Tam tạng thánh điển PGVN 10 » Tạng Tam Tạng Thượng Toạn Bộ 10 »
PHÂN TÍCH GIỚI BỔN
(Suttavibhaṅga)
Tỳ-Khưu INDACANDA
Bạch chư Đại đức, các pháp Sekhiyā[1] này được đưa ra đọc tụng.
8.1.1
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư quấn y [nội][2] để lòng thòng phía trước và phía sau. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: “Tại sao các Sa-môn Thích tử lại quấn y [nội] để lòng thòng phía trước và phía sau giống như những kẻ tại gia hưởng dục vậy?”
Các Tỳ-khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các Tỳ-khưu ít ham muốn, ...(nt)... các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: “Vì sao các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư lại quấn y [nội] để lòng thòng phía trước và phía sau?” Sau đó, các vị Tỳ-khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy, sau khi nói pháp thoại đã triệu tập hội chúng Tỳ-khưu lại và đã hỏi các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư rằng:
– Này các Tỳ-khưu, nghe nói các ngươi quấn y [nội] để lòng thòng phía trước và phía sau, có đúng không vậy?
– Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
– ...(nt)... Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại quấn y [nội] để lòng thòng phía trước và phía sau vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(nt)... Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“‘Ta sẽ quấn y [nội] tròn đều’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Nên quấn y [nội] cho tròn đều với việc che kín vòng bụng nơi lỗ rún và vòng đầu gối. Vị nào quấn y [nội] để lòng thòng ở phía trước hoặc phía sau do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ nhất.
--oo0oo--
8.1.2
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư trùm y [vai trái][3] để lòng thòng phía trước và phía sau. ...(nt).
“‘Ta sẽ trùm y [vai trái] tròn đều’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Nên trùm y [vai trái] cho tròn đều sau khi đã làm bằng nhau cả hai mép y. Vị nào trùm y [vai trái] để lòng thòng ở phía trước hoặc phía sau do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ nhì.
--oo0oo--
8.1.3
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư để hở thân rồi đi ở nơi xóm nhà. ...(nt).
“‘Mặc y che kín đáo, ta sẽ đi ở nơi xóm nhà’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Vị mặc che kín đáo [mới] nên đi ở nơi xóm nhà. Vị nào để hở thân rồi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ ba.
--oo0oo--
8.1.4
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư để hở thân rồi ngồi ở nơi xóm nhà. ...(nt).
“‘Mặc y che kín đáo, ta sẽ ngồi ở nơi xóm nhà’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Vị mặc y che kín đáo [mới] nên ngồi ở nơi xóm nhà. Vị nào để hở thân rồi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị đã vào đến nơi trú ngụ, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ tư.
--oo0oo--
8.1.5
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư múa máy tay chân khi đi ở nơi xóm nhà. ...(nt).
“‘Khéo thu thúc, ta sẽ đi ở nơi xóm nhà’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Vị khéo thu thúc [mới] nên đi ở nơi xóm nhà. Vị nào múa máy tay chân khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ năm.
--oo0oo--
8.1.6
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư múa máy tay chân khi ngồi ở nơi xóm nhà. ...(nt).
“‘Khéo thu thúc, ta sẽ ngồi ở nơi xóm nhà’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Vị khéo thu thúc [mới] nên ngồi ở nơi xóm nhà. Vị nào múa máy tay chân khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ sáu.
--oo0oo--
8.1.7
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư nhìn chỗ này, chỗ nọ khi đi ở nơi xóm nhà. ...(nt).
“‘Ta sẽ đi ở nơi xóm nhà với mắt nhìn xuống’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Nên đi ở nơi xóm nhà với mắt nhìn xuống, thấy khoảng cách bằng cái cày.[4] Vị nào nhìn chỗ này, chỗ nọ khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ bảy.
--oo0oo--
8.1.8
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư nhìn chỗ này, chỗ nọ khi ngồi ở nơi xóm nhà. ...(nt).
“‘Ta sẽ ngồi ở nơi xóm nhà với mắt nhìn xuống’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Nên ngồi ở nơi xóm nhà với mắt nhìn xuống, thấy khoảng cách bằng cái cày. Vị nào nhìn chỗ này, chỗ nọ khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ tám.
--oo0oo--
8.1.9
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư đi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên. ...(nt).
“‘Ta sẽ không đi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên đi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên. Vị nào vén y lên một bên hoặc cả hai bên khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ chín.
--oo0oo--
8.1.10
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư ngồi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên. ...(nt).
“‘Ta sẽ không ngồi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên ngồi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên. Vị nào vén y lên một bên hoặc cả hai bên khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị đã vào đến nơi trú ngụ, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ mười.
Phẩm Tròn đều là thứ nhất.
--oo0oo--
8.2.1
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư cười tiếng cười lớn khi đi ở nơi xóm nhà. ...(nt).
“‘Ta sẽ không đi ở nơi xóm nhà với tiếng cười vang’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên đi ở nơi xóm nhà với tiếng cười vang. Vị nào cười tiếng cười lớn khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị chỉ mỉm cười khi có sự việc đáng cười, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ nhất.
--oo0oo--
8.2.2
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư cười tiếng cười lớn khi ngồi ở nơi xóm nhà. ...(nt).
“‘Ta sẽ không ngồi ở nơi xóm nhà với tiếng cười vang’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên ngồi ở nơi xóm nhà với tiếng cười vang. Vị nào cười tiếng cười lớn khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị chỉ mỉm cười khi có sự việc đáng cười, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ nhì.
--oo0oo--
8.2.3
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư gây tiếng động ồn, tiếng động lớn khi đi ở nơi xóm nhà. ...(nt).
“‘Ta sẽ đi ở nơi xóm nhà với giọng nói nhỏ nhẹ”[5] là việc học tập nên được thực hành.”
2. Nên đi ở nơi xóm nhà với giọng nói nhỏ nhẹ. Vị nào gây tiếng động ồn, tiếng động lớn khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ ba.
--oo0oo--
8.2.4
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư gây tiếng động ồn, tiếng động lớn khi ngồi ở nơi xóm nhà. ...(nt).
“‘Ta sẽ ngồi ở nơi xóm nhà với giọng nói nhỏ nhẹ’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Nên ngồi ở nơi xóm nhà với giọng nói nhỏ nhẹ. Vị nào gây tiếng động ồn, tiếng động lớn khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ tư.
