Viện Nghiên Cứu Phật Học

Phật giáo nguyên thủy/ Kinh tạng Pali/ Kinh Tăng Chi Bộ/Chương VIII Tám Pháp (Aṭṭhakanipāta)/I. Phẩm Từ Tâm (Mettāvagga)

VI. KINH PHÁP THẾ GIAN THỨ HAI (Dutiyalokadhammasutta) (A. IV. 157)

      6. Tám pháp thế gian, này các Tỷ-kheo, tùy chuyển thế giới. Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này. Thế nào là tám? Lợi dưỡng và không lợi dưỡng, danh vọng  không danh vọng, chỉ trích  tán thán, an lạc  đau khổ.

Tám pháp thế gian này, này các Tỷ-kheo, tùy chuyển thế giới. Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này.

Với kẻ phàm phu không nghe pháp, này các Tỷ-kheo, sanh ra lợi dưỡng, không lợi dưỡng, danh vọng, không danh vọng, chỉ trích, tán thán, an lạc, đau khổ. Với vị Thánh đệ tử nghe pháp, này các Tỷ-kheo, cũng sanh ra lợi dưỡng, không lợi dưỡng, danh vọng, không danh vọng, chỉ trích, tán thán, an lạc, đau khổ.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có đặc thù gì, thù thắng gì, có sai khác gì giữa vị Thánh có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp?

    - Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm chỉ đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn giảng cho ý nghĩa của lời nói này! Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

   - Vậy này các Tỷ-kheo, hãy lắng nghe  suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.

   - Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

    - Với kẻ phàm phu không nghe pháp, này các Tỷ-kheo, khởi lên lợi dưỡng. Người ấy không có suy tư: “Lợi dưỡng này khởi lên nơi ta, lợi dưỡng ấy vô thường, khổ, biến hoại.” Người ấy không như thật rõ biết... khởi lên không lợi dưỡng... khởi lên danh vọng... khởi lên không danh vọng... khởi lên chỉ trích... khởi lên tán thán... khởi lên an lạc... khởi lên đau khổ. Người ấy không có suy tư: “Khổ này khởi lên nơi ta, khổ ấy là vô thường, khổ, biến hoại.” Người ấy không như thật rõ biết rằng, lợi dưỡng này xâm nhập tâm của người ấy và an trú, không lợi dưỡng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, danh vọng xâm nhập tâm của người ấy  an trú, không danh vọng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, chỉ trích xâm nhập tâm của người ấy  an trú, tán thán xâm nhập tâm của người ấy và an trú, an lạc xâm nhập tâm của người ấy và an trú, đau khổ xâm nhập tâm của người ấy  an trú. Người ấy thuận ứng với lợi dưỡng được khởi lên và nghịch ứng với không lợi dưỡng; thuận ứng với danh vọng được khởi lên  nghịch ứng với không danh vọng; thuận ứng với tán thán được khởi lên và nghịch ứng với chỉ trích; thuận ứng với an lạc được khởi lên và nghịch ứng với đau khổ. Người ấy đầy đủ thuận ứng, nghịch ứng như vậy, không có giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng người ấy không thoát khỏi đau khổ.

Với vị Thánh đệ tử có nghe pháp, này các Tỷ-kheo, khởi lên lợi dưỡng. Vị ấy có suy tư: “Lợi dưỡng này khởi lên nơi ta, lợi dưỡng ấy vô thường, khổ, biến hoại.” Vị ấy như thật rõ biết... khởi lên không lợi dưỡng... khởi lên danh vọng... khởi lên không danh vọng... khởi lên chỉ trích... khởi lên tán thán... khởi lên an lạc... khởi lên đau khổ. Vị ấy suy tư như sau: “Khổ này khởi lên nơi ta, khổ ấy   thường, khổ, biến hoại.” Vị ấy như thật  biết rằng, lợi dưỡng này không xâm nhập tâm của vị ấy  an trú, không lợi dưỡng... danh vọng... không danh vọng... chỉ trích... tán thán... an lạc... đau khổ không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú. Vị ấy không thuận ứng với lợi dưỡng được khởi lên và không nghịch ứng với không lợi dưỡng; không thuận ứng với danh vọng được khởi lên và không nghịch ứng với không danh vọng; không thuận ứng với tán thán được khởi lên và không nghịch ứng với chỉ trích; không thuận ứng với an lạc được khởi lên  không nghịch ứng với đau khổ. Vị ấy, do đoạn tận thuận ứng, nghịch ứng như vậy, nên giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng vị ấy thoát khỏi đau khổ.

Đây là đặc thù, này các Tỷ-kheo, đây là thù thắng, đây là sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp.

Lợi dưỡng, không lợi dưỡng, Danh vọng, không danh vọng, 

Chỉ trích và tán thán,

An lạc và đau khổ,

Những pháp này vô thường, Không thường hằng, biến diệt, 

Biết đúng, giữ chánh niệm, 

Bậc trí quán biến diệt.

Pháp khả ái không động, 

Không khả ái không sân, Các pháp thuận hay nghịch, 

Được tiêu tan không còn.

Sau khi biết con đường, Không trần cấu, không sầu, 

Chơn chánh biết sanh hữu, 

Đi đến bờ bên kia.

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.