Viện Nghiên Cứu Phật Học

Phật giáo nguyên thủy/ Kinh tạng Pali/ Kinh Tăng Chi Bộ/Chương VIII Tám Pháp (Aṭṭhakanipāta)/I. Phẩm Từ Tâm (Mettāvagga)

X. KINH CÁC ĐỒ RÁC (Kāraṇḍavasutta)7 (A. IV. 168)

10. Một thời, Thế Tôn trú ở Campā, trên bờ hồ Gaggarā. Lúc bấy giờ, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo phạm tội. Vị ấy bị các Tỷ-kheo buộc tội, tránh  vấn đề với một vấn đề khác, hướng câu chuyện ra ngoài,  hiện tướng phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Rồi Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, hãy tẩn xuất người này ra! Này các Tỷ-kheo, hãy tẩn xuất người này ra! Này các Tỷ-kheo, người này đáng bị khai trừ.

Sao để con cháu người khác làm phiền nhiễu các ông? Ở đây, này các Tỷ- kheo, khi nào một người đi ra, đi vào, nhìn lên, nhìn xung quanh, co tay, duỗi tay, mang y Saṅghāṭi, bát và y như vậy, như các Tỷ-kheo hiền thiện khác, cho đến khi các Tỷ-kheo không thấy người ấy phạm tội. Nhưng khi các Tỷ-kheo thấy người ấy phạm tội, họ biết được: “Người này là Sa-môn ô uế, là Sa-môn rơm rạ,  Sa-môn rác rưởi.” Sau khi biết người ấy  như vậy, họ tẩn xuất người ấy ra ngoài.  cớ sao? “Chớ để người ấy làm ô uế các Tỷ-kheo hiền thiện khác.”

Ví như, này các Tỷ-kheo, khi một ruộng lúa mì đã đầy đủ cây lúa mì ô nhiễm, cây lúa mì rơm rạ, cây lúa mì rác rưởi được mọc lên với rễ như vậy, giống như các cây lúa mì hiền thiện khác. Với cành lá như vậy, giống như các cây lúa mì hiền thiện khác; với lá là như vậy, giống như các cây lúa mì hiền thiện khác, cho đến khi nào đầu ngọn lúa chưa mọc ra. Khi đầu ngọn lúa mì mọc ra, họ biết: “Đây là cây lúa mì hoang, đây là cây lúa mì rơm rạ, cây lúa mì rác rưởi.” Sau khi biết như vậy, họ nhổ cây lúa  ấy lên, nhổ luôn cả rễ, và quăng cây lúa mì ấy ra khỏi ruộng lúa. Vì cớ sao? Họ nói: “Đừng để cho cây lúa mì này làm uế nhiễm các cây lúa mì hiền thiện khác.”

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo,  đây, khi nào một người đi ra, đi vào, nhìn lên, nhìn xung quanh, co tay, duỗi tay, mang y Saṅghāṭi, bát  y như vậy, như các Tỷ-kheo hiền thiện khác, cho đến khi các Tỷ-kheo không thấy người ấy phạm tội. Khi nào các Tỷ-kheo thấy người ấy phạm tội, họ biết được: “Người này là Sa-môn ô uế, là Sa-môn rơm rạ, là Sa-môn rác rưởi.” Sau khi biết người ấy là như vậy, họ tẩn xuất người ấy ra ngoài.  cớ sao? “Chớ để cho người ấy làm ô uế các Tỷ-kheo hiền thiện khác.”

Ví như, này các Tỷ-kheo, khi một đống lúa lớn đang được sàng quạt, tại đấy, các hạt lúa nào chắc cứng, có hạt, chúng được chất thành đống một bên; còn những hạt lúa nào yếu kém, chỉ  rơm, thời được gió thổi tạt qua một bên, và người chủ với cây chổi quét chúng còn xa hơn nữa.  cớ sao? “Chớ để cho lúa ấy làm uế nhiễm các hạt lúa hiền thiện khác.”

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, khi nào một người đi ra, đi vào, nhìn lên, nhìn xung quanh, co tay, duỗi tay, mang y Saṅghāṭi, bát  y như vậy, như các Tỷ-kheo hiền thiện khác, cho đến khi nào các Tỷ-kheo không thấy người ấy phạm tội. Khi nào các Tỷ-kheo thấy người ấy phạm tội, họ biết được: “Người này  Sa-môn ô uế,  Sa-môn rơm rạ,  Sa-môn rác rưởi.” Sau khi biết người ấy  như vậy, họ tẩn xuất người ấy ra ngoài.  cớ sao? “Chớ để cho người ấy làm uế nhiễm các Tỷ-kheo hiền thiện khác.”

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người cần một số ống nước, lấy một cây búa sắc bén đi vào rừng,  với cán cây búa,  vào cây này hay cây khác. đây, những cây nào chắc cứng,  lõi, khi được cán búa  vào, tiếng vang dội được tròn cứng. Còn những cây nào ở giữa bị mục nát, không có lõi, nhơ bẩn (avassutāni), khi được cán búa gõ vào, tiếng vang lép xẹp. Người ấy chặt cây ấy, chặt gốc; sau khi chặt gốc, người ấy chặt ngọn; sau khi chặt ngọn, người ấy rửa phía trong của cây cho thật sạch; khi rửa phía trong cho thật sạch rồi, người ấy nối liền các ống ấy lại.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo,  đây, khi nào một người đi ra, đi vào, nhìn lên, nhìn xung quanh, co tay, duỗi tay, mang y Saṅghāṭi, bát  y như vậy, như các Tỷ-kheo hiền thiện khác, cho đến khi các Tỷ-kheo không thấy người ấy phạm tội. Khi nào các Tỷ-kheo thấy người ấy phạm tội, họ biết được: “Người này là Sa-môn ô uế, là Sa-môn rơm rạ, là Sa-môn rác rưởi.” Sau khi biết người ấy là như vậy, họ tẩn xuất người ấy ra ngoài. Vì sao? “Chớ để cho người ấy làm uế nhiễm các Tỷ-kheo hiền thiện khác.”

Ông có thể biết được, Người này ông chung sống, 

Ái dục và phẫn nộ,

Gièm pha  ngoan cố, 

Não hại và tật đố,

Xan tham và man trá, Nói nhu hòa giữa người, 

Nói như lời Sa-môn, 

Che giấu làm việc ác,

Ác kiến, thiếu kính trọng, 

Quanh co và nói láo,

Biết vậy, người làm gì? 

Tất cả phải đồng tình, Cùng tránh  người ấy, 

Hãy tẩn xuất rơm rác, 

Hãy tống cổ uế trược, 

Từ nay hãy tẩn xuất, 

Kẻ nói nhiều vô ích, 

Không phải là Sa-môn,

Nhưng hiện tướng Sa-môn. 

Tẩn xuất kẻ ác dục,

Ác hạnh, ác uy nghi,

Sống với người thanh tịnh, Sống trong sạch chánh niệm, 

Hòa hợp, biết khôn khéo, 

Hãy chấm dứt khổ đau.

Tham khảo

7 Tham chiếu: Chiêm-bà kinh 瞻波經 (T.01. 0026.122. 0610c22); Chiêm-bà Tỷ-kheo kinh 瞻婆比丘經 (T.01. 0064. 0862b05).

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.