--oo0oo--
8.2.5
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư đi ở nơi xóm nhà với sự lắc lư thân trong khi đung đưa thân hình. ...(nt).
“‘Ta sẽ không đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa thân’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên đi ở nơi xóm nhà với sự lắc lư thân. Nên giữ thân ngay thẳng rồi đi. Vị nào đi ở nơi xóm nhà với sự lắc lư thân trong khi đung đưa thân hình do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ năm.
--oo0oo--
8.2.6
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư ngồi ở nơi xóm nhà với sự lắc lư thân trong khi đung đưa thân hình. ...(nt).
“‘Ta sẽ không ngồi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa thân’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên ngồi ở nơi xóm nhà với sự lắc lư thân. Nên giữ thân ngay thẳng rồi ngồi. Vị nào ngồi ở nơi xóm nhà với sự lắc lư thân trong khi đung đưa thân hình do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị đã vào đến nơi trú ngụ, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ sáu.
--oo0oo--
8.2.7
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư đi ở nơi xóm nhà có sự lắc lư cánh tay trong khi đung đưa cánh tay. ...(nt).
“‘Ta sẽ không đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa cánh tay’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên đi ở nơi xóm nhà với sự lắc lư cánh tay. Nên giữ yên cánh tay rồi đi. Vị nào đi ở nơi xóm nhà có sự lắc lư cánh tay trong khi đung đưa cánh tay do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ bảy.
--oo0oo--
8.2.8
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư ngồi ở nơi xóm nhà có sự lắc lư cánh tay trong khi đung đưa cánh tay. ...(nt).
“‘Ta sẽ không ngồi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa cánh tay’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên ngồi ở nơi xóm nhà với sự lắc lư cánh tay. Nên giữ yên cánh tay rồi ngồi. Vị nào ngồi ở nơi xóm nhà có sự lắc lư cánh tay trong khi đung đưa cánh tay do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ tám.
--oo0oo--
8.2.9
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư đi ở nơi xóm nhà với sự lắc lư đầu trong khi đung đưa cái đầu. ...(nt).
“‘Ta sẽ không đi ở nơi xóm nhà với sự lắc lư đầu’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên đi ở nơi xóm nhà với sự lắc lư đầu. Nên giữ đầu ngay thẳng rồi đi. Vị nào đi ở nơi xóm nhà với sự lắc lư đầu trong khi đung đưa cái đầu do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ chín.
--oo0oo--
8.2.10
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư ngồi ở nơi xóm nhà với sự lắc lư đầu trong khi đung đưa cái đầu. ...(nt).
“‘Ta sẽ không ngồi ở nơi xóm nhà với sự lắc lư đầu’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên ngồi ở nơi xóm nhà với sự lắc lư đầu. Nên giữ đầu ngay thẳng rồi ngồi. Vị nào ngồi ở nơi xóm nhà với sự lắc lư đầu trong khi đung đưa cái đầu do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị đã vào đến nơi trú ngụ, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ mười.
Phẩm Cười vang là thứ nhì.
--oo0oo--
8.3.1
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư chống nạnh đi ở nơi xóm nhà. ...(nt).
“‘Ta sẽ không chống nạnh đi ở nơi xóm nhà’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên chống nạnh đi ở nơi xóm nhà. Vị nào chống nạnh một bên hoặc hai bên rồi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ nhất.
--oo0oo--
8.3.2
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư chống nạnh ngồi ở nơi xóm nhà. ...(nt).
“‘Ta sẽ không chống nạnh ngồi ở nơi xóm nhà’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên chống nạnh ngồi ở nơi xóm nhà. Vị nào chống nạnh một bên hoặc hai bên rồi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị đã vào đến nơi trú ngụ, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ nhì.
--oo0oo--
8.3.3
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư trùm y luôn cả đầu rồi đi ở nơi xóm nhà. ...(nt).
“‘Ta sẽ không trùm đầu lại đi ở nơi xóm nhà’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Vị trùm đầu lại không nên đi ở nơi xóm nhà. Vị nào trùm y luôn cả đầu rồi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ ba.
--oo0oo--
8.3.4
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư trùm y luôn cả đầu rồi ngồi ở nơi xóm nhà. ...(nt).
“‘Ta sẽ không trùm đầu lại ngồi ở nơi xóm nhà’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Vị trùm đầu lại không nên ngồi ở nơi xóm nhà. Vị nào trùm y luôn cả đầu rồi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ tư.
--oo0oo--
8.3.5
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư đi ở nơi xóm nhà với sự nhón gót. ...(nt).
“‘Ta sẽ không đi ở nơi xóm nhà với sự nhón gót’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên đi ở nơi xóm nhà với sự nhón gót. Vị nào đi ở nơi xóm nhà với sự nhón gót do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ năm.
--oo0oo--
8.3.6
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư ngồi ở nơi xóm nhà với sự ôm đầu gối. ...(nt).
“‘Ta sẽ không ngồi ở nơi xóm nhà với sự ôm đầu gối’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên ngồi ở nơi xóm nhà với sự ôm đầu gối. Vị nào ngồi ở nơi xóm nhà với sự ôm đầu gối bằng tay, hoặc ôm đầu gối bằng miếng vải do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị đã vào đến nơi trú ngụ, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ sáu.
--oo0oo--
8.3.7
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thọ lãnh đồ khất thực không nghiêm trang, như là có ý muốn đổ bỏ. ...(nt).
“‘Ta sẽ thọ lãnh đồ khất thực một cách nghiêm trang’[6] là việc học tập nên được thực hành.”
2. Nên thọ lãnh đồ khất thực một cách nghiêm trang. Vị nào thọ lãnh đồ khất thực không nghiêm trang, như là có ý muốn đổ bỏ do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ bảy.
--oo0oo--
8.3.8
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư nhìn chỗ này, chỗ nọ khi thọ lãnh đồ khất thực. Ngay cả trong lúc vung vãi, luôn cả trong lúc làm tràn ra ngoài các vị đều không hay biết. ...(nt).
“‘Chú tâm ở bình bát, ta sẽ thọ lãnh đồ khất thực’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Nên thọ lãnh đồ khất thực với sự chú tâm ở bình bát. Vị nào nhìn chỗ này, chỗ nọ khi thọ lãnh đồ khất thực do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ tám.
