Viện Nghiên Cứu Phật Học

Tam tạng thánh điển PGVN 10 » Tạng Tam Tạng Thượng Toạn Bộ 10 »

PHÂN TÍCH GIỚI BỔN 
(Suttavibhaṅga)
Tỳ-Khưu INDACANDA

Mục Lục

4.7.5. ĐIỀU HỌC THỨ NĂM

 

1. Duyên khởi ở thành Sāvatthi.

Vào lúc bấy giờ, các Tỳ-khưu-ni tiếp độ người nữ đã kết hôn lúc chưa đủ mười hai tuổi.[1] Các cô ấy không có khả năng chịu đựng đối với sự lạnh, sự nóng, sự đói, sự khát, các sự xúc chạm bởi ruồi, muỗi, gió, nắng và các loài bò sát, các lối nói lăng mạ công kích, có khuynh hướng không cam chịu các cảm thọ khổ, nhức nhối, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút thích thú, khó chịu, chết người thuộc về cơ thể đã sanh khởi.

2. Các Tỳ-khưu-ni nào ít ham muốn, ...(nt)... các vị Ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: “Vì sao các Tỳ-khưu-ni lại tiếp độ người nữ đã kết hôn lúc chưa đủ mười hai tuổi?” ...(nt).

– Này các Tỳ-khưu, nghe nói các Tỳ-khưu-ni tiếp độ người nữ đã kết hôn lúc chưa đủ mười hai tuổi, có đúng không vậy?

– Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

– ...(nt)... Này các Tỳ-khưu, vì sao các Tỳ-khưu-ni lại tiếp độ người nữ đã kết hôn lúc chưa đủ mười hai tuổi vậy? Này các Tỳ-khưu, bởi vì người nữ đã kết hôn lúc chưa đủ mười hai tuổi, không có khả năng chịu đựng đối với sự lạnh, sự nóng, sự đói, sự khát, các sự xúc chạm bởi ruồi, muỗi, gió, nắng và các loài bò sát, các lối nói lăng mạ công kích, có khuynh hướng không cam chịu các cảm thọ khổ, nhức nhối, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút thích thú, khó chịu, chết người thuộc về cơ thể đã sanh khởi. Này các Tỳ-khưu, người nữ đã kết hôn khi đã đủ mười hai tuổi có khả năng chịu đựng đối với sự lạnh, sự nóng, sự đói, sự khát, các sự xúc chạm bởi ruồi, muỗi, gió, nắng và các loài bò sát, các lối nói lăng mạ công kích, có khuynh hướng cam chịu các cảm thọ khổ, nhức nhối, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút thích thú, khó chịu, chết người thuộc về cơ thể đã sanh khởi. Và này các Tỳ-khưu, các Tỳ-khưu-ni hãy phổ biến điều học này như vầy:

Vị Tỳ-khưu-ni nào tiếp độ người nữ đã kết hôn lúc chưa đủ mười hai tuổi thì phạm tội Pācittiya.”

3. Vị Ni nào: Là bất cứ vị Ni nào ...(nt).

Tỳ-khưu-ni: ...(nt)... vị Ni này là “vị Tỳ-khưu-ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Chưa đủ mười hai tuổi nghĩa là chưa đạt đến mười hai tuổi.

Người nữ đã kết hôn nghĩa là đề cập đến người nữ đã đi đến ở chung với người đàn ông.

Tiếp độ: Cho tu lên bậc trên.

Vị Ni [nghĩ rằng]: “Ta sẽ tiếp độc, rồi tìm kiếm nhóm [Tỳ-khưu-ni], hoặc vị Ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới thì phạm tội Dukkaṭa. Do lời đề nghị thì phạm tội Dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự thì phạm các tội Dukkaṭa. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, Ni sư tế độ phạm tội Pācittiya, nhóm [chứng minh] và vị Ni tuyên ngôn phạm tội Dukkaṭa.

Khi chưa đủ mười hai tuổi, nhận biết là khi chưa đủ mười hai tuổi, vị Ni tiếp độ thì phạm tội Pācittiya. Khi chưa đủ mười hai tuổi, có sự hoài nghi, vị Ni tiếp độ thì phạm tội Dukkaṭa. Khi chưa đủ mười hai tuổi, [lầm] tưởng là đã tròn đủ, vị Ni tiếp độ thì vô tội.

Khi đã tròn đủ mười hai tuổi, [lầm] tưởng là chưa đủ mười hai tuổi thì phạm tội Dukkaṭa. Khi đã tròn đủ mười hai tuổi, có sự hoài nghi thì phạm tội Dukkaṭa. Khi đã tròn đủ mười hai tuổi, nhận biết là đã tròn đủ thì vô tội.

Vị Ni tiếp độ [người nữ đã kết hôn] khi chưa đủ mười hai tuổi [lầm] tưởng là đã tròn đủ, vị Ni tiếp độ [người nữ đã kết hôn] khi đã tròn đủ mười hai tuổi [với sự] nhận biết là đã tròn đủ, vị Ni bị điên, ...(nt)... vị Ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Điều học thứ năm.

--oo0oo—

 

Chú thích

[1] Ūnadvādasavassaṃ gihigataṃ: Cụm từ này được số đông các dịch giả dịch là “người nữ đã kết hôn chưa đủ 12 năm” (ND).