Tam tạng Thánh điển PGVN 04 » Tam tạng Thượng Tọa bộ 04 »
Kinh Tăng Chi Bộ
HT. Thích Minh Châu dịch
Phật giáo nguyên thủy/ Kinh tạng Pali/ Kinh Tăng Chi Bộ/ CHƯƠNG III BA PHÁP (TIKANIPĀTA)/ VIII. PHẨM ĀNANDA (ĀNANDAVAGGA)
VII. KINH HIỆN HỮU THỨ HAI (Dutiyabhavasutta)¹²¹ (A. I. 224)
78. Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:
– Hữu, hữu, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được xem là có hữu?
– Này Ānanda, nếu không có hành động và sự chín muồi của dục giới, thời dục hữu có thể trình bày được không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Như vậy, này Ānanda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hạt giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới thấp kém. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ānanda, hữu có mặt.
Và này Ānanda, nếu không có hành động và sự chín muồi của sắc giới, thời sắc hữu có thể trình bày được không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Như vậy, này Ānanda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hạt giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới bậc trung. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ānanda, hữu có mặt.
Và này Ānanda, nếu không có hành động và sự chín muồi của vô sắc giới, thời vô sắc hữu có thể trình bày được không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Như vậy, này Ānanda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hạt giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới thù thắng. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ānanda, hữu có mặt.
THAM KHẢO:
¹²¹ Bản tiếng Anh của PTS: Intention and Aspiration, nghĩa là Tư và Mong cầu.
Tác quyền © 2024 Hội đồng quản trị VNCPHVN.
Chúng tôi khuyến khích các hình thức truyền bá theo tinh thần phi vụ lợi với điều kiện: không được thay đổi nội dung và phải ghi rõ xuất xứ của trang web này.