--oo0oo--
8.3.9
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư, trong khi thọ lãnh đồ khất thực, thọ lãnh quá nhiều súp. ...(nt).
“‘Ta sẽ thọ lãnh đồ khất thực với lượng súp tương xứng’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Súp nghĩa là có hai loại súp: Súp đậu mugga và súp đậu māsa nên được mang đi bằng tay. Nên thọ lãnh đồ khất thực với lượng súp tương xứng. Vị nào thọ lãnh quá nhiều súp do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, khi [súp] có thêm nhiều món khác nhau để tăng hương vị, của các thân quyến, của những người nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, do vật sở hữu của bản thân, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ chín.
--oo0oo--
8.3.10
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thọ lãnh đồ khất thực được làm vun đầy lên. ...(nt).
“‘Ta sẽ thọ lãnh đồ khất thực vừa ngang miệng [bình bát]’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Nên thọ lãnh đồ khất thực vừa ngang miệng [bình bát]. Vị nào thọ lãnh đồ khất thực được làm vun đầy lên do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ mười.
Phẩm Chống nạnh là thứ ba.
--oo0oo--
8.4.1
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thọ dụng đồ khất thực không nghiêm trang, như là không có ý muốn ăn. ...(nt).
“‘Ta sẽ thọ dụng đồ khất thực một cách nghiêm trang’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Nên thọ dụng đồ khất thực một cách nghiêm trang. Vị nào thọ dụng đồ khất thực không nghiêm trang, như là không có ý muốn ăn do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ nhất.
--oo0oo--
8.4.2
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư nhìn chỗ này, chỗ nọ khi thọ dụng đồ khất thực. Ngay cả trong lúc vung vãi lẫn trong lúc làm tràn ra ngoài, các vị đều không hay biết. ...(nt).
“‘Chú tâm ở bình bát, ta sẽ thọ dụng đồ khất thực’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Nên thọ dụng đồ khất thực với sự chú tâm ở bình bát. Vị nào nhìn chỗ này, chỗ nọ khi thọ dụng đồ khất thực do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ nhì.
--oo0oo--
8.4.3
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư lựa chọn chỗ này, chỗ kia rồi thọ dụng đồ khất thực. ...(nt).
“‘Ta sẽ thọ dụng đồ khất thực theo tuần tự’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Nên thọ dụng đồ khất thực theo tuần tự. Vị nào lựa chọn chỗ này, chỗ kia khi thọ dụng đồ khất thực do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị lựa chọn trong lúc bố thí đến những vị khác, vị lựa chọn trong lúc bỏ sang vật đựng khác, [khi lấy ra] các món đặc biệt, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ ba.
--oo0oo--
8.4.4
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư, trong lúc thọ dụng đồ khất thực, thọ dụng quá nhiều súp. ...(nt).
“‘Ta sẽ thọ dụng đồ khất thực với lượng súp tương xứng’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Súp nghĩa là có hai loại súp: Súp đậu mugga và súp đậu māsa nên được mang đi bằng tay. Nên thọ dụng đồ khất thực với lượng súp tương xứng. Vị nào thọ dụng quá nhiều súp do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, khi [súp] có thêm nhiều món khác nhau để tăng hương vị, của các thân quyến, của những người nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, do vật sở hữu của bản thân, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ tư.
--oo0oo--
8.4.5
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư vun lên thành đống rồi thọ dụng đồ khất thực. ...(nt).
“‘Ta sẽ không vun lên thành đống rồi thọ dụng đồ khất thực’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên vun lên thành đống rồi thọ dụng đồ khất thực. Vị nào vun lên thành đống, rồi thọ thực do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, sau khi gom chung phần ít ỏi còn sót lại làm vun lên rồi thọ dụng, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ năm.
--oo0oo--
8.4.6
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư dùng cơm che lấp súp và thức ăn với ý muốn được nhiều hơn. ...(nt).
“‘Ta sẽ không dùng cơm che lấp súp hoặc thức ăn với ý muốn được nhiều hơn’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên dùng cơm che lấp súp hoặc thức ăn với ý muốn được nhiều hơn. Vị nào dùng cơm che lấp súp hoặc thức ăn với ý muốn được nhiều hơn do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, các thí chủ phủ kín lại rồi bố thí, không có ý muốn được nhiều hơn, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ sáu.
--oo0oo--
8.4.7
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư yêu cầu súp và cơm vì nhu cầu của bản thân rồi thọ thực. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: “Tại sao các Sa-môn Thích tử lại yêu cầu súp và cơm vì nhu cầu của bản thân rồi thọ thực? Khi được đầy đủ ai mà không vừa ý? Đồ ngon ngọt ai lại không thích thú?”
2. Các Tỳ-khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các Tỳ-khưu ít ham muốn, ...(nt)... các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: “Vì sao các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư lại yêu cầu súp và cơm vì nhu cầu của bản thân rồi thọ thực?” ...(nt).
– Này các Tỳ-khưu, nghe nói các ngươi yêu cầu súp và cơm vì nhu cầu của bản thân rồi thọ thực, có đúng không vậy?
– Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
– ...(nt)... Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại yêu cầu súp và cơm vì nhu cầu của bản thân rồi thọ thực vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(nt)... Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“‘Ta sẽ không yêu cầu súp và cơm vì nhu cầu của bản thân rồi thọ thực’ là việc học tập nên được thực hành.”
Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các Tỳ-khưu như thế.
3. Vào lúc bấy giờ, có các Tỳ-khưu bị bệnh. Các Tỳ-khưu thăm hỏi bệnh tình đã nói với các vị bị bệnh điều này:
– Này các Đại đức, sức khỏe có khá không? Mọi việc có được thuận tiện không?
– Này các Đại đức, trước đây, chúng tôi yêu cầu súp và cơm vì nhu cầu của bản thân rồi thọ thực, nhờ thế chúng tôi được thoải mái. Giờ đây, [nghĩ rằng]: “Đức Thế Tôn đã cấm đoán”, trong lúc ngần ngại nên không yêu cầu, vì thế chúng tôi không được thoải mái.
Các vị Tỳ-khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã nói pháp thoại rồi bảo các Tỳ-khưu rằng:
– Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép vị Tỳ-khưu bị bệnh được yêu cầu súp và cơm vì nhu cầu của bản thân rồi thọ thực. Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“‘Khi không bị bệnh, ta sẽ không yêu cầu súp và cơm vì nhu cầu của bản thân rồi thọ thực’ là việc học tập nên được thực hành.”
