Tam tạng thánh điển PGVN 10 » Tạng Tam Tạng Thượng Toạn Bộ 10 »
PHÂN TÍCH GIỚI BỔN
(Suttavibhaṅga)
Tỳ-Khưu INDACANDA
CHUYỆN DẪN GIẢI KỆ NGÔN TÓM LƯỢC
Người nữ đã ngủ, đã chết, đã đi khỏi, không phải người nữ, người nữ vô căn, sau khi gây gổ, vị đã khuyên giải và việc mai mối cho người vô căn.
1. Vào lúc bấy giờ, có người đàn ông nọ bảo vị Tỳ-khưu nọ rằng: “Thưa ngài, hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Vị ấy đã đi và đã hỏi mọi người rằng:
– Cô gái tên như vầy ở đâu?
– Thưa ngài, cô ta đã ngủ.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Phải chăng ta đã phạm tội Saṅghādisesa?” Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
– Này Tỳ-khưu, không phạm tội Saṅghādisesa mà phạm tội Dukkaṭa. (1)
2. Vào lúc bấy giờ, có người đàn ông nọ bảo vị Tỳ-khưu nọ rằng: “Thưa ngài, hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Vị ấy đã đi và đã hỏi mọi người rằng:
– Cô gái tên như vầy ở đâu?
– Thưa ngài, cô ta đã chết. ...(nt).
– Thưa ngài, cô ta đã đi khỏi. ...(nt).
– Thưa ngài, cô ta không phải là người nữ. ...(nt).
– Thưa ngài, cô ta là người nữ vô căn.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(nt).
– Này Tỳ-khưu, không phạm tội Saṅghādisesa mà phạm tội Dukkaṭa. (2-5)
3. Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ, sau khi gây gổ với chồng đã đi về nhà mẹ. Có vị Tỳ-khưu nọ thường tới lui với các gia đình đã làm công việc hòa giải. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(nt).
– Này Tỳ-khưu, có phải cô ta đã bị chồng bỏ?[1]
– Bạch Thế Tôn, cô ta không bị chồng bỏ.
– Này Tỳ-khưu, trường hợp không bị chồng bỏ thì vô tội. (6)
4. Vào lúc bấy giờ, có vị Tỳ-khưu nọ đã tiến hành việc mai mối cho người vô căn. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Phải chăng ta đã phạm tội Saṅghādisesa?” Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
– Này Tỳ-khưu, không phạm tội Saṅghādisesa mà phạm tội Thullaccaya. (7)
Dứt điều học về việc mai mối.
---oo0oo---
[1] Ngài Buddhaghosa giải thích: Alaṃvacanīyā là pariccattā (bị từ bỏ). Theo như trong một số quốc độ, người đàn bà bị mất đi tính chất làm vợ thì gọi là alaṃvacanīyā. Ý nghĩa của các từ được ghi như sau: alaṃ: vừa đủ, xứng đáng; vacanīyā: nên được nói, cần phải nói; alaṃvacanīyā: được nói đủ rồi, hết nước nói, không còn gì để nói (VinA. III. 561).