tận sự nhập thai trong tương lai, sự tái sanh, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây Sāla, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Ta tuyên bố người ấy  người chủ trương không nhập thai. Này Sīha, Như Lai đã đoạn tận sự nhập thai trong tương lai, sự tái sanh, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây Sāla, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Này Sīha, đây là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta,  thể nói: “Sa-môn Gotama là người chủ trương không nhập thai, thuyết pháp về không nhập thai và huấn luyện các đệ tử như vậy.”

 này Sīha, thế nào  pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người an ủi, thuyết pháp về an ủi và huấn luyện các đệ tử như vậy”?

Này Sīha, Ta là người an ủi với tối thượng an ủi, Ta thuyết pháp về an ủi, Ta huấn luyện các đệ tử như vậy. Này Sīha, đây  pháp môn, với pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người an ủi, thuyết pháp về an ủi và huấn luyện các đệ tử như vậy.”

Khi được nói như vậy, Tướng quân Sīha bạch Thế Tôn:

  • Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những  bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những  bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử  sĩ, từ nay cho đến mệnh chung, con trọn đời quy ngưỡng.

  • Này Sīha, hãy chín chắn suy tư, hãy chín chắn suy   tốt đẹp với những người trứ danh như ông.

  • Bạch Thế Tôn, con càng bội phần hoan hỷ, bội phần thỏa mãn với những lời Thế Tôn nói với con: “Này Sīha, hãy chín chắn suy tư, hãy chín chắn suy tư  tốt đẹp với những người trứ danh như ông.” Bạch Thế Tôn, nếu các ngoại đạo được con làm đệ tử, họ sẽ giương cờ lên và tuyên bố: “Tướng quân Sīha đã trở thành đệ tử của chúng tôi.” Nhưng Thế Tôn lại nói với con: “Này Sīha, hãy chín chắn suy tư, hãy chín chắn suy   tốt đẹp với những người trứ danh như ông.” Bạch Thế Tôn, lần thứ hai con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử  sĩ, từ nay cho đến mệnh chung, con trọn đời quy ngưỡng.

  • Này Sīha, đã từ lâu gia đình ông như là giếng nước mưa nguồn cho các người Nigaṇṭhā. Hãy cúng dường những món ăn cho những ai đến với ông.

  • Bạch Thế Tôn, con lại bội phần hoan hỷ, bội phần thỏa mãn với những lời Thế Tôn nói với con: “Này Sīha, đã từ lâu gia đình ông như  giếng nước mưa nguồn cho các người Nigaṇṭhā. Hãy cúng dường những món ăn cho những ai đến với ông.” Bạch Thế Tôn, con nghe: “Sa-môn Gotama nói như sau: ‘Chỉ bố thí cho Ta, chớ bố thí cho các người khác. Chỉ bố thí cho các đệ tử Ta, chớ bố thí cho đệ tử các người khác. Chỉ bố thí cho Ta mới có phước lớn, bố thí cho những người khác không có phước lớn. Chỉ bố thí cho đệ tử Ta mới có phước lớn, bố thí cho đệ tử những người khác không  phước lớn.’” Nhưng Thế Tôn lại khuyến khích con bố thí cho các người Nigaṇṭhā.

    Bạch Thế Tôn, và chúng con ở đây sẽ biết thời nên làm. Bạch Thế Tôn, lần thứ ba con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mệnh chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Rồi Thế Tôn thuận thứ thuyết pháp12 cho Tướng quân Sīha, tức là thuyết về bố thí, thuyết về giới, thuyết về các cõi trời, trình bày sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của các dục, những lợi ích của xuất ly. Khi Thế Tôn biết Tướng quân Sīha tâm đã sẵn sàng, tâm đã nhu thuận, tâm không triền cái, tâm được phấn khởi, tâm được hoan hỷ, Ngài mới thuyết những pháp được chư Phật tán dương đề cao: “Khổ, tập, diệt, đạo.” Cũng như một tấm vải thuần bạch, các chấm đen được gột rửa, rất dễ thấm màu nhuộm; cũng vậy, chính tại chỗ ngồi ấy, Pháp nhãn xa trần ly cấu khởi lên với Tướng quân Sīha: “Phàm pháp  được khởi lên, tất cả pháp ấy đều bị tiêu diệt.”

Rồi Tướng quân Sīha thấy pháp, chứng pháp, biết pháp, thể nhập pháp, nghi ngờ vượt qua; do sự trừ diệt, đạt được  sở úy, không y cứ người khác đối với các pháp của bậc Đạo sư. Tướng quân Sīha bạch Thế Tôn:

 Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy nhận lời mời của con, ngày mai tới dùng cơm với chúng Tỷ-kheo.

Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Tướng quân Sīha biết được Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi đi ra. Rồi Tướng quân cho gọi một người: “Này người kia, hãy tìm cho thịt tươi.”

Rồi Tướng quân Sīha, sau đêm ấy tại trú xứ của mình, cho soạn các món ăn thượng vị, loại cứng  mềm, rồi cho người tới báo tin với Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời. Tại trú xứ của Tướng quân Sīha, món ăn đã sẵn sàng.”

Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đến trú xứ của Tướng quân Sīha; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn với chúng Tỷ-kheo. Lúc bấy giờ, nhiều người Nigaṇṭhā ở Vesāli, từ đường lớn này đến đường lớn khác, từ đường hẻm này đến đường hẻm khác, múa tay la lớn: “Hôm nay, Tướng quân Sīha đã giết một con thú lớn,  một bữa cơm được soạn cho Sa-môn Gotama, và Sa-môn tuy biết vậy, vẫn ăn món thịt được sửa soạn, do duyên  mình được sửa soạn ra.”

Rồi một người đi đến Tướng quân Sīha; sau khi đến, nói nhỏ vào tai Tướng quân Sīha:

  • Thưa Tôn giả, Tôn giả  biết chăng? Nhiều Nigaṇṭhā  Vesāli, từ đường lớn này đến đường lớn khác, từ đường hẻm này đến đường hẻm khác, múa tay la lớn: “Hôm nay, Tướng quân Sīha đã giết một con thú lớn,  một bữa cơm đã được soạn cho Sa-môn Gotama, và Sa-môn Gotama tuy biết vậy, vẫn ăn món thịt được sửa soạn, do duyên vì mình được sửa soạn ra.”

  • Thôi vừa rồi, này bạn. Đã lâu rồi, các Tôn giả ấy muốn chỉ trích Phật, muốn chỉ trích Pháp, muốn chỉ trích các chúng Tăng. Nhưng các Tôn giả ấy không làm hại gì được Thế Tôn với những lời xuyên tạc không có thật, trống rỗng, láo khoét.  chúng ta không  sinh mạng lại cố ý sát hại sinh mạng của loài hữu tình.

Rồi Tướng quân Sīha tự tay mình hầu hạ và làm cho thỏa mãn chúng Tỷ- kheo với đức Phật  người dẫn đầu với các món ăn thượng vị, loại cứng  loại mềm. Rồi Tướng quân Sīha, sau khi biết Thế Tôn ăn đã xong, bàn tay đã rời khỏi bát, liền ngồi xuống một bên,  Thế Tôn với bài pháp thoại thuyết giảng cho Tướng quân Sīha, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra đi.

11 Tham chiếu:  tử kinh 師子經 (T.01. 0026.18. 0440c22).

12 Xem D. I. 110; II. 41; M. II. 145; Vin. I. 15; II. 156.

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.