4. Vị không bị bệnh không nên yêu cầu súp và cơm vì nhu cầu của bản thân rồi thọ thực. Vị nào không bị bệnh mà yêu cầu súp và cơm vì nhu cầu của bản thân rồi thọ thực do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
5. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, của các thân quyến, của những người nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, do vật sở hữu của bản thân, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ bảy.
--oo0oo--
8.4.8
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư nhìn vào bình bát của các vị khác với ý định tìm lỗi. ...(nt).
“‘Ta sẽ không nhìn vào bình bát của các vị khác với ý định tìm lỗi’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên nhìn vào bình bát của các vị khác với ý định tìm lỗi. Vị nào nhìn vào bình bát của các vị khác với ý định tìm lỗi do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, [nghĩ rằng]: “Ta sẽ cho” hoặc “Ta sẽ bảo [người khác] cho” rồi nhìn, vị không có ý định tìm lỗi, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ tám.
--oo0oo—
8.4.9
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư làm vắt cơm lớn. ...(nt).
“‘Ta sẽ không làm vắt cơm quá lớn’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên làm vắt cơm quá lớn. Vị nào làm vắt cơm quá lớn do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, các vật thực cứng, các thứ trái cây, các món ăn đặc biệt, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ chín.
--oo0oo--
8.4.10
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư làm những nắm cơm dài rồi thọ thực. ...(nt).
“‘Ta sẽ làm nắm cơm tròn đều’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Nên làm nắm cơm tròn đều. Vị nào làm nắm cơm dài do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, các vật thực cứng, các thứ trái cây, các món ăn đặc biệt, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ mười.
Phẩm Nghiêm trang là thứ tư.
--oo0oo--
8.5.1
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư há miệng ra khi vắt cơm chưa được đưa đến. ...(nt).
“‘Ta sẽ không há miệng ra khi vắt cơm chưa được đưa đến’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên há miệng ra khi vắt cơm chưa được đưa đến. Vị nào há miệng ra khi vắt cơm chưa được đưa đến do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ nhất.
--oo0oo--
8.5.2
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư đưa trọn bàn tay vào miệng trong lúc thọ thực. ...(nt).
“‘Ta sẽ không đưa trọn bàn tay vào miệng trong lúc thọ thực’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Trong lúc thọ thực, không nên đưa trọn bàn tay vào miệng. Vị nào đưa trọn bàn tay vào miệng trong lúc thọ thực do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ nhì.
--oo0oo--
8.5.3
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư nói khi miệng có vắt cơm. ...(nt).
“‘Ta sẽ không nói khi miệng có vắt cơm’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên nói khi miệng có vắt cơm. Vị nào nói khi miệng có vắt cơm do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ ba.
--oo0oo--
8.5.4
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thọ thực theo lối đưa thức ăn [vào miệng] một cách liên tục.[7] ...(nt).
“‘Ta sẽ không thọ thực theo lối đưa thức ăn [vào miệng] một cách liên tục’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên thọ thực theo lối đưa thức ăn [vào miệng] một cách liên tục. Vị nào thọ thực theo lối đưa thức ăn [vào miệng] một cách liên tục do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, các vật thực cứng, các thứ trái cây, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ tư.
--oo0oo—
8.5.5
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thọ thực theo lối cắn vắt cơm từng chút một.[8] ...(nt).
“‘Ta sẽ không thọ thực theo lối cắn vắt cơm từng chút một’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên thọ thực theo lối cắn vắt cơm từng chút một. Vị nào thọ thực theo lối cắn vắt cơm từng chút một do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, các vật thực cứng, các thứ trái cây, các món ăn đặc biệt, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ năm.
--oo0oo--
8.5.6
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thọ thực theo lối làm phồng má [do cơm bị độn vào]. ...(nt).
“‘Ta sẽ không thọ thực theo lối làm phồng má’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên thọ thực theo lối làm phồng má. Vị nào làm phồng má một bên hoặc hai bên rồi thọ thực thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, các vật thực cứng, các thứ trái cây, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ sáu.
--oo0oo--
8.5.7
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thọ thực có sự vung rảy bàn tay. ...(nt).
“‘Ta sẽ không thọ thực có sự vung rảy bàn tay’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên thọ thực có sự vung rảy bàn tay. Vị nào thọ thực có sự vung rảy bàn tay do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị vung rảy bàn tay khi rũ bỏ vật dơ, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ bảy.
--oo0oo--
8.5.8
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thọ thực có sự làm rơi đổ cơm. ...(nt).
“‘Ta sẽ không thọ thực có sự làm rơi đổ cơm’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên thọ thực có sự làm rơi đổ cơm. Vị nào thọ thực có sự làm rơi đổ cơm do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị làm cơm bị rơi rớt trong lúc rũ bỏ vật dơ, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ tám.
--oo0oo--
8.5.9
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thọ thực có sự le lưỡi. ...(nt).
“‘Ta sẽ không thọ thực có sự le lưỡi’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên thọ thực có sự le lưỡi. Vị nào thọ thực có sự le lưỡi do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ chín.
--oo0oo--
8.5.10
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thọ thực có làm tiếng chép chép. ...(nt).
“‘Ta sẽ không thọ thực có làm tiếng chép chép’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên thọ thực có làm tiếng chép chép. Vị nào thọ thực có làm tiếng chép chép do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ mười.
Phẩm Vắt cơm là thứ năm.
--oo0oo--
8.6.1
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Kosambī, ở tu viện Ghosita. Vào lúc bấy giờ, món nước sữa được chuẩn bị cho hội chúng bởi người Bà-la-môn nọ. Các vị Tỳ-khưu uống sữa làm tiếng kêu sột sột. Có vị Tỳ-khưu nọ, trước kia là kịch sĩ, đã nói như vầy: “Tôi nghĩ rằng toàn thể hội chúng này bị lạnh.” Các Tỳ-khưu ít ham muốn, ...(nt)... các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: “Vì sao vị Tỳ-khưu lại làm trò đùa giỡn liên quan đến hội chúng?” ...(nt).
– Này Tỳ-khưu, nghe nói ngươi làm trò đùa giỡn liên quan đến hội chúng, có đúng không vậy?
– Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
– …(nt)… Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại làm trò đùa giỡn liên quan đến hội chúng vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(nt)... Sau khi khiển trách, Ngài đã nói pháp thoại rồi bảo các Tỳ-khưu rằng:
– Này các Tỳ-khưu, không nên làm trò đùa giỡn liên quan đến đức Phật, hoặc đến giáo pháp, hoặc đến hội chúng; vị nào làm thì phạm tội Dukkaṭa.
