Viện Nghiên Cứu Phật Học

Phật giáo nguyên thủy/Kinh tạng Pali/Kinh Tăng Chi Bộ/Chương VI Sáu Pháp (Chakkanipāta)/Năm mươi kinh thứ nhất/IV. Phẩm Chư thiên (Devatāvagga)

 

XI. KINH ĐỐNG GỖ (Dārukkhandhasutta)49 (A. III. 340) 

    41. Như vầy tôi nghe. 

   Một thời, Tôn giả Sāriputta trú ở Rājagaha, tại Gijjhakūṭa (núi Linh Thứu). Rồi Tôn giả Sāriputta, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát cùng với số đông Tỷ kheo, từ Gijjhakūṭa đi xuống. Tôn giả thấy tại một chỗ nọ, một đống gỗ to lớn; thấy vậy, liền nói với các Tỷ-kheo: 

   – Này các Hiền giả, các Hiền giả có thấy đống gỗ to lớn ấy không? 

   – Thưa Hiền giả, có thấy. 

   Nếu muốn, này các Hiền giả, một Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại, có thể quán50 đống gỗ ấy thành địa đại. Vì cớ sao? Vì rằng có địa giới trong đống gỗ lớn ấy, y tựa theo đó, Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại, có thể quán đống gỗ ấy thành địa đại. 

    Nếu muốn, này các Hiền giả, Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại, có thể quán đống gỗ lớn ấy thành nước... thành lửa... thành gió... thành tịnh... thành bất tịnh. Vì cớ sao? Vì rằng có bất tịnh trong đống gỗ lớn ấy, y tựa theo đó, Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại, có thể quán đống gỗ ấy thành bất tịnh.

 

Tham khảo

49 Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.494. 0128c19). 

50 AA. III. 366: Pathavītveva adhimucceyyāti thaddhākāraṃ pathavīdhātūti sallakkheyya (“Có thể quyết định thành địa đại” có nghĩa là có thể quán yếu tố đất với tính chất cứng).

Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.

Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.