Tam tạng Thánh điển PGVN 04 » Tam tạng Thượng Tọa bộ 04 »
Kinh Tăng Chi Bộ
HT. Thích Minh Châu dịch
Phật giáo nguyên thủy/ Kinh tạng Pali/ Kinh Tăng Chi Bộ/ CHƯƠNG IV BỐN PHÁP (CATUKKANIPĀTA)/ II. PHẨM HÀNH (CARAVAGGA)
VI. KINH TẾ NHỊ (Sokhummasutta)27(A. II. 17)
16. Này các Tỷ-kheo, có bốn trí tế nhị này. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu trí tế nhị đối với sắc, không thấy một trí tế nhị đối với sắc nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy không có phát nguyện đạt đến một trí tế nhị đối với sắc nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy.
Vị ấy thành tựu trí tế nhị đối với thọ, không thấy một trí tế nhị đối với thọ nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy không có phát nguyện đạt đến một trí tế nhị đối với thọ nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy.
Vị ấy thành tựu trí tế nhị đối với tưởng...
Vị ấy thành tựu trí tế nhị đối với các hành, không thấy một trí tế nhị đối với hành nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy không có phát nguyện đạt đến một trí tế nhị đối với hành nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy.
Này các Tỷ-kheo, đây là bốn trí tế nhị.
Biết trí tế nhị sắc,
Biết hiện hữu các thọ,
Từ đâu tưởng sanh khởi,
Tại đâu tưởng chấm dứt.
Biết các hành biến khác,
Là không, không là ngã,
Nếu Tỷ-kheo thấy chánh,
Tịch tịnh, ưa tịch tịnh,
Thọ trì thân tối hậu,
Thắng ma và ma quân.
Tham khảo
27AA. III. 21: Sokhummānīti sukhumalakkhaṇapaṭivijjhanakāni ñāṇāni (“Sự vi tế” nghĩa là trí hiểu thấu được đặc tính vi tế).
Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.
Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.