Sau đó, đức Thế Tôn đã khiển trách vị Tỳ-khưu ấy bằng nhiều phương thức về sự khó khăn trong việc cấp dưỡng, ...(nt)... Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“‘Ta sẽ không thọ thực có làm tiếng sột sột’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên thọ thực có làm tiếng sột sột. Vị nào thọ thực có làm tiếng sột sột do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ nhất.
--oo0oo--
8.6.2
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thọ thực có sự liếm tay. ...(nt).
“‘Ta sẽ không thọ thực có sự liếm tay’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên thọ thực có sự liếm tay. Vị nào thọ thực có sự liếm tay do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ nhì.
--oo0oo--
8.6.3
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thọ thực có sự nạo vét bình bát.[9] ...(nt).
“‘Ta sẽ không thọ thực có sự nạo vét bình bát’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên thọ thực có sự nạo vét bình bát. Vị nào thọ thực có sự nạo vét bình bát do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, sau khi gom chung phần ít ỏi còn sót lại vét ra ngoài rồi thọ dụng, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ ba.
--oo0oo--
8.6.4
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thọ thực có sự liếm môi. ...(nt).
“‘Ta sẽ không thọ thực có sự liếm môi’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên thọ thực có sự liếm môi. Vị nào thọ thực có sự liếm môi do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ tư.
--oo0oo--
8.6.5
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại xứ Bhagga, trong thành Susumāragira, ở rừng Bhesakalā, chỗ vườn Nai. Vào lúc bấy giờ, ở tòa lâu đài của Kokanada, các vị Tỳ-khưu thọ lãnh tô nước uống bằng bàn tay có dính thức ăn. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: “Tại sao các Sa-môn Thích tử lại thọ lãnh tô nước uống bằng bàn tay có dính thức ăn giống như những kẻ tại gia hưởng dục vậy?”
2. Các Tỳ-khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các Tỳ-khưu ít ham muốn, ...(nt)... các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: “Vì sao các Tỳ-khưu lại thọ lãnh tô nước uống bằng bàn tay có dính thức ăn?” ...(nt).
– Này các Tỳ-khưu, nghe nói các ngươi thọ lãnh tô nước uống bằng bàn tay có dính thức ăn, có đúng không vậy?
– Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
– ...(nt)... Này các Tỳ-khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy lại thọ lãnh tô nước uống bằng bàn tay có dính thức ăn vậy? Này các Tỳ-khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(nt)... Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“‘Ta sẽ không thọ lãnh tô nước uống bằng bàn tay có dính thức ăn’ là việc học tập nên được thực hành.”
3. Không nên thọ lãnh tô nước uống bằng bàn tay có dính thức ăn. Vị nào thọ lãnh tô nước uống bằng bàn tay có dính thức ăn do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
4. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị thọ lãnh [nghĩ rằng]: “Ta sẽ rửa” hoặc “Ta sẽ bảo [người khác] rửa”, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ năm.
--oo0oo--
8.6.6
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại xứ Bhagga, trong thành Susumāragira, ở rừng Bhesakalā, chỗ vườn Nai. Vào lúc bấy giờ, ở tòa lâu đài của Kokanada, các vị Tỳ-khưu đổ bỏ nước rửa bình bát có lẫn cơm ở nơi xóm nhà. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: “Tại sao các Sa-môn Thích tử lại đổ bỏ nước rửa bình bát có lẫn cơm ở nơi xóm nhà giống như những kẻ tại gia hưởng dục vậy?”
2. Các Tỳ-khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các Tỳ-khưu ít ham muốn, ...(nt)... các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: “Vì sao các Tỳ-khưu lại đổ bỏ nước rửa bình bát có lẫn cơm ở nơi xóm nhà?” ...(nt).
– Này các Tỳ-khưu, nghe nói các ngươi đổ bỏ nước rửa bình bát có lẫn cơm ở nơi xóm nhà, có đúng không vậy?
– Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
– ...(nt)... Này các Tỳ-khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy lại đổ bỏ nước rửa bình bát có lẫn cơm ở nơi xóm nhà vậy? Này các Tỳ-khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(nt)... Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“‘Ta sẽ không đổ bỏ nước rửa bình bát có lẫn cơm ở nơi xóm nhà’ là việc học tập nên được thực hành.”
3. Không nên đổ bỏ nước rửa bình bát có lẫn cơm ở nơi xóm nhà. Vị nào đổ bỏ nước rửa bình bát có lẫn cơm ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
4. Không cố ý; khi thất niệm; vị không biết; vị bị bệnh; sau khi đã vớt ra [các hột cơm], hoặc sau khi làm nhừ nát, hoặc [đổ vào] ở đồ chứa, hoặc đem ra bên ngoài rồi đổ bỏ; trong những lúc có sự cố; vị bị điên; vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ sáu.
--oo0oo--
8.6.7
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thuyết pháp đến người có dù ở bàn tay. Các Tỳ-khưu ít ham muốn, ...(nt)... các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: “Vì sao các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư lại thuyết pháp đến người có dù ở bàn tay?” ...(nt).
– Này các Tỳ-khưu, nghe nói các ngươi thuyết pháp đến người có dù ở bàn tay, có đúng không vậy?
– Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
– ...(nt)... Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại thuyết pháp đến người có dù ở bàn tay vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(nt)... Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“‘Ta sẽ không thuyết pháp đến người có dù ở bàn tay’ là việc học tập nên được thực hành.”
Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các Tỳ-khưu như thế.
2. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu ngần ngại thuyết pháp đến người bị bệnh có dù ở bàn tay rồi không thuyết. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: “Tại sao các Sa-môn Thích tử lại không thuyết pháp đến người bị bệnh có dù ở bàn tay?” Các Tỳ-khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Sau đó, các vị Tỳ-khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã nói pháp thoại rồi bảo các Tỳ-khưu rằng:
– Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép thuyết pháp đến người bị bệnh có dù ở bàn tay. Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Ta sẽ không thuyết pháp đến người không bị bệnh có dù ở bàn tay’ là việc học tập nên được thực hành.”
3. Dù nghĩa là có ba loại dù: Dù trắng, dù bằng sậy, dù bằng lá được buộc theo vòng tròn, được buộc bằng các thanh cây dẹp.
Pháp nghĩa là được giảng bởi đức Phật, được giảng bởi các vị Thinh văn, được giảng bởi các vị ẩn sĩ, được giảng bởi chư thiên có liên quan đến mục đích, có liên quan đến giáo pháp.
Thuyết: Vị thuyết theo câu thì phạm tội Dukkaṭa theo mỗi một câu. Vị thuyết theo từ thì phạm tội Dukkaṭa theo mỗi một từ.
4. Không nên thuyết pháp đến người không bị bệnh có dù ở bàn tay. Vị nào thuyết pháp đến người không bị bệnh có dù ở bàn tay do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
5. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ bảy.
--oo0oo--
8.6.8
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thuyết pháp đến người có gậy ở bàn tay. ...(nt).
“‘Ta sẽ không thuyết pháp đến người không bị bệnh có gậy ở bàn tay’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Gậy nghĩa là gậy dài bốn cánh tay của người đàn ông bậc trung [khoảng 2m], dài hơn không phải là gậy, ngắn hơn không phải là gậy.
Không nên thuyết pháp đến người không bị bệnh có gậy ở bàn tay. Vị nào thuyết pháp đến người không bị bệnh có gậy ở bàn tay do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ tám.
--oo0oo--
8.6.9
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thuyết pháp đến người có dao ở bàn tay. ...(nt).
“‘Ta sẽ không thuyết pháp đến người không bị bệnh có dao ở bàn tay’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Dao nghĩa là vũ khí có lưỡi một bên, có lưỡi hai bên.
Không nên thuyết pháp đến người không bị bệnh có dao ở bàn tay. Vị nào thuyết pháp đến người không bị bệnh có dao ở bàn tay do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ chín.
--oo0oo--
8.6.10
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thuyết pháp đến người có vũ khí ở bàn tay. ...(nt).
“‘Ta sẽ không thuyết pháp đến người không bị bệnh có vũ khí ở bàn tay’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Vũ khí nghĩa là cây cung, cây nỏ.
Không nên thuyết pháp đến người không bị bệnh có vũ khí ở bàn tay. Vị nào thuyết pháp đến người không bị bệnh có vũ khí ở bàn tay do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ mười.
Phẩm Tiếng sột sột là thứ sáu.
--oo0oo--
8.7.1
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thuyết pháp đến người có mang giày. ...(nt).
“‘Ta sẽ không thuyết pháp đến người không bị bệnh có mang giày’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên thuyết pháp đến người không bị bệnh có mang giày. Vị nào thuyết pháp đến người không bị bệnh hoặc đứng ở trên giày, hoặc [mang giày] đã được buộc lại, hoặc đã được cởi ra [ở gót chân] do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ nhất.
--oo0oo--
8.7.2
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thuyết pháp đến người có mang dép. ...(nt).
“‘Ta sẽ không thuyết pháp đến người không bị bệnh có mang dép’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên thuyết pháp đến người không bị bệnh có mang dép. Vị nào thuyết pháp đến người không bị bệnh hoặc đứng ở trên dép, hoặc [mang dép] đã được buộc lại, hoặc đã được cởi ra [ở gót chân] do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ nhì.
--oo0oo--
8.7.3
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thuyết pháp đến người ở trên xe. ...(nt).
“‘Ta sẽ không thuyết pháp đến người không bị bệnh ở trên xe’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Xe nghĩa là xe bò, xe kéo, xe hàng, xe ngựa, kiệu khiêng, ghế khiêng.
Không nên thuyết pháp đến người không bị bệnh ở trên xe. Vị nào thuyết pháp đến người không bị bệnh ở trên xe do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ ba.
--oo0oo--
8.7.4
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thuyết pháp đến người đang nằm. ...(nt).
“‘Ta sẽ không thuyết pháp đến người không bị bệnh đang nằm’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên thuyết pháp đến người không bị bệnh đang nằm. Vị nào thuyết pháp đến người không bị bệnh đang nằm cho dù ở trên nền đất do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ tư.
--oo0oo--
8.7.5
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thuyết pháp đến người ngồi ôm đầu gối. ...(nt).
“‘Ta sẽ không thuyết pháp đến người không bị bệnh ngồi ôm đầu gối’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên thuyết pháp đến người không bị bệnh ngồi ôm đầu gối. Vị nào thuyết pháp đến người không bị bệnh ngồi ôm đầu gối bằng tay, hoặc ôm đầu gối bằng miếng vải do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ năm.
--oo0oo--
8.7.6
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thuyết pháp đến người đội khăn ở đầu. ...(nt).
“‘Ta sẽ không thuyết pháp đến người không bị bệnh đội khăn ở đầu’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Đội khăn ở đầu nghĩa là sau khi không để lộ ra tóc ở bên trong rồi đội khăn lên.
Không nên thuyết pháp đến người không bị bệnh đội khăn ở đầu. Vị nào thuyết pháp đến người không bị bệnh đội khăn ở đầu do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, sau khi bảo mở tóc ở bên trong ra rồi thuyết giảng, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ sáu.
--oo0oo--
8.7.7
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư thuyết pháp đến người có đầu được trùm lại. ...(nt).
“‘Ta sẽ không thuyết pháp đến người không bị bệnh có đầu được trùm lại’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Có đầu được trùm lại nghĩa là đề cập đến đầu đã được [y] trùm lên.
Không nên thuyết pháp đến người không bị bệnh có đầu được trùm lại. Vị nào thuyết pháp đến người không bị bệnh có đầu được trùm lại do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, sau khi bảo tháo vật trùm đầu ra rồi thuyết giảng, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ bảy.
--oo0oo--
8.7.8
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư ngồi ở nền đất rồi thuyết pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi. ...(nt).
“‘Ta sẽ không ngồi ở nền đất rồi thuyết pháp đến người không bị bệnh ngồi trên chỗ ngồi’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên ngồi ở nền đất rồi thuyết pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi. Vị nào ngồi ở nền đất rồi thuyết pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ tám.
--oo0oo--
8.7.9
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi cao. Các Tỳ-khưu ít ham muốn, ...(nt)... các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: “Vì sao các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư lại ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi cao?” ...(nt).
– Này các Tỳ-khưu, nghe nói các ngươi ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi cao, có đúng không vậy?
– Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
– ...(nt)... Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi cao vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(nt).
Sau khi khiển trách, Ngài đã nói pháp thoại rồi bảo các Tỳ-khưu rằng:
2. – Này các Tỳ-khưu, vào thời trước đây, ở thành Bārāṇasī, cô vợ của người hạng cùng đinh nọ đã mang thai. Này các Tỳ-khưu, khi ấy, người vợ hạng cùng đinh ấy đã nói với người chồng hạng cùng đinh ấy điều này: “Này tướng công, thiếp muốn ăn xoài.” “Không có xoài, không phải mùa xoài.” “Nếu thiếp không có, thiếp sẽ chết.”
Vào lúc bấy giờ, đức vua có cây xoài ra trái liên tục. Này các Tỳ-khưu, sau đó, người hạng cùng đinh ấy đã đi đến nơi cây xoài ấy, sau khi đến đã leo lên cây xoài ấy rồi ngồi yên ẩn nấp.
3. Này các Tỳ-khưu, khi ấy đức vua đã đi đến cây xoài ấy cùng với viên quan tế tự Bà-la-môn, sau khi đến đã ngồi trên chỗ ngồi cao, học thuộc lòng bài chú thuật. Này các Tỳ-khưu, khi ấy người hạng cùng đinh đã khởi ý điều này: “Cho đến cả đức vua này mà còn sai trái bởi vì đã ngồi trên chỗ ngồi cao mà học thuộc lòng bài chú thuật. Và người Bà-la-môn này là sai trái bởi vì đã ngồi ở chỗ ngồi thấp mà dạy bài chú thuật đến người ngồi trên chỗ ngồi cao. Và ta là sai trái khi ta vì nguyên nhân đàn bà mà lấy trộm xoài của đức vua. Toàn bộ việc này là luẩn quẩn”, rồi đã rơi xuống ngay tại chỗ ấy [nói rằng]:
“Cả hai không biết mục đích, cả hai không nhìn thấy pháp. Vị dạy bài chú thuật và vị học đều sai trái.”
[Vị Bà-la-môn đáp]: “Ta ăn cơm gạo sālī có trộn lẫn thịt tinh khiết. Do đó, ta không thực hành các pháp. Pháp đã được các bậc Thánh nhân ca ngợi.”
[Người hạng cùng đinh]: “Này Bà-la-môn, xấu hổ thay, sự đạt được tài sản và sự đạt được danh vọng ấy, đó là hành vi với sự bị rơi vào đọa xứ hay là có sở hành xử sai trái.
Này vị Bà-la-môn vĩ đại, hãy thoát ra, dầu cho các chúng sanh khác bị đọa đày. Ngài chớ thực hành việc phi pháp, vì điều ấy ví như đá làm vỡ chum.”
4. Này các Tỳ-khưu, ngay từ thời ấy, [người] ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi dạy bài chú thuật đến người ngồi trên chỗ ngồi cao đã không làm Ta hài lòng, thì hiện nay điều gì khiến cho việc [người] ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi cao sẽ làm Ta hài lòng? Này các Tỳ-khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(nt)... Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“‘Ta sẽ không ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết pháp đến người không bị bệnh ngồi trên chỗ ngồi cao’ là việc học tập nên được thực hành.”
5. Không nên ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết pháp đến người không bị bệnh ngồi trên chỗ ngồi cao. Vị nào ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết pháp đến người không bị bệnh ngồi trên chỗ ngồi cao do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
6. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ chín.
--oo0oo--
8.7.10
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư đứng thuyết pháp đến người ngồi. ...(nt).
“‘Ta sẽ không đứng thuyết pháp đến người không bị bệnh ngồi’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không nên đứng thuyết pháp đến người không bị bệnh ngồi. Vị nào đứng thuyết pháp đến người không bị bệnh ngồi do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ mười.
--oo0oo--
8.7.11
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư trong khi đang đi phía sau, thuyết pháp đến người đang đi phía trước. ...(nt).
“‘Khi đang đi phía sau, ta sẽ không thuyết pháp đến người không bị bệnh đang đi phía trước’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Trong khi đang đi phía sau, không nên thuyết pháp đến người không bị bệnh đang đi phía trước. Vị nào trong khi đang đi phía sau, thuyết pháp đến người không bị bệnh đang đi phía trước do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ mười một.
--oo0oo--
8.7.12
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư, trong khi đang đi bên đường, thuyết pháp đến người đang đi giữa đường. ...(nt).
“‘Khi đang đi bên đường, ta sẽ không thuyết pháp đến người không bị bệnh đang đi giữa đường’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Trong khi đang đi bên đường, không nên thuyết pháp đến người không bị bệnh đang đi giữa đường. Vị nào trong khi đang đi bên đường, thuyết pháp đến người không bị bệnh đang đi giữa đường do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ mười hai.
--oo0oo--
8.7.13
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư đứng đại tiện và tiểu tiện. ...(nt).
“‘Khi không bị bệnh, ta sẽ không đứng đại tiện hoặc tiểu tiện’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Khi không bị bệnh, không nên đứng đại tiện hoặc tiểu tiện. Vị nào không bị bệnh, đứng đại tiện hoặc tiểu tiện do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, ...(nt)... vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ mười ba.
--oo0oo--
8.7.14
1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.
Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ trên cỏ cây xanh. ...(nt).
“‘Khi không bị bệnh, ta sẽ không đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ trên cỏ cây xanh’ là việc học tập nên được thực hành.”
2. Không bị bệnh, không nên đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ trên cỏ cây xanh. Vị nào không bị bệnh đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ trên cỏ cây xanh do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
3. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, vị đã thực hiện ở chỗ không có cỏ cây xanh rồi khỏa cỏ cây xanh ra che lại, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ mười bốn.
--oo0oo--
8.7.15
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ vào trong nước. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: “Tại sao các Sa-môn Thích tử lại đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ vào trong nước giống như những kẻ tại gia hưởng dục vậy?”
2. Các Tỳ-khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các Tỳ-khưu ít ham muốn, ...(nt)... các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: “Vì sao các Tỳ-khưu nhóm Lục Sư lại đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ vào trong nước?” ...(nt).
– Này các Tỳ-khưu, nghe nói các ngươi đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ vào trong nước, có đúng không vậy?
– Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
– ...(nt)... Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ vào trong nước vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(nt)... Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“‘Ta sẽ không đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước’ là việc học tập nên được thực hành.”
Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các Tỳ-khưu như thế.
3. Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu bị bệnh, ngần ngại đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ vào trong nước. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã nói pháp thoại rồi bảo các Tỳ-khưu rằng:
– Này các Tỳ-khưu, Ta cho phép vị Tỳ-khưu bị bệnh được đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ vào trong nước. Và này các Tỳ-khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Khi không bị bệnh, ta sẽ không đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước’ là việc học tập nên được thực hành.”
4. Khi không bị bệnh, không nên đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước. Vị nào không bị bệnh đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng thì phạm tội Dukkaṭa.
5. Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị bị bệnh, sau khi thực hiện trên đất rồi xối nước, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị có tâm bị rối loạn, vị bị thọ khổ hành hạ, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều học thứ mười lăm.
Phẩm Giày dép là thứ bảy.
--oo0oo--
PHẦN TÓM LƯỢC
[Mặc y] tròn đều, được che kín, khéo thu thúc, với mắt nhìn xuống, được vén lên, tiếng cười vang, với giọng nói nhỏ nhẹ và luôn cả ba điều về sự đung đưa.
Sự chống nạnh, trùm đầu, luôn cả sự nhón gót và ôm đầu gối, [thọ lãnh] một cách nghiêm trang, có sự chú tâm ở bình bát, lượng súp tương xứng và vừa ngang miệng [bình bát].
[Thọ dụng] một cách nghiêm trang và có sự chú tâm ở bình bát, theo tuần tự, với lượng súp tương xứng, vun lên thành đống và che lấp, việc yêu cầu, với ý định tìm lỗi.
Không quá lớn, tròn đều, cửa miệng, trọn bàn tay, không nói, việc đưa lên [liên tục], việc cắn [từng chút], việc phồng má, việc vung rảy, việc làm rơi đổ cơm.
Và luôn cả sự le lưỡi, tiếng chép chép, với tiếng sột sột, [liếm] bàn tay, [nạo vét] bình bát và [liếm] môi, [bàn tay] có dính thức ăn và [nước rửa bình bát] có lẫn cơm.
Các đức Như Lai không thuyết giảng Chánh pháp đến người có dù ở bàn tay, y như thế đến người có gậy ở bàn tay và những người có dao và vũ khí ở bàn tay.
Và luôn cả người mang giày, dép, ở trên xe và đang nằm, đến người ngồi ôm đầu gối, đầu đội khăn và được trùm lại.
Nền đất, ở chỗ ngồi thấp, đứng, [đi] phía sau và [đi] bên đường, vị đứng không nên làm, ở cỏ cây xanh và vào trong nước.
--oo0oo--
TÓM LƯỢC CÁC CHƯƠNG ẤY
[Mặc y] tròn đều, cười vang, chống nạnh và nghiêm trang nữa, vắt cơm, luôn cả tiếng sột sột, với giày dép là thứ bảy.
Bảy mươi lăm điều Sekhiyā đã được quy định bởi đức Gotama, vị Trời Tối Cao, bậc Có Danh Vọng, nhằm mục đích học tập cho các đệ tử.
--oo0oo--
Bạch chư Đại đức, các pháp Sekhiyā đã được đọc tụng xong. Trong các điều ấy, tôi hỏi các Đại đức rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Các Đại đức được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.
Các điều Sekhiyā.
--oo0oo--
[1] Sekhiya (vị lai phân từ thụ động, ngữ căn √sikkh): Cần được học tập, nên được rèn luyện.
[2] Động từ nivāseti áp dụng cho antaravāsaka (y nội) nên được dịch là “quấn y (nội).”
[3] Động từ pārupati áp dụng cho uttarāsaṅga (thượng y, y vai trái) nên được dịch là “trùm y (vai trái).”
[4] Nghĩa là nhìn phía trước ở mặt đất khoảng cách 4 hattha, khoảng 2m (VinA. IV. 891).
[5] Appasaddo: Dịch sát nghĩa là “ít tiếng động, tiếng động nhỏ.” Chú giải cho ví dụ về tiếng động nhỏ như sau: “Trong căn nhà dài 6m, có ba vị Trưởng lão ngồi, một vị ngồi đầu này, một vị ngồi giữa, một vị ngồi đàng cuối (như vậy, vị ngồi giữa cách đều hai vị kia một khoảng cách là 3m). Khi vị thứ nhất nói nhỏ nhẹ thì vị ngồi ở giữa nghe và xác định được nội dung, còn vị kia ngồi cách 6m, nghe tiếng nói nhưng không xác định được nội dung. Cho đến như vậy là tiếng động nhỏ. Trái lại, nếu vị Trưởng lão thứ 3 xác định được nội dung thì gọi là tiếng động lớn” (VinA. IV. 891).
[6] Sakkaccanti satiṃ upaṭṭhapetvā: Nghiêm trang là sau khi thiết lập niệm (VinA. IV. 891).
[7] Hợp từ piṇḍukkhepakaṃ được dịch sát nghĩa là “sự thảy lên cục [cơm].” Như vậy, theo sự xác định ở phần không phạm tội thì vật thực cứng và các thứ trái cây được phép thảy vào miệng! Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: Piṇḍukkhepakanti piṇḍaṃ ukkhipitvā ukkhipitvā (VinA. IV. 893), chúng tôi hiểu sự lặp lại của bất biến động từ ukkhipitvā là “đưa lên rồi đưa lên” nên đã ghi lại lời dịch Việt là: “Thọ thực theo lối đưa thức ăn [vào miệng] một cách liên tục.”
[8] Hợp từ kabaḷāvacchedaka được dịch sát nghĩa là “sự cắn vắt cơm làm hai.” Cũng như điều trên, khi xem đến phần không phạm tội với các vật thực cứng, các thứ trái cây, các món ăn đặc biệt, chúng tôi hiểu lời giải thích kabaḷāvacchedakanti kabaḷaṃ avacchinditvā avacchindivā của ngài Buddhaghosa là “cắn đi cắn lại vắt cơm”, “cắn vắt cơm từng chút một”, nói theo cách nôm na là “ăn theo lối nhâm nhi.”
[9] Từ nillehakaṃ nghĩa là “sự liếm, vét.” Trong ba cụm từ hattha-nillehakaṃ, patta-nillehakaṃ, oṭṭha-nillehakaṃ liên quan đến tay, bình bát và môi. Sở dĩ chúng tôi không dịch là “liếm bình bát” vì điều ấy không thể thực hiện được nên ghi là “nạo vét.” Nếu vị Tỳ-khưu thọ thực trong đĩa thì từ “liếm” có thể áp dụng (ND).